You are on page 1of 1

ĐỀ THI THỬ VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN (số 11)

Phần I: (4đ) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Có hạt giống được gieo xuống đất. Hạt thấy quanh mình tối tăm, ẩm ướt. Hạt nghe thấy ai gọi từ
bên trên: “Hoa ơi, mau lớn nhé”. Hạt thầm nghĩ: “Cô bé gọi ai thế nhỉ, ai tên là Hoa?”. Có lúc đất ngập
nước. Nó nghe tiếng nói từ bên trên: “Trời mưa, trời mưa”. Hạt tự hỏi: “Mưa là gì?”. Có những ngày,
hạt thấy nóng bức lắm. Lại có ai đó nói: “Trời nắng quá, nắng quá”. Nó không biết trời màu gì, nắng là
gì. Nó ôm trong lòng những câu hỏi về những âm thanh phát ra bên trên tầng đất kia. Có một thế giới mà
nó chưa biết. Nhưng thế giới đó tồn tại. Nó ăn thật nhiều, uống thật nhiều từ đất với hi vọng sẽ cao lớn
thật nhanh để biết đâu, sẽ ra khỏi lòng đất tối tăm này. Một ngày thức dậy, nó thấy mình vỡ ra, cắm chùm
rễ vào đất và ngày qua ngày, nó biến thành một cái cây non xinh đẹp. Nó thấy trời rồi. Nó đã biết mưa và
nắng. Nó giấu bộ rễ trong đất hút thật nhiều sinh dưỡng để có thể đứng đây thật lâu, ngắm nhìn mọi thứ
và cả cô bé ngày nào cũng đến chơi với nó. Một ngày khác, nó thức dậy và ngạc nhiên thấy những cánh
hoa xòe nở rực rỡ trên người mình như chiếc áo xinh xinh. Cô bé reo lên: “Hoa nở rồi!”. Và nó biết cô
bé đã gọi tên nó là Hoa từ khi nó ở trong đất. Nhưng không có hạt giống nào trong đất lại biết mình sẽ
trở thành một bông hoa cả.
Không có bông hoa nào tự dưng sinh ra đã là một bông hoa cả. Nó bắt đầu từ một hạt mầm trong
đất tối. Và nó cũng không hay biết mình sẽ trở thành bông hoa rực rỡ đâu. Chẳng ai tự dưng sinh ra đã
là người thành công hạnh phúc. Và bản thân họ, lúc trẻ tuổi, chắc cũng chưa bao giờ nghĩ sau này mình
sẽ làm được nhiều điều đến thế. (Trích Tuổi 20 tôi đã sống như một bông hoa dại,
NXB Trẻ, 2017)
1. Hạt giống đã trải qua những điều gì trong quá trình lớn lên? (0,5đ)
2. Từ thông điệp rút ra trong câu chuyện về hạt giống trở thành hoa: Không có bông hoa nào tự
dưng sinh ra đã là một bông hoa cả, tác giả đã có suy nghĩ gì về con người, về tuổi trẻ? (0,5đ)
3. Nêu tác dụng của một biện pháp tu từ có trong đoạn trích. (1đ)
4. Qua đoạn trích trên và hiểu biết thực tế, hãy trình bày suy nghĩ của em về sự trưởng thành trong
một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi (2đ)

Phần II (6đ) Cho đoạn văn sau:


- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống
cuồng.
[...] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung
ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là
đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở:
- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không
nói nổi. Rõ ràng, tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi thấy nhớ một cái gì đấy,
hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó...
Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con
háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh
đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao
trong câu chuyện cổ tích nói về xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của
bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu...
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa....Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa
đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi.
1. Nhân vật xưng tôi trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích nằm trong tác phẩm nào, của ai? (0,5đ)
2. Đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? Cách chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội
dung truyện?(1đ)
3. Chỉ ra các thành phần câu đã học ở lớp 9 trong phần in đậm. (1đ)
4. Cảm nhận về nhân vật tôi qua đoạn trích trên bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong
đoạn có sử dụng phép thế và câu phủ định (chú thích phép thế và câu bị động đã sử dụng) (3,5đ)

You might also like