You are on page 1of 29

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN HCSN

61ACC3AFS: KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

1
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

Khái quát về đơn vị HCSN

Nhiệm vụ của Kế toán HCSN

Tổ chức công tác Kế toán HCSN

Tổ chức bộ máy Kế toán

2
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.1. Khái niệm và phân loại các đơn vị HCSN
 Đơn vị HCSN: cách gọi phổ biến đối với các cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp. Đây là những đơn vị
được Nhà nước thành lập để thực hiện các nhiệm vụ quản lý hành chính, đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển
kinh tế xã hội, v.v... Các đơn vị này được ngân sách cấp kinh phí và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn
trực tiếp.

• Cơ quan quản lý Nhà nước


• Nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu cho ngân sách Nhà nước cấp
Cơ quan hành chính • Cơ cấu tổ chức: theo chiều dọc từ Trung ương tới địa phương; theo chiều
ngang theo ngành hoặc lĩnh vực

• Các đơn vị cung cấp các dịch vụ công phục vụ cho xã hội
• Nguồn kinh phí hoạt động đến từ 1 trong 2 nguồn hoặc cả 2 nguồn: ngân sách
Đơn vị sự nghiệp nhà nước và nguồn thu sự nghiệp
• Phân chia theo lĩnh vực hoạt động: giáo dục, y tế, văn hóa thể thao, kinh tế

3
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.2. Đặc điểm tài chính của đơn vị HCSN
 Hoạt động theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao và được NSNN cấp toàn bộ hoặc một phần dự toán được
duyệt.
 Đơn vị phải lập dự toán thu chi theo quy trình NS theo đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức do NN quy định.

 Đơn vị HCSN trong cùng 1 ngành theo 1 hệ thống chiều dọc được chia thành 3 cấp:

Cấp chính quyền ĐVDT cấp 1 ĐVDT cấp 2 ĐVDT cấp 3

• Thủ tướng CP • Trực tiếp nhận • Nhận dự toán • Trực tiếp sử


hoặc chủ tịch dự toán NS; NS của ĐVDT dụng vốn NS,
UBND tỉnh, phân bổ NS cho cấp 1; phân bổ nhận dự toán từ
thành phố trực đơn vị cấp dưới dự toán cho ĐVDT cấp trên
thuộc Trung • Thực hiện công ĐVDT cấp 2 • Thực hiện công
ương tác kế toán và • Thực hiện công tác kế toán và
quyết toán NS tác kế toán và quyết toán NS
với cấp dưới và quyết toán NS của cấp mình
cơ quan tài của cấp mình và cấp dưới
chính và ĐVDT cấp (nếu có)
dưới
4
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.2. Đặc điểm tài chính của đơn vị HCSN (tiếp tục)
 Quy trình ngân sách:

5
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.3. Cơ chế quản lý tài chính

• NSNN cấp
Phương pháp
• Các loại phí, lệ phí thu được quản lý tài chính
• Các nguồn viện trợ, tài trợ • PP thu đủ, chi đủ: các khoản thu nộp vào NS nhà
• Nguồn khác (nếu có) nước, Nhà nước sẽ cấp lại để sử dụng
• PP thu, chi chênh lệch: các khoản thu được để lại
sử dụng, Nhà nước cấp thêm nếu thiếu
• PP quản lý theo định mức: đơn vị lập dự toán chi
và thực hiện chi theo đúng dự toán
• PP khoán trọn gói: cơ chế khoán biên chế (cơ
Nguồn kinh phí quan HC) và cơ chế tự chủ tài chính (đơn vị SN)

6
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.3. Cơ chế quản lý tài chính (tiếp tục): Cơ chế khoán biên chế (khoán chi hành chính)
 Văn bản liên quan: NĐ 130/2005/NĐ-CP ban hành ngày 17/10/2005; Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTC-BNV
ban hành ngày 17/01/2006
 Đối tượng áp dụng: các cơ quan Nhà nước có tài khoản và con dấu riêng, bao gồm: VP Quốc hội, VP Chủ tịch
nước; Tòa án ND các cấp, Viện KSND các cấp; văn phòng HĐND, văn phòng UBND; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ; Cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện.

7
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.3. Cơ chế quản lý tài chính (tiếp tục): Cơ chế khoán biên chế (khoán chi hành chính)
NGUỒN KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG

Nguồn kinh phí tự chủ Nguồn kinh phí không tự chủ

KP tự chủ = KP NS cấp Cơ quan được chủ động: Dùng để chi hoạt động không thường xuyên:
+ phí, lệ phí được để lại • Bố trí kinh phí theo nội dung, yêu • Sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản, mua sắm
+ các khoản thu hợp cầu CV TSCĐ giá trị lớn;
pháp khác • Quyết định mức chi thông qua việc • Tinh giản biên chế;
xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ • Thực hiện CT mục tiêu Quốc gia;
KP tiết kiệm = KP được • Quyết định sử dụng với toàn bộ đơn • Đào tạo bồi dưỡng CBCC;
giao tự chủ - Số chi vị • Nghiên cứu khoa học
thực tế • KP tiết kiệm: bổ sung thu nhập cho KP không sử dụng hết sẽ nộp lại NSNN
CBCC; chi khen thưởng phúc lợi; trợ
cấp khó khăn; quỹ ổn định thu nhập...
8
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ HCSN
1.3. Cơ chế quản lý tài chính (tiếp tục): Cơ chế tự chủ tài chính (đơn vị sự nghiệp)
 Văn bản liên quan: NĐ 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25/04/2006; Thông tư 71/2006/TT-BTC ban hành ngày
09/08/2006
 Đối tượng áp dụng: dựa theo mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑢 𝑠ự 𝑛𝑔ℎ𝑖ệ𝑝


 𝑀ứ𝑐 𝑡ự đả𝑚 𝑏ả𝑜 𝑐ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝐻Đ 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑦ê𝑛 𝑋 =
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑐ℎ𝑖 ℎ𝑜ạ𝑡 độ𝑛𝑔 𝑡ℎườ𝑛𝑔 𝑥𝑢𝑦ê𝑛

ĐVSN tự đảm bảo chi ĐVSN tự đảm bảo một ĐVSN do NSNN đảm
phí hoạt động thường phần chi phí hoạt động bảo toàn bộ chi phí hoạt
xuyên thường xuyên động thường xuyên
X ≥ 100% 100% > X > 10% X ≤ 10%

Được vay, huy động vốn và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay

9
2. NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN HCSN
Thu nhận, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành từ các nguồn
khác và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, các khoản thu tại đơn vị theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán.

Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; tình hình quản lý sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị; tình hình chấp
hành kỷ luật thu nộp ngân sách, kỷ luật thanh toán và các chế độ khác; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật
về tài chính, kế toán

Kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán kinh phí
của các đơn vị cấp dưới.

Tổng hợp số liệu, lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các loại báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài
chính. Đồng thời phải cung cấp thông tin, số liệu kế toán cho các đối tượng khác theo quy định của pháp luật

Thực hiện phân tích công tác kế toán, đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị, nhằm cải tiến nâng
cao chất lượng công tác kế toán và đề xuất các ý kiến phục vụ cho lãnh đạo, điều hành hoạt động của đơn vị

10
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.1. Nội dung công tác kế toán HCSN
 Kế toán vốn bằng tiền

 Kế toán đầu tư tài chính

 Kế toán vật tư và tài sản

 Kế toán thanh toán

 Kế toán nguồn kinh phí, nguồn vốn, quỹ

 Kế toán các khoản doanh thu và thu nhập khác

 Kế toán các khoản chi phí

 Lập các loại báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán

11
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.1. Tổ chức vận dụng những quy định chung
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
3.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
3.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi sổ
3.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
3.2.6. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản và kiểm tra tài chính kế toán.

12
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.1. Một số quy định chung
➢ Yêu cầu kế toán HCSN
▪ Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
▪ Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán
▪ Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
▪ Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
▪ Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi
thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
▪ Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.

13
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.1. Một số quy định chung
➢ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”
➢ Đơn vị hiện vật và thời gian lao động: sử dụng đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; trường
hợp đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của Việt Nam.
➢ Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán:
 Chữ viết sử dụng là tiếng Việt (trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và BCTC ở Việt
Nam thì phải sử dụng đồng thời cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài).
 Chữ số sử dụng là chữ số Ả Rập: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, triệu tỷ, nghìn tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu
chấm (.); khi ghi sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
➢ Chữ số rút gọn và làm tròn số khi lập BCTC:
 Khi có số liệu trên 9 chữ số thì được lựa chọn đơn vị rút gọn là nghìn đồng, triệu đồng.
 Nguyên tắc làm tròn: chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng năm (5) trở lên thì được tăng thêm một (1) đơn vị,
nếu nhỏ hơn năm (5) thì không tính.

14
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.1. Một số quy định chung
➢ Kỳ kế toán:
 Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
 Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch tính từ ngày
01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ
quan thuế.
 Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với
kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm.

15
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.1. Một số quy định chung
➢ Trách nhiệm của đơn vị trong việc quản lý, sử dụng và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán:
 Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, bảo quản tài liệu kế toán; quy định rõ trách nhiệm và quyền đối với từng bộ phận và
từng người làm kế toán; đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện quản lý, bảo quản tài liệu kế toán.
 Có trách nhiệm cung cấp thông tin tài liệu kế toán cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng thanh tra, kiểm
tra, điều tra, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
 Việc cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tượng quy định nêu trên do người đại diện pháp luật của đơn vị kế toán quyết
định theo quy định của pháp luật.

16
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
➢ Theo TT107/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành, hệ thống chứng từ của kế toán HCSN bao gồm 2 loại:
 Loại 1: các chứng từ bắt buộc bao gồm 4 chứng từ là Phiếu thu; Phiếu chi; Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng và Biên lai thu
tiền. Các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu của chứng từ thuộc loại bắt buộc.
 Loại 2: các chứng từ được tự thiết kế để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (ví dụ: chỉ tiêu LĐ tiền lương, chỉ tiêu vật
tư, chỉ tiêu tiền tệ, chỉ tiêu TSCĐ, chỉ tiêu khác, chứng từ điều chỉnh... Mẫu chứng từ tự thiết kế cần đáp ứng tối thiểu 7 nội
dung quy định của Luật Kế toán bao gồm:
o Tên và số hiệu của chứng từ
o Ngày, tháng, năm lập chứng từ
o Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán
o Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán
o Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
o Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dung để thu, chi tiền
ghi bằng số và bằng chữ
o Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán
17
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
➢ Các hoạt động chính bao gồm:
 Xác định hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại đơn vị;
 Tổ chức hạch toán ban đầu: thiết lập các quy định về lập chứng từ, xử lý, kiểm tra chứng từ, phân loại và tổng hợp chứng từ;
 Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán ở bước tiếp theo trong quy trình kế toán;
 Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán.

18
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
➢ Từ ngày 01/01/2018, tất cả các đơn vị thuộc phạm vi áp dụng kế toán HCSN đều phải thực hiện việc áp dụng
thống nhất hệ thống tài khoản kế toán HCSN được ban hành theo TT107/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài
chính. Hệ thống tài khoản được chia thành 2 nhóm:

Nhóm 1 (TK hạch toán kép) Nhóm 2 (TK hạch toán đơn)
• Gồm 9 loại tài khoản trong bảng • Tài khoản ngoài bảng loại 0
• Các TK này được hạch toán kép (đối ứng giữa các tài • Các TK này được hạch toán đơn.
khoản) • Các TK ngoài bảng liên quan đến ngân sách Nhà nước
• TK trong bảng này được dung để lập BCTC hoặc có nguồn gốc ngân sách Nhà nước (TK 004, 006,
008, 009, 012, 013, 014, 018) phải được phản ánh theo
mục lục ngân sách Nhà nước, theo niên độ và theo các
yêu cầu quản lý khác của ngân sách Nhà nước.

19
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
➢ Danh mục hệ thống tài khoản kế toán gồm:
 Tài khoản cấp 1: gồm 3 chữ số thập phân;
 Tài khoản cấp 2: gồm 4 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện TK cấp 1; chữ số thứ 4 thể hiện TK cấp 2);
 Tài khoản cấp 3: gồm 5 chữ số thập phân (3 chữ số đầu thể hiện TK cấp 1; chữ số thứ 4 thể hiện TK cấp 2; chữ số thứ 5 thể
hiện TK cấp 3);
 Tài khoản ngoài bảng Cân đối: đánh số từ 001 đến 018.

20
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và phương pháp ghi sổ
➢ Hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm: số lượng các loại sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, kết cấu
sổ, mối quan hệ về trình tự và phương pháp ghi chép, kiểm tra, đối chiếu giữa các sổ kế toán cũng như việc tổng
hợp số liệu để lập BCTC.
➢ Tùy theo quy mô, đặc điểm hoạt động của đơn vị và trình độ của đội ngũ cán bộ Kế toán, các đơn vị HCSN có thể
lựa chọn áp dụng một trong các hình thức kế toán:
 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
 Hình thức kế toán Nhật ký chung
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
 Hình thức kế toán trên máy vi tính

21
3. TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN
HCSN

3.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và


phương pháp ghi sổ
 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

22
3. TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN
HCSN

3.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và


phương pháp ghi sổ
 Hình thức kế toán Nhật ký chung

23
3. TỔ CHỨC CÔNG
TÁC KẾ TOÁN
HCSN

3.2.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán và


phương pháp ghi sổ
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

24
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán
Báo cáo tài chính:
• Báo cáo tài chính (Mẫu B01/BCTC)
• Báo cáo KQ hoạt động (Mẫu B02/BCTC)
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (pp trực tiếp) (Mẫu B03a/BCTC)
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (pp gián tiếp) (Mẫu B03b/BCTC)
• Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B04/BCTC)

BÁO CÁO KẾ TOÁN

Báo cáo quyết toán:


• Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động (Mẫu B01/BCQT)
• Báo cáo chi tiết chi từ nguồn NSNN và nguồn phí được khấu trừ,
để lại (F01-01/BCQT)
• Báo cáo chi tiết kinh phí chương trình, dự án (F01-02/BCQT)
• Báo cáo thực hiện xử lý kiến nghị của kiểm toán, thanh tra tài
chính (Mẫu B02/BCQT)
• Thuyết minh báo cáo quyết toán (Mẫu B03/BCQT)
25
3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HCSN
3.2. Nội dung tổ chức công tác nghiệp vụ kế toán HCSN bao gồm:
3.2.6. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản và kiểm tra tài chính kế toán

Kiểm kê tài sản


• Mục đích: đảm bảo khớp số liệu trên sổ kế toán với giá trị thực tế của các loại vật tư, tài sản, tiền quỹ, công nợ của đơn vị.
• Tiến hành định kỳ (cuối niên độ kế toán) và bất thường (xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, bàn giao, xáp nhập, chia tách đơn vị và khi có
các sự cố bất thường khác)

Kiểm tra kế toán


• Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
• Kiểm tra, kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính
• Kiểm tra sự tuân thủ cơ chế tài chính
• Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm tra, tình hình xử lý các vi phạm đã phát hiện trong năm hoặc các lần kiểm tra trước đó

26
4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Đơn vị có thể tổ chức


Xác định số lượng người cần có trong bộ máy bộ máy kế toán theo
các hình thức sau:
• Mô hình tập trung
• Mô hình phân tán
• Kết hợp tập trung và
phân tán
Phân công, phân nhiệm các phần hành kế toán

Xác lập quan hệ giữa các phần hành trong bộ máy KT cũng
như với các bộ phận khác

27
4. TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
4.2. Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán
 Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

 Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán;

 Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán;

 Có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán, thực hiện các công việc được phân công và chịu
trách nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ của mình;
 Khi thay người làm kế toán, người kế toán cũ có trách nhiệm bàn giao công việc và tài liệu kế toán cho người làm
kế toán mới. Người làm kế toán cũ phải chịu trách nhiệm về công việc kế toán trong thời gian mình làm kế toán.

28
KẾT THÚC CHƯƠNG 1

29

You might also like