You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CƠ HỌC KỸ THUẬT VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

BÀI TIỂU LUẬN

Chuyên đề:
CƠ HỌC CỔ ĐIỂN LÀ HỌC THUYẾT VỀ CÁC CHUYỂN ĐỘNG VÀ
TƯƠNG TÁC TRONG TỰ NHIÊN BẰNG CÁC NGÔN NGỮ LỰC VÀ
NĂNG LƯỢNG THEO LÝ THUYẾT CỦA NEWTON

Sinh viên thực hiện: Đặng Minh Lân

Lớp: CN6 – CLC2

Mã sinh viên: 21021332

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thế Hiện

Hà Nội – 2021

1
Lời mở đầu

Cơ học là lĩnh vực nghiên cứu về các vật thể trong chuyển động. Đó là một
hệ thống các định luật Vật lý miêu tả chuyển động của các vật thể dưới tác
dụng của một hệ thống các lực (chuyển động của các vật thể vĩ mô: từ
chuyển động thẳng, chuyển động xiên, chuyển động quay, chuyển động tuần
hoàn [dao động, sóng] cho đến chuyển động của các bộ phận trong các máy
móc; chuyển động của các vật thể như: tàu vũ trụ, các hành tinh, các vì sao
và các thiên hà; chuyển động dòng của các chất khí và chất lỏng).

Các định luật của Newton về chuyển động (gọi tắt là các định luật
Newton) là tập hợp ba định luật cơ học phát biểu bởi nhà bác học người
Anh Isaac Newton, đặt nền tảng cho cơ học cổ điển (còn gọi là cơ học
Newton). Các định luật Newton được công bố lần đầu tiên năm 1687 trong
cuốn Philosophiae Naturalis Principia Mathematica (Các nguyên lý toán
học trong triết học tự nhiên, vật lý từng được xem là môn triết học về tự
nhiên). Ba định luật cơ bản này cùng với một định luật nổi tiếng khác của
Newton, tương tác hấp dẫn#Định luật vạn vật hấp dẫn Newton|định luật vạn
vật hấp dẫn, lần đầu tiên giải thích khá thuyết phục các quan sát của
Johannes Kepler|Kepler về chuyển động của các hành tinh.

2
CÁC ĐỊNH LUẬT NEWTON TRONG CƠ HỌC CỔ ĐIỂN

I. Định luật 1 Newton

Định luật 1 Newton là định luật về tính bảo toàn vận tốc của vật nên còn được gọi là
định luật quán tính.

 Công thức Định luật 1 Newton

 Nội dung của định luật:


+ Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng bởi một tổng hợp lực
bằng không thì một vật đang đứng yên sẽ chỉ mãi đứng yên, và một vật đang trạng thái
chuyển động sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.

+ Lực không phải là nguyên nhân chính gây ra chuyển động của vật, ở đây lực chỉ là
nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái chuyển động của một vật

Trong thực tế trải nghiệm:

Khi đang ngồi trên xe chuyển động thẳng đều. Xe đột ngột hãm phanh : tất cả người ngồi
trên xe bị chúi về phía trước . Điều này là hoàn toàn đúng theo định luật 1 vì vật có xu
hướng giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều  → Tính đà

II. Định luật 2 Newton


Nội dung định luật:
- Véctơ gia tốc của một vật luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vectơ
gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vectơ lực tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng
của vật.
Công thức định luật 2 Newton

3
– Biểu thức:

– Độ lớn của lực: F = m.a

+ Lực tác dụng lên vật khối lượng m gây ra cho nó gia tốc a thì có độ lớn bằng tích m.a

– Điểm đặt của lực: Là vị trí mà lực tác dụng lên vật.

– Phương và Chiều của lực: Là phương và chiều của gia tốc mà lực gây ra cho vật

– Định nghĩa đơn vị của lực: 1N là lực truyền cho vật có khối lượng 1 kg một gia tốc
1m/s^2

Trong thực tế trải nghiệm :

Tưởng tượng hai người, một người mạnh hơn người kia, đẩy một cái bàn, theo những
hướng khác nhau.

Người có sức mạnh nhất đang đẩy về phía đông, và người có sức mạnh ít nhất về phía
bắc.

Nếu chúng ta thêm cả hai lực, chúng ta sẽ thu được một kết quả bằng với chuyển động và
gia tốc của bảng. Do đó, chiếc bàn sẽ di chuyển theo hướng đông bắc, mặc dù với độ
nghiêng lớn hơn về phía đông, do lực mạnh nhất của người mạnh nhất gây ra.

III. Định luật 3 Newton

Nội dung định luật:

Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực cùng độ lớn, nói cách khác, các
lực tương tác giữa hai vật bao giờ cũng là những cặp lực cùng độ lớn, cùng phương,
ngược chiều và khác điểm đặt

4
Định luật 3 Newton chỉ ra rằng lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo từng cặp
động-phản lực.Nói cách khác, lực chỉ xuất hiện khi có sự tương tác qua lại giữa hai hay
nhiều vật với nhau. Cặp lực này, định luật 3 nói rõ hơn là cặp lực trực đối.

Trải nghiệm thực tế

Khi em dùng tay móc kéo một lò xo nhỏ, lực do tay tác dụng lên lò xo làm lò xo dãn dài
ra, đồng thời lò xo cũng tác dụng lại tay một lực nên tay ta cảm thấy bị lò xo kéo lại.
Điều này đúng theo định luật 3 Newton : lực không xuất hiện riêng lẻ mà xuất hiện theo
từng cặp động-phản lực.2 lực này sẽ có độ lớn bằng nhau.

IV. Kết luận

Qua những phân tích và trải nghiệm trên, có thể thấy 3 định luận Newton đóng một vai
trò cực kì quan trọng trong cơ học cổ điển, mang lại nhiều thành tựu, lợi ích thiết thực
cho lĩnh vực nghiên cứu tĩnh học, thiên văn học, vật lý học cổ điển.

5
6

You might also like