You are on page 1of 14

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN GỖ THIÊN THIÊN HẰNG
2.1.Nội dung
Kế toán phải thu khách hàng dùng để phản ánh tình hình thu nợ các khoản nợ phải thu
của Công ty đối với các khách hàng về việc buôn bán đồ dùng trang trí nội thất gia đình,
buôn bán vật liệu gỗ, đồ dùng gỗ, sản phẩm gỗ bán thành phẩm và thành phẩm khác theo
hợp đồng kinh tế, báo giá đã ký kết. Hiện Công ty chỉ bán hàng, sản xuất cho các công ty
trong nước nên không phát sinh ngoại tệ với tài khoản này. Ngoài ra, toàn bộ các khoản
phải thu khách hàng theo dõi trên phần nợ phải thu ngắn hạn cho tất cả các thời hạn thanh
toán.
Bên cạnh đó, khoản phải thu của khách hàng được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng,
từng nội dung phải thu theo hạng mục, và ghi chép theo từng lần thanh toán. Danh mục các
khách hàng được phân loại theo loại dịch vụ mà công ty cung cấp và tên viết tắt tương ứng
của khách hàng đó (Xem Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Minh họa thông tin mã khách hàng
Loại hình
Mã loại kinh doanh Tên khách hàng Mã KH
01 Hàng hóa Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông KH00001
02 Hàng hóa Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thanh KH00002
Quý
03 Hàng hóa Công ty TNHH TM- DV- SX Khang KH00003
Thịnh
04 Hàng hóa Công ty TNHH Lê Diệu KH00004
05 Hàng hóa Công ty TNHH MTV Nội Thất Gỗ Sâm KH00005
Nguyên
06 Hàng hóa Công ty TNHH MTV Toàn Thiên Phát KH00006
Nguồn: Tác giả tổng hợp (2021)
2.2. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ
phải thu của công ty với khách hàng về tiền buôn bán đồ dùng trang trí nội thất gia đình, buôn
bán vật liệu gỗ, đồ dùng gỗ, sản phẩm gỗ bán thành phẩm và thành phẩm khác. Không phản ánh
vào tài khoản này các nghiệp vụ thu tiền ngay.
Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội
dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng
phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với công ty về buôn bán đồ dùng trang trí nội thất
gia đình, buôn bán vật liệu gỗ, đồ dùng gỗ, sản phẩm gỗ bán thành phẩm và thành phẩm khác..
Trong quan hệ buôn bán đồ dùng trang trí nội thất gia đình, buôn bán vật liệu gỗ, đồ dùng gỗ,
sản phẩm gỗ bán thành phẩm và thành phẩm khác theo thỏa thuận giữa công ty với khách hàng,
nếu không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế thì người mua có thể yêu cầu công ty
giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.
2.3. Tài khoản sử dụng
Công ty căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán mà công ty đã ban hành
theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành vào ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính. Trong công
tác kế toán phải thu của khách hàng, công ty sử dụng tài khoản 131- phải thu của khách hàng.
Đồng thời, công ty sử dụng các tài khoản liên quan như:
- Tài khoản 112: tiền gửi ngân hàng
- Tài khoản 3331: thuế giá trị gia tăng đầu ra
- Tài khoản 511: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.4. Chứng từ, sổ sách kế toán
- Liên quan đến công tác kế toán phải thu của khách hàng, công ty sử dụng các chứng từ kế
toán phiếu xuất kho theo Mẫu số: 02 – VT, ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng BTC; Hóa đơn giá trị gia tăng được lập trên phần mềm kế toán Misa, sổ
phụ ngân hàng sacombank. Sau đây là các chứng từ trong giới hạn phạm vi đề tài được cụ thể các
thông tin về mục đích và cách lập chứng từ, như sau:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng: còn được gọi là hóa đơn đỏ, là loại chứng từ do bên bán lập
nhầm ghi nhận thông tin bán hàng hóa theo quy định của luật pháp. Sau khi nhận được đơn đặt
hàng của khách hàng, kế toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng trên phần mềm kế toán MISA
( hóa đơn chưa cấp số) và gửi cho khách hàng. Sau khi khách hàng kiểm tra và đồng ý, bộ phận kế
toán sẽ ký và gửi lại cho khách hàng
+ Phiếu xuất kho: được lập để ghi chép về các thông tin hàng hóa xuất kho, theo dõi chi tiết
số lượng hàng hóa đã xuất. Khi lập phiếu xuất kho cần ghi đầy đủ thông tin: Họ tên người nhận
hàng, tên, đơn vị (bộ phận): số và ngày, tháng, năm lập phiếu; lý do xuất kho và kho xuất vật tư,
công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
+ Sổ phụ ngân hàng Sacombank: để tiện theo dõi các hoạt động ra– vào của đồng tiền trong
tài khoản và có các chứng từ để đối chiếu giữa phát sinh thực tế với các nghiệp vụ hạch toán của
kế toán. Hàng tháng công ty sẽ yêu cầu ngân hàng cấp sổ phụ bằng hình thức tờ rời.
- Về hệ thống sổ kế toán phạm vi nghiên cứu, các biểu mẫu Sổ: Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký
bán hàng, sổ cái theo hướng dẫn của Bộ tài chính trên thông tư 133, sửa đổi phù hợp với đặc điểm
hoạt động nhưng vẫn phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát.
2.5. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty Trách nhiệm hữu hạn Gỗ Thiên Thiên
Hằng
2.5.1. Minh họa tình huống nghiệp vụ kinh tế phát sinh
 Tình huống 1
Ngày 23/12/2021 khi nhận được yêu cầu mua hàng của công ty Thanh Quý, bộ phận kế
toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng trên phần mềm kế toán misa (hóa đơn chưa cấp số) và
gửi cho khách hàng . Ngày 24/12/2021 sau khi khách hàng đồng ý, kế toán ký hóa đơn gửi cho
khách hàng trị giá 1.503.219.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán
(GTGT) TH/20E số 0000096 (Xem hình 2.1). Dựa vào hóa đơn GTGT kế toán nhập liệu, in hóa
đơn đồng thời lập lệnh xuất kho gửi cho kế toán kho. Kế toán kho in phiếu xuất kho (Phụ luc 01)
và tiến hành xuất kho và giao hàng.

Chứng từ: Hóa đơn GTGT TH/20E số 0000096


Hình 2.1. Minh họa hóa đơn GTGT TH/20E số 0000096

Nguồn: Phòng kế toán (2021)


 Tình huống 2
Ngày 28/12/2021 khi nhận được yêu cầu mua hàng của công ty Hoàng Thông, bộ phận kế
toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng trên phần mềm kế toán misa ( hóa đơn chưa cấp số) và
gửi cho khách hàng. Cùng ngày khách hàng đồng ý, kế toán ký hóa đơn gửi cho khách hàng trị
giá 4.940.529.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán (GTGT) TH/20E
số 0000098 (Xem hình 2.2). Dựa vào hóa đơn GTGT kế toán nhập liệu, in hóa đơn đồng thời lập
lệnh xuất kho gửi cho kế toán kho. Kế toán kho in phiếu xuất kho (Phụ luc 0) và tiến hành xuất
kho và giao hàng Kế toán kho in phiếu xuất kho (Phụ luc 02) và tiến hành xuất kho và giao hàng.

Chứng từ: Hóa đơn GTGT TH/20E số 0000098


Hình 2.2. Minh họa hóa đơn GTGT TH/20E số 0000098
Nguồn: Phòng kế toán (2021)
 Tình huống 3
Ngày 29/12/2021 khi nhận được yêu cầu mua hàng của công ty Khang Thịnh, bộ phận kế
toán tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng trên phần mềm kế toán misa ( hóa đơn chưa cấp số) và
gửi cho khách hàng . Cùng ngày sau khi khách hàng đồng ý, kế toán ký hóa đơn gửi cho khách
hàng trị giá 1.503.219.000 đồng, thuế suất thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán (GTGT)
TH/20E số 0000101 (Xem hình 2.3). Dựa vào hóa đơn GTGT kế toán nhập liệu, in hóa đơn đồng
thời lập lệnh xuất kho (Phụ lục 04) gửi cho kế toán kho. Kế toán kho in phiếu xuất kho (Phụ luc
03) và tiến hành xuất kho và giao hàng.

Chứng từ: Hóa đơn GTGT TH/20E số 0000101


Hình 2.3. Minh họa hóa đơn GTGT TH/20E số 0000101
Nguồn: Phòng kế toán (2021)

 Tình huống 4
Cuối tháng ngân hàng gửi sổ phụ đến công ty, ngày 01/12/2022 công ty Đức Phát Đạt
thanh toán tiền hàng của hóa đơn số 0088 trị giá 742.885.440 (Xem Hình 2.4)

Hình 2.4. Minh họa sổ phụ ngân hàng


Nguồn: Phòng kế toán (2021)
 Tình huống 5
Cuối tháng ngân hàng gửi sổ phụ đến công ty, ngày 07/12/2022 công ty Tian Fa thanh toán
tiền hàng của hóa đơn số 83 trị giá 2.000.000.000 (Xem Hình 2.4)
2.5.2. Minh họa trình tự ghi sổ kế toán
Căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung (Xem Hình 2.5)
Hình 2.5. Minh họa sổ Nhật ký chung
Nguồn: Phòng kế toán (2021)
Đồng thời dựa vào hóa đơn xem hình và số liệu trên sổ nhật ký chung xem hình để ghi vào
nhật ký bán hàng (Xem Hình 2.6)

Hình 2.6. Minh họa Sổ nhật ký bán hàng


Nguồn: Phòng kế toán (2021)

Sau đó, căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nghiên cứu này minh họa Sổ cái tài khoản 131 là sự phù hợp mục tiêu đã đặt ra.
Các nghiệp vụ minh họa trong sổ Nhật ký chung trước đó (Xem hình 2.5) và Sổ cái tài khoản 131
sau đây (Xem hình 2.7) được trích yếu từ các nghiệp vụ minh họa ở phần 2.5.1. Trong đó, báo
cáo này vẫn thể hiện giá trị tổng cộng của tài khoản 131 trên Sổ Cái.
Hình 2.7. Minh họa Sổ Cái tài khoản 131
Nguồn: Phòng kế toán (2021)
 Trình tự ghi sổ tăng tài khoản phải thu của khách hàng
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc: “Hóa đơn giá trị gia tăng” (Xem hình 2.1, 2.2,
2.3), kế toán ghi vào Sổ nhật ký chung (Xem hình 2.5), đồng thời ghi vào Sổ nhật ký bán hàng
(Xem hình 2.6).sau đó căn cứ vào sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ cái (Xem hình 2.7) có liên
quan.
 Trình tự ghi sổ giảm tài khoản phải thu của khách hàng
Cuối tháng căn cứ vào sổ phụ của ngân hàng (Xem hình 2.4) đối chiếu với các hóa đơn giá
trị gia tăng trong tháng (Xem hình 2.1, 2.2, 2.3), kế toán ghi vào Sổ nhật ký chung(Xem hình 2.5)
và Sổ cái (Xem hình 2.7) có liên quan.
2.6. Phân tích biến động của khoản mục ….
Phần này sinh viên sẽ trình bày sau, vì khi sinh viên phân tích báo cáo tài chính (bảng cân
đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh) ở phần 2.7 thì đã phân tích hết tất cả các khoản mục
trên báo cáo tài chỉnh. Nhưng khác nhau ở mỗi đề tài, là toàn bộ nội dung phân tích thì sinh viên
đặt sau phụ lục hết, chỉ trích một số tổng như thầy hướng dẫn ở phần 2.7. Chi tiết từng số thì sinh
viên nghiên cứu đề tài nào thì trình bày chi tiết khoản mục đó vào phần 2.6. Sinh viên chọn một
trong các khoản mục dưới đây liên quan đến đề tài và cần trình bày 2 bảng về chiều ngang và
chiều dọc.
Năm (X0) Năm (X1) Chênh lệch giá trị
Mức
Tỷ Tỷ Tỷ lệ Chênh lệch
Khoản mục chên cơ cấu
Giá trị trọn Giá trị trọn chênh
h (đơn vị)
(đơn vị) g (đơn vị) g lệch
lệch
(đơn vị) (đơn vị) (đơn vị)
(đơn vị)
1 2 3 4 5 6 7 8
Nợ phải
thu khách hàng
Nguồn: Tác giả tính toán (2022)
- Kiểm tra tính trung thực, chính xác, đầy đủ và hợp lý các khoản mục.
- Cột 8 tìm hiểu mức tăng, giảm kết cấu, tính hợp lý của sự thay đổi kết cấu khoản mục liên
quan đến đề tài (phù hợp với cơ cấu chung,...)

Phân tích các tỷ số tài chính liên quan đề tài (Tối thiểu phân tích 4 tỷ số có liên quan đến tài
khoản của đề tài.)
2.7. Phân tích báo cáo tài chính (Phân tích báo cáo tài chính của 3 kỳ kế toán)
2.7.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
2.7.1.1. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang
a) Giai đoạn 1
Đầu tiên, tác giả thực hiện phân tích biến động tài sản và nguồn vốn qua giai đoạn 1, trong
đó, năm 2019 là kỳ gốc (X0) và năm 2020 là kỳ phân tích (X1) (Xem phụ lục …) và trích yếu
một số chỉ tiêu như sau:
Bảng 2.1: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm X1/X0

Nguồn: Tác giả tính toán (2022)


Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy được năm 2020 so với năm 2019 tài sản và nguồn
vốn của điều tăng rất mạnh, tổng tài sản của công ty tăng 53.009.399.751, tương ứng tốc
độ tăng 150,53%; Nợ phải trả tăng 42.974.911.704, tương ứng tốc độ tăng 171,37% và
vốn chủ sở hữu tăng 10.124.488.047, tương ứng tốc độ tăng 99,28%
Tổng tài sản tăng chủ yếu do tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng tăng,
bên cạnh đó tài sản dài hạn lại có xu hướng giảm 12,99% so với năm trước do tài sản cố định giảm.
Trong tổng nguồn vốn, đang được tăng lên do tăng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
b) Giai đoạn 2
Sau đó, tác giả tiếp tục thực hiện cho giai đoạn 2, trong đó, năm 2020 là kỳ gốc (X 0) và
năm 2021 là kỳ phân tích (X1) (Xem phụ lục …) và trích yếu một số chỉ tiêu như sau
Bảng 2.2: Phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn năm X1/X0

Nguồn: Tác giả tính toán (2022)


Nhận xét: Qua bảng trên có thể thấy được năm 2021 so với năm 2020 tài sản và nguồn
vốn của điều giảm, tổng tài sản của công ty giảm 36.447.956.571, tương ứng tốc độ tăng
41,24%; Nợ phải trả giảm 36.536.007.131, tương ứng tốc độ tăng 53,69% và vốn chủ sở
hữu tăng không đã kể 88.050.560, tương ứng tốc độ tăng 0,43%
Tổng tài sản giảm chủ yếu do phải thu khách hàng giảm, bên cạnh đó tiền và các khoản tương
đương tiền lại có xu hướng tăng 12,99% so với năm trước do tài sản cố định giảm. Trong tổng
nguồn vốn, đang được tăng lên do tăng vốn chủ sở hữu và nợ phải trả
c) Đánh giá tổng quát qua 2 giai đoạn
Qua hai bảng phân tích tình hình chung biến động tài sản, nguồn vốn cho thấy tài sản và
nguồn vốn trong ba năm tăng không liên tục. Trong giai đoạn 2019- 2020 hầu hết các khoản mục
điều tăng. Tài sản tăng vượt trội do khoản phải thu khách hàng tăng, điều này thể hiện khả năng
Công ty đang bán được nhiều hàng hóa và đang có sức tăng trưởng tốt về doanh thu và có thêm
nhiều khách hàng, tuy nhiên Công ty có thể đang bị chiếm dụng vốn từ các khách hàng, có thể dẫn
đến Công ty sẽ chậm thu hồi được nguồn tiền, cũng như dễ xảy ra các khoản công nợ khó có khả
năng thu hồi. Nguồn vốn cũng tăng gấp đôi thể hiện công có hoạt động kinh doanh hiệu quả, mang
lại lợi nhuận tốt. Đến giai đoạn 2020- 2021 tài sản và nguồn vốn điều giảm sâu, điều này thể hiện
công ty
2.7.1.2. Phân tích biến động về tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc
Với bảng cân đối kế toán, tác giả phân tích các khoản mục bằng tỷ lệ kết cấu so với khoản
mục … được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.
Sinh viên phân tích đầy đủ và đặt ở sau phụ lục. Chỉ trích 1 vài số tổng như trên.
a) Giai đoạn 1
b) Giai đoạn 2
c) Đánh giá tổng quát qua 2 giai đoạn
2.7.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh
2.7.2.1. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang
2.7.2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc

PHỤ LỤC 01
PHỤ LỤC 02

PHỤ LỤC 03

You might also like