You are on page 1of 4

NHỮNG TỪ NGỮ LÀM DẤU HIỆU

1. Dấu hiệu là gì ?
- Để giải thích một cách dễ hiểu, tôi sẽ đưa ra 1 số ví dụ như sau:
 Trời sắp đổ mưa

 Dấu hiệu tức giận

=> Dấu hiệu cầu cứu

Vậy dấu hiệu là gì?

Là sự vật, sự việc nhằm báo hiệu, hoặc ám chỉ rằng sắp đi đến một nội dung khác.

Trong văn bản, tác giả sẽ dùng các từ ngữ làm dấu hiệu.

Tác dụng:

- Giúp độc giả theo dõi định hướng của luận cứ dễ dàng hơn.
- Các từ ngữ dấu hiệu là những từ chuyển ý, giúp độc giả hiểu được nội
dung tiếp theo của văn bản mang tính chất giống, trái ngược, mở đầu hay
kết thúc
- Giúp câu văn mạch lạc, dễ hiểu, các luận cứ trở nên rõ ràng.

Chức năng Từ ngữ được dùng


Giới thiệu chuỗi lập luận
Các cụm từ mở đầu Những từ có nghĩa tương tự từ "đầu
tiên..."
đầu tiên, trước hết, trước nhất, trước
tiên, thứ nhất

Phát triển chuỗi lập luận


Cùng cổ bằng những lý lẽ tương tự Những từ có nghĩa tuơng tự từ "tương
tự...”
tương tự, tương tự như vậy, cùng một
cách đó, cũng như thế…
Cùng cổ bằng những lý lẽ đối lập
Những từ có nghĩa tuơng tự từ "tương
tự..."
thêm vào đó, bên cạnh đó, ngoài ra,
cũng như..., không những....mà còn...

Củng cố sức mạnh cho luận cứ Những từ có nghĩa tương tu từ "hơn


nữa..."
hơn nữa, thật vậy, thực tế, không
những thế, chẳng hạn như..

Những từ có nghĩa tương tự từ “mặt


Giới thiệu các luận cứ đối lập khác..."
mặt khác, một số người cho rằng...,
ngược lại, trong khi đó...
Bác bỏ các luận cứ đối lập
Những từ có nghĩa tương tự từ “tuy
nhiên.."
tuy nhiên, tuy vậy, mặt khác, mặc dù
vậy, dù sao, vậy nhưng ...
Đối chiếu
Những từ có nghĩa tương tự từ “ngược
lại.."
mặc dù, ngược lại, trái lại, mặt khác,
thực tê là, trong khi đó...
Kết luận
Diễn dạt các kết quả và hệ quả Những từ có nghĩa tương tự từ “do đó"
kết quả là, hậu quả là, do đó, vậy thì,
vì vậy, như vậy...

Những từ có nghĩa tương tự từ “tóm lại"


Kết luận do đó, nói tóm lại, cuối cùng, như vậy...

Tôi sẽ đưa ra một số ví dụ để các bạn có thể thấy rõ được tầm quan trọng của
những từ ngữ dấu hiệu này nhé.

(Ví dụ)

Ví dụ 1:
Người điếc có ngôn ngữ riêng của họ dựa trên các ký hiệu, cử chỉ và nét mặt. Tuy
nhiên, vì rất hiếm người bình thường có thể hiểu được những ngôn ngữ này, nên
giao tiếp giữa người bình thường và người điếc thường diễn ra không hiệu quả. Mặc
dù người điếc thường thành lập các nhóm xã hội và văn hoá riêng, họ vẫn bị loại ra
khỏi nền văn hoá chính thống và tài năng của họ không được nền kinh tế sử dụng
hiệu quả. Tương tự, nhiều người bình thường cảm thầy lạc long trong các cuộc đối
thoại giữa những người điếc và cảm thấy hoang mang không biết nên cư xử thế nào
với người điếc cho phải. Do đó, mọi người đều sẽ ủng hộ việc ngôn ngữ cử chỉ được
dạy trong trường học để cả trẻ em bị điếc và trẻ em bình thường có thể giao tiếp
hiệu quả với nhau.

 Dễ thấy, từ “tuy nhiên” giúp hiểu được câu văn mang tính đối lập
 “Tương tự” diễn cả ý kiến cùng ý kiến với câu văn trước
 “Do đó” diễn tả 1 kết luận

Ví dụ 2:

Có vẻ như toàn cầu hóa là một hiện tượng không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có
nhiều tranh cãi về việc liệu nó có phải là một sự phát triển tích cực hay không. Một
mặt, một số người cho rằng việc tiếp xúc ngày càng thường xuyên giữa các quốc
gia sẽ tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và làm giảm nguy cơ chiến tranh. Hơn
nữa, họ thấy rằng việc các nguồn thông tin được phổ biến rông rãi trên các phương
tiện đại chúng mang lại lợi ích cho nền dân chủ và nhân quyền, vì các quốc gia có
thể so sánh các điều kiện trong nước mình với điều kiện của các nước khác. Mặt
khác, nhiều người lại cho rằng toàn cầu hóa là một sự phá hoại. Họ lo ngai toàn
cầu hóa sẽ làm cho những dân tộc nhỏ bé mất đi ngôn ngữ bản xứ của họ, bởi ngôn
ngữ của các nước mạnh hơn được sử dụng rộng rãi trong cá lĩnh vực kinh doanh và
chính trị trên quy mô quốc tế. Không những thế, họ còn khẳng đ\ịnh toàn cầu hóa
đồng nghĩa với việc các nước giàu sẽ mua hết các nguồn tài nguyên và đất đai ở các
nước nghèo, bóp nghẹt các nền kinh tế địa phương và hút cạn tài nguyên ở đó.
Như vậy, mặc dù toàn cầu hóa mang lại một số lợi ích tiềm năng, nhưng vẫn cần
phải có các biện pháp kiểm soát nó để bảo vệ các nước nghèo khỏi bị khai thác quá
mức.

 “Một mặt” giới thiệu luận cứ


 “Mặt khác” giới thiệu luận cứ đối lập
 “Như vậy” để kết luận
 “ Không những thế” củng cố sức mạnh cho luận cứ

You might also like