You are on page 1of 2

Câu 37: Một gen ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

5’…ATG ……. AXT …. AXX …..TAG …. TAA….….3’.


Mạch mã gốc 3’…TAX ……. TGA …..TGG …..ATX …. ATT……..5’.
Thứ tự các nu: 1 24 56 76 151
Biết rằng axit amin Thr được mã hóa bởi 4 triplet là 3’TGA5’; 3’TGG5’; 3’TGT5’;
3’TGX5’; Axit amin IIe được mã hóa bởi 3 triplet 3’TAA5’; 3’TAG5’; 3’TAT5’ và
chuỗi pôlipeptit do gen quy định có 25 axit amin. Có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?
I. Đột biến thay thế cặp T-A ở vị trí thứ 24 bằng cặp G-X sẽ làm cho chuỗi polipeptit do
gen bình thường và do gen đột biến tổng hợp không có gì thay đổi về thành phần và trình
tự các axit amin.
II. Đột biến thay thế cặp X-G ở vị trí 56 bằng cặp T-A thì chuỗi polipeptit do gen bình
thường và do gen đột biến tổng hợp bị thay đổi một axit amin.
III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 76 bằng cặp G-X sẽ làm cho chuỗi polipeptit do
gen sau đột biến tổng hợp dài hơn so với gen bình thường tổng hợp.
IV. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí 151 bằng cặp G-X sẽ làm cho chuỗi polipeptit do
gen sau đột biến tổng hợp dài hơn so với gen bình thường tổng hợp.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3

GIẢI
Đề cho triplet tương đương với bộ ba nằm trên mạch gốc, nên mình xét dựa trên bộ ba
mạch gốc nha
I. Thay T-A thành G-X ở vị trí 24 nghĩa là mạch gốc triplet TGA thành TGX cùng mã
hóa Thr => I đúng
II. Thay X-G thành T-A ở vị trí 56 nghĩa là mạch gốc triplet TGG (mã hóa Thr) thành
TAG (mã hóa Iie), còn lại mọi thứ vẫn bình thường => II đúng
III. Thay A-T thành G-X ở vị trí thứ 76. Tụi mình để ý thấy ở triplet thứ 26 chứa cặp nu
thứ 76 này có codon là UAG là codon stop á, thì giờ thay mất nu U đi chắc chắn biến
codon này mã hóa cho aa nào đó (dịch mã dừng khi gặp codon stop) nên chuỗi polipeptit
dài hơn => III đúng
IV. Thay A-T thành G-X ở vị trí 151. Mình thấy ở codon thứ 26 là codon stop rồi nên
chuỗi polipeptit nó dừng ở đó nên mấy vị trí sau cũng không ảnh hưởng tới độ dài của
chuỗi polipeptid => IV sai.
Câu 40. Hình vẽ dưới đây mô tả 2 quá trình sinh học (X và Y) diễn ra trong một tế bào
M. Các số 1, 2, 3, 4, 5 là kí hiệu cho tên các phân tử trong tế bào M. Có bao nhiêu phát
biểu đúng?
I. Tế bào M là tế bào của một loài động vật
II. Quá trình X chỉ diễn ra trong nhân tế bào
III. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở cả 6 phân tử trên.
IV. Phân tử 4 được cấu tạo từ phân tử 3 và phân tử 6.

A. 1. B. 2. C. 0. D. 3

GIẢI
I.Tế bào M mình không thấy sự xuất hiện của trung thế nên chưa thể kết luận được, có
thể M là tế bào của thực vật => I sai
II. Quá trình X là quá trình nhân đôi DNA nên nó diễn ra trong cả tế bào chất luôn => II
sai
III. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong phân tử DNA là phân tử 1 (gần chữ màng
nhân) => III sai
IV. Phân tử 4 là riboxom được cấu tạo từ protein và rARN mà phân tử 3 là tARN => IV
sai

You might also like