You are on page 1of 3

Chuyên đề 2

- DN là một tổ chức KT có tên riêng, có TS, có trụ sở giao dịch, được thành lặp
hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. -
GTDN là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà DN mang lại cho
nhà đầu tư trong quá trình KD.

II. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI GTDN


1. Các yếu tố thuộc về môi trường KD
a) Môi trường KD tổng quát
- Môi trường kinh tế:
+ DN bao giờ cũng tồn tại trong bối cảnh kinh tế vĩ mô cụ thể. Dù là yếu tố
khách quan nhưng có tác động trực tiếp đến DN
+ Biểu hiện:
Nền KT ổn định, giá trị đồng tiền ổn định, tỷ giá và lãi suất có tác dụng kich
thích đầu tư sẽ là cơ hội cho DN
Nền KT suy thoái mọi sự đánh giá về DN, GTDN sẽ bị đảo lộn
- Môi trường chính trị
+ DN sẽ phát triển tốt trong 1 môi trường chính trị ổn định và ngược lại. Môi
trường chính trị có vai trò là điều kiện thiết yếu, tối thiểu để DN có thể hoạt động
+ Các yếu tố thuộc m/trường chính trị tác động trực tiếp SXKD của DN bao gồm:
Tính đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng và tiên tiến của hệ thống pháp luật.
Quan điểm, chủ trương của NN đối với SXKD của các loại hình DN (thông
qua hệ thống văn bản pháp quy liên quan…)
Năng lực hành pháp của Chính phủ; ý thức chấp hành pháp luật của các tổ
chức, cá nhân SXKD.
- Môi trường văn hóa - xã hội.
Môi trường VH được đặc trưng bởi những quan niệm, những hệ tư tưởng của
cộng đồng về lối sống, đạo đức...Thể hiện trong quan niệm về “chân, thiện, mỹ”-
quan niệm về nhân cách, văn minh XH, thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu
dùng.
Hoạt động SXKD của DN chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc môi
trường văn hóa - xã hội (những giá trị văn hóa, dân cư, môi trường, tài nguyên…)
- Môi trường KH-CN
+ Sự tác động của ký thuật công nghệ đang làm thay đổi một cách căn bản các
điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức SXKD trong các DN
+ Sự tác động của KH-CN không chỉ là cơ hội, mà còn là thách thức đối với sự
tồn tại và phát triển của DN
+ cần chú ý đến khả năng thích ứng của DN trước bước phát triển mới của KH-
CN.
b) Môi trường đặc thù:
So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác động
đến DN mang tính trực tiếp và rõ rệt hơn. Hơn nữa, với các yếu tố này, DN còn có thể
kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định.
- Quan hệ DN với khách hàng
Thị trường là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với SP của DN
+ Thị trường đối với DN thể hiện bằng yếu tố khách hàng: các cá nhân, tổ
chức, DN khác; hoặc NN, có thể là khách hàng hiện tại, khách hàng tương lai.
+ Quan hệ DN - khách hàng tập trung biểu hiện ở tính chất, mức độ bền vững
và uy tín của DN, trong đó căn cứ có sức thuyết phục cao nhất là ở thị phần hiện tại,
thị phần tương lai, doanh số bán ra, và tốc độ tiến triển của các chỉ tiêu đó qua các
thời kỳ KD của DN.
- Quan hệ DN - nhà cung cấp các yếu tố đầu vào của SXKD.
Tính ổn định và sự phong phú của các nguồn cung cấp (số lượng, chất lượng,
chủng loại, giá cả…) cùng với khả năng đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho DN có ảnh
hưởng lớn đến SXKD của DN.
Trong quan hệ với nhà cung cấp, DN đóng vai trò như một Thượng đế
- Các hãng cạnh tranh
Đánh giá đúng các DN cạnh tranh mới có thể kết luận đúng về vị thế và khả
năng cạnh tranh của DN mình trên thị trường.
- Các cơ quan nhà nước (cơ quan thuế, TN - môi trường, thanh tra, tổ
chức công đoàn…)
+ Các tổ chức đó có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảo cho hoạt động
của DN không vượt ra khỏi những quy định của pháp luật thể hiện trong các luật
thuế, môi trường, cạnh tranh, lao động..
+ DN có mối quan hệ tốt với các tổ chức đó thường là những DN thực hiện tốt
nghĩa vụ kinh tế - XH - tài chính của mình và thường là những DN có tiềm lực tài
chính vững mạnh.
2. Các yếu tố thuộc về nội tại DN: Gồm 5 yếu tố
a) Hiện trạng về tài sản trong DN
- Thứ nhất, TS của DN là biểu hiện chủ yếu của yếu tố vật chất cần thiết, tối
thiểu đối với giá trị SXKD (như số lượng, chất lượng, tính đồng bộ và trình độ kỹ
thuật của các loại TS) là yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm sản
xuất. Tức là khả năng cạnh tranh và thu lợi nhuận của DN phụ thuộc trực tiếp và có
tính quyết định vào yếu tố này.
- Thứ hai, Giá trị TS của DN là 1 căn cứ chủ yếu và là sự đảm bảo rõ ràng nhất
về giá trị DN.
Từ hai lý do trên, khi vận dụng các phương pháp xác định GTDN, người ta
đánh giá cao những phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc xác định GTTS của
DN.
b) Vị trí kinh doanh
- Vị trí KD có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD, nhất là những DN thương mại,
dịch vụ. Nếu vị trí KD thuận lợi sẽ đem lại lợi thế thương mại rất lớn cho DN và ngược
lại. (VD:Gần các TTTM, Khu vực đông dân cư, Giao thông thuận lợi)
- Khi giải thích sự chênh lệch về giá cả đất đai, giá thuê nhà giữa các khu vực
với nhau, thường người ta dựa vào những thuận lợi và bất lợi chủ yếu của yếu tố vị trí
đối với SXKD của DN. Vì thế, vị trí KD được coi là một trong những yếu tố quan
trọng hàng đầu khi phân tích, đánh giá GTDN.
c) Uy tín KD
- Uy tín KD là sự đánh giá của khách hàng về sản phẩm của DN, nhưng nó lại
được hình thành bởi nhiều yếu tố khác từ bên trong DN, như: chất lượng sản phẩm,
trình độ, năng lực quản trị KD, thái độ phục vụ…
Ví dụ: Trong thực tế, có những DN trong nước có thể SX những mặt hàng có
chất lượng không thua kém hàng nước ngoài nhưng không thể bán với giá cao như
mặt hàng đó, bởi chưa gây dựng được uy tín với khách hàng.
- Thực tế đã chứng minh: uy tín KD trở thành một tài sản thực sự, chúng có giá
– và người ta gọi đó là giá trị của nhãn mác. Trong nền kinh tế thị trường, người ta có
thể mua bán quyền dán nhãn mác sản phẩm, nó được đánh giá rất cao. Vì thế, uy tín
của DN được thừa nhận là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị DN.
d) Trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động
Chất lượng SP của DN, một mặt phụ thuộc trình độ kỹ thuật CNo của MMTB.
Mặt khác, phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tay nghề của người LĐ.
Đây cũng chính là một yếu tố nội tại có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí SXKD, chi phí đào tạo nhân lực, góp phần tăng
thu nhập cho DN. Vì thế, khi đánh giá khả năng tồn tại, phát triển của DN cần phải
xem xét đến sự tác động của nhóm yếu tố này.
e) Năng lực quản trị KD
- Trong điều kiện nền KTTT có tính cạnh tranh mạnh, DN phải có bộ máy quản
lý SXKD đủ mạnh có năng lực quản trị KD tốt, để tổ chức khai thác, sử dụng hiệu
quả các nguồn lực tài chính. Do đó, năng lực quản trị KD được coi là một yếu tố đặc
biệt quan trọng tác động tới giá trị DN. Gồm: Trình độ tổ chức bộ máy quản lý, Khả
năng hoạch định chiến lược; Quản trị nguồn nhân lực; Năng lực QT các yếu tố đầu vào
và đầu ra của q/trình SX
- Năng lực quản trị KD là yếu tố định tính nhiều hơn là định lượng. Vì vậycần
phải: Xem xét chúng dưới sự tác động của môi trường; Thực hiện phân tích toàn diện
tình hình tài chính (thông qua hệ thống các chỉ tiêu TCDN) trong những năm gần thời
điểm đánh giá giá trị DN.

You might also like