You are on page 1of 6

Tráng phủ kim loại

1. Tráng. phủ kim loại quý như Au, Pt


1.1 Kỹ thuật men (thêm cái sơ đồ dô nhen)
Bột men Borat chì (B2O3.PbO) được điều chế theo phản ứng (1) sau đó được lọc, sấy
khô.
Na2B4O7 + Pb(NO3)2 + 3H2O → B2O3.PbO + 2NaNO3 + 2H3BO3 (1)
Bột Au thu được từ phản ứng khử AuCl3 trong môi trường acid hoặc kiềm
AuCl3 + 3NaBH4 + 6H2O → Au + 3NaBO2 + 9H2O + 3H2
Bôt men Borat chì và bôt vàng kim loại với tỷ lệ phù hợp
Trộn hỗn hợp bột men màu với chất kết dính hữu cơ rồi phủ lên thuỷ tinh rồi phủ lên
thuỷ tinh. Nung ở nhiệt độ 540 - 580 ℃ để bột men bám dính trên thuỷ tinh một cách
bền vững. Sau đó mài bóng lại lớp men để tạo ánh vàng kim loại. Lớp phủ thường từ
vài đến vài chục μm nên rất tốn kém.

1.2 Phương pháp phân huỷ resinate của kim loại cần phủ
Resinate kim loại (Hợp chất cơ kim) là chất có gốc hữu cơ gắn ion kim loại. (thêm cái
sơ đồ dô)
Resinate kim loại được hoà tan trong dung môi rồi được phủ lên thuỷ tinh. Dung môi
là Nitrobenzen hoặc Benzen Clorua kết hợp với tinh dầu thông. Nitrobenzen và
Benzen Clorua có khả năng phân tán tốt các resinate kim loại và bay hơi nhanh. Tinh
dầu thông có tác dụng kết dính để màng resinate kim loại bám dính trên bề mặt thuỷ
tinh.
Đưa vào lò nung ở nhiệt độ 540 - 580℃ thì gốc hữu cơ của resinate kim loại sẽ cháy
mất, để lại lớp kim loại trên bề mặt thuỷ tinh.

Ưu điểm của phương pháp này là tạo được lớp màng mỏng đến 0,1 μm.
Có thể tạo được nhiều màu khác nhau hoặc tăng chất lượng lớp tráng, phủ nếu kết
hợp vàng với các kim loại khác.
- Khi kết hợp với resinate Bismuth: tạo ra màu sắc óng ánh của lớp phủ và không độc
hại.
- Khi kết hợp với resinate Rhodium: tạo ra bề mặt có tính phản chiếu, bóng láng.
- Khi kết hợp với resinate Crom: tạo lớp oxide bảo vệ bề mặt đối với lớp vàng.
- Khi kết hợp với resinate Crom kết hợp với Al 2O3 tạo ra màu hồng ngọc cho lớp
trang trí
2. Tráng gương
2.1 Thuỷ tinh tráng Bạc
Tráng bạc là phương pháp dùng chất khử thích hợp để chuyển Ag + trong phức thành
lớp Ag bám trên bề mặt thuỷ tinh. Mục đích bảo vệ bề mặt thủy tinh khỏi trầy xước
hay ngăn cản các chất gây ăn mòn thủy tinh, ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt thủy
tinh, ngoài ra nó còn tạo độ sáng bóng, tăng tính thẩm mĩ cho bề mặt thủy tinh
.
Quy trình tráng bạc:
- Làm sạch bề mặt thuỷ tinh
- Cho dung dịch amoni hydroxide (NH 4OH) tác dụng với bạc nitrate (AgNO 3), kết tủa
màu nâu xuất hiện
AgNO3 + NH4OH →AgOH↓ + NH4NO3

AgOH↓ + 2NH4OH → [Ag(NH3)2]OH+ H2O

- Dùng chất khử như glucose hay aldehyde để khử Ag-+ trong kết tủa thành Ag.
- Tráng đều dung dịch lên bề mặt thuỷ tinh, gia nhiệt nhẹ ( thấp hơn nhiệt độ sôi của
các chất trong dung dịch) đến khi bề mặt xuất hiện màu xám
C6H12O6 + [Ag(NH3)2]OH → 2Ag + C6H12O7 + NH3 + H2O
- Rửa sạch rồi quét lớp sơn bảo vệ lớp Ag trên bề mặt thuỷ tinh.
2.2 Thuỷ tinh tráng nhôm
Gương phủ bạc có giá thành đắt đỏ, sử dụng nhiều hoá chất gây ô nhiễm môi trường.
Hầu hết gương ngày nay được tráng nhôm vì nó rẻ mà vẫn có tính chất cần thiết.
Phương pháp tráng nhôm: Bốc bay chân không.
Quy trình:
- Đưa tấm kính vào buồng, nếu muốn tráng 1 mặt thì để tấm kính trên đế, nếu muốn
tráng 2 mặt thì tạo giá treo để tấm kính nằm dọc.
- Hút chân không buồng đến 5.10-2 atm, môi trường chân không sẽ giúp giảm nhiệt độ
sôi của Al xuống đáng kể. Nhiệt độ sôi của nhôm là 2060℃
- Để nguồn cung cấp nhôm lên điện trở, khi có dòng điện chạy qua, điện trở được gia
nhiệt, làm Al nóng chảy và bay hơi bám lên tấm kính
- Sau thời gian lưu cần thiết để tấm kính được phủ đều Al, tắt dòng điện, ngưng tạo
chân không, làm nguội buồng, lấy tấm kính ra, phủ lớp sơn bảo vệ lớp Al.
Thiết bị bốc bay chân không
2.3 Trang trí thuỷ tinh bằng tia laser
Nguyên tắc: Tia laser có khả năng tập trung năng lượng trên thể tích rất nhỏ, trong
khoảng thời gian rất ngăn tạo plasma phá huỷ cấu trúc tạo nên vết khắc trong lòng
thuỷ tinh. Đầu laser có thể di chuyển tạo vết khắc tại các vị trí khác nhau như mong
muốn.

Sơ đồ nguyên tắc thiết bị vẽ ảnh bằng laser và ảnh trang trí trong thủy tinh
1 và 8: Nguồn laser; 3 và 10: Thiết bị khuếch đại; 4: Gương kết hợp tia; 6: Thấu kính
quang; 5: Máy tính; 7: Vật liệu cần trang trí; 11: Bảng điều khiển
- Nguồn laser 1 với bức sóng λ 1 và năng lượng E1. Chùm tia 2 đi qua bộ khuếch đại
tia 3, bộ phận kết hợp tia phản xạ 4 và trực tiếp đi vào hệ thống quang học 6. Bức xạ
laser tập trung vào vật cần trang trí để tạo nên mật độ electron ban đầu N0 gần bằng
nhưng không được vượt quá mật độ electron chuẩn phá hủy mẫu.
- Nguồn laser 8 với λ 2 < λ 1 và năng lượng E2, tạo nên chùm tia 9 đi qua bộ khuếch
đại 10, bộ phận kết hợp với chùm tia 4 và trực tiếp đi vào hệ thống quang học 6 và
tập trung vào thể tích rất nhỏ của vật liệu. Năng lượng của tia vượt ngưỡng phá hủy
một giá trị thích hợp trong phần sâu phía trong vật thể. Phần vật liệu bị phá hủy rất
nhỏ, đủ để tạo cảm quan hình ảnh
Các loại máy khắc laser:
- Máy khắc laser CO2: kích thích các phân tử khí CO2 bằng một nguồn điện cao tần
để tạo ra ánh sáng laser

- Máy khắc laser sợi quang: nó là một biến thể của laser thể rắn, được hình thành từ
sự kết hợp giữa sợi cáp quang với các nguyên tố hiếm như: ytterbium, erbium,
dysprosium,  neodymium.. Khi có ánh sáng chiếu vào từ các diode laser thì các
nguyên tố đất hiếm cấu tạo nên sẽ phát ra tia laser bên trong sợi cáp quang và những
ánh sáng này được dẫn thẳng đến đầu cắt laser để chốt cháy vật liệu mà không cần
thông qua các gương phản xạ
- Máy khắc laser UV: sử dụng ánh sáng khuếch đại từ tia tử ngoại (UV) để khắc và
cắt . Ánh sáng từ tia UV là ánh sáng lạnh không có hiệu ứng nhiệt. Do đó không phá
hủy bề mặt (https://www.youtube.com/watch?v=yUzNNa5pom8) video của máy khắc
laser UV

You might also like