You are on page 1of 27

Chương 5

Ngân hàng Trung Ương

Và Chính sách Tiền tệ

I. Ngân hàng trung ương


1. Khái niệm NHTW:
- NHTW là một định chế công cộng, có thể độc lập hoặc trực thuộc chính
phủ; thực hiện chức năng phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, ngân
hàng của chính phủ và chịu trách nhiệm trong việc quản lý nhà nước về các hoạt
động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. ( PGS Tiến Nguyễn_ Gíao trình tiền tệ,
ngân hàng)
2. Mô hình hoạt động của NHTW
NHTW có 2 mô hình hoạt động chính
- NHTW ĐỘC LẬP
- NHTW PHỤ THUỘC CHÍNH PHỦ xét theo các tiêu chí:
+ Nhân sự
+ Tài chính
+ Các quyết định liên quan đến việc xd CSTT
Theo những tiêu chí này, ta có thể thấy được sự khác biệt giữa một NHTW hđ theo
MH độc lập và NHTW hđ theo MH phụ thuộc chính phủ và NHTW ở Việt Nam –
SBV: State Bank of Vietnam_ thuộc MH hđ NHTW phụ thuộc vào chính phủ
• MH NHTW trực thuộc chính phủ:
➔ NHTW nằm trong nội các của chính phủ và
chịu sự chi phối trực tiếp của chính phủ
Về cụ thể 3 tiêu chí:

- Nhân sự: Người đứng đầu NHTW là Thống đốc


của NHTW, là thành viên nội các của chính phủ và
chịu sự điều hành của thủ tướng chính phủ
- Tài chính: Tài chính trong mô hình NHTW hđ trực
thuộc chính phủ, Tài chính của NHTW lúc này sẽ
toàn bộ do thủ tướng chính phủ qđ
- Xd và thực thi CSTT: trong MH NHTW trực
thuộc chính phủ sẽ là thủ tướng xd chính sách
và NHTW là người bên phía thực thi

Trong MH trên ta có thể thấy:


+ Sau quốc hội là chính phủ và NHTW trong MH NHTW trực thuộc Chính phủ sẽ đứng ngang
với bộ và các cơ quan ngang bộ, tức nghĩa là ở Việt Nam, NHTW trực thuộc Chính phủ (Reserves
State Bank of Vietnam) đó là NH Nhà nước, NHTW Việt Nam_ nó sẽ đứng ngang việc vận hành
nó, nghĩa là nó sẽ đứng ngang, tầm quan trọng của nó là đứng ngang với bộ và các cơ quan ngang
bộ nhưng sẽ chịu sự chỉ đạo từ chính phủ
+ NHTW trực thuộc chính phủ, chịu sự điều hành của Chính phủ
+ Về việc xd và thực thi CSTT thì Chính phủ là bên phía xd còn NHTW là phía thực thi và nó
khác với MH NHTW độc lập với chính phủ
• MH NHTW độc lập chính phủ: Lúc này, NHTW đứng ngang hàng với chính phủ và chịu
sự điều hành của Quốc hội.
+ NHTW không chịu sự điều hành của
chính phủ như MH NHTW trực thuộc
Chính phủ nữa

+ NHTW thì tầm quan trọng của nó


đứng ngang chính phủ, và nó chỉ chịu
sự chỉ đạo của Quốc hội mà thôi

➔ Qhệ giữa NHTW với Chính phủ là


hợp tác qhệ giữa hai bên chứ không còn
quan hệ chi phối từ phía chính phủ
xuống NHTW nữa

Về phía các tiêu chí:

• Nhân sự: Thống đốc NHTW KHÔNG PHẢI LÀ THÀNH VIÊN CỦA
CHÍNH PHỦ và nó sẽ ngang bằng với Thủ tướng chính phủ, nghĩa là người
đứng đầu của NHTW lúc này có một vai trò ngang bằng với Thủ tướng chính
phủ và chịu sự chỉ đạo từ phía Quốc hội xuống
• Tài chính: Do Quốc hội quyết định
• Xd và thực hiện CSTT hoàn toàn do Thống đốc quyết định. Tức nghĩa là về
việc xd và thực hiện CSTT lúc này là hoàn toàn do NHTW chịu trách
nhiệm xây dựng và thực hiện bởi vì bayh NHTW đã độc lập với chính phủ
rồi, nghĩa là hoàn toàn do Thống đốc NHTW là người toàn quyền, đứng
đầu cao nhất của 1 NHTW, hoàn toàn do Thống đốc quyết định

*Nói đến NHTW, ta phải nhìn lại nguồn gốc, NHTW có nguồn gốc đó là từ các NH phát hành,
và tầm qtrong của NHTW được nâng lên đó là sau các bài học từ các cuộc đại suy thoái năm
29-33 và sau những sự phát triển của các học thuyết kinh tế, ví dụ như học thuyết kinh tế của
Keynes vào cuối năm 30, hoặc là Frankmen 1960. Các Chính phủ họ nhìn ra được vtrò quản
lý vĩ mô của Nhà nước đối với một nền ktế và đặc biệt là trong việc điều khiển khối lượng
tiền cung ứng ra nền ktế nó ảnh hưởng qtrọng đến việc pt của một đất nước. Thì bđầu, tầm
qtrong của việc thành lập 1 NHTW đóng 1 vtrò quản lý, lưu thông tiền tệ và nó sẽ giám sát
hđ quản lý của all hệ thống TC và hệ thống NH, tầm qtrọng của nó bđầu được nâng lên. Hầu
hết các quốc gia chỉ thành lập 1 NHTW duy nhất, Việt Nam có SBV (State Bank of Viet
Nam_NH Nhà nước Việt Nam), ở England có Bank of England. Tuy nhiên riêng ở Mỹ, nó
thành lập tới 12 NHTW – gọi là các NH dự trữ liên bang và hợp thành 1 hệ thống dữ trữ liên
bang gọi là FED_ fedro reserves – hệ thống dự trữ liên bang -> Chỉ riêng ở Mỹ có đến 13 cục
dự trữ này thôi. Ngoài ra thì ở trên thế giới còn NHTW Châu ÂU – ECB. Nó cũng được thành
lập từ nhiều NHTW quốc gia thành viên.

*Nói về MH NHTW độc lập hay trực thuộc chính phủ, thì chúng ta nhìn lại 1 vđề, lúc đầu, buổi
đầu khi mà tầm vai trò quan trọng của các NH phải cần thiết, phải thành lập 1 NHTW trong một
nền ktế để có thể quản lý được lưu thông tiền tệ và giám sát toàn bộ hđ của hệ thống TC và hệ
thống NH. Lúc đầu các NHTW dc thành lập đa phần là các NH thuộc quyền sở hữu của nhà
nước, tức nghĩa là nó được quốc hữu hóa, nó thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên, thì
sau đó, MH NHTW, bởi vì những cái ưu điểm của MH NHTW độc lập với Chính phủ mà hiện
tại ở các nước phát triển, gần như là các NHTW hđ về cơ bản là độc lập với Chính phủ và mỗi
một MH NHTW thì đều có 1 ưu điểm và hạn chế trong cái việc hđ của mình.

*SBV – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là được thành lập thuộc sở hữu 100% của nhà nước
*MH NHTW trực thuộc chính phủ thì các nước áp dụng MH này phần lớn là các nước Đông Á
ví dụ như Singapore, các nước láng giềng với nước ta như Indonesia, Hàn Quốc. Theo MH
NHTW trực thuộc chính phủ, lúc này NHTW có vtrò và tầm quan trọng của nó đó là bộ và các
cơ quan ngang bộ, và về việc xd và thực thi CSTT, lúc này Thủ tướng Cphủ sẽ xd và NHTW
chỉ việc thực thi.

Theo MH NHTW trực thuộc chính phủ này sẽ có ưu điểm trong hoạt động khi mà NHTW
hđ theo MH này đó là: Rõ ràng chính phủ bởi vì việc xd và thực thi CSTT lúc này là chính phủ
xd, NHTW chỉ thực thi, rõ ràng là Chính phủ có thể dễ dàng phối hợp cái chính sách tiền tệ mà
mà họ xd cho phía NHTW thực thi đối với lại là những chính sách khác trong một nền ktế vĩ
mô ví dụ là rõ ràng, để mà điều hành 1 quốc gia, thì ngoài CSTT thì còn có những chính sách
ktế vĩ mô khác như CSTK (thu từ thuế – chi ra các tiện ích cho dân như cầu đường, cơ sở – hạ
tầng, cơ sở giáo dục,…), các chính sách khác,… nếu Mh NHTW hđ trực thuộc chính phủ thì
trong MH này Chính phủ có thể dễ dàng kết hợp CSTT của NHTW đồng bộ hóa với các
chính sách ktế vĩ mô khác. Và việc phối hợp được CSTT, đồng bộ hóa với các chính sách ktế
vĩ mô khác sẽ đảm bảo mối lhệ và sự tương tác qua lại thống nhất với nhau giữa việc điều
hành các chính sách trong một nền ktế tổng thể, thống nhất để đạt được mục tiêu vĩ mô
trong một quốc gia trong từng thời kỳ

*Mỗi một loại mô hình NHTW sẽ có ưu nhược điểm, khi mà mỗi một quốc gia họ vận dụng
MH NHTW cho chính quốc gia của mình trong việc xây dựng và thực hiện CSTT và dối với
lại các chính sách vĩ mô khác trong việc cân đối chính sách vĩ mô khác để đạt được mục tiêu
phát triển ktế trong từng thời kì
3. Chức năng của NHTW
- Độc quyền phát hành tiền
- Ngân hàng của các ngân hàng
- Ngân hàng của chính phủ
- Quản lí Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và tín dụng

CỤ THỂ:

- Độc quyền phát hành tiền: NHTW là cơ quan độc quyền phát hành tiền
trong một quốc gia.
+ Đồng tiền do NHTW phát hành sẽ là một đồng tiền pháp định, tức nghĩa là
nó là đồng tiền lưu thông hợp pháp duy nhất (được hợp pháp duy nhất được
lưu hành trong lưu thông ) và nó mang tính cưỡng chế lưu hành
+ NHTW khi thực hiện chức năng là cơ quan độc quyền phát hành tiền trong
một đất nước thì nó sẽ có những nguyên tắc khi phát hành tiền.
➢ Trước đây, các NHTW sẽ phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng đảm bảo
➢ Hiện tại, các NHTW họ đã tiền đến giai đoạn phát triển là phát hành tiền
dựa trên nghiên cứu nhu cầu tiền tệ của nền ktế (đảm bảo bằng hàng
hóa)
+ Về việc phát hành tiền, các NHTW sẽ dự tính khối lượng tiền cơ sở MB
(Moneytary base) cần phát hành
MB = C + R
Trong đó: + C (Cash): là lượng tiền mặt trong lưu hành, lưu thông, trong
dân chúng buôn bán
+ R (Reserves): tiền dự trữ của các NHTM
- Ngân hàng của các ngân hàng: Việc chức năng NHTW là NH của các NH nó
thể hiện ở những khía cạnh: (Giống như NH, NHTW cũng là một NH, tuy nhiên
đối tượng và sản phẩm dịch vụ mà NHTW cung cấp khác với các NHTM,
NHTM là NH cung cấp những dịch vụ cơ bản cho dân chúng như dvụ gửi tiền,
dvụ cấp tín dụng cho những chủ thẻ thiếu hụt vốn và cung cấp dvụ gửi tiền cho
những chủ thể đa phần là chủ thể thặng dư vốn trong một nền ktế)
+ Đối tượng mà NHTW cung cấp dịch vụ trên đây không phải là dân chúng
nữa mà là chính các NHTM
Khi nói đến chức năng NH của các NH của NHTW thì chúng ta sẽ xét khía
cạnh:
+ Mở TK và nhận tiền gửi tuy nhiên đối tượng mà nó mở TK và nhận tiền gửi
ở đây không phải dân chúng mà đối tượng mà nó mở TK và nhận tiền gửi ở đây
là từ các NH trung gian: NHTW sẽ nhận tiền gửi từ các NH trung gian dưới
hai hình thức tiền gửi:
➢ Tiền gửi dự trữ bắt buộc:
• Tiền gửi dự trữ bắt buộc là khoản tiền dự trữ mà các NHTW bắt buộc các NH
trung gian theo luật định phải gửi tiền dự trữ tại NHTW nhằm để đảm bảo khả
năng chi trả của các NH trung gian trước những nhu cầu rút tiền mặt của khách
hàng và để đảm bảo tính thanh khoản trong hoạt động của các NHTM.
• Khoản tiền gửi mà các NH trung gian bắt buộc theo luật định phải gửi tại NHTW,
khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc thông thường sẽ không được các NHTW trả lãi,
không giống việc các NHTM phục vụ, cung cấp dvụ gửi tiền cho dân chúng, như
khi ta gửi tiền vào ví dụ gửi tiền tiết kiệm, mở sổ tiết kiệm và gửi tiền gửi của
mình vào thì ta sẽ nhận được 1 lãi suất theo khoản tgian mà ta đã gửi tiền cho các
NHTM, thì đối với các NHTM khi bắt buộc phải trích lập khoản tiền gửi đấy để
dự trữ bắt buộc và gửi tại NHTW theo luật định thì thường sẽ không được trả lãi.
Ở một số quốc gia, khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHTW có thể đc trả lãi tuy
nhiên mức lãi suất rất thấp và gần như là không đáng kể
➢ Tiền gửi thanh toán: Khía cạnh mở TK và nhận tiền gửi của các NH trung gian
còn thể hiện ở việc NHTW nhận tiền gửi thanh toán của các NH trung gian
+ Cấp tín dụng cho cácc NH trung gian (tái chiết khấu): Khác với các
NHTM, các NHTM sẽ cấp tín dụng cho các DN, những chủ thể thâm hụt vốn
chính trong nền ktế, nhưng ở đây, NHTW sẽ cấp tín dụng, đối tượng của nó
cấp sẽ là các NH trung gian. Vậy NHTW ở đây sẽ cấp tín dụng cho các NH
trung gian dưới một hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá do các NH
trung gian nắm giữ.
➔ Tác dụng
+ Thông qua hành vi NHTW cấp tín dụng cho các NH trung gian qua hình thức
tái chiết khấu những giấy tờ có giá thì nó vô hình chung NHTW đã làm tăng
lượng vốn khả dụng cho hđ của các NH trung gian, nó đã bổ sung 1 lượng
vốn khả dụng cho hđ của các NHTM ở đây
+ NHTW còn đảm bảo sự an toàn của hệ thống NHTM thông qua việc thực hiện
chức năng người cho vay cuối cùng – Lender of last resort – LOLR)

*Việc thực hiện chức năng người cho vay cuối cùng thông qua hđ cấp tín dụng này khi
nó đóng vai trò Lender of last resort, tức là người cho vay cuối cùng là trong THợp 1
NH mất đi khả năng thanh toán, và nó không thể vay bất cứ một tổ chức TC nào khác
ở trên thị trường nữa thì lúc này, NHTW có thể cung cấp các khoản tín dụng cho
NHTM đấy, nhắm giúp NHTM tránh khỏi sự phá sản, lúc này trên thị trường liên ngân
hàng, chỉ có NHTW mới có thể giúp cho NHTM này, cấp vốn cho vay cái NHTM này
để giúp NHTM này tránh khỏi sự phá sản mà thôi. -> Thực hiện chức năng người cho
vay cuối cùng thông qua hđ cấp tín dụng.

Thực tế, không phải loại NH nào nó cũng nhận được sự hỗ trợ của NHTW để thoát
khỏi nguy cơ bị phá sản và nếu như 1 NHTM đã chấp nhận đi vay NHTW thì mức lãi
suất cho vay của NHTW khi mà nó gặp vđề về knăng thanh toán của mình thì mức lãi
suất cho vay của NHTW khi đó đối với NHTM đấy thường là một mức lãi suất phạt,
và NHTM đấy, khi mà nó đã nhìn ra được knăng rủi ro trong hđ thanh toán của mình,
rủi ro trong hđ của mình và nó mất đi knăng thanh toán, phải đi vay các NHTW là
người cho vay cuối cùng trong một hệ thống TC rồi, thì gần như NHTM đó hđ của nó
sẽ chịu rất nhiều quy định kiểm soát ngặt nghèo của NHTW, nó làm gì, nó cho vay ra
bất cứ đồng nào hay cung cấp bất cứ dịch vụ gì để làm ăn, để sinh ra lợi nhuận thì đều
phải báo cáo lên NHTW, thực tế là vậy, nó chịu sự kiểm soát rất ngặt nghèo từ thanh
tra nhà nước. Ví dụ như bây giờ, trong hệ thống NH, có ngân hàng Đông Á – Đông Á
Bank chịu sự kiểm soát rất ngặt nghèo

- Là trung tâm thanh toán cho hệ thống NH trung gian:
+ Khi các NH trung gian, ở đây là các NHTM đều sẽ mở tài khoản và kí gửi
những khoản dự trữ (bắt buộc và vượt mức) tại NHTW
➔ Cho nên các NH trung gian này, họ hoàn toàn có thể thực hiện thanh toán không
dùng tiền mặt bằng cách thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt qua NHTW
thay vì là thanh toán trực tiếp giữa các NH với nhau
Lúc này, NHTW sẽ giống như là một ng đứng giữa, là trung tâm thanh toán cho
các NH trung gian
➔ Thông qua việc NHTW làm trung tâm thanh toán và giữa các NH trung gian, việc
thanh toán giữa các NH trung gian, không thanh toán trực tiếp với nhau và không
cần dùng tiền mặt sẽ dẫn đến việc:
+ Tiết kiệm chi phí thanh toán cho các NH trung gian và toàn xã hội
Từ đấy
+ Nó thúc đẩy việc vốn được luân chuyển nhanh trong hệ thống NH
+ Ngoài ra, khi NHTW đã là trung tâm thanh toán cho hệ thống NH trung gian,
cho các NH trung gian rồi thì qua việc nó làm là trung tâm thanh toán thì:
➔ NHTW hoàn toàn có thể ktra sự biến động vốn khả dụng của từng NH trung gian
và từ đấy, từ việc ktra đc sự biến động vốn khả dụng của các NH trung gian thì nó
hoàn toàn có cơ sở để có những cái biện pháp để can thiệp vào CSTT khi cần.
Giống như là việc các NHTM khi ta đi vay các NHTM chẳng hạn, hay là khi các
DN, bản thân ta muốn NHTM cấp cho ta một khoản cấp tín dụng tiêu dùng, ta bắt
buộc phải có tài khoản thanh toán tại NHTM, nếu như không có họ sẽ mở cho ta,
sẽ làm hồ sơ và mở cho ta TK thanh toán vì thông qua việc NH họ nhìn vào lịch
sử chi tiêu, thanh toán của ta, chi tiêu và tiêu dùng, họ hoàn toàn có thể nhìn được
khả năng tài chính ổn định của ta là một tháng ta để được bao nhiêu, và họ còn
nhìn ra được thời vụ, tháng nào trong năm ta tiêu tiền nhiều nhất, tiêu cho cái gì,
mục đích gì, nó hoàn toàn có dữ liệu của khách hàng và phân tích được khả năng
trả nợ của con nợ của mình. NHTW thực hiện chức năng là NH của các NH, thì
khi nó đã đứng giữa, làm trung tâm thanh toán cho hệ thống NH trung gian trong
một nền ktế rồi, nó hoàn toàn có thể ktra được sự biến động giữa vốn khả dụng,
vốn dùng cho hoạt động của các NHTM, từ đấy thì có thể có giải pháp điều chỉnh
cho chính sách tiền tệ của mình khi cần một cách kịp thời.
- Là ngân hàng của chính phủ: Thể hiện ở 2 khía cạnh:
+ Làm thủ quỹ cho kho bạc nhà nước: Tùy theo từng chính phủ, từng quốc gia, thì
chính phủ hoàn toàn có thể ủy quyền cho bộ tài chính hoặc kho bạc đứng tên chủ tài
khoản ở NHTW. Và nó sẽ:
➢ Nhận tiền gửi của Kho bạc nhà nước: Khi nó thể hiện ở việc nó làm thủ quỹ
cho KBNN ở việc là nó sẽ:
➢ Theo dõi, chi trả, thực hiện thanh toán và cấp vốn theo yêu cầu của KBNN
và sd số dư đó khi nhàn rỗi tương tự như tài khoản của khách hàng tại một
NH trung gian: Tương tự như việc các NH sd số dư, số tiền nhàn rỗi mà
khách hàng gửi vào NH của mình để tại 1 NH trung gian.
+ Quản lý dự trữ quốc gia:
➢ Dự trữ quốc gia là gì?: Dự trữ quốc gia là các loại tài sản chiến lược mà bất kỳ
quốc gia nào cũng phải dự trữ cho nhu cầu tiêu dùng trong những trường hợp
khẩn cấp như: vàng, ngoại tệ, giấy tờ có giá của nước ngoài,…. Tất cả những
cnay gọi là dự trữ quốc gia
+ Cho chính phủ vay: Mục đích của việc cho chính phủ vay đó là nó sẽ bù đắp được
thiếu hụt tạm thời trong năm tài chính hoặc khi Ngân sách Nhà nước bội chi vào cuối
năm tài chính
Tuy nhiên, hiện giờ, thực tế thì các NHTW sẽ rất hạn chế khoản cấp tín dụng trực tiếp
cho chính phủ, nghĩa là cho chính phủ vay một cách trực tiếp, mà phần lớn các NHTW
sẽ cấp tín dụng cho chính phủ bằng cách cấp gián tiếp thông qua việc tái chiết khấu các
trái phiếu kho bạc chứ NHTW không giống NHTM khi các DN thiếu hụt vốn đến vay
thì cấp tín dụng trực tiếp. NHTW cho chính phủ vay bằng hthức gián tiếp tiếp thông
qua việc tái chiết khấu các trái phiếu kho bạc chứ nó không cho vay trực tiếp. NHTW
rất hạn chế khoản cấp tín dụng trực tiếp cho chính phủ
+ Làm đại lý, đại diện và tư vấn cho chính phủ: Thể hiện ở việc:
➢ Bảo lãnh phát hành trái phiếu chính phủ
➢ Đại diện Nhà nước trong các quan hệ với nước ngoài trên lĩnh vực tiền tệ, tín
dụng và NH
➢ Cố vấn cho chính phủ về các CSTT
- Các chức năng khác của NHTW
+ Quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng
+ Hoạch định và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
+ Quy định quy chế tham gia, hđ cho các NHTM (Các hđ của các NHTM gồm
hđ gửi tiền, cho vay,… như thế nào sẽ do NHTW đề ra), các tổ chức tín dụng
+ Thanh tra, giám sát hđ hệ thống NH
+ Bảo vệ khách hàng
+ Đảm bảo sự ổn định của hệ thống NH
II. Quá trình cung tiền tệ
1. Các chủ thể trong quá trình cung tiền
Gồm:
• NHTW
• Các tổ chức nhận tiền gửi
• Những người gửi tiền
• Những người đi vay
2. Bảng cân đối kế toán rút gọn của NHTW: Để hiểu được quá trình cung
tiền trong một nền ktế mà NHTW nó đóng góp vào ntnào, thì ta phải nhìn xem
bảng cân đối kế toán của NHTW gồm những gì?
Bảng cân đối kế toán của NHTW nó cũng giống như 1 bảng cân đối kế toán
giản đơn của các NHTM, vì NHTW là 1 NH, cũng có tài sản có và bên nợ
phải trả
Lương tiền cơ sở: Monetary base
nguồn vốn
MB = C + R
Trong đó:
+ C là tiền trong lưu thông thuộc nợ phải
trả của NHTW
+ R là dự trữ thuộc nợ phải trả của
NHTW
- Các NHTM, nợ phải trả của các NHTM
là gì? Là phần tiền gửi vào của dân chúng vì
khi ta gửi tiền vào NHTM có vốn, dùng vốn
đó để kinh doanh, khi ta cần, NHTM phải
nhả tiền gửi đó ra cho những người gửi tiền vào, cái tiền gửi đó của ta, của dân
chúng, hộ gđ, cá nhân là những chủ thể thặng dư vốn chính trong một nền kinh
tế thì nó là phần, thuộc phần nợ phải trả của các NHTM
➔ NHTW cũng vậy:
- Tiền NHTW phát hành cho dân chúng và đồng tiền đó là đồng tiền pháp định thì
đó là nghĩa vụ nợ của NHTW phải trả cho dân chúng, cam kết phải trả cho dân
chúng, bản chất đồng tiền của nó là IOU_ cam kết nghĩa vụ nợ của NHTW, nó
nợ không phải là cầm đồng tiền này ra và bắt NHTW trả cho ta 1 tài sản nào đó,
mà khi ta cầm 1 tờ 500k do NHTW phát hành ra thì nó sẽ cam kết trả cho ta
những đồng tiền khác có mệnh giá bé hơn và tổng bằng số tiền ta cầm ra
NHTW, nghĩa là mệnh giá tổng tương đương nhau.
➔ Tiền lưu hành trong lưu thông (Cash) mà NHTW phát hành, nó thuộc phần
nợ phải trả của NHTW, tức nghĩa là nó là món nợ đối với NHTW, NHTW có
nghĩa vụ nợ phải trả
- NHTW là một NH nó nhận, mỗi tội nó khác NHTM, NHTM nhận tiền gửi của
dân chúng cho nên cái tiền gửi của dân chúng thuộc nợ phải trả của NHTM,
nhưng ở đây NHTW nhận tiền gửi từ đâu? Nó nhận tiền gửi dự trữ bắt buộc của
các NH trung gian (chức năng NH của các NH), nghĩa là từ phía các NHTM cho
nên phần dự trữ (reserves) chính là phần dự trữ bắt buộc mà các NHTM phải mở
TK, và phải gửi, trích lập tại NH gửi, tại NHTW
➔ Thuộc nợ phải trả của NHTW bởi vì các NH ở đây là các NHTM gửi vào và
dù đúng là nó gửi, nó gửi trích lập theo luật định là dự trữ bắt buộc
(Reserves), thì phần dự trữ này là thuộc nợ phải trả của NHTW.
NHTW là một NH, nó nhận gửi tiền từ các NHTM -> THUỘC NGHĨA VỤ
NỢ CỦA BÊN NHTW
- Về phần TÀI SẢN CÓ:
+ Chứng khoán chính phủ (Government Securities): Là những CK do kho
bạc phát hành và được NHTW nắm giữ
+ (Những khoản) Cho vay chiết khấu (Discount Loans) : NHTW cũng là 1
NH, đối với các NHTM, khi mà nó đem, cấp những khoản tín dụng cho vay ra,
thì những khoản tín dụng đó được ghi vào đâu? Nó không phải là nghĩa vụ nợ
của NHTM, khi NHTM cấp những khoản tín dụng cho vay ra từ phía các
NHTM ví dụ như NHTM cấp 1 khoản vay 500tr đối với DN thì là DN là nợ
NHTM, còn phần 500tr – khoản cho vay đó là phần tài sản có của NHTM. Bên
NHTW cũng vậy, ngoài CK chính phủ ra thì NHTW còn cho vay chiết khấu,
cho vay ở đây là cho các NH trung gian vay
Thể hiện qua việc NHTW hoàn toàn có thể cung cấp một lượng vốn cho toàn bộ
hệ thống NH bằng cách cấp các khoản cho vay chiết khấu đối với các NHTM.
Những khoản cho vay chiết khấu khi mà NHTW cho NHTM vay để bổ sung 1
lượng vốn khả dụng cho các NHTM với những khoản cho vay chiết khấu thì
NHTW là chủ nợ, NHTM là con nợ -> NHTW lúc này sẽ có những khoản cho
vay chiết khấu đối với các NHTM và phần NHTM là con nợ, loại cho vay chiết
khấu này, những khoản tín dụng chiết khấu này sẽ được thể hiện ở bên nợ phải
trả – hay là tài sản có của các NHTM
➔ Phần cho vay chiết khấu thuộc tài sản có của NHTW. Cho vay chiết khấu đối
với các NHTM nó là phần nợ phải trả cho NHTW, còn các NHTW cái nó có là
các khoản cho vay chiết khấu đối với các NHTM, ở đây chính là cho vay chiết
khấu
➔ Dễ nhầm tài sản có và nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán của các NH đối
với 1 DN, nó ngược lại với các DN
- Dự trữ thì ta đã biết ai dự trữ, dự trữ này là tiền gửi dự trữ của các NHTM, nó
bắt buộc phải trích lập theo luật định và gửi tại NHTW, dự trữ này ngoài dự trữ
mà các NHTM bắt buộc phải trích lập – gọi là dự trữ bắt buộc theo luật định.
Ngoài dự trữ bắt buộc, trong phần dự trữ của NHTW (Reserves) còn có thể có
thêm dự trữ vượt mức mà các NHTM muốn duy trì (Ở dưới đây)
- Phần dự trữ trong nợ phải trả của NHTW có 2 phần:
+ Phần dự trữ bắt buộc của NHTW từ phía NHTM (required reserves)
+ Thêm một lượng dự trữ vượt mức mà các NHTM muốn duy trì
? Phần cho vay chiết khấu nó thuộc hạng mục nào trong bảng cân đối kế toán
của các NHTM? Thuộc bên phần nợ phải trả. Lí do: Các cụm từ ta hay nghe “lãi suất
chiết khấu” thì các mức lãi suất mà NHTW áp dụng cho những khoản cho vay chiết
khấu đối với các NH trung gian thì nó gọi là “lãi suất chiết khấu”. Không nên thấy lạ
với những cụm từ “cho vay chiết khấu”, “lãi suất chiết khấu”
Trong bảng cân đối kế toán của NHTW có gì đặc biệt?:
- Các tài sản nợ của NHTW không mất phí trả lãi, trong khi đó các tài sản có
nhận được lãi suất ➔ lợi nhuận: Ta sẽ thấy những tài sản nợ của phía NHTW,
NHTW không mất phí trả lãi, trong khi NHTW cũng là 1 NH, nhưng đối với
NHTM, nếu nó nhận 1 lượng tiền gửi vào thì phần tiền gửi của dân chúng thuộc
nợ phải trả của các NHTM, nhưng các NHTM đều phải trả lãi tiền gửi cho dân
chúng nếu như phần tiền gửi đó là tiền gửi tiết kiệm, ngày trước ta không có lãi
suất cho tiền gửi thanh toán, nhưng đến bây giờ, khi ta dùng thẻ thanh toán chi
tiêu nhiều, hàng tháng ta sẽ nhận một payback trả lại, hiện tại thực tế, nó coi là 1
phần lãi suất khi mà tiền gửi thanh toán nó coi là phần khuyến khích trong tiêu
dùng trong dân chúng thì NHTM đều mất phí. Tuy nhiên đối với phần bên nợ
phải trả của NHTW, NHTW không mất phí trả lãi, trong khi đó, bên TS có của
các NHTW thì nó lại nhận được lãi suất -> Nó mang về lợi nhuận cho NHTW ->
Đó chính là lợi nhuận tạo nên thu nhập của NHTW
3. Qúa trình tạo tiền:
- Quá trình tạo tiền gửi (Multiple deposit creation): Quá trình tạo tiền gửi của
NH, và quá trình tạo tiền gửi từ hệ thống NH
+ Cụm từ “tạo tiền gửi - một NH” nó không chỉ cái việc một NH có thể tạo
tiền gửi - một NH, một NH nó không thể tạo tiền gửi ra, nó không thể có cụm từ
một NH có chức năng tạo tiền mà nó phải là một hệ thống NH
Cái Tạo tiền gửi – Một NH ở đây là ta
đang đơn giản hóa việc giả sử có cái tác
động từ NHTW, đó là giả sử việc NHTW
mua 100tr CK trên OMO từ NH BIDV.
Không nhầm lẫn giữa các thuật ngữ với
nhau, nếu không sẽ dễ bị nhầm. Khi
NHTW mua 100tr CK trên OMO (Nghiệp
vụ thị trường mở) , khi NHTW mua 100tr
CK trên OMO từ BIDV, lúc này, bên phía
TS có và nợ phải trả của BIDV, nó đều có
biến đổi, nghĩa là khi NHTW mua 100tr
CK trên nghiệp vụ thị trường mở (OMO)
từ BIDV thì lúc này bên TS có của BIDV
mất đi 100tr CK, CK trừ đi 100, NHTW – ng mua 100tr CK của BIDV thì
BIDV sẽ có thêm một khoản tiền 100tr -> Ở đây ta sẽ có ghi nhận: Dự trữ
+100tr, Tín dụng +100, tiền gửi thanh toán ở bên nợ phải trả của BIDV là +100
nữa
➔ Lí do: Tiền gửi thanh toán là 1 phần của cung tiền, giả sử các nhân tố khác không
đổi nên lúc này, cung tiền tăng.
+ “Tạo tiền gửi – hệ thống NH”: Đây là trong MH giản đơn, từ 1 khoản tiền gửi
ban đầu thì hệ thống NHTM sẽ tạo nên 1 số tiền gửi thanh toán gấp m lần.
PT trong NH trung gian:
m = 1/r
Các TGTC và NHTM hôm trước ta đã biết, từ một khoản 100tr bđầu qua các
NH B, C, D, E, F nó tăng lên đến 1000, 1000 này gấp 100 những 10 lần, và con
số 10 này = 1/0,1 -> bằng tỷ lệ nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc, = 1 số
nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tuy nhiên trong MH đơn giản này nó sd 2 giả định :
+ Công chúng không nắm giữ tiền mặt
+ NH không trích lập dự trữ vượt mức ngoài mức dự trữ bắt buộc mà NHTW đã
đề ra
- Trên thực tế, dân chúng có nhu cầu nắm giữ tiền mặt, cái thứ 2 đó là các NHTM
ngoài việc trích lập dự trữ bắt buộc thì NHTM còn có trích lập dự trữ vượt mức,
vậy lúc này, tại tiền gửi MH thực tế nó sẽ bằng một số nhân tiền tệ nhân với tiền
cơ sở MB:
MS = m.MB
Mà:
MB = R(dự trữ) + C(cash_tiền mặt dự trữ trong lưu thông)
= RR(dự trữ bắt buộc) + ER(dự trữ vượt mức) + C

D = MB / (r+e+c)

Trong khi đó:


CUNG TIỀN = M = M1 = C + D

Ta có các tỷ lệ, đó là:


m = (1+c)/ (r+e+c)
các tỷ lệ: c, e, r ta thay vào thì PT tiền cơ sở lúc này:

MB = r.D + e.D + c.D = (r+e+c).D

MS = C + D = c.D + D = D. (1+c) = MB. (1+c)/(r+e+c)

➔ Tóm lại, hệ số nhân tiền tệ ở đây, khi ta bung hai PT MS và MB ra thì

m = (1+c)/ (r+e+c) (như ta ghi ở trên)

Nếu dân chúng có nhu cầu nắm giữ tiền mặt, cái thứ 2 đó là các NHTM ngoài việc
trích lập dự trữ bắt buộc thì NHTM còn có trích lập dự trữ vượt mức, như vậy, ta có:
+ r: phản ánh tỷ lệ dự trữ bắt buộc / tiền gửi
RR/D
+ c: tỷ lệ nắm giữ tiền mặt / tiền gửi (nắm giữ tiền mặt của dân chúng
trong phần tiền gửi) C/D
+ e: đại diện cho tỷ lệ dự trữ vượt mức/ tiền gửi
ER/D
(Vì đây là MH tạo tiền thực tế, nó khác với MH tạo tiền giản đơn, trong MH này,
không có việc NH trích lập dự trữ vượt mức mà nó chỉ trích lập dự trữ bắt buộc thôi,
cái thứ 2 là có giả định dân chúng không có nhu cầu nắm giữ tiền mặt.)
➔ Từ đấy, cung tiền lúc này nó sẽ = số nhân tiền tệ trong MH tạo tiền thực tế:
- Hệ số nhân tiền:
m: cung tiền thay đổi bao nhiêu trên lượng tiền cơ sở ban đầu:
PT cung tiền trong MH tạo tiền thực tế

𝟏+𝒄
MS = m*MB = *MB
𝒓+𝒆+𝒄
Trong đó:
+ MS: lượng tiền cung ứng
+ m: số nhân tiền
+ MB: lượng tiền cơ sở
+ r: phản ánh tỷ lệ dự trữ bắt buộc / tiền gửi
+ c: tỷ lệ nắm giữ tiền mặt / tiền gửi (nắm giữ tiền mặt của dân chúng trong phần
tiền gửi)
+ e: đại diện cho tỷ lệ dự trữ vượt mức/ tiền gửi

Số nhân tiền tệ lúc này nó không còn là m=1/r (số nghịch đảo của tỷ lệ dự trữ bắt
buộc) nữa
➔ Từ việc ta có chủ thể tham gia vào quá trình cung tiền, thì ta có:
Thay đổi Phản ứng
Chủ thể Biến Lý do
biến cung tiền
Tiền cơ sở phi tín MB tăng làm tăng tiền
dụng (MBn) mặt (C) và D (tiền gửi)
Dự trữ từ vay MB tăng làm tăng tiền
NHTW mượn mặt (C) và D (tiền gửi)
(tham gia vào
qtrình cung tiền) Tỷ lệ dự trữ bắt
buộc (mà các
NHTW bắt các
NHTM lập tuân
theo quy định)

Lượng tiền mặt


Người gửi tiền
nắm giữ trong lưu
(vào các NHTM)
thông

NHTM Dự trữ vượt mức

III. Chính sách tiền tệ của NHTW


- Khái niệm CSTT
- Mục tiêu của CSTT
- Các công cụ của CSTT

CỤ THỂ:
- Hệ thống mục tiêu và công cụ của CSTT: Ở đây, khi NHTW điều khiển
CSTT thì nó không phải là điều khiển, nó tác động vào CSTT và sau đó đạt
được mục tiêu luôn của mình mà nó phải thông qua mục tiêu trung gian và mục
tiêu hoạt động từ đấy mới đạt được mục tiêu cuối cùng của việc thực thi CSTT.
Để đạt được mục tiêu cuối cùng thì nó phải đạt được các mục tiêu trung gian và
để hoàn thành được mục tiêu trung gian thì nó có những mục tiêu hđ và cái để
điều khiển từ mục tiêu hđ đến mục tiêu trung gian và đến mục tiêu cuối cùng đó
là dùng các công cụ.

*Vốn dĩ, việc thực thi CSTT để đạt dc những mục tiêu cuối cùng là nó phải dùng đến các
công cụ là vì trong nền kinh tế cta có cái “ĐỘ TRỄ”, tức nghĩa là: Ví dụ khi mà các công cụ
của CSTT của NHTW thường sẽ là tđ vào lãi suất chẳng hạn, ví dụ ở đây tđ vào lãi suất:
NHTW nâng lãi suất lên thì phải mất một tgian sau, ít nhất là từ 6 tháng, nhanh là 3 tháng
hoặc lâu hơn từ 6 tháng – 1 năm đối với những nước có nền kinh tế đang pt như Việt Nam ta,
mất đến 6 tháng đến cả năm, bắt đầu tđ của việc nâng lên lãi suất hoặc là hạ lãi suất của
NHTW trong việc điều khiển, thực thi CSTT nó bắt đầu mới tđ rõ ràng ra nền kinh tế, và từ
đấy, từ phía NHTW mới nhìn xem mục tiêu cuối cùng của họ có đạt được hay không là vì nó
có một độ trễ như vậy, độ trễ về mặt tgian để có thể tiến đến, đạt được mục tiêu cuối cùng

1. Khái niệm CSTT:

− Chính sách tiền tệ (CSTT) được xem là một trong những chính sách kinh tế vĩ
mô trong đó Ngân hàng Trung ương, thông qua các công cụ của mình, kiểm
soát và điều tiết khối lượng tiền cung ứng hoặc lãi suất để đạt được những
mục tiêu kinh tế xã hội đề ra.
- Mục tiêu cuối cùng mà nó đề ra khi thực hiện CSTT này của NHTW là:
+ Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát
+ Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững
+ Gỉam tỷ lệ thất nghiệp, tăng công ăn việc làm
➔ MQH giữa các mục tiêu? Giữa các mục tiêu có quan hệ:
• Về dài hạn, 3 mục tiêu cuối cùng của NHTW đó là gồm Ổn định giá cả, kiểm
soát lạm phát, Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, Gỉam tỷ lệ thất nghiệp,
tăng công ăn việc làm, về dài hạn, 3 mục tiêu này nó có 1 mqh chặt chẽ với
nhau và nó đi đồng hành cùng với nhau. Nó không có sự mâu thuẫn nàovề
dài hạn
• Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, nó sẽ có những sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu
với nhau:
Mục tiêu ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát >< (mâu thuẫn với) tăng trưởng
kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp
➔ Trong 1 tgian ngắn, NHTW bởi vì có 1 sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu với nhau
cho nên đôi khi, họ sẵn sàng phải hi sinh 1 mục tiêu để đạt được 1 mục tiêu còn lại

Để đạt được mục tiêu cuối cùng thì các NHTW họ phải thông qua những mục tiêu
trung gian:

- Mục tiêu trung gian gồm 2 cái tiêu chí mà NHTW sẽ dùng để làm mục tiêu
trung gian: nghĩa là có 2 tiêu chí mà mục tiêu trung gian thường được sd là:
+ Đo lường được, NHTW phải kiểm soát được
+ Nó có quan hệ cực kỳ (rất) mật thiết và tác động được đến mục tiêu cuối
cùng
Khi đó, thông qua mục tiêu trung gian thì NHTW mới điều khiển được mục tiêu
cuối cùng của mình
➔ Hai mục tiêu trung gian thường được sd:
+ Lượng cung tiền M
+ Lãi suất i

Sự thực là, NHTW họ sẽ không thể đồng thời sd cung tiền và i để làm mục tiêu trung
gian và khi mà là mục tiêu trung gian, khi họ chọn cung tiền, họ chọn việc kiểm soát
cung tiền thì họ phải từ bỏ mục tiêu ổn định 1 mức lãi suất nhất định.
Khi chọn việc kiểm soát cung tiền, thì rõ ràng lãi
suất luôn luôn dao động, nó dao động từ i* đến i’
và i’’ đó là bởi vì khi mà kiểm soát cung tiền thì nó
luôn luôn dẫn đến sự thay đổi tất yếu của cầu tiền,
và từ đó nó tđ, nó làm thay đổi về mặt lãi suất

Ngược lại, khi mà kiểm soát lãi suất thì cung tiền
sẽ thay đổi, bởi vì sự thay đổi tất yếu của cầu tiền
khi chọn lãi suất làm mục tiêu kiểm soát

➔ NHTW không thể sd đồng thời một lúc cả MS


và i – cung tiền và lãi suất làm mục tiêu trung gian
được

Để đạt được mục tiêu trung gian thì NHTW phải đưa ra những chỉ tiêu đó là về mục
tiêu hđ

- Mục tiêu hoạt động:


+ Các tiêu chí để chọn lựa được mục tiêu hđ:
➢ Đo lường được
➢ Có mqh trực tiếp và ổn định với các công cụ CSTT
➢ Mqh chặt chẽ, trực tiếp với mục tiêu trung gian
Nhìn sơ đồ là suy ra được =))))))))))))))
+ Các chỉ tiêu hđ mà NHTW chọn lựa bao gồm:
➢ Các khoản dự trữ: dự trữ cho vay, MBn, tiền cơ sở MB
➢ Các loại lãi suất: lãi suất liên NH và những lãi suất ngắn hạn khác. Lãi suất
liên NH thường được lựa chọn làm mục tiêu
- Các công cụ của CSTT: NHTW sd các công cụ của CSTT, cái NHTW có thể
điều khiển được chính là chỉ chính sách tiền tệ trong 4 chính sách vĩ mô mà
thôi
Từ các công cụ này tđ đến mục tiêu hđ, từ việc hoàn thành được mục tiêu hđ sẽ
tđ đến mục tiêu trung gian, từ việc hoàn thành mục tiêu trung gian nó điều khiển
và tđ đến mục tiêu cuối cùng để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình bao gồm:
Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát, Tăng trưởng kinh tế một cách bền vững,
Gỉam tỷ lệ thất nghiệp, tăng công ăn việc làm.
+ Công cụ gián tiếp:
➢ Nghiệp vụ thị trường mở OMO
➢ Chính sách tái chiết khấu
➢ Dự trữ bắt buộc
+ Công cụ trực tiếp: Liên quan việc ấn định, ấn định một mức nhất định:
➢ Hạn mức tín dụng ấn định
➢ Ấn định lãi suất
➢ Ấn định tỷ giá hối đoài
➔ Thực tế cho thấy và bây giờ các NHTW họ sẽ đa phần sd công cụ gián tiếp thay vì
các công cụ trực tiếp như trc đây. Những công cụ trực tiếp này trc đây NHTW
Việt Nam chúng ta cũng từng dùng, nhưng mà nó không mang lại hiệu quả cao
như kế hoạch. Bây giờ, kể cả là NHTW Việt Nam SVB hay các NHTW tại các
nước pt thì nó đều sd các công cụ gián tiếp.
CỤ THỂ:
CÁC CÔNG CỤ GIÁN TIẾP
➢ Nghiệp vụ thị trường mở OMO:
• Cơ chế tác động của OMO là: thể hiện qua 2 khía cạnh:
+ NHTW mua CK: Khi NHTW mua CK sẽ có 1 cơ chế khiến cho:
✓ Dự trữ hệ thống NHTM tăng ➔ MB (tiền cơ sở) tăng (khi các yếu tố
khác không đổi) ➔ Cung tiền MS tăng (MS=m*MB) ➔ M tăng
✓ Khi NHTW mua CK ➔ Lãi suất liên NH giảm ➔ Lãi suất thị trường
ngắn hạn giảm theo
+ NHTW bán CK:
✓ Dự trữ hệ thống NHTM giảm ➔ MB (tiền cơ sở) giảm (khi các yếu
tố khác không đổi) ➔ M cung tiền giảm
✓ Lãi suất LNH tăng ➔lãi suất thị trường ngắn hạn tăng theo
➢ Chính sách tái chiết khấu:
• Thể hiện việc NHTW cho các NHTM vay dưới hình thức chiết khấu các
chứng từ có giá ngắn hạn
• Cơ chế tác động của chính sách tái chiết khấu: Tác động đến

+ Lãi suất chiết khấu


+ Hạn mức chiết khấu
➔ Từ việc nó tác động đến sự thay đổi trong lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết
khấu thì nó sẽ ảh đến giá của các khoản vay và khối lượng cho vay
+ Gía các khoản vay:
✓ NHTW nâng lãi suất tái chiết khấu (nâng lãi suất cho các NHTM vay lên) ➔
giá các khoản vay tăng ➔ các NH có động cơ hạn chế cho vay với các NH
➔ cung tiền giảm
✓ NHTW giảm lãi suất cho vay ➔ giá các khoản vay đối với các NHTM giảm
➔ khuyến khích cho vay trong các NH (đối với các NHTM) ➔ cung tiền
bơm ra nền kinh tế tăng
Việc thay đổi đến lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu nó còn ảnh hưởng đến
khối lượng cho vay:
+ Khối lượng cho vay:
✓ Khối lượng cho vay mở rộng/thu hẹp ➔ khả năng tạo tiền của hệ thống NH
tăng/giảm ➔ cung tiền tăng/giảm
• Chính sách tái chiết khấu này nó đc NHTW sd trong chức năng người cho vay
cuối cùng và chức năng thông báo:
✓ Chức năng người cho vay cuối cùng: NHTW cấp dự trữ cho các NH
đang có nguy cơ phá sản do không có khả năng chỉ trả (mất khả năng
thanh toán), từ đó nếu NHTW thực hiện chức năng Lender of last resort –
người cho vay cuối cùng thì nó sẽ tránh được sự sụp đổ dây chuyền trong
toàn hệ thống NH và thị trường TC.
Tuy nhiên không phải NHTM nào NHTW cũng sẽ thực hiện chức năng
người cho vay đối với các NHTM
✓ Chức năng thông báo: Khi NHTW thực hiện công cụ chính sách tái chiết
khấu này, nghĩa là khi NHTW thực hiện công cụ chính sách tái chiết khấu
thì nó còn là tín hiệu thông báo cho thị trường về ý định của NHTW về
CSTT trong tương lai
Công cụ thứ 3 trong nhóm công cụ gián tiếp là công cụ dự trữ bắt buộc
➢ Dự trữ bắt buộc: Tđ đến lượng cung tiền hoặc tđ đến lãi suất cho vay của các
NHTM:
• Tác động đến lượng cung tiền của các NH
✓ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng ➔ các NHTM bắt buộc phải gửi nhiều tiền hơn
ở NHTW ➔ phần dự trữ vượt mức của các NHTM giảm ➔ lượng tín dụng
các NHTM cấp ra giảm ➔ giảm lượng cung tiền
✓ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm ➔ các NHTM gửi nhiều tiền hơn ở NHTW ➔
phần dự trữ vượt mức của các NHTM tăng ➔ lượng tín dụng các NHTM
cấp ra tăng ➔ tăng lượng cung tiền
• Tác động đến lãi suất cho vay của các NHTM:
✓ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng ➔ các NHTM phải tăng lãi suất cho vay ➔ giá
các khoản cho vay từ các NHTM đối với các DN đắt hơn ➔ khả năng cho
vay của các NHTM giảm xuống ➔ tín dụng giảm ➔ cung tiền giảm trong
điều kiện các nhân tố khác không đổi
CÁC CÔNG CỤ TRỰC TIẾP: Ngoài các công cụ gián tiếp, còn có các công
cụ trực tiếp trong lịch sử các NHTW từng dùng:
Hiện nay các công cụ trực tiếp này thì các NHTW rất hạn chế dùng và gần
như là không còn dùng nữa tại cả các nước phát triển và đang phát triển
➢ Ấn định hạn mức tín dụng:
• Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà mỗi tổ chức tín dụng được phép
duy trì theo quy định của NHTW trong từng thời kì. NHTW sẽ ấn định
mức dư nợ tối đa mà một NHTM được phép duy trì trong thời kỳ đấy
• Cơ chế tác động: Tác động trực tiếp vào khối lượng tín dụng cung cấp cho
nền kinh tế trong một thời gian nhất định, từ đó ảnh hưởng đến các nhân tố
khác.
➢ Ấn định lãi suất:
• Cơ chế tác động:
✓ Lãi suất cao sẽ thu hút được tiền gửi ➔ tăng nguồn vốn cho vay
Ngược lại:
✓ Lãi suất thấp sẽ làm giảm tiền gửi vào ➔ giảm khả năng mở rộng tín
dụng của các NHTM
➢ Ấn định tỷ giá hối đoái:
• Cơ chế tác động: Khi các NHTW ấn định tỷ giá hối đoái thì nó sẽ tác động
trực tiếp vào mức tỷ giá hối đoái trên thị trường và có thể dẫn tới những
biến động không mong muốn về tỷ giá hối đoái
NHỮNG ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG CỤ GIÁN TIẾP VÀ TRỰC TIẾP:
CÔNG Ấn Hạn mức tín dụng là một loại công cụ trực tiếp đó là lãi suất dư nợ tối đa
CỤ định mà Ngân hàng Trung ương bắt buộc các tổ chư chính sách tín dụng phải
TRỰC hạn tôn trọng khi cấp tín dụng cho nền kinh tế
TIẾP mức Đây là công cụ tác động trực tiếp vào khối lượng tiền trong lưu thông với
tín công cụ này Ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được khối lượng
dụng tiền trong thời kỳ hoạt động tài chính được điều tiết chặt chẽ, khi đó các
công cụ gián tiếp chưa có điều kiện để áp dụng.
Trong trường hợp khẩn cấp với sức ép lạm phát tăng cao, lượng tiền cung
ứng cần được khống chế trực tiếp và ngay lập tức, Ngân hàng Trung
ương kiểm soát tất cả các khoản cho vay lớn của các ngân hàng trung
gian, hạn chế cho vay tiêu dùng, cho vay trả chậm, cho vay cầm cố.
Tuy nhiên, hạn mức tín dụng chỉ là một giải pháp mang tính chất đối phó
tình thế trước những biến động trước mắt. Hiệu quả điều tiết của công cụ
này không cao bởi tính chất hành chính và thiếu linh hoạt của nó. Bên
cạnh đó việc quy định hạn mức tín dụng đối với từng loại Ngân hàng
trung gian là không giống nhau, điều này tuỳ thuộc vào định hướng
phát triển và mục tiêu điều hành của chính sách tiền tệ trong từng thời
kỳ vì vậy đôi khi tác dụng của nó lại đi ngược lại với chiếu hướng của
thị trường tín dụng làm cho mức lãi suất biến động bất lợi cho hoạt
động kinh tế, giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng trung gian
và các tổ chức tín dụng trong thị trường

Ấn Ưu điểm: Giúp cho NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo
định mục tiêu của từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có
lãi điều kiện để phát huy tác dụng của các công cụ gián tiếp.
suất Nhược điểm: Dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất trong nền kinh
tế vì thực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành
từ chính quan hệ cung cầu về vốn trong nến kinh tế. Mặt khác việc thay
đổi quy định điều chỉnh lãi suất dễ làm cho các NHTM bị động, tốn kém
trong hoạt động kinh doanh
Ấn
định tỷ
giá hối
đoái
CÔNG Nghiệp Ưu điểm: nói chung thị trường mở tiến bộ hơn các công cụ khác. Bởi
CỤ vụ thị vì:
GIÁN trường Thứ nhất, Ngân hàng trung ương thông qua nghiệp vụ này kiểm soát toàn
TIẾP mở bộ thị trường tự do. Mà việc kiểm soát này là không thể thực hiện được
thông qua công cụ tái chiết khấu vì với tái chiết khấu, Ngân hàng trung
ương chỉ khuyến khích việc chiết khấu của các ngân hàng
thương mại hay không mà thôi chứ không kiểm soát được lượng giấy tờ
có giá đem chiết khấu.
Thứ hai, nghiệp vụ này rất linh hoạt và chính xác. Thể hiện: với bất kỳ
mức độ nào khi muốn thay đổi dự trữ bắt buộc hay cơ số tiền tệ, Ngân
hàng trung ương chỉ việc bán ra thị trường một lượng giấy tờ có giá tuỳ
ý.
Thứ ba, khi sử dụng công cụ thị trường mở thì nếu có sai sót xảy ra thì
Ngân hàng trung ương cũng dễ dàng sửa chữa những sai lầm của mình.
Thứ tư, hoạt động trên thị trường tự do nhanh chóng, tránh được những
chậm trễ về mặt hành chính.

Muốn sử dụng tốt công cụ thị trường mở đòi hỏi sự phát triển nhất
định của cơ chế thanh toán không sử dụng tiền mặt (có nghĩa là tiền
trong lưu thông phần lớn phải nằm trên tài khoản tại ngân hàng).
Chúng ta đã biết rằng xu thế trong tương lai trên toàn thế giới việc sử
dụng tiền mặt đang dần bị thay thế bởi các phương tiện thanh toán
khác như tiền chuyển khoản, tiền điện tử, ngân phiếu, thương phiếu...
Cho nên điều kiện này thì sớm hay muộn cũng hình thành. Nhưng vấn
đề là thời gian là quan trọng nên buộc Ngân hàng trung ương cần phải
có những giải pháp để tạo lập thị trường tài chính đích thực để công cụ
thị trường mở phát huy tác dụng.

Chính Ưu điểm: lợi điểm chủ yếu của công cụ này chính là thông qua nó
sách mà Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò người cho vay cuối
tái cùng. Đây là công việc thể hiện rõ nét vai trò của Ngân hàng trung
chiết ương trong nền kinh tế và là yêu cầu cực kỳ quan trọng để tiến
khấu hành chính sách tiền tệ thành công. Thông qua công cụ này thì
Ngân hàng trung ương sẽ giúp nền kinh tế tránh khỏi các cơn sụp
đổ tài chính bởi mỗi khi các ngân hàng thương mại bị đe doạ phá
sản thì dự trữ lập tức được điều đến ngân hàng cần vốn. Ngoài ra
công cụ này còn có ưu điểm là việc vay mượn được thực hiện trên
nền của các loại giấy tờ có giá, nên thời hạn thanh toán tương đối
rõ ràng tạo điều kiện cho việc hoàn trả. Đồng thời, qua biện pháp
này thì tiền vay sẽ vận động phù hợp với kinh tế thị trường. Tuy có
ưu điểm quan trọng như vậy nhưng công cụ này cũng còn tồn tại
không ít những nhược điểm.
Nhược điểm:
Thứ nhất, khi Ngân hàng trung ương thay đổi lãi suất tái chiết khấu thì lại
khiến cho những suy đoán sai lệch về ý định của Ngân hàng Trung ương.
Thứ hai, khi Ngân hàng trung ương ấn định một mức lãi suất tái chiết
khấu đặc biệt nào đó thì sẽ gây ra chênh lệch lớn giữa lãi suất tái chiết
khấu và lãi suất thị trường.
Thứ ba, công cụ này còn có những hạn chế kỹ thuật và cứng nhắc.
Thể hiện: Ngân hàng trung ương cấp tiền cho các ngân hàng thương mại
một cách máy móc; việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu là một quyết
định quan trọng của chính sách tiền tệ thì lại ít được thực hiện; cùng với
nghiệp vụ tái chiết khấu thì Ngân hàng trung ương chỉ có thể cấp tiền cho
các ngân hàng thương mại nhưng không thu lại được.
Thứ tư, thực tế cho thấy, hiện nay, sự tác động của lãi suất tái chiết
khấu chưa hiệu quả nếu lãi suất tái chiết khấu cao hơn so với lãi suất
chiết khấu. Bởi các ngân hàng thương mại (trong điều kiện bình thường)
sẽ không chiết khấu lại ở Ngân hàng trung ương mà lại có sự
điều tiết qua lại giữa các ngân hàng thương mại này.

Dự trữ Ưu điểm của việc sử dụng dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung ứng
bắt tiền tệ là nó có thể tác động đến tất cả các ngân hàng như nhau và
buộc có tác dụng mạnh mẽ đến cung ứng tiền tệ.
Nhược điểm của dự trữ bắt buộc là: Dự trữ bắt buộc không thích
hợp đối với những thay đổi nhỏ trong tỉ lệ dự trữ bắt buộc vì khi có
những thay đổi như vậy thì chi phí quản lý lại vượt quá lợi ích mang lại.
Điều này là không thiết thực, cũng như “giết gà lại dùng đến dao mổ
trâu“. Một điểm bất lợi khác của công cụ này là khi tăng tỉ lệ dự trữ bắt
buộc thì sẽ làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại
giảm khả năng thanh toán. Và nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc luôn thay đổi, mất
tính ổn định thì cũng gây ra sự mất ổn định trong hoạt động thanh toán và
hoạt động quản lý của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, đang có những kiến nghị cải cách dự trữ bắt buộc. Tuy
vậy, việc quyết định giải quyết dự trữ bắt buộc theo hướng nào vẫn
đang là vấn đề được các nhà hoạch định kinh tế xem xét, thảo luận.

IV.CÁC BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH TIỀN TỆ TRONG ĐIỀU


KIỆN LẠM PHÁT
- Lạm phát là gì?:
o Theo Keynes: cung tiền tăng nhanh ➔ mức giá chung tăng nhanh liên tục ➔
lạm phát
o Theo Milton Friedman: Lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài;* lạm
phát luôn luôn và bao giờ cũng là hiện tượng tiền tệ
o Là hiện tượng kinh tế, trong đó giá cả tăng nhanh, liên tục và kéo dài làm
cho tiền tệ mất giá so với hàng hóa, ngoại tệ và vàng
➔ sự gia tăng liên tục trong mức giá
➔ hiện tượng tăng giá tạm thời không được coi là lạm phát
- Dấu hiệu và phân loại lạm phát:
➢ Dấu hiệu của lạm phát
• CPI _ Consumer Price Index
• PPI _ Producer Price Index
• GNP danh nghĩa/ GNP thực tế: Chỉ số giảm phát của GNP
➢ Phân loại lạm phát
o Lạm phát vừa phải_ Normal Inflation
o Lạm phát phi mã_ High Inflation
o Siêu lạm phát_ Hyper Inflation
- Ảnh hưởng của lạm phát:

- Nguyên nhân của Lạm phát:


- Biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện lạm phát

You might also like