You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

Câu 1: Trình bày và phân tích các quan điểm về đối tượng nghiên cứu của xã hội học,
góc nhìn xã hội học
- Quan niệm về đối tượng nghiên cứu của các nhà XHH kinh điển:
+ Aguste Comte: Là người khai sinh ra ngành XHH. Ông cho rằng các xã hội tồn tại như
những hệ thống phức hợp và có hai cách để nghiên cứu các hệ thống này. Thứ nhất là
nghiên cứu sự cùng tồn tại của các thiết chế trong một hệ thống và cơ cấu cx như chức
năng của chúng. Hai là nghiên cứu sự biến đổi, phát triển, tiến bộ của các thiết chế và hệ
thống qua thời gian. Như vậy Aguste Comte quan niệm đối tượng nghiên cứu của xã hội
học là cơ cấu xã hội và biến đổi xã hội => Vi mô.
+ Emile Durkheim cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học là các sự kiện xã hội.
Sự kiện xã hội là những hiện tượng xã hội cụ thể. Đó là những cách hành động, cách suy
nghĩ, các cảm nhận mang tính tập thể. Đó là những khuôn mẫu chung mà người ta thu
nhận được thông qua học hỏi => Trung mô.
+ Max Weber cho rằng xã hội học phải bắt đầu nghiên cứu từ hành động của con người.
Max Weber nhấn mạnh rằng phải sử dụng các loại hình lý tưởng để thấu hiểu ý nghĩa
được gán cho của các hành động xã hội. Ý nghĩa đó bao gồm dự định, động cơ của người
đưa ra hành động, sự mong đợi đối với hành vi của người khác, và quan niệm về những
tình huống hành động. Loại hình lý tưởng là những mô hình khái niệm hoặc mô hình
phân tích phản ánh những khía cạnh của thực tiễn được quan tâm, loại hình lí tưởng
không có trong thực tế. Max Weber cho rằng loại hình lí tưởng quan trọng nhất trong xã
hội học là các loại hành động xã hội và ông đã đưa ra bốn loại hành động xã hội lý tưởng:
Hành động duy lí công cụ. duy lí giá trị, hành động truyền thống và hành động xúc cảm.
Như vậy, theo Max Weber, đối tượng nghiên cứu của XHH là hành động xã hội => Vi
mô.

- Các nhà xã hội học đương đại có uy tín trên thế giới cx đưa ra những cách nhìn nhận
khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học. Tuy nhiên, chung quy lại vẫn nhìn
nhận qua ba cấp độ vĩ mô, trung mô và vi mô.

Hội Xã hội học Hoa Kỳ:

Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là đời sống xã hội và nguyên nhân cũng như hệ
quả của hành vi con người

Câu 2: Phân tích những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của ngành xã hội học.
- Nhìn cái chung thông qua cái riêng: Nhận ra những khuôn mẫu xã hội chung thông
qua hành vi của những cá nhân cụ thể.
Ví dụ: nếu chúng ta biết một trong những học sinh trong lớp - một phụ nữ trẻ, da đen -
nghèo, chúng ta có thể nhận ra rằng sự thiếu hụt nguồn lực của cô ấy không chỉ là sự
phản ánh hoàn cảnh cũng như những lựa chọn và hành vi của cô ấy mà phần lớn là do cô
ấy thành viên trong các nhóm thiểu số khác nhau (thanh niên, phụ nữ và da đen).
Ví dụ: Tỉ lệ sử dụng các loại ma túy ở tuổi vị thành niên ngày càng gia tăng.

- Chúng ta biết được tỉ lệ sử dụng ma túy ở tuổi vị thành niên gia tăng là do nhìn
nhận qua các nhóm xã hội: nhóm nam, nhóm nữ. Bên cạnh đó, để nhận ra khuôn mẫu
hành vi đó chúng ta phải thu thập thông tin về hành vi từng cá nhân và từ hành vi từng
các cá nhân mới khái quát/chỉ ra hành vi của nhóm.

- Nhìn cái lạ trong cái quen: Các nhà xhh phải tránh quan điểm cho rằng hành vi của
cá nhân đơn thuần là do cá nhân đó hoàn toàn quyết định. Trên thực tế, các yếu tố xã hội
có ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của cá nhân, nhào nặn lên đời sống của cá nhân,
tương lai cá nhân.
Ví dụ: Ở nhiều vùng của Trung Đông, nam giới thường mặc áo choàng dài đến mắt cá
chân với tay áo dài. Việc các bạn nam nắm tay nhau xuống phố cũng là chuyện thường.
Đó là một dấu hiệu của tình bạn và không có ý nghĩa tình dục nào cả. Bạn có thể nghĩ
rằng bạn đang ở giữa một khu vực chủ yếu là người đồng tính trong thành phố, nhưng
nếu suy nghĩ kỹ hơn, có lẽ bạn đã được dạy để nắm tay bạn bè và bạn cùng lớp khi còn
nhỏ.
- Nhìn lựa chọn của cá nhân trong bối cảnh xã hội: Hành động của con người luôn
bị giới hạn và quy định bởi môi trường.
Ví dụ: cá nhân thường phụ thuộc vào bối cảnh xã hội. Chẳng hạn, số con mà mỗi người
phụ nữ quyết định sinh phụ thuộc vào bối cảnh xã hội nơi chị ấy sống. Nếu một người
phụ nữ ở Ấn Độ có trung bình 3 con thì số con trung bình mà một người phụ nữ ở Yemen
có là 6, và 7 con là số mà một phụ nữ ở Niger sinh. Như vậy, quyết định về số con mà
mỗi người phụ nữ sinh phụ thuộc vào bối cảnh xã hội nơi chị ấy sống.
Tương tự, những người đàn ông Trung Đông nắm tay nhau vì họ đã lớn lên trong một
xã hội mà ở đó, những người đàn ông là bạn bè và người thân là chuẩn mực.
- Nhìn xã hội khi cá nhân trong tình huống bên lề xã hội và tình huống khủng hoảng
xã hội: thuộc nhóm yếu thế, trải qua khủng hoảng, ... cá nhân sẽ cảm nhận được sâu sắc
“lực xã hội” tác động vào bản thân.
Ví dụ: Nếu ở bên lề xã hội hay ở trong tình trạng khủng hoảng xã hội, cá nhân sẽ trải
nghiệm sâu sắc hơn cái được gọi là "lực xã hội" định hình nên cuộc sống cá nhân. Chẳng
hạn, nếu cá nhân ở trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn và tỷ lệ thất nghiệp cao lúc đó cá
nhân sẽ trải nghiệm sâu sắc hơn cái được gọi là “lực xã hội" hay đời sống xã hội định
hình nên cuộc sống cá nhân.
Ví dụ: Đại dịch Covid 19, làm cho số người không có việc làm tăng cao, hàng loạt công
ty, xí nghiệp đóng cửa đặc biệt là những người vô gia cư thì việc kiếm ăn rất là khó khăn,
cuộc sống khốn khó.

Câu 3: Phân tích những đóng góp của Auguste Comte (1798-1857) đối với sự ra đời và
phát triển của xã hội học.

Câu 4: Phân tích những đóng góp của Emile Durkheim (1858-1917) đối với sự ra đời
và phát triển của xã hội học.

Câu 5: Trình bày phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học, có những loại
quan sát nào? Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát và lấy ví dụ để vận
dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học.

Câu 6: Thế nào là bảng hỏi, kết cấu của một bảng hỏi gồm những phần nào? Lấy ví
dụ về các loại câu hỏi để phân tích, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của các câu hỏi trong
bảng hỏi xã hội học.

Câu 7: Trình bày định nghĩa hành động xã hội và phân tích quan điểm của weber về
các loại hành động xã hội.

Câu 8: Phân tích định nghĩa, vị trí, vị thế, vai trò xã hội? Đặc điểm của vị thế xã hội là
gì? Lấy ví dụ phân tích các kiểu vị thế xã hội.

Câu 9: Trình bày khái niệm thiết chế xã hội và các chức năng của thiết chế xã hội.
Câu 10: Trình bày khái niệm quyền lực xã hội và phân tích quan điểm của weber về
quyền lực xã hội
Câu 11: Trình bày khái niệm bất bình đẳng xã hội và phân tích quan điểm của Tuner
về bất bình đẳng.
Câu 12: Trình bày khái niệm kiểm soát xã hội, lấy ví dụ để phân tích các chức năng và
các loại kiểm soát xã hội.
Câu 13: Trình bày khái niệm xã hội hóa và phân tích quá trình xã hội hóa theo quan
điểm của An
Câu 14: Lấy ví dụ để phân tích các môi trường của xã hội hóa cá nhân
Câu 15: Khái niệm biến đổi xã hội và lấy ví dụ phân tích nguyên nhân của biến đổi xã
hội.

You might also like