You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA LUẬT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HPTN1: CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

THẢO LUẬN SỐ 05 NHÓM THỰC HIỆN: 10


LỚP 03
Ngày 25 tháng 4 năm 2023 Nhận xét đối với Nhóm: 5

STT Họ và tên MSSV Ký tên Đánh giá %

1 Nguyễn Thanh Như 197LK09035 Có mặt 100%

2 Vũ Mai Anh 197LK33767 Có mặt 100%

3 Trịnh Khánh Duy 197LK08771 Có mặt 100%

4 Nguyễn Thị Minh Thư 197LK09140 Có mặt 100%

5 Ngô Quang Thái 197LK09097 Có mặt 100%

NHẬN XÉT
HÌNH THỨC NỘI DUNG
- Đạt Nhận xét chung:
- Không thông nhất về các thuật ngữ như “người
đại diện theo uỷ quyền” và “người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự”
- Nhẫm lẫn giữa thuật ngữ “Tạm ngừng phiên toà”
và “Hoãn phiên toà”
Nhận xét riêng:
Vai thẩm phám
- Giải quyết vụ án không căn cứ vào cở sở pháp
lý, chỉ nói theo ý kiển cá nhân. Trong phiên toà
xảy ra nhiều tình huống nhưng không giải quyết
đuợc tình huống nào thuyết phục và theo đúng
trình tự thủ tục tố tụng
- Dùng sai nhiều thuật ngữ chuyên ngành, VD:
“Quyết định vụ án đưa ra xét xử”, ấp úng, không
rõ ràng mạch lạc
Vai luật sư của ANPHA

1
HÌNH THỨC NỘI DUNG
- Chưa nghe HĐXX nói hết câu đã nói lại
- Thái độ không tốt
Vai Kiểm sát viên
- Dùng từ ngữ không đúng chuyên ngành, thiếu
chuyên nghiệp, VD: “Tôi cảm thấy nên dừng
phiên toà”

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG


TH1: Tại phiên toà, Luật sư phía ANPHA đề nghị thay đổi Thẩm phán
Căn cứ theo khoản 3 Điều 52 BLTTDS 2015 quy định về những trường hợp phải
thay đổi người tiến hành tố tụng như sau: “Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không
vô tư trong khi làm nhiệm vụ”. Như vậy phía công ty ANPHA đã cung cấp được minh
chứng rằng Thẩm phán tham dự phiên toà không vô tư trong khi làm nhiệm vụ,
Do đó, tại phiên toà, luật sư bảo vệ công ty ANPHA đề nghị thay đổi Thẩm phán thì
căn cứ theo khoản 2 Điều 56 BLTTDS 2015 quy định: “Tại phiên tòa, việc thay đổi
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết
định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại
phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên
tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư
ký Tòa án thay thế người bị thay đổi. Nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm
quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.” Như vậy, Hội
đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà nếu được sự đồng ý của đa số.
TH2: ANPHA đề nghị thêm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 76 BLTTDS 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự được tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ gia đoạn
nào trong quá trình tố tụng. Như vậy, phía ANPHA đề nghị bổ sung thêm người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp là có cơ sở.
Tuy nhiên, căn cứ vào khoản 4, 5 BLTTDS 2015 quy định rằng: “ 4. Khi đề nghị
Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người
đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Luật sư xuất trình các giấy tờ theo quy định của Luật luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử
người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp
viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;

2
c) Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó
cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, tập thể người lao
động;
d) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm d khoản 2 Điều này xuất
trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.
5. Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng
ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì
Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.”
Như vậy, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia tố
tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ gia đoạn nào trong quá trình tố tụng tuy nhiên phải tiến
hành thủ tục đăng ký, xuất trình giấy tờ theo quy định tại khoản 4, 5 Điê 75 Luật này.
TH3: Bà Mận có vấn đề về sức khoẻ
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 259 thì trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có
quyền tạm ngừng phiên toà nếu tình trạng sức khỏe hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở
ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa,
trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt. Như vậy, trong trường
hợp này khi bà Mận có vấn đề về sức khoẻ thì HĐXX sẽ tạm ngừng phiên toà.

You might also like