You are on page 1of 16

TT - GDSK

HPMU

Lập kế hoạch TT-GDSK


Câu 1: Quan tâm và ưu tiên những đối tượng có nguy cơ cao về bệnh tật, sức khỏe
cần được TT-GDSK là đã áp dụng nguyên lý nào trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
(CSSKBĐ) vào hoạt động TT-GDSK?
A. Tính bình đẳng.
B. Tính công bằng.
C. Lồng ghép liên ngành.
D. Tham gia cộng đồng.
các nguyên lý chung của CSSKBĐ- trang 123.
- tình công bằng; Quan tâm và ưu tiên những đối tượng có nguy cơ cao về bệnh
tật, sức khỏe cần được TT-GDSK
- Tăng cường sức khỏe, dự phòng, phục hồi sức khỏe; chủ trọng tt-gdsk vào
các biện pháp dự phòng và tăng cường sức khỏe cũng như tập luyện để phục
hồi sức khỏe sau khi bị bệnh và tai nạn chấn thương.
- sự tham gia của cộng đồng; thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối tượng
trong cộng đồng vào các hoạt động tt-gdsk, tạo nên các phong trào quần chúng
thi đua chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
- kỹ thuật học thích hợp; sử dụng pp, pt tt-gdsk phù hợp với vấn đề, đối tượng
đích, điều kiện thực tế như yếu tố vh, pttq, nguồn lực của cộng đồng
- lồng ghép và phối hợp liên ngành; nhằm xã hội hóa công tác tt-gdsk, tạo sức
mạnh tổng hợp, huy động được mọi lực lượng thích hợp trong cộng đồng tham
gia vào công tác tt-gdsk và tăng cường sức khỏe.

Câu 2: Một trong những công cụ dùng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch là:
A. Đánh giá thực trạng.
B. Đánh giá nhu cầu.
C. Phân tích nguyên nhân.
D. Kinh nghiệm bản thân.

Câu 3: Vấn đề cần TT-GDSK phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
A. Phổ biến trong cộng đồng, có nhu cầu giải quyết.
B. Hiếm gặp trong cộng đồng, có khả năng giải quyết.
C. Phổ biến, chưa cần giải quyết cấp bách.
D. Có khả năng giải quyết được với các nguồn lực hiện có.
Vấn đề cần TT là vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp của cộng đồng có nhu cầu giải
quyết.
Câu 4: Có mấy nguồn lực chính có thể sử dụng trong TT-GDSK?
A. 3 nguồn lực.
B. 4 nguồn lực.
C. 5 nguồn lực.
D. 6 nguồn lực.
nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị, thời gian

Câu 5: Sắp xếp thời gian hợp lý để thực hiện chương trình TT-GDSK được hiểu là:
A. Thời gian phù hợp cho cán bộ làm công tác TT-GDSK.
B. Thời gian để đối tượng truyền thông có thể tham gia 1 cách tích cực, đầy đủ
nhất vào TT-GDSK.
C. Thời gian phù hợp cho cán bộ y tế tuyến cơ sở và chính quyền địa phương.
D. Thời gian thuận lợi cho người thực hiện và đối tượng cần được truyền thông.
Điều cần chú khí trước khi lập kế hoạch.
- Xác định rõ vấn đề cần TT; vấn đề sức khỏe phổ biến thường gặp của cộng
đồng có nhu cầu cần giải quyết.
- Dự kiến tất cả các nguồn lực có thể sử dụng trong TT-GDSK; nguồn lực đã
có và khai thác được, như nhân lực, money, time, cơ sở vật chất.
- Sắp xếp thời gian hợp lý; sắp xếp thời gian thuận lợi cho cho mọi người có
thể tham gia 1 cách tích cực, đầy đủ nhất vào chương trình. chú ý cả time của
người thực hiện và đối tượng cần được tt.
- Kết hợp CT GDSK với hoạt động CSSKBĐ.
- Đưa nguyên lý của CSSKBĐ vào.

Câu 6: Vai trò của lập kế hoạch không bao gồm:


A. Cải thiện kinh tế, chi phí các chương trình GDSK.
B. Góp phần thay đổi hành vi liên quan đến sức khỏe.
C. Kiểm tra hiệu quả của các chương trình đang thực hiện.
D. Cải thiện tính hiệu quả cho các chương trình GDSK.
Cải thiện kinh tế, chi phi.
Hiệu quả cho các chương trình.
Góp phần vào việc thay đổi hành vi liên quan tới sức khỏe.

Câu 7: Sử dụng kỹ thuật học thích hợp vào chương trình GDSK nghĩa là:
A. Kỹ thuật hiện đại, đắt tiền, đòi hỏi nhiều nguồn lực hỗ trợ.
B. Kỹ thuật tiên tiến nhất, chưa được áp dụng rộng rãi.
C. Kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương.
D. Kĩ thuật phù hợp với điều kiện thực tế và đối tượng đích.
Kỹ thuật học thích hợp; sử dụng pp, pt tt-gdsk phù hợp với vấn đề, đối tượng đích,
điều kiện thực tế như yếu tố vh, pttq, nguồn lực của cộng đồng

Câu 8: Trong 1 chương trình TT-GDSK về phòng chống tác hại của thuốc lá tại huyện
X bằng hình thức tổ chức 1 buổi nói chuyện sức khỏe, các cán bộ trung tâm Y tế
huyện đã lựa chọn thời điểm truyền thông khi huyện X đang vào mùa thu hoạch lúa.
Kết quả là có rất ít đối tượng đến tham dự buổi nói chuyện này, đồng thời những
người đến đều nghe cũng không tập trung do phải lo việc thu hái của gia đình. Trong
trường hợp này, người làm truyền thông đã không chú ý đến yếu tố nào khi lập kế
hoạch TT-GDSK?
A. Xác định rõ vấn đề và đối tượng cần TT-GDSK.
B. Dự kiến các nguồn lực sử dụng trong TT-GDSK.
C. Sắp xếp thời gian hợp lý cho công tác TT-GDSK.
D. Huy động sự tham gia cộng đồng khi TT-GDSK.
sắp xếp thời gian hợp lý; sắp xếp thời gian thuận lợi cho cho mọi người có thể tham
gia 1 cách tích cực, đầy đủ nhất vào chương trình. chú ý cả time của người thực hiện
và đối tượng cần được tt.

Câu 9: Tại xã X đang triển khai rất nhiều chương trình Y tế quốc gia như: Chương
trình phòng chống lao, chương trình phòng chống các bệnh mạn tính không lây,.. đồng
thời địa phương cũng đang thực hiện xây dựng nông thôn mới theo chỉ thị của chính
phủ. Một chương trình TT-GDSK về phòng chống bệnh tăng huyết áp của cán bộ
trung tâm Y tế huyện cũng đã được tiến hành cùng với các chương trình này.
Trong trường hợp trên, người làm truyền thông đã vận dụng được nguyên lý nào khi
lập kế hoạch TT-GDSK tại xã X ?
A. Nguyên tắc công bằng
B. Nguyên tắc bình đẳng
C. Nguyên tắc lồng ghép
D. Sự tham gia cộng đồng.
lồng ghép và phối hợp liên ngành; nhằm xã hội hóa công tác tt-gdsk, tạo sức mạnh
tổng hợp, huy động được mọi lực lượng thích hợp trong cộng đồng tham gia vào công
tác tt-gdsk và tăng cường sức khỏe.

Câu 10: Trong chương trình TT-GDSK về phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới
5 tuổi xã Y. Ngoài sự tham gia của lãnh đạo và các cán bộ Y tế còn có sự vào cuộc của
ngành giáo dục, ngành nông nghiệp, cán bộ hội phụ nữ, hội người cao tuổi, đoàn thanh
niên trong việc tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhân thức của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi. Trong trường hợp này, nguyên lý nào trong CSSKBĐ đã được áp dụng vào hoạt
động TT-GDSK ?
A. Lồng ghép và phối hợp liên ngành.
B. Sử dụng các kỹ thuật học thích hợp.
C. Nâng cao, dự phòng, phục hồi sức khỏe.
D. Sự tham gia tích cực của cộng đồng.
Sự tham gia của cộng đồng; thu hút sự tham gia rộng rãi của các đối tượng trong
cộng đồng vào các hoạt động tt-gdsk, tạo nên các phong trào quần chúng thi đua chăm
sóc và bảo vệ sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Câu 11: Lập kế hoạch TT-GDSK phải trải qua bao nhiêu bước cơ bản?
A. 5 bước.
B. 6 bước.
C. 7 bước.
D. 8 bước.
Bước 1; Thu thập thông tin, xác định vấn đề cần TT-GDSK.
Bước 2; Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên cần TT-GDSK.
Bước 3; Xác định đối tượng đích và xây dựng mục tiêu.
Bước 4; Xác định nội dung TT-GDSK.
Bước 5; Xác định nguồn lực, phương tiện, phương pháp TT-GDSK.
Bước 6; Thử nghiệm pp,pt
Bước 7; Xây dựng chương trình hoạt động tt-gdsk.
Bước 8; Lập kế hoạch đánh giá chương trình tt-gdsk

Câu 12: Bước đầu tiên trong tiến trình Lập kế hoạch TT-GDSK là:
A. Thu thập thông tin xác định vấn đề cần TT-GDSK.
B. Lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên.
C. Xác định các đối tượng cần TT-GDSK.
D. Xác định các mục tiêu TT-GDSK.

Câu 13: Các nguồn và các đối tượng để thu thập thông tin phục vụ cho việc Lập kế
hoạch TT-GDSK tùy thuộc vào:
A. Các đặc tính của quần thể đích mà chúng ta cần nghiên cứu trên họ.
B. Sự sẵn có của các nguồn lực có thể huy động được của địa phương.
C. Sự phù hợp về mặt thời gian của các cán bộ đi thu thập thông tin.
D. Các đặc tính của nguồn thông tin cần phải thu thấp tại cộng đồng.

Câu 14: Lý do phải lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên khi tiến hành lập kế hoạch
TT-GDSK là:
A. Sự hạn chế về nguồn nhân lực.
B. Sự hạn hẹp của các nguồn lực.
C. Sự hạn chế về cơ sở vật chất.
D. Các nguồn kinh phí có hạn.
Vấn đề sức khỏe ưu tiên khác nhau tùy thuộc giữa các vùng và thời điểm.

Câu 15: Vấn đề sức khỏe ưu tiên là vấn đề:


A. Cấp bách cần giải quyết, có tầm quan trọng hàng đầu.
B. Mong muốn giải quyết theo chủ quan của người làm TT-GDSK.
C. Người dân địa phương mong muốn giải quyết.
D. Chưa cần giải quyết ngay, có thể chờ đến khi đủ các nguồn lực cần thiết.

Câu 16: Mức độ phổ biến của vấn đề được chọn ưu tiên thể hiện qua các chỉ số là:
A. Chỉ số mới mắc và chỉ số hiện mắc.
B. Tỷ suất mắc bệnh và tỷ suất tử vong.
C. Số người quan tâm và muốn giải quyết.
D. Số lượng các loại nguồn lực sẵn có.

Câu 17: Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1998, có bao nhiêu tiêu chí được
đưa ra cho điểm để lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên trong lập kế hoạch TT- GDSK?
A. 4 tiêu chuẩn.
B. 5 tiêu chuẩn .
C. 6 tiêu chuẩn.
D. 3 tiêu chuẩn.
- Mức độ phổ biến; dựa vào chỉ số mới mắc và hiện mắc.
- Mức độ trầm trọng; tỷ suất mắc bệnh và tỷ suất chết của từng bệnh theo lứa
tuổi.
- Mức độ quan tâm của nhiều người trong cộng đồng; vấn đề nhiều người chấp
nhận để có khả năng huy động được nhiều người tham gia giải quyết.
- Có khả năng giải quyết được; điều kiện sẵn có, dễ thực hiện, nằm trong chủ
trương, công tác y tế của địa phương.

Câu 18: Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về phương pháp lựa chọn vấn đề
sức khỏe ưu tiên theo WHO năm 1998 ?
A. Có 5 tiêu chuẩn được đưa ra cho điểm để lựa chọn được vấn đề ưu tiên.
B. Dùng 4 mức điểm 1, 2, 3, 4 để cho điểm mỗi tiêu chuẩn.
C. Những vấn đề có tổng điểm từ 14-16 sẽ được xem xét là vấn đề ưu tiên.
D. Với các tiêu chuẩn 1, 2; vấn đề diễn biến càng xấu cho điểm càng cao.

Câu 19: Mức độ trầm trọng của vấn đề được chọn ưu tiên thể hiện qua các chỉ số nào?
A. Số mới mắc và số hiện mắc cao.
B. Tỷ suất mắc và tử vong vì bệnh cao.
C. Số lượng người dân không biết vấn đề.
D. Số lượng các nguồn lực còn thiếu hụt.
Câu 20: Nhận định nào sau đây về xác định đối tượng trong khi lập kế hoạch
TT-GDSK là đúng?
A. Gồm đối tượng truyền thông và đối tượng đích.
B. Rất hiếm khi đối tượng truyền thông trùng với đối tượng đích.
C. Đối tượng truyền thông là người hưởng thụ thành quả truyền thông.
D. Đối tượng đích là đối tượng được truyền thông trực tiếp.

Câu 21: Đối tượng truyền thông đầu tiên là:


A. Những người có hành vi nguy cơ cao cần phải thay đổi.
B. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các vấn đề sức khỏe.
C. Những người có khả năng giúp đỡ người làm truyền thông.
D. Những người tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình truyền thông.

Câu 22: Trong các mục tiêu TT-GDSK, mục tiêu nhằm thay đổi điều gì ở đối tượng
truyền thông là quan trọng nhất?
A. Mục tiêu về kiến thức.
B. Mục tiêu về thái độ.
C. Mục tiêu về hành vi.
D. Mục tiêu về quan niệm.
Vì những thay đổi về hành vi sẽ dẫn đến những thay đổi về tình hình sức khỏe và bệnh
tật của đối tượng được GDSK.

Câu 23: Một mục tiêu giáo dục sức khỏe cụ thể gồm mấy thành phần:
A. 4 thành phần.
B. 5 thành phần.
C. 6 thành phần.
D. 7 thành phần.
- Một hành động hay việc làm cụ thể phải hoàn thành.
- Đối tượng đích. hưởng thành quả của hành động đó mang lại.
- Một mức độ hoàn thành mong muốn đối tượng đạt được.
- Các điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành đó; time dự kiến, địa điểm tiến
hành các điều kiện phương tiện vật chất.

Câu 24: Một mục tiêu giáo dục sức khỏe cụ thể gồm mấy đặc tính:
A. 4 đặc tính.
B. 5 đặc tính.
C. 6 đặc tính.
D. 7 đặc tính.
Gồm
- Tình đặc thù; nói về vấn đề cần TT.
- Tính đo lường được; Nói rõ mức độ thay đổi.
- Tính thích hợp; Phù hợp với vấn đề.
- Tinh thực thi
- Tính xác định về thời gian.

Câu 25: Những đặc tính nào dưới đây là đặc tính của một mục tiêu TT-GDSK:
A. Đặc trưng, chính xác, hoàn chỉnh, thích hợp, khả thi.
B. Đặc trưng, đo lường, khả thi, thích hợp, thời gian.
C. Rõ ràng, chính xác, hoàn chỉnh, thuyết phục, thời gian.
D. Rõ ràng, hoàn chỉnh, thực thi, đo lường, thời gian.
Đặc thù, đo lường, thích hợp, thực thi, thời gian.

Câu 26: "Mục tiêu cần nói rõ mức độ thay đổi phải so sánh được với mức ban đầu để
cho thấy kết quả đạt được, từ đó có thể đánh giá được kết quả so với mục tiêu và thấy
được hiệu quả của chương trình" là nội dung đặc tình nào của mục tiêu GDSK?
A. Tính đặc thù.
B. Tính thích hợp.
C. Tính đo lường.
D. Tính thực thi.

Câu 27: Nội dung giáo dục sức khỏe cần phù hợp với:
A. Số lượng và chất lượng của các nguồn lực sẵn có.
B. Trình độ và mong muốn của đối tượng truyền thông.
C. Trình độ và mong muốn của người làm truyền thống.
D. Mục tiêu và đối tượng truyền thông giáo dục sức khoẻ.
- Phù hợp với trình độ của các nhóm đối tượng đích nhằm đạt được các mục tiêu
đã đề ra.
- Phải thể hiện, truyền tải được thông điệp chủ chốt của vấn vấn đề.
- Phải trình bày theo trình tự hợp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp thu,
hiểu vấn đề của đối tượng.
- Thể hiện được tính khoa học, đại chúng.
- Không sử dụng từ ngữ chuyên môn khó hiểu.

Câu 28: Nguyên lý cơ bản đảm bảo sự thành công trong chăm sóc sức khỏe ban đầu
nói chung và giáo dục sức khỏe nói riêng là
A. Kỹ thuật học thích hợp.
B. Tham gia của cộng đồng.
C. Sự phối hợp liên ngành.
D. Có khả năng chi trả.
Câu 29: Tính đặc thù của một mục tiêu truyền thông giáo dục sức khỏe là:
A. Mục tiêu phải nói về vấn đề cần TT-GDSK và đối tượng đích cụ thể nào đó.
B. Mục tiêu cần nói rõ mức độ thay đổi, phải so sánh được với mùng ban đầu.
C. Mục tiêu phải phù hợp với vấn đề cần TT-GDSK.
D. Mục tiêu phải đảm bảo phù hợp với các nguồn lực sẵn có và có thể huy động.

Câu 30: Mục đích quan trọng nhất của thử nghiệm trước các phương tiện, tài liệu
TT-GDSK là:
A. Để tiết kiệm các nguồn lực và thời gian.
B. Điều chỉnh các thông điệp cần truyền tải.
C. Tìm hiểu trình độ văn hóa của đối tượng.
D. Tìm ra tài liệu truyền thông có chi phí thấp nhất.
Thử nghiệm nhằm tiết kiệm nguồn lực, time; điều chỉnh thông điệp cần truyền tải tới
đối tượng là phù hợp.
Lưu ý; chọn đối tượng thử nghiệm phải đại diện cho đối tượng đích.

Câu 31: Phát biểu nào sau đây về việc thử nghiệm trước các phương tiện, tài liệu
TT-GDSK là đúng nhất?
A. Không phải tài liệu, phương tiện TT-GDSK nào cũng phải thử nghiệm.
B. Mục đích quan trọng nhất là giúp điều chỉnh các thông điệp cần truyền tải tới
đối tượng sao cho phù hợp.
C. Những nhóm đối tượng ở các vùng, các địa phương khác nhau vẫn nên dùng
chung các tài liệu TT-GDSK.
D. Là bước không bắt buộc thực hiện trước khi sản xuất hàng loạt các phương
tiện, tài liệu để đưa vào chương trình TT-GDSK.

Câu 32: Trong các kỹ thuật sau, kỹ thuật nào là kỹ thuật thu thập thông tin để xác
định các vấn đề sức khỏe tồn tại ở một cộng đồng dựa trên ý kiến chuyên gia?
A. Nói chuyện, mạn đàm với chính quyền địa phương.
B. Quan sát (gồm quan sát có tham dự và không tham dự)
C. Kỹ thuật Delphi.
D. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng.

Câu 33: Ở xã A, cán bộ trạm y tế thấy các xã khác xung quanh đều chọn vấn đề uốn
ván là vấn đề sức khỏe và họ cũng coi đây là vấn đề sức khỏe tại địa phương mình.
Đây ví dụ về cách chọn vấn đề sức khỏe dựa trên:
A. Kỹ thuật Delphi.
B. Diễn đàn cộng đồng.
C. Phỏng vấn trực tiếp.
D. Quan sát cộng đồng.

Câu 34: Qua khảo sát, tại xã X, huyện Y đang tồn tại một số vấn đề sức khỏe như sau:
Tỷ lệ sinh con thứ 3 cao (vấn đề 1), bệnh sốt xuất huyết gia tăng (vấn đề 2), bệnh bạch
hầu xuất hiện trở lại (vấn đề 3), có ca bệnh tái nhiễm Covid-19 (vấn đề 4). Khi cho
điểm dựa trên các tiêu chuẩn của WHO (1998), các vấn đề có tổng điểm lần lượt là 8
điểm, 11 điểm, 12 điểm, 9 điểm. Vấn đề nào kể trên sẽ được chọn là vấn đề sức khỏe
ưu tiên?
A. Vấn đề 1
B. Vấn đề 2
C. Vấn đề 3
D. Vấn đề 4

Câu 35: Trong một bản truyền thông giáo dục sức khỏe để cải thiện vấn đề suy dinh
dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại xã A. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đối tượng đích là trẻ em dưới 5 tuổi.
B. Đối tượng đích là người chăm sóc trẻ.
C. Đối tượng đích trùng với đối tượng truyền thông.
D. Đối tượng truyền thông là trẻ dưới 5 tuổi.

Câu 36: Tại địa phương X đang xây dựng chương trình truyền thông về chăm sóc
trước sinh cho phụ nữ mang thai. Đối tượng đích đầu tiên mà chương trình nên hướng
tới là:
A. Các phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
B. Các ông chồng, các bậc cha mẹ.
C. Các cán bộ hội phụ nữ, thanh niên.
D. Các ban ngành đoàn thể địa phương.

Câu 37: Bản kế hoạch truyền thông - giáo dục sức khỏe của xã B có viết “Trong 6
tháng đầu năm 2020, giải thích cho tất cả các bà mẹ trong xã hiểu rõ tầm quan trọng
và sự cần thiết phải tiêm chủng đủ loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi theo đúng lịch quy
định”. Đây là mục tiêu nhằm thay đổi:
A. Kiến thức của đối tượng truyền thông.
B. Thái độ của đối tượng truyền thông.
C. Hành vi của đối tượng truyền thông.
D. Niềm tin của đối tượng truyền thông.

Câu 38: Bản kế hoạch truyền thông – giáo dục sức khỏe của xã X có viết “Trong quý
I năm 2020, hướng dẫn cho tất cả các bà mẹ cách pha Oresol cho con uống khi con bị
tiêu chảy”. Đây là mục tiêu nhằm thay đổi:
A. Kiến thức của đối tượng truyền thông.
B. Thái độ của đối tượng truyền thông.
C. Hành vi của đối tượng truyền thông.
D. Niềm tin của đối tượng truyền thông.

Câu 39: Bản kế hoạch truyền thông - giáo dục sức khỏe về phòng chống tác hại của
thuốc lá tại huyện X có viết: "Kết thúc năm học 2020, thuyết phục 100% số học sinh
trong toàn trường THPT X không hút thuốc là". Đây là mục tiêu nhằm thay đổi:
A. Kiến thức của đối tượng truyền thông.
B. Thái độ của đối tượng truyền thông.
C. Hành vi của đối tượng truyền thông.
D. Niềm tin của đối tượng truyền thông.

Câu 40: Trong bản kế hoạch TT-GDSK về kế hoạch hóa gia đình tại huyện Y có viết
mục tiêu là “Tăng số cặp vợ chồng chấp nhận kế hoạch hóa gia đình và thực hiện các
biện pháp tránh thai thích hợp". Đây là ví dụ cho thấy kế hoạch đã đáp ứng yêu cầu
nào khi viết mục tiêu giáo dục sức khỏe?
A. Tính đặc trưng.
B. Tính đo lường.
C. Tính thích hợp.
D. Tính thực thi.
Mục tiêu phù hợp với vấn đề sức khỏe.

Câu 41: “Sản xuất tài liệu truyền thông đảm bảo thông tin cập nhật, thích hợp" là nội
dung của:
A. Quản lý các nguồn phát tin.
B. Quản lý các kênh truyền tin.
C. Quản lý thông tin phản hồi.
D. Quản lý đối tượng đích.

Câu 42: Đánh giá ban đầu cho phép:


A. Tìm hiểu đối tượng đích một cách toàn diện.
B. Đánh giá chương trình GDSK có thể tiếp tục hay không.
C. Kiểm tra hiệu quả của chương trình đang thực hiện.
D. Đánh giá chương trình có hiệu quả không.
Cho phép tìm hiểu toàn diện về đối tượng đích về nhân khẩu học, nhân sinh quan,
nhận thức, thái độ, niềm tin.
Giúp thử nghiệm trên đối tượng đích về sự dễ hiểu, phù hợp,.. thu hút, lôi cuốn của
khái niệm về GDSK.
Câu 43: Đánh giá quá trình cho phép:
A. Tìm hiểu đối tượng đích một cách toàn diện. — đánh giá ban đầu.
B. Đánh giá chương trình GDSK có thể tiếp tục hay không.
C. Kiểm tra hiệu quả ngắn hạn và dài hạn của chương trình đang thực hiện.
D. Đánh giá chương trình có hiệu quả không.
Chương trình có tiếp tục hay không, có hệ thống giám sát, đo lường nội dung không,
tài liệu chương trình được sử dụng ntn, mức độ tiếp cận và tính thường xuyên…

Câu 44: Đánh giá tác động cho phép:


A. Kiểm tra hiệu quả ngắn hạn và dài hạn của chương trình đang thực hiện.
B. Thử nghiệm trên đối tượng đích về sự dễ hiểu, sự phù hợp của tài liệu TT.--
đánh giá ban đầu.
C. Đánh giá hiệu quả của một chương trình TT-GDSK.
D. Quyết định xem liệu rằng chương trình truyền thông có thể tiếp tục không.---
đánh giá quá trình.
Kiểm tra hiệu quả ngắn, dài hạn.
Đo lường thay đổi về nhận thức, thái độ, hành vi trước và sau khi tiến hành chương
trình.
Xác định tác động của chương trình dựa theo mục tiêu đã đề ra.

Câu 45: Đánh giá tác động cho phép:


A. Thử nghiệm trên đối tượng đích về sự dễ hiểu, sự phù hợp, tính thu hút của các
khái niệm về GDSK. – đánh giá ban đầu.
B. Đánh giá hiệu quả của các chương trình TT-GDSK đang thực hiện tại địa
phương.
C. Quyết định xem chương trình có thể tiếp tục không thông qua những thông tin
thu thập được.-- đánh giá quá trình.
D. Đo lường sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành trước và sau khi thực
hiện chương trình GDSK.-- đánh giá tác động.

Câu 46: Đánh giá đầu ra – kết quả cho phép:


A. Đo lường sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành trước và sau khi thực
hiện chương trình GDSK.-- đánh giá tác động.
B. Đo lường các thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trước và sau khi
chương trình GDSK được thực hiện.
C. So sánh chi phí để thực hiện chương trình GDSK với ước đoán khi chương
trình được thực hiện.-- đánh giá chi phí- hiệu quả.
D. Thử nghiệm trên đối tượng đích về sự dễ hiểu, sự phù hợp, tính thu hút của các
khái niệm về GDSK.-- đánh giá ban đầu.
Tập trung đánh giá tình trạng sức khỏe dài hạn.
Đo lường thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh, tử vong trước và sau khi chương trình thực hiện.
Đo lường time duy trì tính lâu dài của các hành vi mong đợi.

Câu 47: Đánh giá chi phí – hiệu quả cho phép:
A. Đo lường sự thay đổi về kiến thức, thái độ, thực hành trước và sau khi thực
hiện chương trình GDSK.-- đánh giá tác động.
B. Đo lường các thay đổi về tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trước và sau khi
chương trình GDSK được thực hiện.-- đánh giá đầu ra-kết quả.
C. So sánh chi phí để thực hiện chương trình GDSK với hiệu quả ước đoán khi
chương trình được thực hiện.
D. Tìm hiểu đối tượng đích một cách toàn diện về nhân khẩu học, nhân sinh
quan.-- đánh giá ban đầu.

Câu 48: Chương trình TT-GDSK nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em
dưới 5 tuổi xã A vừa kết thúc, một chương trình đánh giá cho thấy tỷ lệ những bà mẹ
có con dưới 5 tuổi trong xã biết cách sử dụng biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sự phát
triển của con đã tăng từ 50% lên 80%. Đây là loại hình đánh giá nào?
A. Đánh giá quá trình.
B. Đánh giá tác động.
C. Đánh giá kết quả.
D. Đánh giá hiệu quả.
Đánh giá ban đầu; Tìm hiểu đối tượng đích 1 cách toàn diện; thử nghiệm sự dễ hiểu,
thu hút… của các khái niệm.
Đánh giá quá trình; CT có tiếp tục hay không.
Đánh giá tác động; kiểm tra hiệu quả ngắn và dài hạn của CT. Đo lường sự thay đổi về
nhận thức, thái độ, hành vi trước và sau CT.
Đánh giá đầu ra-kết quả; đo thay đổi tỷ lệ mắc, tử vong.
Đánh giá chi phí-hiệu quả.

Câu 49: Một đánh giá về chương trình GDSK nhằm phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
sau khi được thực hiện tại địa phương A cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh đã giảm từ 504,5
người/100.000 dân trước thời điểm truyền thông xuống 231,3 người/100.000 dân sau
thời điểm truyền thông. Đây là loại hình đánh giá nào?
A. Đánh giá quá trình.
B. Đánh giá tác động.
C. Đánh giá kết quả.
D. Đánh giá hiệu quả.
Vì có sự đo lường về tỷ lệ mắc bệnh, tử vong.
Câu 50: Tại huyện X đang thực hiện chương trình GDSK trong nhà trường để ngăn
ngừa tai nạn giao thông cho học sinh phổ thông. Nhóm các chỉ số như số buổi giảng
về an toàn giao thông, số học sinh tham gia, thời điểm thông tin an toàn giao thông
được triển khai trên truyền hình… thuộc loại đánh giá nào?
A. Đánh giá quá trình
B. Đánh giá tác động
C. Đánh giá kết quả
D. Đánh giá hiệu quả.

Từ Slide
Câu 1: Hành vi sức khoẻ của con người chủ yếu thể hiện ở thành phần nào sau đây?
A. Kiến thức.
B. Thái độ.
C. Niềm tin.
D. Hành vi.

Câu 2: Người làm GDSK có thể gặp khó khăn khi hòa nhập với cộng đồng mới do
yếu tố nào sau đây?
A. Văn hoá.
B. Niềm tin.
C. Nguồn lực.
D. Chuẩn mực.

Câu 3: Khi đối tượng GDSK thiếu hiểu biết, phương pháp GDSK nên áp dụng là gì?
A. Trình diễn.
B. Hướng dẫn thao tác.
C. Trò chơi giáo dục.
D. Nói chuyện sức khoẻ.

Câu 4: Khi đối tượng GDSK thiếu kỹ năng, hoạt động cần thiết của người làm GDSK
là gì?
A. Cung cấp thông tin.
B. Hỗ trợ.
C. Giải thích các chuẩn mực.
D. Huấn luyện.

Câu 5: Kết quả và hiệu quả hành vi mới được đánh giá ở khía cạnh nào:
A. Sức khỏe thể chất và tâm thần.
B. Xã hội.
C. Kinh tế.
D. All.

câu 3 Mô hình các giai đoạn của sự thay đổi năm 1992
câu 4 mô hình hbm từ những năm 50 của thế kỷ XX
câu 5 mô hình ARRM năm 1990

Phần tự lượng giá.


bài 2; hành vi sức khỏe, quá trình thay đổi hành vi sức khỏe và GDSK.
1. Nêu khái niệm hành vi và hành vi sức khỏe.
- Hành vi là những hành động phức tạp, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong
và bên ngoài, chủ quan và khách quan. Được cấu thành từ những yếu tố như
kiến thức, niềm tin, thái độ, kỹ năng.
- Hành vi sức khỏe là những hành động của con người có ảnh hưởng tốt hoặc
xấu đến sức khỏe của họ, những người xung quanh hoặc cộng đồng.

2. Trình bày các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ành vi sức khỏe của mỗi người
- Suy nghĩ và tình cảm;
+ Kiến thức; là yếu tố quan trọng giúp con người có suy nghĩ tình cảm đúng đắn,
từ đó có hành vi phù hợp cho mỗi sự việc.
+ Niềm tin; là sản phầm xã hội của nhận thức cá nhân với kinh nghiệm thu được.
Nó ảnh hưởng đến thái độ, hành vi và khó thay đổi.
+ Thái độ; là trạng thái chuẩn bị của cơ thể để đáp ứng với những tình huống,
hoàn cảnh cụ thể. Nó chịu ảnh hưởng của những người xung quanh, môi
trường, hoàn cảnh.
+ Giá trị.
- Những người có ảnh hưởng quan trọng.
- Nguồn lực như time, money, cơ sở vật chất, nhân lực.
- Yếu tố văn hóa.

3. Trình bày mô hình niềm tin sức khỏe HBM.


- Được tác giả Rosenstock và Becker phát triển vào những năm 50 của thế kỷ
XX.
- Là mô hình về tâm lý.
- Giải thích và dự kiến bằng cách tập trung vào niềm tin và thái độ.
- Giải thích sự thiếu tham gia của các công chúng trong CT khám sàng lọc.
- Những điểm mấu chốt như;
+ Nhận thức được mối đe dọa như sự trầm trọng và sự nhạy cảm.
+ Lợi ích của sự nhận thức.
+ Các cản trở sự nhận thức.
+ Các tín hiệu cho hành động.
+ Những yếu tố khác.
+ Niềm tin của cá nhân.

4. Nêu 5 nhóm người khác nhau với việc tiếp nhận kiến thức, hành vi mới.
- Nhóm 1; Khởi xướng đổi mới – đưa ra các ý tưởng mới, hành vi mới. 2,5.
- Nhóm 2; Ủng hộ – có kiến thức để nhận ra và ủng hộ. 13,5.
- Nhóm 3; Chấp nhận sớm – 34.
- Nhóm 4; Chấp nhận muộn – 34.
- Nhóm 5; Chậm chạp bảo thủ đối với hành vi mới – 16.

5. Các cách thay đổi hành vi sức khỏe.


Có 3 cách;
- Cung cấp thông tin để họ nhận ra vấn đề, từ đó quan tâm đến vấn đề và thay
đổi hành vi sức khỏe. Đối tượng có trình độ nhất định.
- Gặp gỡ thảo luận với đối tượng để họ lựa chọn, hoặc gặp gỡ những người xung
quanh. Thường dùng.
- Dùng áp lực ép buộc.

6. Các bước thay đổi hành vi sức khỏe.


Có 5 bước của quá trình thay đổi hành vi sức khỏe.
Bước 1; Nhận ra vấn đề mới.
Bước 2; Quan tâm đến hành vi mới.
Bước 3; Áp dụng thử nghiệm hành vi mới.
Bước 4; Đánh giá kết quả hành vi mới.
Bước 5; Khẳng định.

7. Phân tích các điều kiện cần thiết cho thay đổi hành vi diễn ra – 8.
- Họ phải nhận ra mình có vấn đề sức khỏe nhờ việc có đủ thông tin.
- Phải quan tâm và muốn giải quyết vấn đề.
- Hiểu hành vi nào cần thay bằng hành vi có lợi.
- Hành vi thực hành được và chấp nhận được.
- Phải được thử nghiệm để có kỹ năng.
- Phải đánh giá được lợi ích, hiệu quả của hành vi mới.
- Phải duy trì được.
- Hỗ trợ môi trường và đảm bảo nguồn lực cho đối tượng.
BÀI 3 NGUYÊN TẮC TT-GDSK.

1. Nguyên tắc cơ bản trong TT-GDSK.


- Nguyên tắc tính khoa học.
+ Dựa trên những cơ sở khoa học như Khoa học hành vi, Khoa học y hoc,
Tâm lý học giáo dục, TLH XH, TLH nhận thức,
- Nguyên tắc tính đại chúng.
+ Mọi nội dung, pp, pt phải phổ cập. Phải dựa trên cơ sở của việc chuẩn
đoán cộng đồng.
+ Xã hội hóa công tác; vận động quần chúng tham gia; làm lâu dài, thành
phong trào quần chúng rộng khắp; vận dụng nguồn lực tổng hợp.
- Nguyên tắc tính trực quan;
+ Sử dụng đa dạng các loại phương tiện để tác động trực tiếp vào các giác
quan.
+ Tự làm hình mẫu để phản ánh tích cực.
- Nguyên tắc tình thực tiễn;
- Nguyên tắc lồng ghép.

You might also like