You are on page 1of 3

http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.

lepham)

KHÓA 2019: CHỐNG ĐIỂM LIỆT MÔN HÓA CHỈ VỚI 10 BÀI HỌC
BÀI 9.3. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM HÓA VÔ CƠ 11
- TỔNG ÔN LÝ THUYẾT CACBON - SILIC

VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website: http://hoc24h.vn/


[Truy cập tab: Khóa Học – KHÓA 2019: CHỐNG ĐIỂM LIỆT MÔN HÓA CHỈ VỚI 10 BÀI HỌC]

Câu 1. [ID: 51856] CO2 không phản ứng với chất nào trong các chất sau đây ?
A. NaOH B. O2 C. CaO D. Mg
Câu 2. [ID: 51861] Hai oxit nào sau đây bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao ?
A. ZnO và K2O B. Fe2O3 và MgO C. FeO và CuO D. Al2O3 và ZnO
Câu 3. [ID: 52044] Để đề phòng bị nhiễm độc cacbon monoxit, người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là
A. Đồng (II) oxit và than hoạt tính. B. than hoạt tính.
C. Đồng (II) oxit và magie oxit. D. Đồng (II) oxit và mangan đioxit.
Câu 4. [ID : 54650] Hiện nay "nước đá khô" được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm, bảo
quản hạt giống khô, làm đông lạnh trái cây, bảo quản và vận chuyển các chế phẩm sinh học, dùng làm sương
mù trong các hiệu ứng đặc biệt.... "Nước đá khô" được điều chế bằng các nén dưới áp suất cao khí nào sau đây ?
A. O2. B. CO2. C. N2. D. SO2.
Câu 5. [ID : 58799] Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
A. Al, Fe, Cu, Mg. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe C. Al2O3, Cu, Mg, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO.
Câu 6. [ID : 58813] Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng
dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây
ra hiệu ứng nhà kính ?
A. N2. B. O2. C. CO2. D. H2.
Câu 7. [ID: 54433] Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày (thành phần chính là CaCO3), nên dùng
dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn. B. Nước vôi. C. Muối ăn. D. Cồn 700.
Câu 8. [ID : 64400] Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau :
(1) 2C+Ca   CaC 2 (2) C+2H 2   CH 4
(3) C+CO 2 
 2CO (4) 3C+4Al 
 Al4 C3
Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (1) B. (4) C. (3) D. (2)
 CO2  H2O
Câu 9. [ID : 64416] Cho sơ đồ chuyển hóa sau : X   Y  X
o
t

X và Y lần lượt là
A. NaOH và Na2CO3 B. Na2CO3 và NaHCO3 C. Na2CO3 và NaOH D. NaHCO3 và Na2CO3
Câu 10. [ID : 66534] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dung dịch HCl dư hòa tan được canxi cacbonat. B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô.
C. SiO2 tác dụng được với dung dịch HF. D. Kim cương được dùng để chế tạo mũi khoan.
Câu 11. [ID: 65957] Để phân biệt khí CO2 và khí SO2, có thể dùng:
A. dung dịch Br2 B. dung dịch NaOH C. dung dịch KNO3 D. dung dịch Ca(OH)2

Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành https://www.facebook.com/ThayLePhamThanh/
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 12. [ID: 68278] : Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ sản phẩm khí thoát ra (khí
A) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết
tủa B. A, B, C lần lượt là
A. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3. B. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2.
C. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3. D. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2.
Câu 13. [ID: 75918] Cho sơ đồ phản ứng: Fe(NO3)2   X + NO2 + O2. Chất X là
o
t

A. Fe3O4. B. Fe(NO3)2. C. FeO. D. Fe2O3.


Câu 14. [ID: 75922] Khí X thoát ra khi đốt than trong lò, đốt xăng dầu trong động cơ, gây ngộ độc hô hấp cho
người và vật nuôi, do làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu. X là
A. CO2. B. SO2. C. CO. D. Cl2.
Câu 15. [ID: 86913] Oxit nào sau đây là chất rắn ở điều kiện thường?
A. SiO2. B. NO2. C. CO2. D. N2O.
Câu 16. [ID: 90347] Ở nhiệt độ cao, C thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với
A. O2. B. CO2. C. Al. D. ZnO.
Câu 17. [ID: 87438] Phản ứng hóa học nào sau đây không đúng?
o
t
A. Si + O2   SiO2. B. SiO2 + 4HCl → SiCl4 + 2H2O.
C. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. D. Si + 2NaOH + H2O → Na2SiO3 + 2H2.
Câu 18. [ID: 89317] Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình tạo thạch nhũ trong các hang động đá vôi là
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 B. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O D. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
Câu 19. [ID: 77026] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon.
B. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
C. Silic đioxit là chất rắn, không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch H2SO4.
D. Silic tinh thể và silic vô định hình là 2 dạng thù hình của silic.
Câu 20. [ID: 89734] Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. SiO2 tan được trong dung dịch HF.
B. Si không có khả năng tác dụng với kim loại.
C. Thành phần hóa học chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
D. Si tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí hiđro.
Câu 21. [ID: 87365] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Silic đioxit là chất rắn, không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl.
B. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon.
C. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
D. Silic tinh thể và silic vô định hình là hai dạng thù hình của silic.
Câu 22. [ID: 52042] Phát biểu nào sau đây không đúng?
a) Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và KSiO3 được gọi là thủy tinh lỏng.
b) Đám cháy magie có thể dập tắt bằng cát khô.
c) Thủy tinh có cấu trúc vô định hình, khi đun nóng, nó mềm dần rồi mới chảy.
d) Than chì là tinh thể có ánh kim, dẫn điện tốt, có cấu trúc lớp.
e) Kim cương có cấu trúc tinh thể phân tử. Tinh thể kim cương cứng nhất tỏng tất cả các chất.
f) Silic tinh thể có tính bán dẫn: ở nhiệt độ thường độ dẫn điện cao, khi tăng nhiệt độ thì độ dẫn điện giảm.
A. a, c, d, f. B. a, c, d, e. C. b, c, e. D. b, e, f.

Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành https://www.facebook.com/ThayLePhamThanh/
http://hoc24h.vn/ – Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH (https://www.facebook.com/thanh.lepham)

Câu 23. [ID: 77984] Cho các phản ứng :


0 0
t t
(1) SiO2 + C   (2) SiO2 + Mg  
0
t
(3) Si + dung dịch NaOH → (4) C + H2O  
0 0
t t
(5) Mg + CO2   (6) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C  
Số phản ứng tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 24. [ID: 74418] Cho các phát biểu sau:
(1) Amoniac lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong thiết bị lạnh.
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, cho khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đậm đặc.
(3) Khi cho quỳ tím ẩm vào lọ đựng khí NH3, quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
(4) Nito lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 25. [ID : 64430] Cho các phát biểu sau:
(1) Photpho trắng có cấu trúc tinh thể phân tử, photpho đỏ có cấu trúc polime.
(2) Trong tự nhiên không có Si ở trạng thái tự do.
(3) NaHCO3 được dùng trong công nghiệp thực phẩm, thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(4) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thủy tinh, bột mài.
(5) H2SiO3 là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic.
(6) CO cháy trong oxi hoặc không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt, tỏa nhiều nhiệt.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

ĐÁP ÁN
1B 2C 3A 4B 5B 6C 7A 8C 9D 10B

11A 12B 13D 14C 15A 16C 17B 18C 19C 20B

21A 22D 23D 24D 25D

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành https://www.facebook.com/ThayLePhamThanh/

You might also like