You are on page 1of 4

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THI

BỘ MÔN: ĐIỆN TỰ ĐỘNG TÀU THỦY HỌC PHẦN: CƠ SỞ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

1. Lý thuyết
TT NỘI DUNG ĐIỂM

I Chương 1: Khái niệm chung về truyền động điện

1 Vẽ sơ đồ cơ cấu cơ học điển hình của hệ truyền động điện. Quy đổi mô men 2.5đ
cản về trục động cơ điện.
2 Vẽ sơ đồ cơ cấu cơ học điển hình của hệ truyền động điện. Quy đổi mô men 2.5đ
quán tính về trục động cơ điện.
3 Viết phương trình chuyển động của hệ truyền động điện và nêu các trạng 2.5đ
thái công tác của hệ truyền động điện.
II Chương 2. Các đặc tính của động cơ điện
4 Vẽ sơ đồ nguyên lý, viết phương trình và vẽ dạng đặc tính cơ của động cơ 2.5đ
điện một chiều kích từ song song (độc lập)
5 Viết phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ độc lập và 2.5đ
vẽ dạng đặc tính cơ khi thay đổi điện áp phần ứng.
6 Viết phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ song song 2.5đ
và vẽ dạng đặc tính cơ khi thay đổi điện trở phụ mạch phần ứng.
7 Viết phương trình đặc tính cơ của động cơ điện một chiều kích từ song song 2.5đ
và vẽ dạng đặc tính cơ khi thay đổi từ thông động cơ.
8 Vẽ sơ đồ nguyên lý và trình bày phương pháp tính toán điện trở phụ (Rp) 2.5đ
khởi động động cơ kích từ song song bằng phương pháp đồ thị.
9 Vẽ sơ đồ nguyên lý, viết phương trình và vẽ dạng đặc tính cơ của động cơ 2.5đ
điện một chiều kích từ nối tiếp.
10 Vẽ sơ đồ tương đương và viết phương trình và vẽ dạng đặc tính quan hệ M = 2.5đ
f(s) của động cơ điện không đồng bộ ba pha.
11 Viết các biểu thức mô men, độ trượt tới hạn của động cơ điện không đồng 2.5đ
bộ ba pha và vẽ dạng đặc tính khi thay đổi điện áp nguồn.
12 Viết các biểu thức mô men, độ trượt tới hạn của động cơ điện không đồng 2.5đ
bộ ba pha và vẽ dạng đặc tính khi thay đổi điện trở rô to.
13 Viết các biểu thức mô men, độ trượt tới hạn của động cơ điện không đồng 2.5đ
bộ ba pha và vẽ dạng đặc tính khi thay đổi tần số nguồn.
14 Viết các biểu thức mô men, độ trượt tới hạn của động cơ điện không đồng 2.5đ
bộ ba pha và vẽ dạng đặc tính khi thay đổi số đôi cực.
III Chương 3. Điều chỉnh tốc độ truyền động điện
15 Vẽ sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều bằng phương 2.5đ
pháp thay đổi điện trở phụ mạch phần ứng, viết phương trình và vẽ đặc tính
cơ của hệ.
16 Vẽ sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều bằng phương 2.5đ
pháp thay đổi điện áp mạch phần ứng, viết phương trình và vẽ đặc tính cơ
của hệ.
17 Vẽ sơ đồ nguyên lý điều chỉnh tốc độ động cơ điện một chiều bằng phương 2.5đ
pháp thay đổi từ thông kích từ, viết phương trình và vẽ đặc tính cơ của hệ.
18 Vẽ sơ đồ nguyên lý và vẽ dạng đặc tính cơ của hệ điều chỉnh tốc độ động cơ 2.5đ
điện không đồng bộ ba pha bằng phương pháp thay đổi điện áp cung cấp cho
dây quấn stator động cơ.
19 Viết biểu thức quy luật điều chỉnh tần số nguồn cung cấp cho động cơ không 2.5đ
đồng bộ ba pha theo điều kiện hệ số quá tải của động cơ không thay đổi và
vẽ một dạng đặc tính cơ minh họa.
20 Vẽ sơ đồ nối dây, viết biểu thức mô men tới hạn, độ trượt tới hạn của động 2.5đ
cơ điện không đồng bộ ba pha khi cuộn dây stator nối hình tam giác(Δ) và
hình sao kép(YY) và vẽ đặc tính cơ khi đổi nối từ tam giác sang sao kép.
21 Vẽ sơ đồ nối dây, viết biểu thức mô men tới hạn, độ trượt tới hạn của động 2.5đ
cơ điện không đồng bộ ba pha khi cuộn dây stator nối hình sao (Y) và hình
sao kép (YY) và vẽ đặc tính cơ khi đổi nối từ hình sao sang sao kép.
IV Chương 4. Chọn công suất động cơ điện
22 Viết phương trình phát nóng và vẽ dạng đường cong phát nóng, làm mát của 2.5đ
động cơ điện khi làm việc ở chế độ dài hạn và khi nghỉ hẳn.
23 Trình bày phương pháp tính toán và lựa chọn công suất động cơ làm việc 2.5đ
với phụ tải dài hạn, cho ví dụ minh hoạ.
24 Trình bày phương pháp tính toán và lựa chọn công suất động cơ làm việc 2.5đ
với phụ tải ngắn hạn.
25 Trình bày phương pháp tính toán và lựa chọn công suất động cơ làm việc 2.5đ
với phụ tải ngắn hạn lặp lại.
26 Trình bày phương pháp kiểm nghiệm công suất động cơ tính chọn theo điều 2.5đ
kiện phát nóng bằng tổn thất trung bình
27 Trình bày phương pháp kiểm nghiệm công suất động cơ tính chọn theo điều 2.5đ
kiện phát nóng bằng dòng điện đẳng trị.
28 Trình bày phương pháp kiểm nghiệm công suất động cơ tính chọn theo điều 2.5đ
kiện quá tải và điều kiện khởi động.
2. DẠNG BÀI TẬP (2.5đ): (Bài tập khi vào đề thi chỉ yêu cầu hoàn thành một nội dung)
Bài 1. Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số sau:
Pđm = 6.6 KW; Uđm = 220 V; nđm = 2200 vg/ph; ηđm = 0.85; J = 0.07 kgm2.
Yêu cầu: a. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ tự nhiên
b. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ nhân tạo của động cơ khi biết RP = 1.2 (Ω)
nối vào mạch phần ứng?
Bài 2. Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số sau:
Pđm = 6.6 KW; Uđm = 220 V; nđm = 2200 vg/ph; ηđm = 0.85; J = 0.07 kgm2.
Yêu cầu: a. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ tự nhiên
b. Tính toán điện trở phụ nhỏ nhất nối vào mạch phần ứng để động cơ thực hiện
hãm ngược mà tải trên trục của nó là giá trị định mức?
Bài 3. Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số sau:
Pđm = 6.6 KW; Uđm = 220 V; nđm = 2200 vg/ph; ηđm = 0.85; J = 0.07 kgm2.
Yêu cầu: a. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ tự nhiên
b. Tính toán điện trở hãm động năng khi động cơ đang làm việc với tải trên trục
của nó là giá trị định mức? Yêu cầu dòng hãm ban đầu (Ihbđ = 2Iđm).
Bài 4. Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số sau:
Pđm = 4.4 KW; Uđm = 220 V; nđm = 1500 vg/ph; ηđm = 0.85; J = 0.07 kgm2.
Yêu cầu: a. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ tự nhiên
b. Tính toán điện trở hãm động năng khi động cơ đang làm việc với tải trên trục
của nó là giá trị định mức? Yêu cầu dòng hãm ban đầu (Ihbđ = 2Iđm).
Bài 5. Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số sau:
Pđm = 2.5 KW; Uđm = 220 V; nđm = 1000 vg/ph; ηđm = 0.8; J = 0.07 kgm2.
Yêu cầu: a. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ tự nhiên
b. Tính toán điện trở phụ nhỏ nhất nối vào mạch phần ứng để động cơ thực hiện
hãm ngược mà tải trên trục của nó là giá trị định mức?
Bài 6. Động cơ điện một chiều kích từ song song có các thông số sau:
Pđm = 9.0 KW; Uđm = 220; nđm = 1500 vg/ph; ηđm = 0.85; J = 0.16 kgm2.
Yêu cầu: a. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ tự nhiên
b. Xây dựng đặc tính cơ nhân tạo của động cơ khi biết R P = 1.2 (Ω) nối vào mạch
phần ứng?
Bài 7. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ roto lồng sóc với
các thông số sau:
Pđm = 10 KW; U1đm = 380 V; nđm = 2930 vg/ph; λM = 2.5; λkđ = 1.3.
Bài 8. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ roto lồng sóc với
các thông số sau:
Pđm = 14 KW; U1đm = 380 V; nđm = 2930 vg/ph; λM = 2.5; λkđ = 1.5.
Bài 9. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ roto lồng sóc với
các thông số sau:
Pđm = 20 KW; U1đm = 380 V; nđm = 2940 vg/ph; λM = 2.9; λkđ = 1.2.
Bài 10. Tính toán và xây dựng đặc tính cơ của động cơ điện không đồng bộ roto lồng sóc với
các thông số sau:
Pđm = 28 KW; U1đm = 380 V; nđm = 1460 vg/ph; λM = 2.3; λkđ = 1.4

You might also like