You are on page 1of 7

Câu 1

Nợ TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 -Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641-Chi phí bán hàng

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK 241-XDCB dở dang

Có TK 334-Phải trả công nhân viên

Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng, kế toán ghi:

+ Trường hợp thưởng cuối năm, thưởng thường kỳ:

Nợ TK 431- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

Có TK 334- Phải trả công nhân viên

+ Trường hợp thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng năng suất
lao động:

Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334- Phải trả công nhân viên

Tiền ăn ca phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Nợ TK 622, 627, 641, 642…

Có TK 334 : Phải trả CNV

Các khoản khấu trừ vào lương của CNV: khoản tạm ứng chi không hết khoản bồi thường vật
chất, BHXH, BHYT Công Nhân Viên phải nộp, thuế thu nhập phải nộp ngân sách nhà nước,
ghi:

Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên

Có TK 141- Tạm ứng

Có TK 138 -Phải thu khác

Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác

Có TK 333- Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước


Hàng tháng căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả công nhân viên trong tháng kế toán trích
BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính vào chi phí sản xúât kinh doanh của các bộ
phận sử dụng lao động:

Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.

Nợ TK 627 – Chi phí sán xuất chung

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

BHXH, BHYT khấu trừ vào tiền lương công nhân viên:

Nợ TK 334 – Phải trả công nhân viên

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên khi CNV bị ốm đau, thai sản:

Nợ TK 338(3383) – Phải trả, phải nộp khác.

Có TK 334 – Phải trả công nhân viên.

Nộp BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan chuyên trách.

Nợ TK 338– Phải trả, phải nộp khác.

Có TK 111, 112.

Khi chi tiêu sử dụng kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp:

Nợ TK 338(3382) – Phải trả, phải nộp khác.

Có TK 111- Tiền mặt.

Thanh toán tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên:

Nợ TK 334- Phải trả công nhân viên

Có TK 111- Tiền mặt.


2. Sơ đồ kế toán NVL, CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

a) Đầu kỳ, kết chuyển trị giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ, ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng

Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

b) Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn
kho cuối kỳ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu 

Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ

Có TK 611 – Mua hàng.


3 Cách hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên

a) Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng
từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:

– Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331,… (tổng giá thanh toán).

– Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị nguyên vật liệu bao gồm cả thuế
GTGT.

b) Kế toán nguyên vật liệu trả lại cho người bán, khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá
hàng bán nhận được khi mua nguyên vật liệu:

– Trường hợp trả lại nguyên vật liệu cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán


Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

c) Trường hợp doanh nghiệp đã nhận được hóa đơn mua hàng nhưng nguyên liệu, vật liệu
chưa về nhập kho doanh nghiệp thì kế toán lưu hóa đơn vào một tập hồ sơ riêng “Hàng mua
đng đi đường”.

– Nếu trong tháng hàng về thì căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho để ghi vào tài khoản 152
“Nguyên liệu, vật liệu”.

– Nếu đến cuối tháng nguyên liệu, vật liệu vẫn chưa về thì căn cứ vào hóa đơn, kế toán ghi
nhận theo giá tạm tính:

Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán; hoặc

Có các TK 111, 112, 141,…

– Sang tháng sau, khi nguyên liệu, vật liệu về nhập kho, căn cứ vào hóa đơn và phiếu nhập
kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường.

d) Khi trả tiền cho người bán, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, thì khoản chiết khấu
thanh toán thực tế được hưởng được ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).

đ) Đối với nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu:

– Khi nhập khẩu nguyên vật liệu, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312) (nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu
không được khấu trừ)

Có TK 3332- Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu).
Có TK 33381 – Thuế bảo vệ môi trường.

– Nếu thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).

e) Các chi phí về thu mua, bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu từ nơi mua về kho doanh
nghiệp, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có các TK 111, 112, 141, 331,…

ý 4: giải thích sơ đồ 134:

1a. Xuất nguyên liệu, vật liệu để sản xuất, thực hiện dịch vụ

1b. Xuất nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng chung cho các phân xưởng, bộ phận sản xuất

1c. Xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, dụng cụ dùng cho bộ phận bán hàng, quản lý
doanh nghiệp.

2 (2a, 2b, 2c). Tiền lương phải trả, trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
3 (3a,3b). Khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (TK 627),
dùng cho bộ phận bán hàng (TK 641), dùng cho bộ phận quản lý DN (TK 642).

4 (4a,4b). Chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất sản phẩm (TK627), dùng cho bộ phận
bán hàng (TK 641), dùng cho bộ phận quản lý DN (TK 642)

5. (5a, 5b, 5c). Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.

6. (6a, 6b, 6c). Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất
chung phần trên mức bình thường vào giá vốn hàng bán.

7a. Giá thành sản phẩm nhập kho.

7b. Giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành gửi đi bán;

7c. Giá thành sản phẩm sản xuất tiêu thụ ngay, giá thành dịch vụ hoàn thành đã cung cấp
trong kỳ.

You might also like