You are on page 1of 28

CHƯƠNG III

KẾ TOÁN VẬT TƯ
Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung, nguyên tắc quản lý,
chứng từ, tài khoản sử dụng và phương pháp kế
toán Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong ĐV
HCSN.
Khái niệm NVL

 Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, sau khi sử dụng sẽ mất đi, thay đổi
hình dạng hoặc biến thành vật liệu khác.
 NVL ở đơn vị HCSN gồm có: NL, VL, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật
liệu dung cho công tác quản lý và văn phòng, dùng cho hoạt động
chuyên môn nghiệp vụ và các loại vật liệu khác
 Đối với SXKD vật liệu là yếu tố cấu thành nên SPSX ra, còn đối với đơn
vị HCSN vật liệu chỉ là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi, là phương tiện để
các đơn vị thực hiện công việc hoạt động hành chính sự nghiệp được
giao.
Khái niệm công cụ dụng cụ

 Các loại CC-DC không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ, theo quy định hiện hành
thì CC-DC bao gồm:
 Dụng cụ: tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà phân loại, như trong lĩnh vực
giáo dục thì CC-DC là trang thiết bị phòng thí nghiệm, phòng học…
hoặc trong lĩnh vực ý tế là kìm kẹp, panh, xi-lanh, ống tai nghe.
 Dụng cụ lâu bền: là những CC-DC có giá trị lớn và có thời gian sử
dụng trên 1 năm mà không coi là TSCĐ. Đơn vị phải theo dõi, quản lý
chặt chẽ từng loại CC-DC lâu bền khi sử dụng cho đến khi báo hỏng
trên sổ “Sổ theo dõi TSCĐ và CC-DC tại nơi sử dụng” (mẫu S26-H)
Nhiệm vụ của kế toán vật tư

 Tổ chức đánh giá, phân loại nguyên liệu, vật liệu, CCDC theo quy
định của chế độ nhà nước.
 Tổ chức luân chuyển chứng từ và ghi chép vào sổ sách kế toán theo
đúng hình thức tổ chức kế toán mà đơn vị áp dụng.
 Phản ánh đầy đủ số lượng, giá trị hiện có và tình hình biến động của
nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ trong đơn vị.
 Thực hiện phân tích, đánh giá tình hình chấp hành kế hoạch thu mua,
sử dụng nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ
 Tham gia đánh giá kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước.
Phương pháp tính giá thực tế nhập kho và xuất kho
vật liệu, CC-DC

Giá thực tế nhập kho


 Mua ngoài nhập kho (sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án, đầu tư
xây dựng cơ bản):

Giá mua thực tế ghi trên hóa đơn (bao gồm cả


Giá
= các khoản thuế không được hoàn lại) + chi
NK
phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp
Ví dụ:
 Nhập kho 500 kg vật liệu A sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, giá
mua chưa thuế 100.000 đ/kg, thuế GTGT thuế suất 10%. Chi phí
vận chuyển vật liệu 1.000.000 chưa thanh toán cho người bán.
 Giá nhập kho:
 500 x 100.000 x 1,1 + 1.000.000
Phương pháp tính giá thực tế nhập kho và xuất
kho vật liệu, CC-DC
Giá thực tế nhập kho
 Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tự sản xuất nhập kho là toàn
bộ chi phí đơn vị bỏ ra để chế biến vật liệu, nguyên liệu đó
 Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu thu hồi là giá do hội đồng
đánh giá tài sản của đơn vị xác định (trên cơ sở đánh giá của vật
liệu thu hồi)
 Giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhận biếu tặng, viện trợ là
giá do hội đồng đánh giá xác định
GTT của VL, DC mua ngoài nhập kho sử
dụng cho hoạt động SXKD
Thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo PP khấu trừ
được tính theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế
GTGT đầu vào của NVL mua vào hạch toán vào TK
133.
Thuộc đói tượng chịu thuế GTGT tính theo PP trực tiếp
hoặc dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ không thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT, được tính theo gia mua bao
gồm cả thuế GTGT
Phương pháp tính giá thực tế nhập kho và
xuất kho vật liệu, CC-DC
 Tính giá xuất kho:
 Giá thực tế đích danh.
 Bình quân gia quyền.
 Nhập trước xuất trước (FIFO)
Chứng từ sử dụng

 Phiếu nhập kho (Mẫu C30-HD)


 Biên bản kiểm nghiệm NVL (Mẫu C33-HD)
 Phiếu xuất kho (Mẫu C31-HD)
 Biên bản kiểm kê nguyên liệu, vật liệu, công cụ, sản phẩm,
hàng hóa (Mẫu C32-HD)
 Phiếu giao nhận nguyên liệu, vật liệu, công cụ, sản phẩm,
hàng hóa (Mẫu C34-HD)
 Bảng phân bổ NVL, CCDC (Mẫu C35-HD)
Phương pháp hạch toán chi tiết vật tư (PP thẻ song
song)

THẺ KHO

PHIẾU NHẬP KHO PHIẾU XuẤT KHO

THẺ HoẶC SỔ CHI TiẾT VẬT LiỆU

BẢNG TỔNG HỢP CHI TiẾT

SỔ KẾ TOÁN TỔNG HỢP


Tài khoản sử dụng
TK 152 – Nguyên vật liệu
-Trị giá thực tế -Trị giá thực tế
NVL nhập kho. NVL xuất kho.
-Trị giá thực tế -Trị giá thực tế
NVL thừa phát NVL thiếu phát
hiện khi kiểm kê. hiện khi kiểm kê.

SD: Giá trị thực


tế NVL tồn kho
Tài khoản sử dụng

 Ngoài ra, đơn vị còn sử dụng các TK sau:


 TK153 – Công cụ dụng cụ
 TK154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
 TK155, TK156
 TK366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36612,
36622, 36632)
2. Phương pháp hạch toán
152,153
36612 (1b)Nếu rút dự toán để mua vật liệu dụng cụ
(1a) Nhập kho vật liệu bằng nhập kho, ngoài các định khoản trên, kế toán
nguồn kinh phí ngân sách cấp còn ghi đơn Có TK 008
Khi xuất VL ra sử dụng:
112 N611/C152,153

(2a) Nhập kho Vl, t.toán bằng


TGNH (kể cả tiền gửi được cấp (2b) Đồng thời:
bằng LCT thực chi) N3371/C36612

331
Ghi đơn: C012, 018
(4)NK chưa thanh toán cho
người bán. (5a)Khi thanh toán các khoản mua chịu
N331/C111,112
(5b) ĐT: N337/C366
141

(3a) NK vật liệu thanh toán Ghi đơn: C012, 014
bằng tạm ứng
(3b)ĐT: N337/C366

Ghi đơn: C012, 014
2. Phương pháp hạch toán
152,153
112, 331
(6b) Đồng thời:
(6a) Nhập kho vật liệu bằng N3372/C36622
nguồn viện trợ, vay nợ nước (7) Khi xuất VL sử dung:
ngoài N612/C152,153
112, 112, 331
(8b) Đồng thời:
(8a) Nhập kho VL bằng nguồn N337/C36632
phí được khấu trừ, để lại Và
Ghi đơn: C014
36622 (9) Khi xuất VL sử dụng:
(10)NK VL do biếu tặng , viện N614/C152,153
trợ nhỏ lẻ

3388
1388
(11)Kiểm kê vật liệu phát
(12)Kiểm kê vật liệu phát
hiện thừa
hiện thiếu
13. Các loại nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ đã xuất dùng nhưng sử dụng không hết
nhập lại kho, ghi:
Nợ TK 152,153 - theo giá xuất kho
Có các TK 154, 241, 611, 612, 614.
14. Cuối năm, kế toán tính toán kết chuyển từ TK các khoản nhận trước chưa ghi
thu sang các TK thu (doanh thu) tương ứng với số nguyên vật liệu, dụng cụ hình
thành từ nguồn NSNN cấp; phí được khấu trừ, để lại hoặc nguồn viện trợ, vay nợ
nước ngoài đã xuất ra sử dụng trong năm, ghi:
Nợ TK 366 (36612, 36622, 36632)
Có các TK 511, 512, 514.
Ví dụ:
1. Ngày 1/2/N rút dự toán thực chi 25.000 mua NVL nhập kho.
NỢ TK152/CÓ TK36612: 25.000
GHI ĐƠN CÓ TK008212: 25.000
2. Ngày 5/2/N xuất kho NVL mua bằng dự toán NSNN để phục vụ cho hoạt động
chuyên môn, trị giá 15.000.
NỢ TK611/CÓ TK152: 15.000
3. Ngày 5/3/N đơn vị tiếp nhận viện trợ từ chính phủ Nhật Bản một số vật tư, thiết
bị nhỏ (chưa đủ giá trị ghi nhận TSCĐ), trị giá lô hàng viện trợ 5.000 USD, tỷ giá
tại ngày làm thủ tục xác nhận viện trợ 20/USD.
NỢ TK153/CÓ TK36622: 5.000 X 20
GHI ĐƠN N004:
VÀ GHI ĐƠN C004
Ví dụ:
4. Ngày 10/3/N xuất kho công cụ phục vụ cho hoạt động của dự án, trị giá 25.000.
NỢ TK612/C153: 25.000
5. Ngày 15/4/N đơn vị mua vật liệu X nhập kho bằng nguồn kinh phí được khấu
trừ, để lại số lượng 200k, đơn giá 100/kg, thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%,
đơn vị thanh toán 50% giá trị hóa đơn bằng chuyển khoản.
N152: 200 X 100 X1,1 = 22.000
C331: 11.000
C112: 11.000
ĐT: N3373/C36632: 22.000
GHI ĐƠN C014: 22.000
(Nếu khi mua đã ghi bút toán đồng thời thì khi trả tiền không cần ghi nữa)
Ví dụ:

6. Ngày 20/5/N đơn vị xuất NVL ra sử dụng cho hoạt động thu phí trị
giá 20.000.
NỢ TK614/ CÓ TK152: 20.000
7. Kiểm kê phát hiện thiếu một số vật liệu trị giá 1.000 chưa xác định
nguyên nhân.
NỢ TK1388/CÓ TK152: 1.000
8. Chuyển khoản thanh toán số nợ còn lại cho người bán VL X.
NỢ TK331/ CÓ TK112: 11.000
Ví dụ:

9. Vật liệu từ nguồn viện trợ xuất sử dụng không hết nhập lại
kho trị giá 2.000
NỢ TK152/CÓ TK612: 2.000
10. Cuối năm, tính giá trị hàng tồn kho xuất sử dụng để kết
chuyển sang TK doanh thu tương ứng.
NỢ TK36612/CÓ TK511: 15.000
NỢ TK36622/ CÓ TK512: 25.000 – 2.000 = 23.000
NỢ TK36632/ CÓ TK514: 20.000
Kế toán hoạt động in, phát hành, quản lý, sử
dụng ấn chỉ
  Ấn chỉ thuế bao gồm: các loại hóa đơn, các loại biên lai thuế, các loại biên lai
phí, lệ phí, các loại ấn chỉ khác.
 1.1. Các loại hóa đơn: Hóa đơn giá trị gia tăng, Hóa đơn bán hàng (bao gồm cả
Hóa đơn bán hàng dùng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan), Hóa đơn
kiêm tờ khai hoàn thuế GTGT, Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia, Phiếu xuất
kho kiêm vận chuyển nội bộ: 03XKNB, Phiếu xuất kho hàng gửi bán đại lý:
04HGDL, được quản lý như hóa đơn, Các loại hóa đơn khác (tem, vé, thẻ, ...)
 1.2. Biên lai thuế gồm: Biên lai thu thuế, biên lai thu tiền phạt (có mệnh giá,
không có mệnh giá), chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân; biên lai thu tiền,
Tem thuốc lá được quản lý như biên lai...
 1.3. Biên lai phí, lệ phí gồm: Các loại biên lai phí, lệ phí không mệnh giá; các
loại biên lai phí, lệ phí có mệnh giá; Tem rượu được quản lý trong chương trình
Quản lý ấn chỉ như biên lai phí, lệ phí.
a) Kế toán ấn chỉ cấp
1- Nhập kho các loại ấn chỉ do doanh nghiệp in bàn giao theo hợp đồng thuê in ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ cấp)
Có các TK 111, 112, 366... (chi phí liên quan).
2- Khi xuất kho ấn chỉ để phục vụ cho hoạt động quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ của đơn
vị theo quy định, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ cấp).
3- Khi xuất kho ấn chỉ giao cho cán bộ công nhân viên của đơn vị để cấp cho các tổ chức, cá
nhân ngoài đơn vị, ghi:
Nợ TK 141- Tạm ứng
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ cấp).
4- Khi có báo cáo thanh quyết toán của người nhận ấn chỉ về số ấn chỉ đã cấp cho các tổ chức,
cá nhân ngoài đơn vị, ghi:
Nợ TK 611- Chi phí hoạt động
Có TK 141- Tạm ứng.
b) Kế toán ấn chỉ bán
1- Các chi phí liên quan đến ấn chỉ bán (in ấn, phát hành, vận chuyển, bốc
xếp, bao bì,...), ghi:
Nợ TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang
Có các TK 111, 112, 331...
2- Các khoản ghi giảm chi phí phát hành ấn chỉ bán khi phát sinh (nếu có),
ghi:
Nợ các TK 111, 112, 152...
Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.
3- Nhập kho các loại ấn chỉ, ghi:
Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ bán)
Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.
b) Kế toán ấn chỉ bán
4- Bán ấn chỉ không qua kho, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 154- Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang.
5- Khi xuất kho ấn chỉ để bán, ghi:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán
Có TK 152- Nguyên liệu, vật liệu (chi tiết ấn chỉ bán).
6- Khi phát sinh doanh thu do bán ấn chỉ cho các tổ chức, cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Nợ TK 131- Phải thu khách hàng (1311)
Có TK 333- (nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp KT).
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ.
b) Kế toán ấn chỉ bán
7- Thuế GTGT phải nộp(nếu nộp thuế GTGT theo PP TT), ghi:
Nợ TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước.
8- Cuối kỳ, KC chi phí của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9112)
Có TK 632- Giá vốn hàng bán.
9- Cuối kỳ, KC doanh thu của hoạt động bán ấn chỉ, ghi:
Nợ TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 911- Xác định kết quả (9112).
10- Xác định số thuế TNDN phải nộp, ghi:
Nợ TK 821- Chi phí thuế TNDN
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3334).
b) Kế toán ấn chỉ bán
11- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN đã nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 911- Xác định kết quả (9112)
Có TK 821- Chi phí thuế TNDN.
12- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển lãi, lỗ của hoạt động phát hành ấn chỉ bán, ghi:
+ Kết chuyển lãi, ghi: Nợ TK 911(9112)
Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế.
+ Kết chuyển lỗ, ghi: Nợ TK 421-
Có TK 911- Xác định kết quả (9112).
13- Khi phân phối lãi của hoạt động phát hành ấn chỉ bán theo quy định của cơ
chế tài chính, ghi:
Nợ TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế
Có các TK liên quan.
Ví dụ (đvt: 1.000 đồng)
1. Nhận biên lai ấn chỉ do doanh nghiệp in bàn giao theo hợp đồng thuê in là
50.000 trong đó dung để phục vụ công tác chuyên môn 20.000, dung để bán
30.000 chưa trả tiền, chi phí thuê thiết kế mẫu ấn chỉ 500 trả bằng TM phân bổ
cho từng loại ấn chỉ theo giá nhập từng loại.
2. Đơn vị xuất kho ấn chỉ sử dụng cho công tác chuyên môn là 3.000, cấp cho cấp
dưới 2.000.
3. Chuyển từ dự toán KPHĐ TX thanh toán tiền in ấn chỉ 20.000, đồng thời nhận
QT ấn chỉ của cấp dưới 8.000.
4. Chi phí phát hành ấn chỉ để bán 600 trả bằng TM
5. Nhập kho ấn chỉ bán theo giá thực tế
Ví dụ (đvt: 1.000 đồng)
6. Xuất kho ấn chỉ giao cho nhân viên đơn vị bán ra bên ngoài 25.000, bộ phận bán
biên lai ấn chỉ thanh toán tiền bán và nộp tiền cho phòng kế toán 27.500, thuế
GTGT theo PP TT phải nộp là 275.
7. Kết chuyển chi phí liên quan đến ấn chỉ bán, Xác định kết quả bán ấn chỉ.
Yêu cầu: Định khoản, lên sơ đồ chữ T 531, 154

You might also like