You are on page 1of 6

1.

Trình bày Nguyên tắc hạch toán, TK kế toán (Nội dung và kết cấu), Phương pháp hạch
toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu trong đơn vị HCSN với các đối tượng:
- Nguyên vật liệu
- Công cụ dụng cụ

2.2. Kế toán vật liệu, dụng cụ


2.2.1. Nội dung, nguyên tắc kế toán vật liệu, dụng cụ
Vật liệu, dụng cụ trong các đơn vị Hành chính sự nghiệp bao gồm có:
- Các loại vật liệu, phụ tùng thay thế;
- Các loại vật liệu dùng cho công tác quản lý và văn phòng;
- Các loại nguyên, vật liệu dự trữ dùng cho công tác chuyên môn;
- Các loại vật liệu khác;
- Các loại công cụ, dụng cụ ở các bộ phận, văn phòng quản lý trong đơn vị.
Kế toán vật liệu, dụng cụ ở các đơn vị phải tôn trọng các nguyên tắc sau:
- Kế toán chi tiết vật liệu, dụng cụ phải được thực hiện đồng thời cả ở Kho và ở phòng Kế toán.
- Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết vật liệu, dụng cụ cả về số lượng, giá trị từng thứ vật liệu, dụng cụ
nhập, xuất, tồn kho.
- Hạch toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu, dụng cụ theo giá thực tế. Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ được
xác định theo từng trường hợp cụ thể.
Xác định giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ nhập kho:
+ Đối với vật liệu, dụng cụ mua ngoài: Giá thực tế nhập kho tính theo giá ghi trên hoá đơn. Các chi phí
liên quan như thu mua, vận chuyển .. vật liệu tập hợp trực tiếp vào các tài khoản chi phí có liên quan đến
việc sử dụng vật liệu đó. Đối với các đơn vị thực hiện phương pháp khấu trừ thuế khi mua vật liệu thuộc
diện chịu thuế GTGT thì giá trị vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Đối với đơn
vị tính và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp thì giá trị thực tế vật liệu tính theo giá mua đã có thuế
GTGT (Tổng giá thanh toán).
+ Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ thu hỏi ghi theo giá do Hội đồng đánh giá của đơn vị quyết định.
+ Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ tự chế là toàn bộ chi phí thực tế đã bỏ ra để sản xuất, chế biến vật liệu,
dụng cụ đó.
Xác định giá thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho
Các đơn vị có thể áp dụng một trong bốn phương pháp sau:
+ Xác định giá thực tế bình quân gia quyền
+ Xác định giá thực tế đích danh (nhập giá nào, xuất theo giá đó)
+ Xác định giá nhập trước, xuất trước (FIFO)
+ Xác định giá nhập sau, xuất trước (LIFO)
2.2.2. Chứng từ, tài khoản và số kế toán sử dụng
* Chứng từ kế toán:
Kế toán vật liệu, dụng cụ sử dụng các chứng từ như:
- Hoá đơn mua hàng
- Phiều kê mua hàng (Mẫu C15-H)
- Phiếu nhập kho (Mẫu C11-H)
- Phiếu xuất kho (Mẫu C12-H)
- Biên bản kiểm kê sản phẩm, vật tư, hàng hóa (Mau C14-H)
- Phiếu bảo hỏng mất công cụ, dụng cụ (Mẫu C13-H)
- Một số chứng từ khác
* Tài khoản kế toán: Kế toán vật liệu, dụng cụ ở các đơn vị Hành chính sự nghiệp sử dụng tài khoản
152- Vật liệu dụng cụ và một số tài khoản liên quan.
Nội dung, kết cấu tài khoản 152- Vật liệu, dụng cụ
- Bên Nợ: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ nhập kho do mua vào, thu hồi, tự sản xuất hoặc phát
hiện thừa khi kiểm kê.
- Bên Có: Phản ánh giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ xuất kho dùng cho các hoạt động hoặc phát hiện thiếu
khi kiểm kê.
- Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế vật liệu, dụng cụ tồn kho.
Tài khoản 152 được mở các tài khoan cấp 2 như sau:
Tài khoản 1521- Vật liệu (mở chi tiết: 15211- Văn phòng phẩm: 15212- Ấn chỉ thông thường: 15218 -
Vật liệu khác)
- Tài khoản 1526- Dụng cụ
Các sổ kế toán sử dụng:
- Theo hình thức Nhật ký - Sổ cái gồm có: Sổ kho; Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa:
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa và Sổ Nhật ký - Sổ cái.
- Theo hình thức Nhật ký chung gồm có: Sở kho; Số chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Bảng
tổng hợp chỉ tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa: Sở Nhật ký chung và Số cái tài khoản 152.
- Theo hình thức Chứng từ ghi số gồm có: Số kho: Số chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa: Bảng
tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa: Chứng từ ghi sổ; Số đăng ký chứng từ ghi số và
Số cái tài khoản 152.
Số kho được lập theo mẫu số S21-H. dùng để theo dõi chi tiết số lương nhập, xuất, tồn kho từng thứ vật
liệu, dụng cụ. Căn cứ ghi số là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho đã được thực hiện.
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn kho về số
lượng và giá trị từng thứ vật liệu, dụng cụ ở từng kho.
Căn cứ ghi sổ là các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho đã được thực hiện.
Cột 1: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột 2, 3: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất.
Cột 4: Ghi tóm tắt nội dung của chứng từ.
Cột 5: Ghi đơn giá từng thứ vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa. Đơn giá nhập ghi theo giá mua trên
hoá đơn. Đơn giá xuất ghi theo giá bình quân gia quyền hoặc giá mua của từng lần nhập.
Cột 6, 7: Ghi số lượng và tiền theo phiếu nhập kho.
Cột 8, 9: Ghi số lượng và tiến theo phiếu xuất kho.
Cột 10, 11: Ghi số lượng, giá trị tồn kho cuối kỳ.
Cuối mỗi tháng cộng số tính số phát sinh trong tháng và số dư cuối tháng cả về số lượng và giá trị. Dòng
tổng cộng được dùng để lập Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu.
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa dùng để tổng hợp các trang số chi tiết vật
liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Mỗi tài khoản vật liệu, dụng cụ hoặc sản phẩm, hàng hóa được lập riêng một bảng tổng hợp. Bảng này
được lập vào cuối tháng căn cứ vào dòng tổng cộng trên số chi tiết vật liệu, dụng cụ hoặc sản phẩm, hàng
hóa.
Cột 1: Ghi số thứ tự.
Cột 2: Ghi tên, quy cách vật liệu, dụng cụ hoặc sản phẩm, hàng hóa (mỗi thứ ghi 1 dòng).
Cột 3: Ghi giá trị tồn đầu kỳ (Số liệu tổn đầu tháng ở cột 11 trên số vật liệu)
Cột 4: Ghi giá trị nhập trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 7 trên số vật liệu).
Cột 5: Ghi giá trị xuất trong kỳ (Số liệu dòng cộng cột 9 trên số vật liệu).
Cột 6: Giá trị tốn cuối kỳ (Số liệu tổn cuối kỳ cột 11 trên số vật liệu).
Số liệu tổng cộng của bảng này dùng để đối chiếu với với số liệu của tài khoản 152 hoặc 155 trên Nhật ký
- Sổ cái hoặc Sổ cái.
2.2.3. Phương pháp kế toán
Nhập kho vật liệu, dụng cụ mua ngoài bằng tiền mật, tiền gửi, tiến tạm ứng hoặc chưa trả tiền người bán
được hạch toán như sau:
+ Đối với đơn vị tính và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho, kế
toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 311 (3113)- Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT đầu vào)
Có TK 111- Tiến mật (Tổng giá thanh toán)
Có TK 112- Tiền gửi Ngân hàng. Kho bạc (Tổng giá thanh toán)
Có TK 312-Tạm ứng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 331(3311)- Các khoản phải trả (Tổng giá thanh toán)
+ Đối với đơn vị tính và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và các vật liệu không thuộc diện chịu thuế
GTGT hoặc vật liệu sử dụng cho chỉ hoạt động, chi dự án, chỉ thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước, căn
cứ vào phiếu nhập kho ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ (Giá mua đã có thuế)
Có TK 111- Tiền mật (Tổng giá thanh toán)
Có TK 112- Tiến gửi Ngân hàng. Kho bạc (Tổng giá thanh toán)
Có TK 312- Tạm ứng (Tổng giá thanh toán)
Có TK 331- Các khoản phải trả (Tổng giá thanh toán)
- Nhập kho vật liệu, dụng cụ do được cấp kinh phí bằng hiện vật, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 441- Nguồn kinh phí đầu tư XDCB
Có TK 461- Nguồn kinh phí hoạt động
Có TK 462- Nguồn kinh phí dự án
Có TK 465- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước
Khi vay vật liệu nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 331(3318)- Các khoản phải trả
- Vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, cân cử vào biên bản kiểm kê, kế toán
ghi:
Nợ TK 152- Vật liệu, dụng cụ
Có TK 331(3318)- Các khoản phải trả
- Xuất kho vật liệu, dụng cụ sử dụng cho các loại hoạt động thực hiện ở đơn vị, căn cứ vào phiếu xuất vật
liệu, kế toán ghi:
Nợ TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang
Nợ TK 631- Chỉ hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ
Nợ TK 635- Chỉ thực hiện đơn đặt hàng của Nhà nước
Nợ TK 643- Chi phí trả trước
Nợ TK 661- Chỉ hoạt động
Nợ TK 662- Chi dự án
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ
(Trường hợp xuất dùng dụng cụ lâu bền có giá trị lớn thì đồng thời ghi
nhập tài khoản 005- Dụng cụ lâu bền đang sử dụng. Khi có giấy bảo hỏng dụng cụ đó thì ghi xuất tài
khoản 005)
- Xuất kho vật liệu cho vay tạm thời hoặc phát hiện thiếu vật liệu, dụng cụ khi kiểm kê, căn cứ vào phiếu
xuất kho hoặc biên bản kiểm kê, kế toán ghi:
Nợ TK 311(3118)- Các khoản phải thu
Có TK 152- Vật liệu, dụng cụ

2. Lấy Ví dụ về các loại NLV, CCDC của 1 đơn vị HCSN bất kì mà nhóm biết.

 Bộ Công an: Súng, còng số 8, áo giáp, xe cứu thương,...


 Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bàn ghế, tủ kệ, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,...
 Bộ Y tế: Máy móc, thiết bị y tế, thuốc men, vật tư y tế,...
 UBND tỉnh/thành phố: Xe ô tô, xe máy, máy tính, máy in,...

You might also like