You are on page 1of 46

CHƯƠNG 11

KHỚP NỐI

1/46
11.1. CÔNG DỤNG, PHÂN LOẠI
VÀ CHỌN KÍCH THƯỚC KHỚP NỐI

2/46
Khái niệm – Phân loại
❑ Khớp nối được dùng để nối các trục hoặc các chi tiết máy
quay khác với nhau thường kèm theo việc đóng - mở cơ
cấu, giảm tải trọng động, ngăn ngừa quá tải hoặc điều
chỉnh tốc độ.
❑ Phân loại theo công dụng:
- Nối trục: dùng để nối - tách các trục (thực hiện khi dừng
máy);
- Ly hợp: dùng để nối - tách các trục (thực hiện bất kỳ thời
điểm nào);
- Ly hợp tự động: dùng để tự động nối - tách các trục hoặc
các chi tiết máy quay khác với nhau.

3/46
Điều kiện chọn khớp nối
- Khớp nối đã được tiêu chuẩn hóa.
- Điều kiện chọn khớp nối theo mômen xoắn:
Tt = K.T  Tbảng
▪ T - Mômen xoắn danh nghĩa cần truyền (Nmm):

9,55.106 P
T= (11.1)
n
▪ P - Công suất trên trục, (kW);
▪ n - Số vòng quay của trục, (v/ph);
▪ K - Hệ số chế độ làm việc: K = 1,2 4;
▪ Tbảng - Mômen xoắn cho phép của khớp nối tiêu chuẩn, Nmm.

4/46
11.2. NỐI TRỤC

5/46
Khái niệm
- Nối trục dùng để cố định hai đầu trục với nhau và chỉ khi
dừng máy mới tháo được nối trục và tách hai đầu trục ra.
- Tùy theo cấu tạo và đặc điểm khác nhau, nối trục bao
gồm các loại:
▪ Nối trục chặt;
▪ Nối trục bù;
▪ Nối trục đàn hồi.

6/46
11.2.1. Nối trục chặt 1/3

- Dùng để nối cứng các trục có đường tâm nằm trên cùng
một đường thẳng. Nối trục chặt gồm:
a) Nối trục ống b) Nối trục ống cắt dọc c) Nối trục đĩa

1 - Then; 1, 2 - Các nửa nối trục;


2, 4 - Các nửa nối trục; 3- Bulông
3- Bulông
Hình 11.2
7/46
11.2.1. Nối trục chặt 2/3

❑ Nối trục ống – sleeve coupling (H.11.2a):


▪ Gồm một ống (bằng thép hoặc gang) lồng vào hai đầu trục;
▪ Ghép với trục bằng chốt, vít hãm hoặc then - then hoa.
❑ Nối trục ống cắt dọc - collar coupling (H.11.2b).

b)
1 - Then; 3- Bulông
a)
Hình 11.2 2, 4 - Các nửa nối trục;

8/46
11.2.1. Nối trục chặt 3/3
❑ Nối trục đĩa - Flange type (H.11.2c):
▪ Gồm hai nửa nối trục có dạng đĩa lắp trên các đầu trục;
▪ Sử dụng mối ghép then và độ dôi và các bulông để ghép hai đĩa
với nhau (bulông được lắp có khe hở hoặc không có khe hở).

1, 2 - Các nửa nối trục;


3- Bulông

c)
Hình 11.2
9/46
11.2.2. Nối trục bù 1/10

“Dùng để nối các trục có sai lệch về vị trí tương quan giữa
hai đường tâm (lệch dọc, lệch ngang, lệch góc và lệch
hỗn hợp – H.11.3)”.

Hình 11.3
10/46
11.2.2. Nối trục bù 2/10
❑ Nối trục răng - Gear Coupling (Gear-flex) (H.11.4a):
▪ Gồm hai nửa nối trục 1 và 2 có răng ngoài;
▪ Lắp với hai ống 3 và 4 có răng trong;
▪ Vành ngoài thân ống có dạng đĩa được ghép với nhau bằng
bulông;
▪ Thường dùng biên dạng răng thân khai giống như bánh răng.

1 và 2 - Nửa nối trục có răng ngoài;


Hình 11.4a 3 và 4 - Các nửa nối trục có răng trong;
11/46
11.2.2. Nối trục bù 2/10
Gear Coupling (Gear-flex) - How it work and apply

12/46
11.2.2. Nối trục bù 2/10
Gear Coupling (Gear-flex) - How it work and apply

13/46
11.2.2. Nối trục bù 3/10

❑ Nối trục xích – Chain coupling (H.11.4b):


▪ Gồm hai nửa nối trục dạng đĩa xích có số răng bằng nhau;
▪ Lắp cố định trên các đầu trục được nối và được lắp chung với
một đoạn xích hai dẫy;
▪ Phía ngoài có vỏ che để chứa chất bôi trơn và ngăn bụi bẩn.

1. Nối trục
2. Xích
3. Nắp
4. Vít nắp
Hình 11.4b
14/46
11.2.2. Nối trục bù 4/10

❑ Nối trục di động: 2 loại


- Nối trục chữ thập – Universal
joint (H.11.4c):
▪ Gồm hai nửa nối trục 1 và 2 có rãnh
khi lắp với nhau thông qua tiết máy
trung gian 3;
▪ Các rãnh trên mặt đầu của các nửa
nối trục tạo thành hình chữ thập;
▪ Tiết máy trung gian thường ở dạng
đĩa kim loại có gờ hoặc tấm vuông.

Hình 11.4c

15/46
11.2.2. Nối trục bù 5/10

- Nối trục bàn lề - Oldham coupling (H.11.4d):


▪ Gồm hai nửa nối trục đầu chạc 1 và 2;
▪ Liên kết với các phần trụ tròn của khối chữ thập 3 để tạo thành
các khớp bản lề.

1; 2 - Các nửa nối


trục đầu chạc

Hình 11.4d
16/46
11.2.3. Nối trục đàn hồi 6/10

"Nối trục đàn hồi, là nối trục trong đó có phần tử đàn hồi
nối ghép hai nửa nối trục với nhau, nên có tác dụng giảm
tải trọng động và đề phòng cộng hưởng do dao động
xoắn« - H.11.5.
- Nối trục đàn hồi gồm:
▪ Nối trục vòng đàn hồi;
▪ Nối trục răng lò xo;
▪ Nối trục vỏ đàn hồi.

17/46
11.2.3. Nối trục đàn hồi 7/10

❑ Nối trục vòng đàn hồi: cấu tạo giống như nối trục đĩa
trong đó bulông được thay bằng chốt bọc ống uốn sóng
đàn hồi hoặc các vòng đàn hồi bằng cao su (một đầu
chốt có dạng hình côn lắp vào một nửa nối trục, phần
còn lại có dạng hình trụ - nên còn gọi là nối trục chốt
đàn hồi, H.11.5a).

Hình 11.5a
18/46
11.2.3. Nối trục đàn hồi 8/10

❑ Nối trục vỏ đàn hồi và đệm đàn hồi


- Nối trục vỏ đàn hồi - Tyre Coupling: gồm hai nửa nối trục
được liên kết với nhau bằng một vỏ đàn hồi có tiết diện
hình xuyến (H11.5b) ;

Hình 11.5b
19/46
11.2.3. Nối trục đàn hồi 9/10

- Nối trục đệm đàn hồi – Jaw coupling: là dạng đặc biệt
của nối trục chữ thập khi tiết máy trung gian bằng đệm
cao su có dạng hình sao (H.11.5c).

Hình 11.5c
20/46
11.2.3. Nối trục đàn hồi 10/10

❑ Nối trục răng lò xo - Spring Grid


Coupling (H.11.5d):
▪ Hai nửa nối trục có răng ngoài với
biên dạng răng định hình 1 lắp cố
định trên hai đầu trục;
▪ Liên kết với nhau bằng một lò xo lá
uốn theo hình con rắn giữa các rãnh
răng trên hai nửa nối trục.
▪ Phía ngoài có vỏ che 2 ghép với
nhau bằng bulông giống như nối trục
đĩa.

Hình 11.5d
21/46
11.3. LY HỢP

22/46
11.3.1. Khái niệm chung
❑ Ly hợp dùng để nối hoặc tách hai đầu trục ở bất kỳ thời
điểm nào (khi đang làm việc hay khi dừng máy).

❑ Phân loại:
▪ Ly hợp ăn khớp;
▪ Ly hợp ma sát;
▪ Ly hợp điện từ;
▪ Ly hợp thủy lực,...

23/46
11.3.2. Ly hợp ăn khớp 1/2

Có 2 loại:
- Ly hợp vấu – Jaw clutch (H.11.6a):
▪ Hai nửa ly hợp 1 và 2 có các vấu 4 ở mặt đầu, nửa ly hợp 1
được lắp cố định với một đầu trục bên trái, nửa ly hợp 2 lắp di
trượt trên đầu trục còn lại bằng then dẫn hướng hoặc then hoa.

Hình 11.6a
24/46
11.3.2. Ly hợp ăn khớp 2/2

- Ly hợp răng – toothed clutch (H.11.6b,c):


▪ Kết cấu tương tự như nối trục răng.
▪ Đóng mở lý hợp bằng cách di trượt một trong
hai nửa ly hợp theo phương dọc trục.
▪ Răng có biên dạnh thân khai và được vát mép
để dễ đóng mở ly hợp.

Hình 11.6b
25/46
11.3.3. Ly hợp ma sát 1/5

Gồm 3 loại:
- Ly hợp đĩa ma sát – Single plate clutch (H.11.7a):
▪ Nửa ly hợp 1 được cố định với trục bên trái;
▪ Nửa ly hợp 3 có thể di động dọc trục bên phải;
▪ Giữa hai đĩa là lớp đệm ma sát 2.

Hình 11.7a
26/46
11.3.3. Ly hợp ma sát 2/5

- Ly hợp nón ma sát – Cone clutch (H.11.7b): gồm một


nửa ly hợp có mặt làm việc là mặt côn trong nối với nửa ly
hợp còn lại có mặt làm việc là mặt côn ngoài;

1 – Hai nửa nón ma sát; 2 – Trục;


3 – Vật liệu ma sát; 4 – Lò xo;
5 – Điều khiển ly hợp; 6 – Trục dẫn

Hình 11.7b
27/46
11.3.3. Ly hợp ma sát 3/5

HOW CONE CLUTCH WORKS

28/46
11.3.3. Ly hợp ma sát 4/5

- Ly hợp nhiều đĩa ma sát – Multi-plate clutch (H.11.7c):


▪ Nửa ly hợp dạng ống có then hoa trong 1 lắp cố định với đầu
trục bên trái,
▪ Nửa ly hợp 9 có then hoa ngoài cố định trên đầu trục còn lại.
▪ Giữa hai nửa ly hợp lồng các đĩa chủ động 3 với then hoa
ngoài và các đĩa bị động 4 với then hoa trong nằm giữa các
vòng chặn 2 và 5 được kẹp bởi đai ốc chặn 6.
▪ Đóng mở ly hợp nhờ đòn gánh dạng móc 7 và ống di động 8.

Hình 11.7c
29/46
11.3.3. Ly hợp ma sát 5/5

HOW FRICTION CLUTCHES WORK

30/46
11.3.3. Ly hợp tự động 1/6

❑ "Ly hợp tự động cho phép tự động nối hoặc tách các
đầu trục".
❑ Ly hợp tự động bao gồm:
▪ Ly hợp an toàn;
▪ Ly hợp ly tâm;
▪ Ly hợp môt chiều.

31/46
11.3.3. Ly hợp tự động 2/6

❑ Ly hợp an toàn: (gồm 4 loại)


- Ly hợp chốt an toàn (hình 11.8a):
▪ Các nửa ly hợp nối với nhau bằng chốt 1 nằm trong ống lót;
▪ Chốt được thiết kế là khâu yếu nhất, khi quá tải chốt bị cắt và
hai nửa ly hợp sẽ được tách ra.

Hình 11.8a
32/46
11.3.3. Ly hợp tự động 3/6

- Ly hợp vấu an toàn (hình


11.8b):
▪ Kết cấu giống như ly hợp vấu
nhưng không sử dụng cơ cấu điều
khiển mà dùng lò xo luôn ép các
nửa ly hợp vào nhau bằng một lực
nén xác định;
▪ Mặt làm việc của vấu thường làm
với góc vát lớn (α = 30 ÷ 45o), khi
quá tải các vấu sẽ trượt lên nhau.

Hình 11.8b
33/46
11.3.3. Ly hợp tự động 4/6

- Ly hợp bi an toàn – Ball detent safety clutch (hình


11.8c): kết cấu giống như ly hợp vấu an toàn trong đó các
vấu được thay thế bằng các viên bi.

Hình 11.8c
34/46
11.3.3. Ly hợp tự động 5/6

- Ly hợp an toàn nhiều đĩa ma sát – multiplate safety


clutch (hình 11.8d):
▪ Nửa ly hợp 1 lắp cố định với một đầu trục:
▪ Nửa ly hợp 2 lắp lỏng với đầu trục còn lại và có thể di trượt dọc
trục;
▪ Các lò xo 3 ép nửa ly hợp 2 vào nửa ly hợp 1 để truyền chuyển
động và mômen xoắn;
▪ Khi quá tải, hai nửa ly hợp tự động tách ra và khi hết quá tải lò
xo 3 lại ép các nửa ly hợp trở lại.

1 và 2 - Các nửa ly hợp;


Hình 11.8d 3 - Lò xo; 4 - Đai ốc điều chỉnh
35/46
11.3.3. Ly hợp tự động 6/6

HOW MULTI PLATE WORK

36/46
11.3.4. Ly hợp ly tâm - Centrifugal clutches 1/3

- Ly hợp ly tâm lò xo lá (H.11.9a):


▪ Khi trục quay chậm hoặc đứng yên, chêm kim loại 1 bị lò xo lá
2 kéo về phía tâm trục lắp nửa ly hợp 4 không tiếp xúc với nửa
u ly hợp 3 (ly hợp mở).
▪ Khi trục quay với vận tốc góc đủ lớn, lực ly tâm thắng lực giữ
của lò xo lá 2 đẩy chêm kim loại 1 văng ra xa tâm trục tiếp xúc
với vỏ ly hợp 3 thực hiện việc truyền chuyển động và mômen
xoắn (ly hợp đóng).

1 - Chêm kim loại,


2 - Lò xo lá,
3, 4 - Các nửa ly hợp;
Hình 11.9a
37/46
11.3.4. Ly hợp ly tâm - Centrifugal clutches 2/3

- Ly hợp ly tâm lò xo xoắn ốc trụ (H.11.9b)

1, 2 - Các nửa ly hợp;


3 - Miếng kim loại;
Hình 11.9b

38/46
11.3.4. Ly hợp ly tâm - Centrifugal clutches 3/3

- Ly hợp ly tâm côn tự động (H.11.9c).

1, 2 - Các nửa ly hợp;


3 - Quả văng;
4 - Lò xo

Hình 11.9c

39/46
11.3.5. Ly hợp một chiều 1/4

❑ « Ly hợp một chiều chỉ cho phép truyền chuyển động


và mômen xoắn theo một chiều nhất định (được sử
dụng nhiều trong ô tô, xe máy, xe đạp,…) ».
❑ Theo cấu tạo có:
▪ Ly hợp vấu một chiều (H.11.10a): có cấu tạo giống ly hợp vấu
nhưng các vấu được vát góc không đối xứng để chuyển động
và mômen xoắn chỉ được truyền theo một chiều;
▪ Ly hợp răng một chiều (H.11.10b): được cấu tạo và hoạt
động theo nguyên lý cơ cấu bánh cóc;

1 - Con cóc;
2 - Bánh cóc
Hình 11.10a
Hình 11.10b
40/46
11.3.5. Ly hợp một chiều 2/4

▪ Ly hợp con lăn một chiều – on-way roller clutch (H.11.10c):

1, 2 - Các nửa ly hợp;


3 - Lò xo; 4 - Chốt;
5 - Con lăn

Hình 11.10c
41/46
11.3.5. Ly hợp một chiều 3/4
Nguyên lý làm việc:
▪ Khi nửa ly hợp trong quay theo
chiều kim đồng hồ lực ma sát sẽ
đẩy con lăn nêm vào khoảng
hẹp của khe hở giữa hai nửa ly
hợp, làm cho nửa ly hợp ngoài
quay theo (khi đó lò xo 3 đẩy
chốt 4 và con lăn 5 vào tiếp xúc
với bề mặt làm việc của hai nửa
ly hợp).

▪ Khi nửa ly hợp trong quay theo chiều ngược lại thì con lăn
bị đẩy về khoảng rộng của khe hở và không tiếp xúc với bề
mặt làm việc của hai nửa ly hợp, nên không truyền được
chuyển động và mô men xoắn.

▪ Loại ly hợp này làm việc êm và an toàn.

42/46
11.3.5. Ly hợp một chiều 4/4
▪ Khi truyền chuyển động và mô men xoăn, con lăn chịu tác
dụng của áp lực pháp tuyến (Fn) và lực ma sát (Fms).
▪ Để con lăn không bị đẩy ra khoảng rộng của khe hở cần thỏa
mãn điều kiện:
2Fms.cos( /2) ≥ 2Fnsin ( /2)
thay: Fms = f.Fn →  ≤ 2φ (11.2)
▪ trong đó:
𝑏 + 0,5𝑑 2𝑏 + 𝑑
𝑐𝑜𝑠𝛼 = =
0,5(𝐷 − 𝑑) 𝐷−𝑏
thường chọn: α = 7 ÷ 8o

1, 2 - Các nửa ly hợp;


3 - Lò xo; 4 - Chốt;
5 - Con lăn
43/46
CÂU HỎI ÔN TẬP

44/46
LÝ THUYẾT
- Khớp nối - công dụng và phân loại?
- Sai lệch về vị trí trục khi nối gồm những loại nào (minh
họa bằng hình vẽ)?
- Tại sao sử dụng nối trục bù có thể bù lại các loại sai lệch
vị trí trục khi nối?
- Các loại nối trục bù?
- Vẽ và nêu nguyên tác hoạt động của ly hợp con lăn một
chiều. Điều kiện về góc chêm α.

45/46
HẾT CHƯƠNG 11
THANK YOU!

46/46

You might also like