You are on page 1of 21

BÀI 3

LY HỢP

© Quang Pham 1
MỤC TIÊU

3
Vận dụng trong
thiết kế, cải tiến,
2 bảo dưỡng sửa
Trình bày được chữa ly hợp trên
nguyên lý hoạt ô tô
động của ly hợp
trên ô tô
1
Nhận dạng được đặc
điểm, cấu tạo các chi
tiết, thành phần cơ
bản của bộ ly hợp
© Quang Pham 2
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.1. Công dụng
• Ly hợp trên ô tô được đặt
trung gian giữa động cơ và hộp
số
• Có nhiệm vụ nối hoặc ngắt
chuyển động giữa trục khuỷu
của động cơ và trục sơ cấp của
hộp số khi cần.
• Cụ thể nối khi ô tô di chuyển
và ngắt khi gài số hoặc khi cần.
• Là cơ cấu an toàn cho các chi
tiết của hệ thống truyền lực
khi gặp quá tải.

© Quang Pham 3
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.2. Phân loại
• Theo phương pháp truyền moment

Ma sát Thủy lực Điện từ

Hiện nay ly hợp ma sát và ly hợp thủy lực được sử dụng phổ biến
Ly hợp ma sát (Clutch) thường dùng với hộp số sàn
Ly hợp thủy lực (Torque converter) thường dùng với hộp số tự động

© Quang Pham 4
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.2. Phân loại
• Theo trạng thái làm việc của ly hợp

✓ Ly hợp thường đóng.

✓ Ly hợp thường mở

© Quang Pham 5
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.2. Phân loại
• Theo phương pháp phát sinh lực ép trên đĩa ép

✓Loại lò xo (lò xo đặt xung quanh, lò xo trung tâm, lò xo đĩa);

✓Loại nửa ly tâm: Lực ép sinh ra ngoài lực ép của lò xo còn có lực ly tâm
của trọng khối phụ ép thêm vào;

✓Loại ly tâm: Ly hợp ly tâm sử dụng lực ly tâm để tạo lực ép đóng và mở
ly hợp.

© Quang Pham 6
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.2. Phân loại
• Theo phương pháp dẫn động ly hợp

✓ Ly hợp dẫn động cơ khí;

✓ Ly hợp dẫn động thuỷ lực;

✓ Ly hợp dẫn động có cường hoá:

o Ly hợp dẫn động cơ khí cường hoá khí nén;

o Ly hợp dẫn động thuỷ lực cường hoá khí nén

© Quang Pham 7
1. Công dụng, phân loại, yêu cầu
1.3. Yêu cầu

• Truyền hết mômen của động cơ mà không bị trượt ở bất kì điều


kiện sử dụng nào.

• Ngắt dứt khoát, đóng êm dịu khi sang số.

• Điều khiển dễ dàng, thoát nhiệt tốt

• Kết cấu đơn giản, dễ điều chỉnh, bảo dưỡng

© Quang Pham 8
2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ly hợp
2.1 Ly hợp ma sát khô một đĩa bị động lò xo ép hình trụ bố trí xung quanh
2.1.1. Sơ đồ cấu tạo
Nhóm các chi tiết chủ động:
Bánh đà (1), thân ly hợp (5), đĩa ép (3), đòn
mở (12) và các lò xo ép (4).
Khi ly hợp mở hoàn toàn thì các chi tiết
thuộc nhóm chủ động sẽ quay cùng với
bánh đà.
Nhóm các chi tiết bị động:
Đĩa ma sát(2), trục ly hợp (trục sơ cấp của
hộp số).
Khi ly hợp mở hoàn toàn các chi tiết thuộc Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma
nhóm bị động sẽ đứng yên sát khô một đĩa
Cơ cấu điều khiển:
Dùng để ngắt ly hợp khi cần, gồm bàn đạp
(7), lò xo hồi vị (8), đòn kéo (9), càng mở
(10), bạc mở (6), ổ bi chà (11), đòn mở (12)
© Quang Pham 9
2.1.2. Nguyên lý hoạt động
➢ Trạng thái đóng ly hợp:
Lúc này bàn đạp 7 ở trạng thái tự do, các
lò xo 4 đẩy đĩa ép 3 ép chặt đĩa ma sát 2
với bánh đà 1. Nhờ có lực ma sát làm
cho phần chủ động và phần bị động tạo
thành một khối cứng quay cùng bánh đà.
Do đó mômen được truyền từ trục
khuỷu-bánh đà qua đĩa ma sát đến trục
sơ cấp của hộp số.
➢ Trạng thái ngắt ly hợp:
Người lái đạp chân lên bàn đạp 7, thông
qua đòn kéo 9 và càng mở 10, bạc mở 6, Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma
ổ bi 11 dịch chuyển sang trái tì vào đầu sát khô một đĩa
đòn mở 12 làm các đòn mở quay quanh
giá đỡ và đầu kia của đòn mở kéo đĩa ép
3 nén lò xo 4 lại để dịch chuyển sang
phải, tách đĩa ma sát 2 khỏi bánh đà. Mô
men không truyền từ động cơ đến trục
sơ cấp của hộp số. © Quang Pham 10
2.2. Ly hợp ma sát khô một đĩa bị động lò xo ép hình dĩa
2.2.1. Sơ đồ cấu tạo
Về mặt cấu tạo, ly hợp ma sát
khô một đĩa bị động lò xo ép
hình dĩa (lò xo màng) tương tự
như ly hợp ma sát khô một đĩa
lò xo trụ bố trí xung quanh.
Điểm khác biệt là một lò xo
hình đĩa thay thế cho những lò
xo trụ bố trí xung quanh.
Các phần tử đàn hồi của lò xo
màng được sử dụng như là các
đòn mở mà không phải có các
a. Trạng thái đóng a. Trạng thái mở
đòn mở riêng.
Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô một đĩa lò xo
ép hình đĩa
1 - Đĩa bị động; 2 - Đĩa ép; 3 - Vỏ ly hợp; 5 - Bạc mở;
6 - Trục ly hợp; 7 - Càng mở; 8 - Lò xo ép dạng đĩa; 9 -
Tấm ma sát; 10 - Bánh đà; 11 - Trục khuỷu động cơ;
© Quang Pham 11
2.2.2. Nguyên lý làm việc
Trạng thái đóng: Do phần giữa của
lò xo 8 tì vào thân 3 của vỏ ly hợp
nên mặt đáy của nó tì vào đĩa ép 2
ép chặt đĩa bị động 1 với bánh đà,
làm cho phần chủ động và bị động
của ly hợp trở thành một khối cứng
và mômen được truyền từ động cơ
tới trục ly hợp.
Trạng thái mở: Người lái tác dụng
vào bàn đạp ly hợp, thông qua cơ
cấu dẫn động, một đầu càng mở 7
tì vào bạc mở 5 làm dịch chuyển
sang trái, ép vào mặt đỉnh lò xo a. Trạng thái đóng a. Trạng thái mở
màng 8 làm mặt đáy của nó dịch
chuyển sang phải kéo đĩa ép 3 tách Sơ đồ cấu tạo ly hợp ma sát khô một đĩa lò
khỏi đĩa bị động 1 và bánh đà 10. Ly xo ép hình đĩa
hợp ngắt sự truyền mômen từ 1 - Đĩa bị động; 2 - Đĩa ép; 3 - Vỏ ly hợp; 5 - Bạc
động cơ tới trục ly hợp 6 mở; 6 - Trục ly hợp; 7 - Càng mở; 8 - Lò xo ép
dạng đĩa; 9 - Tấm ma sát; 10 - Bánh đà; 11 - Trục
khuỷu động cơ;
© Quang Pham 12
2.3. Cấu tạo các chi tiết chính của bộ ly hợp ma sát

Các chi tiết trong bộ ly hợp


ma sát khô một đĩa bị động
lò xo màng

© Quang Pham 13
Đĩa ma sát (Friction disk)

Đĩa ma sát hay đĩa ly hợp gồm


các đĩa thép gợn sóng liên kết
với moayơ lỗ then hoa (2) nhờ
các lò xo giảm xoắn (1). Hai tấm
bố ma sát (4) được ghép hai
bên đĩa thép bằng các đinh tán
(3). Công dụng của các đĩa thép
gợn sóng có tính đàn hồi là dập
tắt các va chạm khi đĩa ly hợp bị
ép mạnh vào mặt bánh đà.

© Quang Pham 14
Đĩa ép (Pressure plate)
• Đĩa ép được chế tạo bằng thép, có bề mặt
được gia công phẳng.
• Lò xo màng (diaphragm spring) có dạng
hình chóp cụt dập bằng thép lò xo. Nó được
bắt chặt với vỏ ly hợp bằng đinh tán hoặc bu
lông. Lò xo màng hoạt động như đòn mở để
mở ly hợp.
• Đĩa ép được nối với vỏ ly hợp nhờ các bản
giằng theo phương tiếp tuyến có chức năng
truyền mômen từ thân ly hợp vào đĩa ép.
• Ưu điểm của ly hợp sử dụng lò xo màng có
kết cấu kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn
hơn so với sử dụng lò xo trụ. Đặc biệt là tạo
ra lực ép đều trong suốt quá trình sử dụng,
điều này được thể hiện trong đồ thị so sánh
đặc tính làm việc của ly hợp lò xo đĩa và lò xo
trụ.

© Quang Pham 15
Ưu điểm của lò xo màng
➢ Khi áp lực Po của đĩa ép tại vị trí
bình thường (tức là vị trí khi đĩa
ma sát còn mới) là bằng nhau ở
cả hai kiểu lò xo, áp lực đĩa ép tại
vị trí mở ly hợp lớn nhất đối với
kiểu lò xo trụ là P'2, còn đối với
kiểu lò xo đĩa là P2, P2 < P’2. Như
vậy đối với kiểu lò xo đĩa, lực cần
thiết lên bàn đạp ly hợp nhỏ hơn
kiểu lò xo trụ một lượng "a" như
trên hình vẽ.
➢ Khi bề mặt đĩa ma sát mòn tới giá
trị tới hạn, áp lực đĩa ép P’1 <Po,
P1 Po. Vì vậy khả năng truyền
mômen của ly hợp kiểu lò xo đĩa
không giảm, trong khi đó áp lực
đĩa ép của ly hợp lò xo trụ giảm
xuống tới P'1 rất nhỏ, nên ly hợp
có xu hướng trượt ở chế độ này So sánh đặc tính làm việc của ly hợp lò xo đĩa
và lò xo trụ
© Quang Pham 16
3. Dẫn động ly hợp

3.1.Sơ đồ cấu tạo


Với cơ cấu điều khiển loại này, việc cắt
nối khớp ly hợp dễ dàng và động tác nhả
khớp ly hợp êm dịu hơn, vị trí bàn đạp ly
hợp không phụ thuộc vào vị trí của bộ ly
hợp. Phần lớn ô tô du lịch đều sử dụng cơ
cấu này.
Cơ cấu dẫn động thủy lực gồm:

Sơ đồ dẫn động thủy lực của ly hợp

© Quang Pham 17
3.2. Nguyên lý hoạt động

Khi cần mở ly hợp, người lái đạp vào


bàn đạp ly hợp (1), ty đẩy (2) tác động
vào piston trong xy lanh chính (3) di
chuyển tạo áp suất thủy lực đẩy dầu
phanh trong ống dầu thủy lực (4)
xuống xy lanh con (5). Tại đây, lực đẩy
của dầu đẩy piston và ty đẩy dịch qua
trái điều khiển càng mở ly hợp (6) ấn
vòng bi buýt tê (7) làm nhả bộ ly hợp.
Khi thôi tác dụng lên bàn đạp, dưới tác
dụng lực đàn hồi của lò xo ép, thông
qua càng mở, dầu phanh , ty đẩy cùng
với lò xo hồi vị của bàn đạp đưa bàn
đạp 1 trở về vị trí ban đầu. Ly hợp trở
về trạng thái đóng

© Quang Pham 18
3.3. Cấu tạo các chi tiết chính của bộ điều khiển thủy lực
3.3.1. Bàn đạp li hợp

Bàn đạp li hợp tạo ra áp suất thuỷ lực trong


xilanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp.
Áp suất thuỷ lực này tác dụng lên xi lanh cắt
li hợp và cuối cùng đóng và ngắt ly hợp
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
- Bàn đạp li hợp tạo ra áp suất thuỷ lực trong
xilanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp.
Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp là
khoảng cách mà bàn đạp có thể được ấn cho
đến khi vòng bi cắt li hợp ép vào lò xo đĩa.

- Khi đĩa ly hợp bị mòn, hành trình tự do này giảm đi. Nếu đĩa tiếp tục mòn và bàn đạp
không có hành trình tự do, thì sẽ làm cho li hợp bị trượt. Do đó, cần phải điều chỉnh
chiều dài của cần đẩy xilanh cắt lyhợp, và duy trì hành trình tự do này không đổi.
- Trong các kiểu xe hiện nay, người ta sử dụng các xilanh cắt ly hợp tự điều
chỉnh

© Quang Pham 19
3.3. Cấu tạo các chi tiết chính của bộ điều khiển thủy lực
3.3.2. Xy lanh chính

Trong xilanh chính của ly hợp, sự trượt của


pittông tạo ra áp suất thuỷ lực.

Lò xo hồi vị của bàn đạp liên tục kéo cần đẩy


của ly hợp về phía bàn đạp. Chức năng của
xilanh chính của ly hợp được trình bày dưới
đây.

© Quang Pham 20
3.3.2. Xy lanh chính
Nguyên lý hoạt động
(1) Đạp bàn đạp ly hợp
Khi đạp lên bàn đạp li hợp, píttông bị cần
đẩy dịch chuyển về bên trái. Dầu phanh
trong xilanh chảy qua van nạp đến bình chứa
và đồng thời đến xilanh cắt li hợp.
Khi píttông dịch chuyển tiếp về bên trái,
thanh nối sẽ tách khỏi bộ phận hãm lò xo, và
van nạp đóng đường dầu đi vào bình chứa
bằng lò xo côn, do đó tạo thành áp suất
trong buồng A và áp suất này truyền đến
pittông của xilanh cắtli hợp.
(2) Thả bàn đạp ly hợp
Khi thả bàn đạp ly hợp, lò xo nén đẩy
pittông trở về bên phải và áp suất thuỷ lực
giảm xuống. Khi pít tông trở lại hoàn toàn,
bộ phận hãm lò xo đẩy thanh nối về bên
phải. Như vậy van nạp mở đường đi vào
bình chứa và nối với buồng A và B
© Quang Pham 21

You might also like