You are on page 1of 43

HỘP SỐ TỰ ĐỘNG

Automatic transmission

• ThS. PHẠM VĂN QUANG

© Quang Pham 1
Ưu điểm của hộp số tự động

• Với các xe có hộp số tự động thì người lái xe không


cần phải suy tính khi nào cần lên số hoặc xuống số.
Các bánh răng tự động chuyển số tuỳ thuộc vào tốc
độ xe và mức đạp bàn đạp ga.
• Một hộp số mà trong đó việc chuyển số bánh răng
được điều khiển bằng một ECU (Bộ điều khiển điện
tử) được gọi là ECT-Hộp số điều khiển điện tử, và một
hộp số không sử dụng ECU được gọi là hộp số tự
động thuần thuỷ lực.
• Hiện nay hầu hết các xe đều sử dụng ECT.
• Đối với một số kiểu xe thì phương thức chuyển số
có thể được chọn tuỳ theo ý muốn của lái xe và điều
kiện đường xá. Cách này giúp cho việc tiết kiệm nhiên
liệu, tính năng và vận hành xe được tốt hơn.

© Quang Pham 2
Phân loại

• Hộp số tự động đặt ngang được


sử dụng trong các xe FF (động
cơ ở phía trước, dẫn động bánh
trước)
• Hộp số tự động đặt dọc được sử
dụng trong các xe FR (động cơ
ở phía trước, dẫn động
bánhsau).
• Tương tự như hộp số thường, hộp
số ngang tự động có bộ vi sai nằm
trong cùng vỏ hộp với hộp số
© Quang Pham 3
Phân loại

Hộp số điều khiển điện tử (ECT) Hộp số tự động thuần thuỷ lực
Hộp số này sử dụng áp suất thuỷ lực để tự động chuyển số theo các tín Kết cấu của một hộp số tự động thuần thuỷ lực về cơ bản cũng
hiệu điều khiển của ECU tương tự như của ECT. Tuy nhiên, hộp số này điều khiển chuyển số
ECU điều khiển các van điện từ theo tình trạng của động cơ và của xe do bằng cơ học bằng cách phát hiện tốc độ xe bằng thuỷ lực thông qua
các bộ cảm biến xác định, từ đó điều khiển áp suất thuỷ lực. van điều tốc và phát hiện độ mở bàn đạp ga từ bướm ga thông qua
độ dịch chuyển của cáp bướm ga.

© Quang Pham 4
Biến mô

• Bộ biến mô vừa truyền vừa khuyếch


đại moment từ động cơ vào hộp số
(Bộ truyền bánh răng hành tinh) bằng
việc sử dụng dầu hộp số tự động (ATF)
như một môi chất.
• Bộ biến mô gồm bánh bơm, bánh
tuabin, khớp một chiều, stato và vỏ
biến mô chứa tất cả các bộ phận đó.
• Bộ biến mô được điền đầy ATF do
bơm dầu cung cấp.
• Động cơ quay làm bánh bơm quay, và
dầu bị đẩy ra từ bánh bơm thành một
dòng mạnh làm quay bánh tua bin.
© Quang Pham 5
Impeller

• Bánh bơm được bố trí nằm


trong vỏ bộ biến mô và nối với
trục khuỷu qua đĩa dẫn động.
• Nhiều cánh hình cong được lắp
bên trong bánh bơm.
• Một vòng dẫn hướng được lắp
trên mép trong của các cánh để
đường dẫn dòng dầu được êm.

© Quang Pham 6
Turbine

• Rất nhiều cánh được lắp lên


bánh tuabin giống như trường
hợp bánh bơm.
• Hướng cong của các cánh này
ngược chiều với hướng cong của
cánh của bánh bơm.
• Bánh tua bin được lắp trên trục
sơ cấp của hộp số sao cho các
cánh bên trong nó nằm đối diện
với các cánh của bánh bơm với
một khe hở rất nhỏ ở giữa.

© Quang Pham 7
Stator
Stato nằm giữa bánh bơm và bánh tua bin. Qua
khớp một chiều nó được lắp trên trục stato và
trục này được cố định trên vỏ hộp số.
1. Hoạt động của Stato
• Dòng dầu trở về từ bánh tua bin vào bánh
bơm theo hướng cản sự quay của bánh bơm.
• Do đó, stato đổi chiều của dòng dầu sao cho
nó tác động lên phía sau của các cánh trên
bánh bơm và bổ sung thêm lực đẩy cho bánh
bơm do đó làm tăng moment.
2. Hoạt động của khớp một chiều
• Khớp một chiều cho phép Stato quay theo
chiều quay của trục khuỷu động cơ.
• Tuy nhiên nếu Stato định bắt đầu quay theo
chiều ngược lại thì khớp một chiều sẽ khoá
stato để ngăn không cho nó quay.

© Quang Pham 8
Nguyên lí của bộ biến mô

Sự truyền moment
• Khi tốc độ của bánh bơm tăng thì lực ly tâm làm cho dầu
bắt đầu chảy từ tâm bánh bơm ra phía ngoài. Khi tốc độ
bánh bơm tăng lên nữa thì dầu sẽ bị ép văng ra khỏi bánh
bơm.
• Dầu va vào cánh của bánh tua bin làm cho bánh tua bin
bắt đầu quay cùng chiều với bánh bơm.
• Dầu chảy vào trong dọc theo các cánh của bánh tua bin.
Khi nó chui được vào bên trong bánh tua bin thì mặt cong
trong của cánh sẽ đổi hướng dầu ngược lại về phía bánh
bơm, và chu kỳ lại bắt đầu từ đầu.
• Việc truyền moment được thực hiện nhờ sự tuần hoàn
dầu qua bánh bơm và bánh tua bin.

© Quang Pham 9
Nguyên lý hoạt động của bộ biến mô

Khuếch đại moment:


• Việc khuyếch đại moment do bộ biến
mô thực hiện bằng cách dẫn dầu vẫn
còn năng lượng sau khi đã đi qua bánh
tua bin trở về đập bánh bơm
• Nói cách khác, bánh bơm được quay
do moment từ động cơ, moment này lại
được bổ sung nhờ dầu quay về từ bánh
tua bin. Có thể nói rằng bánh bơm
khuyếch đại moment ban đầu để dẫn
động bánh tua bin.

© Quang Pham 10
Chức năng khớp một chiều của stator
Hướng của dầu đi vào stato từ bánh tuabin phụ thuộc vào sự
chênh lệch tốc độ quay giữa bánh bơm và bánh tuabin.
1. Khi chênh lệch lớn về tốc độ quay
• Thì dầu tác động lên mặt trước của cánh stato làm cho stato
quay theo chiều ngược lại với chiều quay của bánh bơm. Tuy
nhiên, bánh bơm không thể quay theo chiều ngược lại vì stato
bị khớp một chiều khoá lại. Do đó hướng của dòng dầu được
đổi.
2. Khi chênh lệch nhỏ về tốc độ quay
• Một lượng dầu từ cánh tuabin chảy vào măt sau của cánh rô
to. Khi chênh lệch về tốc độ ở mức nhỏ nhất thì phần lớn dầu
từ cánh tuabin ra sẽ tiếp xúc với mặt sau của cánh stato.
• Trong trường hợp đó các cánh stato sẽ cản trở dòng dầu.
Khớp một chiều làm cho stato quay trơn cùng chiều với bánh
bơm, và dầu sẽ trở về cánh bơm một cách thuận dòng.
© Quang Pham 11
Cơ cấu ly hợp khóa biến mô
• Do bộ biến mô sử dụng dòng thuỷ lực để gián
tiếp truyền công suất nên có sự tổn hao công
suất.
• Vì vậy, ly hợp được lắp trong bộ biến mô để
nối trực tiếp động cơ với hộp số để giảm tổn
thất công suất.
• Khi xe đạt được một tốc độ nhất định, thì cơ
cấu ly hợp khoá biến mô được sử dụng để
nâng cao hiệu quả sử dụng công suất và nhiên
liệu.
• ly hợp khoá biến mô được lắp trong moayơ
của bánh tuabin, phía trước bánh tuabin.
• Trong ly hợp khóa biến mô cũng bố trí lò xo
giảm chấn để khi truyền moment không sinh
ra va đập. Vật liệu ma sát được gắn trên vỏ
của biến mô để ngăn sự trượt ở thời điểm ăn
khớp ly hợp

© Quang Pham 12
Hoạt động của ly hợp khóa biến mô
• Khi li hợp khoá biến mô được kích hoạt
thì nó sẽ quay cùng với bánh bơm và
bánhtua-bin.
• Việc ăn khớp và nhả li hợp khoá biến mô
được xác định từ những thay đổi về
hướng của dòng dầu thuỷ lực trong bộ
biến mô khi xe đạt được một tốc độ nhất
định.
Trạng thái mở ly hợp:
Khi xe chạy ở tốc độ thấp thì dầu bị nén (áp
suất của bộ biến mô) sẽ chảy vào phía trước
của li hợp khoá biến mô. Do đó, áp suất
trên mặt trước và mặt sau của li hợp khoá
biến mô trở nên cân bằng và do đó li hợp
khoá biến mô được được nhả khớp..

© Quang Pham 13
Hoạt động của ly hợp khóa biến mô

Trạng thái đóng ly hợp:


• Khi xe chạy ổn định ở tốc độ trung
bình hoặc cao (thường trên 60
km/h) thì dầu bị nén sẽ chảy vào
phía sau của li hợp khoá biến mô.
• Do đó, vỏ bộ biến mô và li hợp
khoá biến mô sẽ trực tiếp nối với
nhau. Do đó, li hợp khoá biến và vỏ
bộ biến mô sẽ quay cùng nhau.

© Quang Pham 14
Bộ truyền bánh răng hành tinh

• Cơ cấu hành tinh bao gồm 3 loại


bánh răng: 1 bánh răng mặt trời,
1 bánh răng bao và bánh răng và
một số bánh răng hành tinh
được lắp trên 1 cần dẫn
• Bằng cách thay đổi vị trí đầu vào,
đầu ra, phần tử cố định để có
thể giảm tốc, đảo chiều, nối trực
tiếp và tăng tốc.

© Quang Pham 15
Giảm tốc
Đầu vào: Bánh răng bao
Đầu ra: Cần dẫn
Cố định: Bánh răng mặt trời
• Khi bánh răng bao quay theo chiều
kim đồng hồ, các bánh răng hành tinh
quay và quay xung quanh bánh răng
mặt trời theo chiều kim đồng hồ.
• Do đó trục đầu ra giảm tốc độ so với
trục đầu vào bằng chuyển động quay
của bánh răng hành tinh.
• Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng
lớn và mũi tên càng rộng thì moment
càng lớn.

© Quang Pham 16
Tăng tốc
Đầu vào: Cần dẫn
Đầu ra: Bánh răng bao
Cố định: Bánh răng mặt trời
• Khi cần dẫn quay theo chiều kim đồng
hồ thì bánh răng hành tinh chuyển
động xung quanh bánh răng mặt trời
theo chiều kim đồng hồ.
• Do đó bánh răng bao tăng tốc trên cơ
sở số răng trên bánh răng bao và trên
bánh răng mặt trời.
• Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng
lớn và mũi tên càng rộng thì moment
càng lớn.

© Quang Pham 17
Đảo chiều

Đầu vào: Bánh răng mặt trời


Đầu ra: Bánh răng bao
Cố định: Cần dẫn
• Khi cần dẫn được cố định ở vị trí
và bánh răng mặt trời quay thì
bánh răng bao quay trên trục và
hướng quay được đảo chiều.
• Mũi tên càng dài thì tốc độ quay
càng lớn, và mũi tên càng rộng
thì moment càng lớn.

© Quang Pham 18
Bảng tốc độ và chiều quay của bộ truyền hành tinh

© Quang Pham 19
Tỉ số truyền bộ truyền hành tinh

Tỉ số truyền của bộ truyền bánh răng hành tinh được tính theo công thức sau:

𝑆ố 𝑟ă𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ử 𝑏ị đô𝑛𝑔


𝑇ỉ 𝑠ố 𝑡𝑟𝑢𝑦ề𝑛 =
𝑆ố 𝑟ă𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑝ℎầ𝑛 𝑡ử 𝑐ℎủ độ𝑛𝑔
Lưu ý:
- Các bánh răng hành tinh hoạt động như bánh răng trung gian nên không ảnh hưởng
đến tỉ số truyền của bộ truyền hành tinh.
- Số răng của cần dẫn (tượng trưng) được tính theo công thức sau:
ZC = ZR + ZS
Trong đó: ZC : Số răng cần dẫn
ZR : Số răng bánh răng bao
ZS : Số răng bánh răng mặt trời

© Quang Pham 20
Phanh và ly hợp

• Trong hộp số trự động, thường


sử dụng nhiều hơn 1 bộ truyền
hành tinh
• Để có được các tỉ số truyền khác
nhau, tức là để cố định hoặc giải
phóng một phần tử trong cơ cấu
hành tinh người ta phải sử dụng
các phanh và ly hợp
Phanh dải

© Quang Pham 21
Phanh kiểu dải

• Một dải phanh được quấn


quanh trống phanh
• Trống phanh đước gắn với một
trong các bộ phận của bộ truyền
hành tinh
Phanh dải

© Quang Pham 22
Phanh kiểu dải

• Khi phanh, dải phanh cố định sẽ


siết vào trống phanh để giữ cố
định một bộ phận nào đó của bộ
truyền hành tinh.

Phanh dải
Phanh dải

© Quang Pham 23
Phanh nhiều đĩa ướt

• Các đĩa thép được lắp cố định


với vỏ hộp số, các đĩa ma sát
quay cùng một khối với từng bộ
phận của bộ truyền hành tinh
• Khi phanh các đĩa ép vào nhau
để giữ cho một trong các phần
tử của bộ truyền hành tinh
không quay.

© Quang Pham 24
Hoạt động của phanh nhiều đĩa kiểu ướt

• Khi áp suất thuỷ lực tác động lên


xi lanh, piston sẽ dịch chuyển và
ép các đĩa thép và đĩa ma sát
tiếp xúc với nhau.
• Do đó tạo nên một lực ma sát
lớn giữa mỗi đĩa thép và đĩa ma
sát. Kết quả là cần dẫn hoặc
bánh răng mặt trời bị khoá vào
vỏ hộp số.

© Quang Pham 25
Hoạt động của phanh nhiều đĩa kiểu ướt

• Khi dầu có áp suất được xả ra


khỏi xi lanh thì piston bị lò xo
phản hồi đẩy về vị trí ban đầu
của nó và làm nhả phanh.

© Quang Pham 26
Ly hợp

• Ly hợp dùng để nối/ngắt


moment từ biến mô đến các bộ
truyền hành tinh.
• Nó bao gồm một số đĩa thép và
một số đĩa ma sát được bố trí
xen kẽ với nhau.
• Để điều khiển đóng mở ly hợp
người ta sử dụng áp suất thuỷ
lực.

© Quang Pham 27
Đóng ly hợp

• Khi dầu có áp suất chảy vào trong


xi lanh piston, nó sẽ đẩy viên bi van
của piston đóng kín van một chiều
và làm piston di động trong xi lanh
và ép các đĩa thép tiếp xúc với các
đĩa ma sát.
• Do lực ma sát lớn giữa các đĩa thép
và đĩa ma sát nên các đĩa thép và
đĩa ma sát quay cùng một tốc độ.
Có nghĩa là li hợp được gài khớp,
trục sơ cấp được nối với bánh răng
bao và công suất từ trục sơ cấp
được truyền tới bánh răng bao.
© Quang Pham 28
Ngắt ly hợp

• Khi dầu có áp suất được xả thì


áp suất dầu trong xi lanh giảm
xuống. Điều này cho phép viên
bi rời khỏi van một chiều nhờ
lực li tâm tác động lên nó,và dầu
trong xi lanh được xả ra ngoài
qua van một chiều.
• Kết quả là piston trở về vị trí
ban đầu nhờ lò xo hồi vị, ly hợp
được ngắt.

© Quang Pham 29
One-way clutch

Khớp 1 chiều (ly hợp 1 chiều) trong bộ


bánh răng hành tinh có cấu tạo và
nguyên lý hoạt động tương tự như khớp
1 chiều của stator trong biến mô

Khớp 1 chiều của bánh răng hành tinh


trước sau và cần dẫn sau

© Quang Pham 30
Hoạt động khi chuyển số
Số 1:
• Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh
trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1.
• Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trước quay và
chuyển động xung quanh làm cho bánh răng mặt trời quay
ngược chiều kim đồng hồ.
• Trong bộ ánh răng hành tinh sau, cần dẫn sau được F2 cố
định, nên bánh răng mặt trời làm cho bánh răng bao của bộ
truyền hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông qua
bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau.
• Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau
làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ.
• Ngoài ra, ở dãy "L", B3 hoạt động
• Mũi tên càng dài thì tốc độ quay càng lớn, và mũi tên càng
rộng thì mô men càng lớn.
Các số khác được tổng hợp như bảng hình bên

© Quang Pham 31
Bộ điều khiển thủy lực

• Bộ điều khiển thủy có chức năng


đóng mở các phanh và ly hợp
của bộ truyền hành tinh để thực
hiện quá trình chuyển số.
• Nhiệm vụ:
• Tạo ra áp suất thủy lực
• Điều chỉnh áp suất thủy lực
• Chuyển số (dẫn dầu đến các
phanh và ly hợp)

© Quang Pham 33
Bơm dầu

• Bơm dầu có chức năng tạo ra áp


suất thủy lực để vận hành hộp
số tự động
• Bơm dầu được dẫn động bởi
động cơ thông qua vỏ biến mô

© Quang Pham 34
Thân van

• Thân van bao gồm một thân van


trên và một thân van dưới.
• Thân van giống gồm rất nhiều
đường dẫn để dầu ATF chảy qua.
• Có rất nhiều van được lắp vào
các đường dẫn để điều khiển và
chuyển mạch dầu ATF từ đường
dẫn này sang đường dẫn khác

© Quang Pham 35
Van điều áp sơ cấp
• Van điều áp sơ cấp điều chỉnh áp suất
thuỷ lực (áp suất cơ bản) tới từng bộ
phận phù hợp với công suất động cơ để
tránh tổn thất công suất bơm.
• Khi áp suất thuỷ lực từ bơm dầu tăng thì
lò xo van bị nén, và đường dẫn dầu ra cửa
xả được mở, và áp suất dầu cơ bản được
giữ không đổi.
• Ngoài ra, một áp suất bướm ga cũng
được điều chỉnh bằng van, và khi góc mở
của bướm ga tăng lên thì áp suất cơ bản
tăng để ngăn không cho li hợp và phanh
bị trượt.
• Áp suất cơ bản dãy R: ở vị trí “R”, áp suất
cơ bản được tăng lên hơn nữa để ngăn
không cho li hợp và phanh bị trượt.

© Quang Pham 36
Van điều khiển

• Van điều khiển được nối với cần


chuyển số và thanh nối hoặc
cáp.
• Khi thay đổi vị trí của cần chuyển
số sẽ chuyển mạch đường dẫn
dầu của van điều khiển và cho
dầu hoạt động theo vị trí của cần
chuyển số.

© Quang Pham 37
Van chuyển số

• Các van chuyển số có chức năng


chuyển mạch đường dẫn dầu để
áp suất thuỷ lực trong nó tác
động lên các piston đóng mở các
phanh và li hợp.
• Có các van chuyển số như: 1-2,
2-3 và 3-4.

© Quang Pham 38
Van điện từ

• Van điện từ hoạt động nhờ các


tín hiệu từ ECU động cơ & ECT
để vận hành các van chuyển số
và điều khiển áp suất thuỷ lực.
Có hai loại van điện từ.
• Các van điện từ chuyển số được
sử dụng để chuyển số.
• Các van điện từ tuyến tính được
sử dụng cho chức năng điều
khiển áp suất thuỷ lực.

© Quang Pham 39
Van bướm ga

• Van bướm ga tạo ra áp suất bướm ga


tuỳ theo góc độ mở của bướm ga
thông qua cáp và cam bướm ga.
• Áp suất bướm ga tác động lên van
điều áp sơ cấp, và như vậy sẽ điều
chỉnh áp suất cơ bản theo độ mở của
van bướm ga.
• Hiện nay, áp suất bướm ga được điều
khiển bằng một van điện từ tuyến
tính (SLT) thay cho van bướm ga.
• Van điện từ STL điều khiển áp suất
bướm ga bằng tín hiệu vị trí bướm ga
do ECU động cơ & ECT chuyển đến.
© Quang Pham 40
Van rơle khoá biến mô và van tín hiệu khoá biến mô

• Các van này có nhiệm vụ đóng-mở


khoá biến mô.
• Van rơ-le khoá biến mô đảo chiều
dòng dầu đi vào biến mô (li hợp
khoá biến mô) dựa vào tín hiệu áp
suất từ van tín hiệu khoá biến mô.
• Dòng dầu vào phía trước ly hợp
khoá biến mô thì ly hợp khoa biến
mô ở trạng thái mở (OFF).
• Dòng dầu vào phía sau li hợp khoá
biến mô thì ly hợp khoa biến mô ở
trạng thái mở (ON).
© Quang Pham 41
Các van khác

• Van điều áp thứ cấp


• Van ngắt giảm áp
•…

© Quang Pham 42
Hoạt động chuyển số

Số1:
Áp suất thuỷ lực đến bộ truyền
bánh răng hành tinh
• C1 từ van điều khiển
• C0 từ van chuyển số 3-4
• B3 từ van chuyển số 2-3
Các số khác tương tự

© Quang Pham 43
Bộ điều khiển ETC

• ECU động cơ & ECT điều khiển


thời điểm chuyển số và khoá
biến mô bằng cách điều khiển
các van điện từ của bộ điều
khiển thuỷ lực để duy trì điếu
kiện lái tối ưu với việc dùng các
tín hiệu từ các cảm biến và các
các công tắc lắp trên động cơ và
hộp số tự động.
• Ngoài ra ECU còn có các chức
năng chẩn đoán và an toàn khi
một cảm biến vv...bị hỏng.
© Quang Pham 44

You might also like