You are on page 1of 7

Li hợp

1. Khái niệm, công dụng:


- Ly hợp là bộ phận trên ô tô thực hiện các chức năng sau:
+ Truyền mômen từ động cơ đến phần sau của HTTL, ngắt tức thời mômen từ
động cơ đến HTTL ở phía sau khi thực hiện chuyển số hoặc phanh ô tô với tốc độ
thấp.
+ Đóng vai trò bộ phận an toàn, tránh quá tải cho động cơ và HTTL
+ Có khả năng dập tắt các dao động cộng hưởng có trong HTTL.
2. Vị trí:
+ Nằm giữa động cơ và hộp số chính
3. Phân loại:
- Theo phương pháp truyền mô men:
+ Ma sát
+ Thủy lực
+ Điện tử
- Li hợp ma sát được chia thành:
+ Một đĩa
+ Hai đĩa
+ Nhiều đĩa
- Theo loại ma sát:
+ Khô
+ Ướt
- Theo trạng thái thường xuyên làm việc:
+ Li hợp thường đóng
+ Li hợp thường mở
- Theo phương pháp dẫn động điều khiển li hợp:
+ Dẫn động cơ khí
+ Dẫn động thủy lực
+ Dẫn động có trợ lực
- Theo phương pháp điều khiển:
+ Tự động
+ Điều khiển bởi người lái
+ Bán tự động
=> Gọi tên: Li hợp thường đóng ma sát khô một đĩa lò xo trụ dẫn động cơ khí
điều khiển bởi người lái.
4. Làm thế nào để li hợp thực hiện được công dụng của nó?
Để thực hiện công dụng của nó, nó cần có các chi tiết sau đây:
* Phần chủ động:
- Bánh đà: quay cùng với trục khủy động cơ, truyền mô men cho đĩa ma sát ở
trạng thái đóng.
- Vỏ li hợp: Trên bề mặt bánh đà có lỗ ren và chốt định vị để vỏ li hợp bắn
vào với bánh đà khi bánh đà quay thì vỏ li hợp sẽ quay vì nhận trực tiếp mô men
của bánh đà.

- Đĩa ép: Hình vành khăn có liên kết với vỏ li hợp = thanh lò xo lá cho phép
đĩa ép quay cùng với vỏ li hợp
* Phần bị động (Nhận momen từ phần chủ động) :
- Đĩa ma sát: Có 2 bề mặt ma sát. Ở trạng thái đóng, 2 bề mặt của đĩa ma sát
sẽ tiếp xúc với bề mặt của bánh đà và đĩa ép .Ở trạng thái mở, 2 bề mặt ấy ko tiếp
xúc với bánh đà và đĩa ép.
- Trục sơ cấp hộp số: Có then hoa khi quay kéo đĩa ma sát quay theo. Cho
phép truyền momen từ bánh đà qua đĩa ma sát đến hộp số.

* Bộ phận dẫn động điều khiển:


- Bàn đạp li hợp: Nhận lực tác động từ người lái và truyền lực đó đến các cơ
cấu tiếp theo.
- Đòn kéo: Truyền lực từ bàn đạp li hợp đến càng mở
- Càng mở: Nhận lực từ đòn kéo và tác dụng lực lên ổ bi tỳ.
* Bộ phận tạo lực ép:
- Vòng bi mở: Nhận lực và dịch chuyển cùng với càng gạt, tác dụng lực lên lò
xo ép.
- Lò xo ép: Kéo đĩa ép dịch chuyển sang phải, tách các bề mặt ma sát của đĩa
bị động ra khỏi bánh đà và đĩa ép ở trạng thái mở. Khi ở trạng thái đóng, kéo đĩa ép
dịch chuyển sang trái, ép sát đĩa bị động vào bề mặt bánh đà và truyền mô men cho
đĩa bị động.

( Lò xo màng: vừa là bộ phận tạo lực vừa là bộ phận đóng mở)


* Bộ phận giảm chấn:
+ Lò xo giảm chấn: Nhận lực từ bề mặt ngoài của đĩa ma sát, hấp thụ rung
động rồi mới truyền lực đến moay ơ của đĩa ma sát.

=> Nguyên lý hoạt động:


2. Vỏ li hợp, 3. Đĩa ép, 4. Đĩa ma sát, 6. Trục sơ cấp hộp số, 7. Bánh đà, 9. Ổ
bi tỳ, 11. Lò xo ép và đòn mở, 12. Càng mở, 13. Trục khuỷu, 14. Bàn đạp li hợp,
15. Đòn kéo
+ Trạng thái đóng: Bàn đạp li hợp ở vị trí ban đầu, dưới tác dụng của các lò
xo ép (hoặc lò xo màng), đĩa ma sát 4 được ép giữa bánh đà 7 và đĩa ép 3
bằng lực của lò xo đĩa 11, lực ép được tạo ra = cách siết ốc giữa bánh đà và
vỏ li hợp. Mô men ma sát được tạo nên giữa chúng. Mô men xoắn truyền từ
phần chủ động tới phần bị động, qua bề mặt tiếp xúc giữa đĩa ma sát 4 với
bánh đà 7 và đĩa ép 3 tới trục sơ cấp hộp số.
+ Trạng thái mở: Khi tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp 14, bàn đạp dịch
chuyển, đầu trong càng gạt 12 và ổ bi tỳ 9 dịch chuyển sang trái, khắc phục
khe hở δ, ép lò xo ép 11, kéo đĩa ép dịch chuyển sang phải, tách các bề mặt
ma sát của đĩa bị động ra khỏi bánh đà và đĩa ép. Mô men ma sát giảm và
triệt tiêu, li hợp được mở, thực hiện ngắt mô men truyền tự động cơ tới hộp
số. Ở trạng thái mở li hợp, lực điều khiển cần thắng lực ép của lò xo ép để
dịch chuyển đĩa ép sang phải.

You might also like