You are on page 1of 5

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Anh, chị hãy trình bày những thành tựu, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước (từ năm 1986 đến
nay).
- Những thành tựu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất
nước (từ năm 1986 đến nay):
Sau năm 1986, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta tiếp tục diễn ra
từng bước theo hướng vừa làm vừa thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung, cải tiến trên cơ sở
đúc rút những kinh nghiệm của thực tiễn. Đảng ta từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý
kinh tế cũ, dần hình thành cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Đổi
mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa
Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm chỉ đạt 4,4%[1], thì giai đoạn 1991-1995 GDP bình
quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm[2]; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng
khá cao; giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8%[3]. Liên tiếp trong 4 năm, từ
năm 2016 - 2019, Việt Nam đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là
một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất [4]. Đặc biệt, trong năm 2020, trong
khi phần lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác
động của dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%, góp phần
làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9 %/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Quy mô, trình độ nền kinh tế
được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm, thì đến năm 2020 đã đạt
khoảng 268,4 tỷ USD/năm[5]. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải
thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm, thì đến
năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm[6]. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ -
tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục
được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Từ 2002 đến
2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu
người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2
USD/ngày theo sức mua ngang giá)[7].
Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước,
đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập[8]. Xếp hạng về phát triển bền
vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020 [9], cao hơn
nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
35 năm đổi mới cũng là một chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều
cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu
của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế.
Từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, toàn
diện với nhiều nước, trong đó có tất cả các nước P5 (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp,
Anh) và hầu hết các nước chủ chốt trong trong khu vực và trên thế giới; đã có trên 70
nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Các đối tác FTA mà Việt Nam
tham gia có độ phủ rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP
chiếm gần 90% GDP thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác
kinh tế - thương mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới
là Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Năm 2020 phê chuẩn và triển khai có hiệu quả
EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA
Việt Nam - Anh)…
Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể
trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch Covid-19. Y tế đạt nhiều tiến
bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6
năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020 (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ
70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức
thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn
trung bình khu vực và trung bình thế giới. Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tính
đến hết tháng 7/2021, toàn quốc có khoảng 16 triệu người tham gia BHXH (chiếm
32% lực lượng lao động). Trong đó có hơn 14,7 triệu người tham gia BHXH bắt buộc;
gần 1,2 triệu người tham gia BHXH tự nguyện; hơn 13 triệu người tham gia Bảo hiểm
thất nghiệp; hơn 85 triệu người tham gia BHYT (đạt tỷ lệ bao phủ 87,1% dân số)[10].
 Về triển vọng, Việt Nam vẫn duy trì được sự ổn định kinh tế vĩ mô và đang trong xu
hướng phục hồi theo hình chữ V; là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh
nhất khu vực và thế giới. Giai đoạn 2021-2025, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều sâu, hoàn thiện mô hình tăng trưởng đồng bộ trên cả
phương diện kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội và kinh tế - sinh thái, thúc đẩy phát
triển trên nền tảng đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ
khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát huy lợi thế so sánh
và chủ động hội nhập quốc tế.
Trong 35 năm đổi mới, các thành tựu xây dựng con người của nước ta còn được thể
hiện qua chỉ số HDI có xu hướng tăng đều và khá ổn định, cả về giá trị tuyệt đối cũng
như thứ hạng. “Chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704.
Với kết quả này Việt Nam đã lọt vào danh sách các nước phát triển con người cao và
được xếp thứ 117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ”[11]. Chỉ số phát triển con người vừa
thể hiện tính nhân văn, vừa là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người
trên các phương diện: sức khỏe tri thức và thu nhập. HDI giúp tạo ra một cái nhìn tổng
quát về sự phát triển của một quốc gia, dựa vào năm tiêu chí: 1) con người là trung
tâm của sự phát triển; 2) người dân là mục tiêu của sự phát triển; 3) việc nâng cao vị
thế của người dân (bao gồm cả sự hưởng thụ và cống hiến); 4) chú trọng việc tạo lập
sự bình đẳng cho người dân về mọi mặt (thí dụ như tôn giáo, dân tộc, giới tính, quốc
tịch,...); 5) tạo cơ hội để lựa chọn tốt nhất cho người dân về kinh tế, chính trị, xã hội,
văn hóa...”[12].
Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình
thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu. Việt Nam đã gia nhập
WTO, thiết lập được 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện; có quan hệ
ngoại giao, kinh tế với 190/200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, WTO cùng với
hơn hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực mà Việt Nam
tham gia, là những cánh cửa lớn, đa chiều để Việt Nam định hướng hoàn thiện khung
khổ thể chế phát triển kinh tế thị trường và tự tin hội nhập ngày càng đầy đủ, hiệu quả
hơn.
Việt Nam cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ
chức quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức
của Liên hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò
ngày càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam
đã được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng
Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ
2013-2017, Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016-
2018.
Đặc biệt, năm 2020, Việt Nam đã hoàn thành tốt cùng lúc cả ba trọng trách: Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch
AIPA. điều này góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế
giới. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu bầu 5 nước ủy viên không thường
trực của Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020 - 2021, ngày 7/6/2020, tại trụ sở Liên hợp
quốc tại New York (Mỹ), với số phiếu kỷ lục chưa từng có (192/193 phiếu) trong 75
năm phát triển của Liên Hợp quốc đã tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của Việt
Nam. Có thể khẳng định, Việt Nam đã thực sự chủ động, tích cực tham gia hội nhập
quốc tế với một vị thế mới, bắt kịp với xu thế của thời đại.
- Ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới đất nước
(từ năm 1986 đến nay):
Đảng ta từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế cũ, dần hình thành cơ chế mới - cơ
chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những
thành công to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước sau gần 40 năm đã chứng
minh định hướng, chủ trương và phương thức đổi mới của Đảng là đúng đắn. Mặt
khác, những thành công đó đã cho thấy khả năng lãnh đạo đất nước xoay chuyển tình
thế, kịp thời thích nghi với bối cảnh chính trị - kinh tế mới của quốc tế nhưng vẫn giữ
được những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
đất nước (từ năm 1986 đến nay):
Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra năm bài học kinh nghiệm lớn, cũng có thể được coi
là năm vấn đề lý luận căn cốt của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Đó là:
1- Triển khai toàn diện, đồng bộ, thường xuyên công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng;
2- Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”, nhân dân
là chủ thể, là trung tâm của sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất
nước và bảo vệ Tổ quốc;
3- Có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động,
sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ
chức thực hiện chủ trương, đường lối;
4- Tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, phục vụ mục tiêu
phát triển nhanh và bền vững đất nước, trọng tâm là thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
5- Chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động,
bất ngờ trước mọi tình huống. Đặc biệt, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội
Việt Nam thành công, trước hết phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng
tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên
định các nguyên tắc xây dựng Đảng; như đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng luôn nhấn mạnh: Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc hết sức quan
trọng, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động.
Câu 2. Phân tích nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới (1986 –
nay). Từ vấn đề lịch sử trên, bạn có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống của bản thân?
- Nhân tố quyết định đưa đến thắng lợi của công cuộc đổi mới (1986 đến nay):
Thực tiễn đã chứng tỏ rằng, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định
thắng lợi của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ở bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào, nếu Đảng kiên định, vận dụng đúng đắn và phát
triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thì tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vượt
qua được những thử thách cam go, giành được thắng lợi. Nếu Đảng rơi vào giáo điều,
vận dụng máy móc chủ nghĩa Mác - Lê-nin, thì tiến trình đó sẽ gặp không ít khó khăn,
trở ngại, thậm chí thụt lùi, thất bại. Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô
và các nước Đông Âu là tổn thất to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới; song,
cần hiểu đúng rằng, đó chỉ là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa
tập trung, quan liêu, bao cấp, xa dân, xa rời những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin; xa rời các nguyên tắc và phương thức lãnh đạo của một đảng cách mạng
chân chính; thiếu sự thích ứng với những thay đổi thường xuyên của thực tiễn. Đó còn
là hệ quả của những sai lầm về đường lối phát triển kinh tế - xã hội; sai lầm nghiêm
trọng về đường lối chính trị, nhất là sự buông lỏng công tác chính trị - tư tưởng, công
tác cán bộ của các đảng cộng sản cầm quyền trong quá trình cải tổ ở các nước này.
Càng đi sâu vào tiến trình đổi mới, càng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Đảng
ta càng ý thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong
sạch, vững mạnh, đủ năng lực để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo sự nghiệp xây
dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà nhân dân
giao phó. Cụ thể là: Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị; coi trọng xây dựng Đảng
về tư tưởng, lý luận; tập trung xây dựng Đảng về đạo đức; đẩy mạnh xây dựng Đảng
về tổ chức, trọng tâm là đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của hệ thống chính trị; củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng
và đội ngũ đảng viên; tăng cường xây dựng Đảng về đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là
cấp chiến lược và người đứng đầu; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật đảng; thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân
dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng
trong điều kiện mới.
Từ thực tiễn qua hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và hơn 30 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã hình thành, từng bước hoàn thiện và hiện thực hóa lý luận về
đường lối đổi mới Việt Nam, thể hiện tầm nhìn, mục tiêu và các định hướng phát triển
đất nước, đúc kết những bài học kinh nghiệm, những quan điểm chỉ đạo, những mối
quan hệ lớn phù hợp với quy luật khách quan, để tiếp tục bổ sung, phát triển sáng tạo
lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong
giai đoạn mới.
- Từ vấn đề lịch sử trên, em có thể rút ra bài học cho cuộc sống của bản thân là:
Kiên định, tầm nhìn, chờ đợi thời cơ, kiên nhẫn, thật tâm, biết cố gắng.
Phải có cái nhìn bao quát tổng thể, nhận thức rõ ràng về vấn đề đang xảy ra và kiên
định và ý chí sự lựa chọn mà bản thân mình tin tưởng đó là bài học đầu tiên em nhận
thấy từ những vấn đề lịch sử trên.

You might also like