You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI GỢI Ý CHẤM - THANG ĐIỂM

TRƯỜNG THPT CHUYÊN KÌ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN 2023 - LẦN 2
Bài thi môn 1: Môn Văn chung
(Gợi ý - thang điểm gồm 03 trang)

Câu Ý Nội dung cần đạt Điểm


1 a Nghị luận 0.5
b Theo tác giả, sống chậm không phải là lười nhác ù lì, thụ động mà hàm ý biết 0.75
thưởng thức cuộc sống.
c - Biện pháp liệt kê: các ví dụ minh họa cho sự thưởng thức cuộc sống (5 phút 0.75
ngắm hoa, 10 phút nghe nhạc, 15 phút ngắm mây)
+ Tác dụng: chỉ ra một số biểu hiện của việc sống chậm, nhờ đó độc giả có
thể hình dung sống động về khái niệm trừu tượng “sống chậm”; từ đó hiểu
rằng sống chậm có thể bắt đầu/biểu hiện trong những việc làm nhỏ bé, bình dị
giữa cuộc sống hàng ngày.
- Điệp ngữ “bỏ ra”/ điệp cấu trúc “bỏ ra... phút” tạo nhịp điệu và giúp câu văn
trở nên sinh động, uyển chuyển; nhấn mạnh vào sự đa dạng của cách “sống
chậm.”
d Tác hại của việc không thể “sống chậm” do học hành dày đặc và gấp gáp đối 2.0
với học sinh.
Yêu cầu chung:
- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận xã hội (sử dụng một thao tác nghị luận
hoặc giải quyết một khía cạnh của vấn đề), đảm bảo quy mô, cách thức trình
bày mạch lạc.
- Tập trung làm rõ tác hại của việc không thể “sống chậm” do học hành dày
đặc và gấp gáp đối với học sinh.
- Vận dụng kiến thức xã hội cũng như vốn sống để tăng tính thuyết phục cho
nội dung nghị luận.
Yêu cầu cụ thể:
Có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tình trạng học tập quá tải ở học sinh ngày nay một phần xuất phát từ kì vọng
quá lớn của phụ huynh, cũng như mức độ cạnh tranh ngày càng cao trong xã
hội.
- Tác hại của việc không thể “sống chậm” do học hành dày đặc và gấp gáp đối
với học sinh:
+ Học sinh bị căng thẳng quá độ, nhiều trường hợp có thể bị trầm cảm.
+ Học sinh không có những khoảng trống cần thiết để phát triển bản thân và
cảm nhận đời sống.
+ Học sinh không có thời gian dành cho các mối quan hệ xã hội, dẫn đến yếu
kém về kĩ năng sống.

2 Yêu cầu chung:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: nêu vấn đề nghị luận, triển khai
vấn đề, kết thúc vấn đề. Lập luận chặt chẽ; luận điểm đầy đủ, rõ ràng; lí lẽ,
dẫn chứng phù hợp.
- Đảm bảo hình thức của bài văn: đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Thân bài gồm
nhiều đoạn. Không mắc lỗi ngữ pháp, dùng từ, chính tả.
Yêu cầu cụ thể:
Hs có thể trình bày theo các cách khác nhau. Cần đảm bảo các ý sau:

1. Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh, bài thơ “Sang thu”, nhận định của Chu 1.0
Văn Sơn và giải thích nhận định.
- Giải thích:
+ “thơ tạo vật” là thơ về thiên nhiên, đất trời, cảnh vật; “thơ cuộc đời” là thơ
viết về con người, về cuộc đời với những nhận thức, suy tư, triết lí...
+ “Sang thu” là bài thơ tạo vật với những miêu tả, cảm nhận tinh tế sự thay
đổi của thiên nhiên, đất trời khi chuyển mùa sang thu. Cùng với những thay
đổi của cảnh vật, nhà thơ đã gửi gắm chiêm nghiệm về con người và cuộc
đời, mang đến ý nghĩa nhân sinh sâu sắc cho bài thơ.
2. Cảm nhận bài thơ để làm sáng tỏ nhận định.
a) “Sang thu” là thơ tạo vật: những thay đổi của thiên nhiên khi chuyển mùa 2.0
sang thu - thể hiện tập trung trong hai khổ thơ đầu
*Khổ 1: những tín hiệu của đất trời báo sự chuyển mùa sang thu
- Những dấu hiệu đặc trưng của mùa thu: hương ổi, gió se, sương thu.
- Những động từ thể hiện sự chuyển biến của tạo vật: “phả”, “chùng chình”.
- Hình ảnh “ngõ” giàu sức gợi: vừa là ngõ thực, vừa là cửa ngõ thời gian giữa
hai mùa.
- Tâm trạng ngỡ ngàng của nhân vật trữ tình thể hiện qua các từ “bỗng”, “hình
như”. Khổ thơ mở ra bằng cảm nhận cụ thể về sự chuyển mùa với các dấu
hiệu rõ nét (hương ổi, gió, sương) và khép lại bằng phỏng đoán mơ hồ: “hình
như”. Cảm xúc của nhà thơ hòa điệu nhịp nhàng, tinh tế với sự biến chuyển
của đất trời lúc giao mùa.
*Khổ 2: những biến đổi của đất trời lúc sang thu.
- Sự đối lập của tạo vật: sông “dềnh dàng”, chim “vội vã”.
- Hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”: hữu hình hóa bước đi
của thời gian - mùa hạ vẫn lưu luyến chưa rời đi, mùa thu vẫn đang ở cửa
ngõ của mùa.
b) “Sang thu” là thơ cuộc đời: 1.0
*Khổ 3: vẫn là những đổi thay của đất trời nhưng đã hàm chứa suy tư về con
người, cuộc đời.
- Những dấu hiệu của mùa hạ mờ nhạt dần: nắng còn nhưng bớt chói gắt, mưa
còn nhưng đã ít đi, tiếng sấm cũng đã bớt đi và bớt bất ngờ. Chú ý từ “vẫn
còn” gợi mức độ của nắng lúc giao mùa, nắng vẫn nhiều nhưng đã khác đi,
nhạt dần đi; từ “vơi dần” thể hiện cơn mưa ít đi. Những từ ấy “hô ứng và tiếp
ứng nhau làm hiển thị cái nhịp luân chuyển trong tạo vật” (Chu Văn Sơn).
- Hai câu thơ cuối mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc: khi con người đã từng trải
(“hàng cây đứng tuổi”) cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường
của ngoại cảnh, của cuộc đời (“sấm cũng bớt bất ngờ”).
3. Nghệ thuật 1.25
- Thể thơ 5 chữ phần lớn không ngắt nhịp diễn tả nhịp chuyển mùa với các dấu
hiệu liên tiếp và sự biến chuyển nhịp nhàng trong cảm xúc của nhà thơ.
- Nghệ thuật đối lập thể hiện tinh tế đất trời thời điểm giao mùa (“phả” -
“chùng chình”, “vội vã” - “dềnh dàng”, “còn bao nhiêu” - “đã vơi dần”).
- Cảm nhận cảnh sang thu bằng nhiều giác quan.
- Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ; hình ảnh giàu sức biểu cảm.
- Ngôn ngữ trong sáng, nhiều từ ngữ gợi trạng thái, cảm xúc.
4. Đánh giá chung 0.75
- Bài thơ thể hiện những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời cuối hạ
sang đầu thu. Qua đó cho thấy cảm nhận tinh tế đồng thời bộc lộ tình yêu
thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
- Với hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, bài thơ nhẹ nhàng gửi gắm chiêm
nghiệm sâu sắc về con người và cuộc đời. “Từ thơ tạo vật, Sang thu đã lẳng
lặng thành thơ cuộc đời!” như thế.

You might also like