You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HỒ CHÍ MINH
Khoa Lý luận chính trị
Bài viết môn Kinh tế chính trị Mác- Lênin
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thùy Trang
STT: 81
MSSV:31211020214
Lớp ST6-B2-601
TP. Hồ Chí Minh, năm 2022

Đề bài: nêu nội dung cốt lõi của từng chương và sự vận dụng
Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của Kinh tế chính trị Mác-
Lênin.
1. Nội dung cốt lõi của chương 1
a, Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác- Lênin.
- Khái niệm Kinh tế chính trị: Kinh tế chính trị là một môn khoa học kinh tế có mục đích nghiên cứu
là tìm ra các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và quá trình hoạt động kinh tế của con
người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội.
- Quá trình phát triển tư tưởng kinh tế của loài người có thể được mô tả qua 2 giai đoạn: giai đoạn
thứ nhất, từ thời cổ đại đến cuối thế kỉ XVIII, giai đoạn thứ hai, từ sau thế kỷ thứ XVIII đến nay.  Kinh
tế chính trị Mác - Lênin là bộ môn khoa học được bắt nguồn từ sự kế thừa những kết quả khoa học của
kinh tế chính trị nhân loại, do C.Mác - Ph. Ăng ghen sáng lập, được Lênin và các đảng cộng sản, công
nhân quốc tế bổ sung phát triển cho đến ngày nay.
b, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị
- các quan hệ của sản xuất và trao đổi trong phương thức sản xuất mà các quan hệ đó được đặt trong sự
liên hệ biện chứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
phương thức sản xuất nhất định.
- phương pháp nghiên cứu: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp logic kết hợp với lịch
sử.
c, Chức năng của Kinh tế chính trị Mác- Lênin.
- Nhận thức: nhận thức các hiện tượng, qui luật kinh tế.
- Thực tiễn: hiểu quy luật, vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Tư tưởng: tạo tư tưởng, củng cố niềm tin.
- Phương pháp luận: tạo nền tảng tiếp cận khoa học kinh tế chuyên ngành.

2, Liên hệ:
- Đối với bản thân:
+ nắm chắc kiến thức, nâng cao hiểu biết về Kinh tế chính trị nhằm phục vụ cho các môn kinh tế khác
+nâng cao năng lực thực hành để có tư duy nhạy bén trong đổi mới tư duy, xây dựng ý thức chủ nghĩa
xã hội, khắc phục tư tưởng sai lầm.

1
- Đối với các cơ sở giáo dục:
+nâng cao hiểu biết cho học sinh, sinh viên về tầm quan trọng và cần thiết của Kinh tế chính
trị, bên cạnh việc nắm chắc lý thuyết cần đẩy mạnh thực tiễn.

Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

1, nội dung chính của chương 2


a, lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa
-Sản xuất hàng hóa: sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản
phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua
bán. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa: phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt
kinh tế của các chủ thể sản xuất
-Hàng hóa: là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán. Hàng hóa có 2 thuộc tính, giá trị sửa dụng và giá trị.
-Tiền: là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hóa, tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền có các chức năng: thước đo giá
trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.
-Dịch vụ: dịch vụ là một loại hàng hóa, nhưng đó là hàng hóa vô hình, nhằm thỏa mãn nhu cầu của con
người.
- hàng hóa đặc biệt: quyền sử dụng đất đai, thương hiệu, chứng khoán, chứng quyền và một số giấy tờ
có giá.
b, Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường.
-Khái niệm thị trường: thị trường là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá giữa các chủ thể
kinh tế với nhau, là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã hội, được
hình thành do những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định.

-Vai trò thị trường: điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển, kích thích sự sáng
tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả trong
nền kinh tế, thị trường gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc
gia với nền kinh tế thế giới
- Quy luật chủ yếu của thị trường: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ,
quy luật cạnh tranh
- Chủ thể và vai trò chủ thể tham gia thị trường: người sản xuất- trực tiếp tạo ra sản phẩm cho
xã hội tiêu dùng; người tiêu dùng- mua hàng hóa dịch vụ, các chủ thể trung gian- kết nối, thông tin
cho các quan hệ mua bán; nhà nước- quản lý nền kinh tế.
2, liên hệ:
- Đối với nhà nước:
+tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
+Khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại như hệ thống pháp luật, cơ chế,… còn
chưa đầy đủ,
+Giải quyết tốt hơn giữa phát tiển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội,…
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường.
1. Các nội dung chính
a, lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư.

2
- Công thức chung của tư bản: H-T-H ; T-H-T’.
- Hàng hóa sức lao động: là toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể mỗi con người đang
sống, và được người nào đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra giá trị sửa dụng nào đó. Hàng hóa
sức lao động có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
- Giá trị thặng dư là bộ phận gái trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do lao động công nhân
làm thuê tạo ra và thuộc về tư bản.
- Tư bản bất biến và tư bản khả biến: G= c+(v+m)
b, Tích lũy tư bản
- Bản chất tích lũy tư bản: là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua
việc biến giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh
doanh.
- Hệ quả tích lũy cơ bản:
+ làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản
+ làm tăng tích tụ và tập trung tư bản
+làm tăng chênh lệch giữa thu nhập của nhà tư bản với người lao động làm thuê.
c, các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
- Lợi nhuận: phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
- Lợi tức: là 1 phần của lợi nhuận bình quân mà người đi vay trả cho người vay.
- Địa tô tư bản chủ nghĩa: phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi
nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp trả cho địa
chủ.
2. Liên hệ:
- Đối với Nhà Nước:
+ cần khai thác nhiều hơn những lý luận C.Mác về thặng dư thị trường, phục vụ phát
triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
+ cần nghiên cứu học thuyết giá trị thặng dư để có cơ chế, chính sách phân phối giá trị
thặng dư, đảm báo công bằng hơn trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- Đối với bản thân:
+ ra sức học tập, rèn luyên, nâng cao hiểu biết về nền kinh tế thị trường, nhằm phục vụ
phát triển kinh tế Đất Nước sau này
+ nắm chắc kiến thức làm cơ sở phục vụ các môn học khác.

Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường.
1, các nội dung chính
a, quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
- Tự do cạnh tranh sẽ dẫn tới tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất tới một
lúc nào đó sẽ dẫn tới độc quyền. Cạnh tranh và đọc quyền luôn tồn tại song hành.
b, Độc quyền và độc quyền nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
- Nguyên nhân: sự phát triển lực lượng sản xuất, sự tác động quy luật thị trường, cạnh tranh
làm suy yếu doanh nghiệp, tín dụng phát triển,…

3
- Đặc điểm độc quyền trong chủ nghĩa tư bản: tập trung sản xuất và các tổ chứa độc quyền, tư
bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối sâu sắc nền kinh tế, xuất khẩu tư bản phổ biến, phân
chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, phân chia thế giới địa lý giữa các
cường quốc tư bản.
- Biểu hiện chủ yếu của độc quyền nhà nước: kết hợp về nhân sự giữa tổ chức độc quyền và
nhà nước, hình thành phát triển sở hữu nhà nước, điều tiết kinh tế
- Vai trò lịch sử của chủ nghĩa tư bản
+ tích cực: thúc đẩy lực lượng sản xuất, chuyển nền kinh tế từ nhỏ sang lớn, xã hội hóa sản
xuất
+ tiêu cực: lợi ích chỉ thuộc về tư bản, châm ngòi chiến tranh thế giới, phân hóa giàu nghèo
- Xu hướng vận động: chủ nghĩa tư bản càng phát triển, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản ngày
càng gay gắt.
2, liên hệ
- Đối với Nhà Nước:
+Kiểm soát và quy định hạn chế hoặc cấm đối với các thỏa thuận cạnh tranh hoặc
hành vi tập trung kinh tế dẫn đến hạn chế cạnh tranh.
  +Kiểm soát các doanh nghiệp có định vị định vị hoặc có thị trường hệ thống vị trí để
ngăn chặn các doanh nghiệp này sử dụng vị trí ưu thế của mình hạn chế cạnh tranh.
+Giới hạn, điều hòa lợi ích của các quyền kinh doanh độc quyền hoặc có trường thị
trường vị trí trong một tương quan hợp lý với lợi ích của các chủ thể khác trong nền kinh
tế và lợi ích công cộng.
- Đối với bản thân:
+tích cực tham gia học tập, rèn luyện, nâng cao hiểu biết về nền kinh tế, phục vụ phát triển đất
nước sau này.
Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế
ở Việt Nam
1, nội dung chính
a, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- kinh tế thị trường định hướng xã hội là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường
đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
-  Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam: phát triển KTTT định hướng XHCN là phù hợp với tính quy luật phát triển khách quan, KTTT có
những tính ưu việt trong thúc đẩy phát triển, KTTT đinh hướng XHCN là mô hình phù hợp với nguyện
vọng nhân dân
- Đặc trưng: + về mục tiêu: nân cao đời sống nhân dân
+về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế: phát triển nề kinh tế độc lập tự chủ.
+ về quan hệ quản lý nền kinh tế: đảm bảo tính định hướng XHCN của nền KTTT
+ về quan hệ phân phối: đảm báo tính công bằng
+về quan hệ giữa gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội: phát triển kinh tế đi đôi
với phát triển xã hội- văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
b, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

4
- Thể chế KTTT hướng tới XHCN là hệ thống đường lối, chủ trương, luật pháp, chính
sách quy định quy chế vận hành của các chủ thể kinh tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ
các yếu tố thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
- Nội dung hoàn thiện: hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển các thành phần kinh tế,
hoàn thiện thể chế để phát triển đồng bộ, đảm bảo gắn kết tăng cường kinh tế, thúc đẩy
hội nhập kinh tế thế giới, nâng cao năng lực hệ thống chính trị.
c, các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam
-Lợi ích kinh tế: là lợi ích vật chất lợi ích thu đượckhi thực hiện các hoạt động kinh tế của
con người.
-Các quan hệ lợi ích: người lao động- người sử dụng la động, người sử dụng lao động-
người sử dụng lao động, người lao động- người lao động, lợi ích cá nhân- lợi ích nhóm-
lợi ích xã hội.
2. Liên hệ
- Đối với Nhà Nước:
+tăng cường vị thế của đất nước trên thị trường thế giới bằng chính sách đối ngoại mềm
dẻo, bảo vệ hiệu quả lợi ích quốc gia, dân tộc.
+kiên quyết cải cách hành chính để có các cơ quan quản lý nhà nước trong sạch, thủ tục
quản lý đơn giản, dễ tiếp cận, công khai, đề cao trách nhiệm phục vụ và giải trình của
công chức. 
+ không ngừng tạo ra các quy chế đảm bảo tính tổ chức và văn minh của các giao dịch
trên thị trường, nhất là về phương diện giảm thiểu chi phí và rủi ro cho các chủ thể kinh
tế, trong đó chú ý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin về sản phẩm, kỷ
luật hợp đồng và thanh toán không dùng tiền mặt.
+ giảm thiểu can thiệp của Nhà nước vào giá cả để tăng cường điều tiết thông qua các
công cụ thị trường như doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng với các loại hình
doanh nghiệp khác; Nhà nước sử dụng chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế
để điều tiết phân bổ nguồn lực và phân phối của cải xã hội...
- Đối với bản thân:
+ Không ngừng nâng cao hiểu biết về kinh tế thị trường định hướng CNXH vì chỉ có
phát triển KTTT ở trình độ cao, mới có thể hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa với một cơ cấu kinh tế chuyên môn hóa sâu dựa trên lợi thế cạnh tranh. 
Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
1, nội dung cốt lõi chương 6
a, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
- KN: Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu
lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển
của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát
triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ
thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.
- Tính tất yếu khách quan và nội dung của công nghiệp hóa, hiện đai hóa ở VN.
5
+ Việt Nam có nền kinh tế kém phát triển, muốn đi lên XHCN bắt buộc phải trải qua CNH,
HĐH.
+ CNH, HĐH làm khối liên minh công- nông được tăng cường
- Nội dung phát triển CNH, HĐH:
+ phát triển lực lượng sản xuất dựa trên thành tựu khoa học, công nghệ
+ chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
+ từng bước hoàn hiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
b. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- KN: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền
kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn
mực quốc tế chung. 
- Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế: do xu thế khách quan trong bối cảnh
toàn cầu hóa kinh tế, là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và
kém phát triển
- nội dung hội nhập kinh tế quốc tế:
+ chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công
+thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
-Tác động hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển Việt Nam
+ tích cực: thúc đẩy thương mại phát triển, tạo động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cải
thiện tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện nâng cao vị thế quốc tế
+tiêu cực: áp lực cạnh tranh trong hội nhập, xói mòn bản sắc dân tộc, thách thức với quyền
lực Nhà Nước, gia tăng sự phụ thuộc vào các nước bên ngoài,…
-Phương pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong phát triển của Việt Nam: nhận
thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập mang lại, xây dựng chiến lược và lội trình hội
nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế kinh tế và pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh,
xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ.
2, liên hệ
-Đối với bản thân:
+ Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỹ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị
+ Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kỹ năng, phát triển năng lực
+ Tham gia các hoạt động sản xuất
+ Xác định lý tưởng sống đúng đắn
+ Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân tương lai của đất
nước trong thời kỳ mới.
+ có lập trường, tư tưởng đúng đắn, có lòng yêu nước, niềm tin vào Đảng và Nhà Nước.

You might also like