You are on page 1of 7

12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế

Thứ sáu 18/12/2020 16:27 | Hotline: 0888668336 | baoquocte2016@gmail.com TIẾNG ANH Nhập từ khóa tìm kiếm

Danh sá

BỘ NGOẠI GIAO CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CỦA VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI

THỜI SỰ

Bàn về hội nhập quốc tế


16/12/2013 20:37 Theo dõi TGVN trên Like 0 Share Chia sẻ Tweet
Xem nhiều
1 Ngày làm việc thứ t
Bàn về hội nhập quốc tế không thể không đề cập đến toàn cầu hóa vì toàn cầu hóa chính là bối cảnh và căn cứ nghị Trung ương 14
để các quốc gia đề ra chủ trương hội nhập quốc tế. Chấp hành Trung ươ
Đảng họp về công t
bộ

2 Đại dịch Covid-19: v


trong cuộc chơi chí

3 Điện chia buồn Thủ


Vương quốc Eswati
đời
Nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thứ 2 từ phải) cùng các Ngoại trưởng ASEAN
trong cuộc họp kết nạp VN vào ASEAN tại Brunei.
4 Ngày làm việc thứ b
nghị lần thứ 14 Ban
Toàn cầu hóa - căn cứ của hội nhập quốc tế hành Trung ương Đ
khóa XII
Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới do sự phát triển
vượt bậc của lực lượng sản xuất, cũng như các mối liên kết ngày càng chặt chẽ và trao đổi ngày càng mở rộng 5 Ngày làm việc thứ h
giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân trên quy mô toàn cầu. Toàn cầu hóa diễn ra trước hết và chủ yếu trên nghị lần thứ 14 Ban
lĩnh vực kinh tế, đặc biệt về thương mại do trong thương mại, tác động qua lại và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành Trung ương Đ
khóa XII
quốc gia diễn ra thường xuyên và rõ nét nhất.

Tuy còn nhiều tranh cãi về nhận thức, song nhiều học giả đã nhất trí cho rằng tính đến nay toàn cầu hóa đã trải
qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất bắt đầu vào Thế kỷ XV; Giai đoạn thứ hai bắt đầu khoảng 400 năm Chủ đề
trước. Chúng ta đang sống trong Giai đoạn thứ ba manh nha từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và phát triển Hướng tới Đại hội X
đậm nét từ những năm 1970 với những đặc điểm sau: 1) cách mạng khoa học - công nghệ bùng nổ với những Đảng
thành tựu kỳ diệu, đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhanh và mạnh; 2) từ những năm cuối thế kỷ XX xuất
hiện nhiều vấn đề lớn toàn cầu, trở thành những vấn đề an ninh phi truyền thống - như an ninh lương thực, biến
đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường… mà bất cứ một nước đơn lẻ nào, dù mạnh đến đâu cũng Bầu cử Mỹ 2020
không thể giải quyết được nếu không có sự gắn kết, hợp tác giữa các quốc gia.

Do đó, toàn cầu hóa là một hiện tượng khách quan, một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác động mạnh mẽ đến
sự phát triển cũng như quan hệ quốc tế của các quốc gia, mang lại cả cơ hội lẫn thách thức, cả tác động tích cực ASEAN 2020
lẫn tác động tiêu cực. Chính sự phát triển của toàn cầu hóa đã đặt các quốc gia, bất kể giàu hay nghèo, lớn hay
nhỏ trước yêu cầu phải hội nhập quốc tế để tranh thủ điều kiện cho phát triển. Vì vậy, có thể nói toàn cầu hóa là
căn cứ của hội nhập, và hội nhập là phương tiện để các quốc gia giành cơ hội cho sự phát triển của chính mình
và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng. Có lẽ vì thế đầu năm 1999, Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos đã Nagorno-Karabakh
khẳng định toàn cầu hóa không chỉ là "xu thế" mà đã là một "thực tế" trong đời sống quốc tế.

Không mấy ai hiểu đầy đủ khái niệm hội nhập quốc tế. Tranh luận vẫn tiếp diễn với ba cách tiếp cận khác nhau:
cách thứ nhất theo chủ nghĩa liên bang, tức là xem hội nhập là sản phẩm cuối cùng chứ không phải là một quá Biển Đông
trình, với quan tâm chủ yếu dành cho thể chế; cách tiếp cận thứ hai thể hiện ở sự liên kết giữa các quốc gia thông
qua phát triển các luồng giao lưu như thương mại, thư tín, thông tin, du lịch, đào tạo... trong một cộng đồng an
ninh hợp nhất như Hoa Kỳ, hay cộng đồng an ninh đa nguyên như Liên minh châu Âu (EU); và cách tiếp cận thứ ba
xem hội nhập dưới góc độ là hành vi mở rộng và làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa các chủ thể với nhau.

Hội nhập quốc tế - cơ hội, đi kèm thách thức

Hội nhập quốc tế diễn ra không chỉ trên cấp độ toàn cầu, mà còn ở nhiều cấp độ khác nhau, từ thấp đến cao dưới
danh nghĩa "liên kết" hoặc "nhất thể hóa" như liên kết tiểu khu vực, liên kết khu vực, liên kết liên khu vực, liên kết
liên châu lục, liên kết trên bình diện song phương hoặc đa phương. Hội nhập quốc tế thực chất là hợp tác nhưng

https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 1/7
12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế
ở trình độ cao hơn, đáp ứng những đòi hỏi chặt chẽ hơn như gắn kết với nhau, chia sẻ với nhau lợi ích, nguồn lực,
quyền lực; tuân thủ các quy tắc chung, luật chơi và chuẩn mực chung theo một quá trình phát triển liên tục từ
thấp đến cao, với những hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực hoặc từng
cơ chế hội nhập. Hội nhập bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế, từ đó mở rộng sang các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.
Cũng có một số trường hợp hội nhập không bắt đầu từ kinh tế, mà bắt đầu từ chính trị hay văn hóa như trường
hợp gia nhập LHQ, hay trường hợp Việt Nam gia nhập ASEAN, nhưng trong quá trình phát triển, kinh tế vẫn chiếm
vị trí trọng tâm.

Theo những quy tắc nêu trên, thời gian sau chiến tranh thế giới thứ hai đã xuất hiện một loạt các tổ chức mang
tính liên kết khu vực như: Cộng đồng kinh tế châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội mậu dịch tự do châu
Âu (EFTA), Thị trường chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng Caribe và Thị trường chung CARICOM, Khu vực mậu
dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tổ chức ASEAN... Thực tế cho thấy ngày nay không một quốc gia nào có thể "đơn
thương độc mã" trên con đường phát triển. Dù phải chấp hành những quy tắc chung, thậm chí có lúc phải hy sinh
một số quyền lợi dân tộc nào đó…, nhưng khu vực nào, quốc gia nào biết tranh thủ những mặt tích cực, hạn chế
mặt tiêu cực, tận dụng cơ hội, dám đương đầu kiên quyết với thách thức, phát huy thế mạnh của mình trong tiến
trình hội nhập thì sẽ phát triển vượt bậc. Những bước phát triển thần kỳ của "bốn con hổ châu Á" (Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore, Hong Kong) là minh chứng cụ thể cho thế giới thấy rằng, chẳng có quốc gia nào trên hành tinh
này là không có triển vọng nếu biết khai thác tiến trình hội nhập. Cựu Tổng thư ký LHQ Kofi Annan cũng nhận xét
chính xác là, những nước kém phát triển không thực thi hội nhập là "kẻ thua cuộc", "bị bỏ rơi" trong thế giới bất
bình đẳng hôm nay.

Qua thực tiễn diễn ra trên thế giới hội nhập, cũng như toàn cầu hóa vừa có cơ hội, vừa có thách thức, vừa có mặt
tích cực, vừa có mặt tiêu cực nên hội nhập quốc tế là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa tranh thủ, vừa
cạnh tranh, vừa bác bỏ, vừa đề xuất. Tác động tích cực hay cơ hội của hội nhập có thể tóm gọn trong những điểm
sau: tạo điều kiện mở rộng thị trường, phát triển thương mại và các quan hệ kinh tế khác, thúc đẩy tăng trưởng và
phát triển kinh tế - xã hội; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn; cải thiện môi trường đầu
tư-kinh doanh, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và của doanh nghiệp;
tăng cường nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ-kỹ thuật; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng nước tiếp
cận thị trường quốc tế; các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và kinh nghiệm phát triển của
thế giới; tiếp thu giá trị văn hóa tiên tiến và các ưu việt của văn minh nhân loại; duy trì hòa bình, ổn định khu vực
và quốc tế…

Thách thức diễn ra khá gay gắt: cạnh tranh gia tăng, nếu không có cách khắc phục thì doanh nghiệp sẽ gặp khó
khăn, thậm chí phá sản, nền kinh tế không phát triển được, thậm chí giảm sút; sự phụ thuộc vào thị trường bên
ngoài tăng lên, do đó nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình quốc tế; khoảng cách
giàu nghèo mở rộng nếu phân phối không công bằng; đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, quyền
lực nhà nước có thể bị thách thức, bản sắc văn hóa có thể bị xói mòn; chuyển dịch cơ cấu khó khăn ở những nơi
tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại...

Các mặt tiêu cực hay bất lợi không tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống của mỗi quốc gia, nhưng gây
thiệt hại nhiều hay ít cho chủ thể hội nhập tùy thuộc vào tiềm năng và khả năng đối phó của mỗi nước và suy cho
cùng, lợi ích thu được vẫn lớn hơn cái giá phải trả. Điều này giải thích tại sao hội nhập quốc tế lại là sự lựa chọn
của hầu hết các quốc gia. Các chuyên gia cho biết, chỉ tính đến năm 2011 đã có hơn 500 hiệp định về mậu dịch
khu vực (RTA) được ký kết, hơn 100 liên minh thuế quan được thiết lập. Đặc biệt từ những năm cuối 1990 đến
nay, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và hiệp định mậu dịch tự do song phương và đa phương
(BFTA) phát triển mạnh do bế tắc của vòng đàm phán Doha. BFTA có ưu thế là đàm phán không phức tạp lắm,
nhanh chóng đạt được kết quả và thực hiện cũng thuận lợi hơn. Xu thế này hiện đang chi phối toàn bộ quan hệ
quốc tế và làm thay đổi lớn cấu trúc của hệ thống thế giới hiện nay.

Thực tiễn cho thấy hội nhập quốc tế diễn ra chủ yếu trên bốn lĩnh vực chính: hội nhập kinh tế là trọng tâm, là đòn
bẩy thúc đẩy các lĩnh vực khác hội nhập; hội nhập trên các lĩnh vực khác lại tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hội
nhập kinh tế phát triển và thành công; hội nhập chính trị bằng cách tham gia các tổ chức chính trị sẵn có như việc
gia nhập LHQ, hay Việt Nam tham gia ASEAN để hoạt động vì nghĩa vụ quốc tế và nhằm nâng cao vai trò vị thế
của quốc gia ở khu vực và trên thế giới; hội nhập an ninh-quốc phòng nhằm góp phần củng cố hòa bình, ổn định
cho nước mình và cho khu vực; góp phần bảo vệ Tổ quốc... với nhiều hình thức đa dạng; và hội nhập văn hóa-xã
hội là hợp tác để chia sẻ giá trị, giới thiệu bản sắc của đất nước và dân tộc mình, tranh thủ những ưu việt của văn
hóa và văn minh nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa của nước mình.

Việt Nam với hội nhập quốc tế

Với tư cách là một thành viên của cộng đồng các quốc gia, Việt Nam không thể đứng ngoài tiến trình phát triển
này, không thể không hòa mình vào xu thế chung của thế giới. Tư tưởng hội nhập đến với Việt Nam từ rất sớm.
Trong lời kêu gọi LHQ (12/1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ chính sách đối ngoại của nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa (VNDCCH), trong đó khẳng định "đối với các nước dân chủ, VNDCCH sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực", cụ thể là "dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà
kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình; sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá
giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế; chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới
sự lãnh đạo của LHQ". Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị trong điều kiện hiện nay. Sau khi
giành được thắng lợi hoàn toàn, đất nước thống nhất, vượt qua một số năm khó khăn do khủng hoảng kinh tế - xã
https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 2/7
12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế
hội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI với chủ trương thực hiện đường lối đổi mới đã mở đường cho quá trình hội
nhập quốc tế của nước ta tuy lúc đó chưa đề cập đến khái niệm "hội nhập". Đại hội đã nhận định, "Cách mạng
khoa học - kỹ thuật là đặc điểm nổi bật của thời đại", có vai trò ngày càng quan trọng đối với quá trình phát triển
kinh tế, xây dựng đất nước trong cục diện mới của thế giới, và khẳng định, nếu "đóng cửa hay khép kín nền kinh tế
nội địa sẽ là nguy cơ tụt hậu". Từ đó, Đại hội chủ trương "tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới hợp tác kinh tế
và khoa học-kỹ thuật", tham gia rộng rãi vào sự phân công hợp tác trong Hội đồng tương trợ kinh tế, đồng thời mở
rộng quan hệ với các nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi.

Có thể nói với nhận thức của Đảng ta về tình hình mới và việc để ra chủ trương này, tư duy hội nhập quốc tế đã
bắt đầu hình thành. Tư duy này được củng cố thêm bằng quyết định của Đại hội Đảng lần thứ VII "thực hiện
đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam muốn là bạn của tất cả các
nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển", (sau này trong quá trình phát triển
chuyển thành "sẵn sàng là bạn" và cuối cùng khẳng định "là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
thế giới"). Đến Đại hội Đảng lần thứ VIII, khái niệm "hội nhập" được chính thức đề cập cùng với chủ trương "xây
dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới" hợp tác nhiều mặt song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. Tăng cường hoạt động ở LHQ, trong Cộng đồng các nước sử dụng tiếng
Pháp, các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các tổ chức quốc tế khác".

Từ sau Đại hội VII, thực hiện các chủ trương nêu trên song song với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với một loạt
nước, ta đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, mở đầu bằng hội nhập khu vực: gia nhập ASEAN và ngay sau đó
tham gia AFTA (Liên minh kinh tế ASEAN) năm 1995, tiếp đó hội nhập liên khu vực, liên châu lục thông qua việc
tham gia ASEM năm 1996 với tư cách là một thành viên sáng lập và tham gia APEC năm 1998. Đồng thời từ đầu
năm 1996, ta đã bắt đầu đàm phán với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sau 10 năm đàm phán căng thẳng,
ngày 01/01/2007 ta trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức kinh tế toàn cầu này.

Sau khi đã hội nhập ở hai cấp độ (khu vực và liên khu vực), Đại hội IX (2001) đề ra chủ trương "phát huy cao độ
nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu
quả và bền vững" và tháng 11/2011 Bộ Chính trị ra Nghị quyết 07-NQ/TW "Về hội nhập kinh tế quốc tế". Với
những thành công đạt được trong việc triển khai Nghị quyết 07-NQ/TW của BCT (khóa IX), Đại hội khóa X tiếp tục
khẳng định "chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế", đồng thời "mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh
vực khác", nhấn mạnh chủ động và tích cực hội nhập kinh tế, còn đối với các lĩnh vực khác chỉ mới chủ trương mở
rộng hợp tác.

Trong thời gian này trên lĩnh vực đối ngoại, ta đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với một số nước, đến nay
quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện đã được thiết lập với 14 nước bao gồm tất cả 5 nước thành viên
thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ.

Đến Đại hội XI (2011) khi quan hệ của nước ta với cộng đồng thế giới đã ngày càng mở rộng, ta đã có quan hệ
ngoại giao với 181 nước trên thế giới, quan hệ kinh tế thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ, hội nhập kinh tế
quốc tế đã đạt được những thành tựu nổi bật. Ta đã hội nhập kinh tế ở cấp độ toàn cầu, hợp tác văn hóa - xã hội
đã được tăng cường, hợp tác an ninh quốc phòng đã được xác lập và đạt được những kết quả bước đầu đáng
khích lệ, ta đã là thành viên của hầu hết các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng, trên cơ sở đó vị thế quốc tế
của nước ta đã được nâng cao trên trường quốc tế, các nước đã thừa nhận ta là một đối tác tin cậy, Đại hội đã đề
ra chủ trương "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế". Tháng 4/2013, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 22 về vấn đề này.

Chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đã được ghi trong Cương lĩnh sửa đổi năm 2011 và trong Hiến
pháp 1992 sửa đổi năm 2013.

Như vậy là qua 18 năm kể từ khi gia nhập ASEAN (1995) đến nay (2013), đi từ hợp tác đến liên kết, hội nhập, từ
hội nhập khu vực, liên khu vực đến hội nhập kinh tế toàn cầu, tiến hành từng bước vững chắc cả trong việc đề ra
chủ trương lẫn trong thực tiễn hành động, Đảng ta mới đi đến quyết định chủ động, tích cực hội nhập quốc tế,
đưa hội nhập của Việt Nam sang một giai đoạn mới - hội nhập toàn diện, hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập các lĩnh vực khác tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế sâu hơn,
hiệu quả hơn, góp phần tích cực và có hiệu quả phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Điều này cho thấy tinh thần vừa sáng tạo, vừa cân nhắc thận trọng, đi từng bước vững chắc trong đề xuất chủ
trương cũng như trong hành động thực tiễn thắm đượm bản sắc Việt Nam, đồng thời thể hiện ý chí và quyết tâm
chính trị của Đảng và Nhà nước trong chủ trương hội nhập quốc tế. Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, hội nhập là
một quá trình phấn đấu kiên trì để nước ta trở thành một bộ phận cấu thành có vị trí, có vai trò xứng đáng trong
cộng đồng quốc tế, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc trong các mối quan hệ đa diện, đa dạng và đa tầng nấc
với nhiều loại chủ thể khác nhau, vừa quan tâm đúng mức đến lợi ích cộng đồng. Đó cũng là sự vận dụng sáng
tạo và thành công bài học "kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại", bài học đã từng đưa dân tộc ta đến
những chiến thắng huy hoàng.

Hội nhập quốc tế trong tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tuy thành tựu đạt được là
rất quan trọng, nhưng ta còn nhiều mặt yếu kém cần khắc phục, nhất là tư duy hội nhập chưa được quán triệt đầy
đủ, khả năng cạnh tranh tuy có ít nhiều tiến bộ nhưng còn yếu kém.

Để phát huy thành tựu, khắc phục những tồn tại yếu kém, thực hiện hội nhập có kết quả, khác với thời kỳ trước
đây khi ta hội nhập kinh tế quốc tế là chính, nay chuyển sang hội nhập quốc tế toàn diện bao gồm cả kinh tế,
https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 3/7
12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế
chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng… với sự tham gia của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, cần có
một chiến lược tổng thể, dài hạn trên cơ sở tổng hợp khả năng và yêu cầu của các ngành và các địa phương, xác
định lộ trình và cấp độ hội nhập bởi vì trong quá trình triển khai hội nhập, có ngành, có lĩnh vực hay địa phương
mới tham gia liên kết khu vực, có ngành, có lĩnh vực đã đi ngay vào hội nhập ở cấp độ toàn cầu. Trên cơ sở có
chiến lược dài hơi, có lộ trình thích hợp, ta mới thực hiện được phương châm chủ động và tích cực như yêu cầu
của Nghị quyết 22-NQ/TW của BCT.

Hội nhập quốc tế là con đường hai chiều, giống như trong công nghệ thông tin cần có sự tương thích giữa đầu
trong và đầu ngoài. Hội nhập không phải là mục tiêu cuối cùng, nó chỉ là phương tiện góp phần quan trọng vào
việc bảo đảm mục tiêu tối hậu là lợi ích quốc gia, phát triển và bảo vệ đất nước. Do đó phải thực hiện đúng quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta là "hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực". Do đó trong hội nhập không phải
chỉ nghĩ đến việc ta hợp tác cái gì, với ai cho có lợi (tất nhiên trong hội nhập phải tìm những điểm giao thoa về lợi
ích giữa ta và đối tác- đối tác có thể ít, có thể nhiều- thì mới thỏa đáng và mới có hiệu quả) mà điều rất quan
trọng là phải khắc phục những điểm yếu của ta, làm cho ta mạnh lên. Để củng cố và phát huy tối đa nội lực, ta
phải ra sức thực hiện ba khâu đột phá chiến lược đã được nêu tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, tức là hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, phát triển nhanh nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng đồng
bộ. Đây cũng chính là một phần quan trọng trong đổi mới tư duy, hình thành tư duy hội nhập.

Ta hội nhập quốc tế trong điều kiện xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một vấn đề
chưa có tiền lệ và khác với nhiều nước. Nhưng đã hội nhập, ta phải thực hiện các cam kết quốc tế, phải chấp
hành các quy tắc đã định, phải hoạt động trên một sân chơi chung, do đó quá trình hội nhập là một quá trình điều
chỉnh luật pháp trên cơ sở thỏa hiệp, có trường hợp phải đấu tranh, để có thể vừa theo quy tắc chung, vừa giữ
được nguyên tắc của ta mà không gây thiệt hại cho ta; cũng có trường hợp không có cách nào thỏa hiệp được khi
quy tắc chung đi ngược lại nguyên tắc và lợi ích của ta, gây thiệt hại cho ta thì phải tính toán kỹ, cân nhắc, so sánh
nếu cái lợi thu hoạch được ở các mặt khác lớn hơn thiệt hại ta phải chịu thì ta có thể chấp nhận. Hội nhập là một
xu thế lớn (theo Diễn đàn Davos là một thực tế) khó có ai được lợi 100%, không bị thiệt hại gì, chung cuộc làm
sao cái lợi nhiều hơn cái thiệt, lợi càng nhiều càng tốt vì hội nhập là một quá trình như trên đã nói vừa hợp tác,
vừa đấu tranh để kiên định lợi ích quốc gia dân tộc. Trong quá trình hội nhập, ta không thể bị động, mà cần phải
phát huy sáng kiến, chủ động đề xuất ý kiến để điều chỉnh một số quy tắc đã định trên cơ sở vừa bảo đảm lợi ích
của ta, vừa quan tâm, chiếu cố đến lợi ích của Cộng đồng, của các đối tác, các chủ thể hội nhập khác.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, hội nhập quốc tế là hoạt động chứa đựng tất cả những yếu
tố chủ yếu của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta từ độc lập, tự chủ đến rộng mở, đa dạng hóa, đa
phương hóa, từ hòa bình, hữu nghị đến hợp tác và phát triển. Do đó các chủ thể tham gia hội nhập phải nắm vững
đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, vận dụng kiên định đường lối đó trong quá trình hội nhập. Đồng thời
cần nắm vững xu thế lớn, xu thế chủ đạo của thời đại là "hòa bình, hợp tác và phát triển" để yên tâm hội nhập, vì
hội nhập quốc tế phù hợp với xu thế đó của thời đại.

Vài gợi ý về ngành Ngoại giao trong hội nhập quốc tế

Trong các văn kiện cơ bản của Đảng và Nhà nước như Cương lĩnh (sửa đổi năm 2011), Hiến pháp 1992 (sửa đổi
năm 2013), Nghị quyết của Đại hội Đảng, các văn bản chỉ đạo của Trung ương Đảng, BCT, Ban Bí thư, Quốc hội,
Chính phủ… khi đề cập đến đường lối đối ngoại hay nhiệm vụ đối ngoại đều nhấn mạnh "chủ động và tích cực hội
nhập quốc tế", là một bộ phận cấu thành quan trọng của đường lối và nhiệm vụ đối ngoại nói chung.

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại


giao Nguyễn Mạnh Cầm (giữa) trò chuyện với các Đại biểu dự
Hội nghị Ngoại giao 26.

Do tính chất quan trọng của Hội nhập quốc tế (toàn diện) nên BCT đã quyết định thành lập Ban chỉ đạo quốc gia
về hội nhập quốc tế do Thủ tướng đứng đầu nhằm chỉ đạo, phối hợp hoạt động hội nhập quốc tế từ trung ương
đến địa phương.

https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 4/7
12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế
Từ trước tới nay, Bộ Ngoại giao là cơ quan chính thực hiện đường lối đối ngoại về mặt nhà nước với hai chức
năng chủ yếu: Thứ nhất, làm tham mưu cho Đảng và Chính phủ, nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách
đối ngoại; Thứ hai, thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của các Bộ, ngành và các địa phương (thực chất là
một số địa phương có ít nhiều hoạt động đối ngoại) trong sự kết hợp chặt chẽ với Ban đối ngoại TW Đảng và cơ
quan chịu trách nhiệm về ngoại giao nhân dân; phối hợp và điều hòa, hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động đối ngoại
của các Bộ, ngành và các địa phương cho phù hợp với đường lối đối ngoại chung. Do hoạt động đối ngoại bao
gồm cả đối ngoại chính trị, đối ngoại kinh tế và đối ngoại văn hóa trong khi phân công chưa thật rõ ràng, nên thời
gian qua không ít trường hợp Bộ Ngoại giao phải làm thay, nhất là về văn hóa - xã hội.

Nay theo Quyết đinh 22-QĐ/TW của BCT phải đẩy mạnh hội nhập quốc tế (toàn diện), Ngoại giao cần tập trung
vào vấn đề Hội nhập quốc tế với hai chức năng nêu trên. Cụ thể là về: Một là tham mưu về chủ trương, phương
hướng, lộ trình hội nhập quốc tế để Ban chỉ đạo quốc gia hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương; Hai là giúp
Ban chỉ đạo theo dõi, thống nhất quản lý, điều hòa và phối hợp hoạt động hội nhập của các Bộ, ngành và các địa
phương. Chức năng này so với trước đây mở rộng hơn, nhiều hơn và phức tạp hơn.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao có điều kiện theo dõi và nắm bắt tình hình quốc tế kịp thời nên có thể cung cấp thông tin
cần thiết, nhất là
TRANG CHỦ
về biến động
THỜI SỰ
trong tình hình quốc
BIỂN ĐÔNG 24/7
tế cho Ban
THẾ GIỚI
Chỉ đạo và các
NGOẠI GIAO
chủ thể hội
KINH TẾ
nhập.
NGƯỜI VIỆT VĂN HÓA XÃ HỘI GIÁO DỤC GIẢI TRÍ ÔT

Chắc chắn sắp tới Ban chỉ đạo sẽ được thành lập gồm lãnh đạo các bộ, ngành trực tiếp liên quan. Đồng thời, Ban
chỉ đạo sẽ có một bộ máy giúp việc, nhưng chắc không đông và chỉ có thể làm một số việc nhất định, không thể
thực hiện chức năng này như Bộ Ngoại giao.

Gợi ý chức năng của Bộ Ngoại giao như trên vì mấy lẽ: Thứ nhất, những chức năng nêu trên Bộ Ngoại giao đã
từng làm khi thực hiện đường lối đối ngoại nói chung. Thứ hai, Bộ trưởng Ngoại giao là Phó thủ tướng mà chức
năng của Phó Thủ tướng là giúp Thủ tướng về lĩnh vực được phân công. Rõ ràng trong trường hợp này, lĩnh vực
mà Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao đảm nhiệm là đối ngoại. Nay Thủ tướng làm Trưởng Ban chỉ đạo quốc
gia về hội nhập kinh tế quốc tế nên Phó Thủ tướng phụ trách đối ngoại giúp Thủ tướng, Trưởng Ban chỉ đạo về hội
nhập quốc tế là điều tất yếu. Rồi đây khi thành lập Ban chỉ đạo quốc gia thì Phó Trưởng ban chắc chắn phải là
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao. Bộ phải thực hiện chức năng của Bộ trưởng, trong trường hợp này là chức
năng của Phó thủ tướng. Thứ ba, từ đó, các cơ quan đại diện ngoại giao ở các nước, dưới sự điều hành và quản lý
của Bộ ngoại giao cũng cần chuyển sang thực hiện hội nhập quốc tế là nhiệm vụ chính. Đại diện ngoại giao ở một
nước chịu trách nhiệm thúc đẩy phát triển quan hệ với nước sở tại, điều đó không thay đổi, nhưng nay thực hiện
điều đó từ góc độ hội nhập quốc tế, qua đó có thể tìm hiểu phương hướng, phương thức, chủ trương hội nhập
quốc tế của nước sở tại, biện pháp tranh thủ cơ hội và khắc phục thách thức trong hội nhập để cung cấp cho
trong nước. Đồng thời qua tiếp xúc, nghiên cứu nắm tình hình quốc tế có liên quan đến hội nhập quốc tế để thông
báo cho Bộ.

Nguyễn Mạnh Cầm


Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao

Tags:

Like 0 Share Chia sẻ Tweet

Ý KIẾN BẠN ĐỌC /

Họ tên Email

Nhập nội dung bình luận, vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Gửi bình luận

ĐỌC THÊM PHÂN TÍCH CHUYỆN THỜI SỰ

XSMN 19/12 - SXMN 19/12 - Trực tiếp kết Mỹ, Nhật Bản và Pháp tập trận quân sự c
quả xổ số miền Nam hôm nay 19/12/2020 - Liên thủ đỡ liên minh
XSMN thứ 7 - dự đoán XSMN 20/12 PHÂN TÍCH Bầu cử Mỹ 2020: Nhận diện
XSMN 19/12. KQXSMN thứ 7.Trực tiếp kết quả xổ Mỹ qua một kỳ bầu cử
số miền Nam nhanh nhất hôm nay thứ 7 ngày 19 PHÂN TÍCH. Kết quả bầu cử Mỹ 2020: ô
tháng 12 năm 2020. SXMN 19/12. KQSXMN. Biden thắng, vì sao?

https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 5/7
12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế
Đại dịch Covid-19: vaccine PHÂN TÍCH. Nước Pháp với Hồi giáo cự
trong cuộc chơi chính trị Chuyện mới nới chuyện cũ
Thị trường chứng khoán ngày 18/12: Đà
tăng quay lại quá mạnh Trong cuộc chiến chống Covid-19, PHÂN TÍCH bầu cử Mỹ 2020: Phía trước
vaccine đang là vấn đề thời sự nhất định
Thị trường chứng khoán hôm nay 18/12 với lực hiện nay. Nhưng, vaccine cũng…
tăng đồng đều ngay từ đầu phiên, diễn biến tăng
điểm từ nhóm ngân hàng và không còn lực bán từ ĐỌC BÁO NƯỚC NGOÀI
...
Nhiều điểm đáng chú ý trong cuộc họp b
năm của Tổng thống Putin
Nói không thể cứu vãn thỏa thuận hạt nhân
Iran, IAEA đưa gợi ý, Tehran thẳng thừng từ EU tìm cách ‘chiếm sóng’ Mỹ và Trung Q
chối Đông Nam Á

IAEA cho rằng, cần có thỏa thuận hạt nhân mới với Chính sách đối ngoại - Bài toán hóc búa
Iran dưới thời Tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden do Joe Biden
thỏa thuận hiện nay đã bị vi phạm ... Thế giới hậu Covid-19: Nợ Dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Nhật đ
nần, bất bình đẳng và phi toàn 'nguội lạnh'?
cầu hóa?
Hàng chục công ty Trung Quốc sắp bị Mỹ Hậu Brexit: Chỉ tập trung đàm phán thươ
đưa vào danh sách đen thương mại Theo tờ Financial Times (Anh), có 5 quan hệ đối ngoại, an ninh và quốc phòn
nhân tố đã xuất hiện trước Covid- EU sẽ ra sao?
Mỹ chuẩn bị đưa hàng chục công ty Trung Quốc,
19 và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến…
bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu của nước
này SMIC vào danh sách đen thương mại.

Ngoại trưởng Ukraine 'ấm ức' vì không có


liên lạc với người đồng cấp Nga
Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba đã bày tỏ lấy
làm tiếc vì không có liên lạc với người đồng cấp
Nga Sergei Lavrov.

Tử vi hôm nay - Xem tử vi vui 12 con giáp


ngày 19/12: Tuổi Dần tiền bạc rủng rỉnh,
tuổi Tỵ tiêu xài hoang phí
Tử vi hôm nay 19/12/2020, tử vi 12 con giáp - tuổi
Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,
Tuất và Hợi về công việc, tài lộc...

Quảng Ninh quyết tâm đưa du lịch trở lại


quỹ đạo phát triển
Quảng Ninh đã tạo nền tảng năm 2020 để đưa du
lịch địa phương trở lại quỹ đạo phát triển trong
những năm tiếp theo.

Phương pháp giáo dục con của Công nương


Kate có gì đặc biệt?
Phương pháp giáo dục con của Công nương Kate
Middleton nhận được nhiều lời khen ngợi khi biết
cách xoa dịu cơn giận của con, tôn trọng con.

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (18-


19/12): Miền Bắc rét đậm rét hại, mưa nhỏ
vài nơi, trưa hửng nắng; Tin vùng áp thấp
gần Biển Đông
Dự báo thời tiết Bắc Bộ rét đậm rét hại, mưa nhỏ
vài nơi, vùng núi cao khả năng có băng giá; Trung
Bộ mưa vùa mưa to; miền Nam ...

Điều ít biết về bản dịch tiếng Phần Lan


'Nhật ký trong tù' của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Với bản dịch tiếng Phần Lan, 'Nhật ký trong tù' của
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho đến nay đã được dịch ra
ít nhất 33 ngôn ngữ nước ngoài.

https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 6/7
12/18/2020 Bàn về hội nhập quốc tế
Trang chủ Liên hệ tòa soạn Thông tin tòa soạn Liên hệ qu

Tổng Biên tập: Nguyễn Văn Trung


Phó Tổng Biên tập: Lê Hồng Trường, Đỗ Xuân Thông, Vũ Quang Tùng
Giấy phép số 196/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 15/4/2016.
Tòa soạn: Số 6 Chu Văn An, Ba Đình, Hà Nội.
Điện thoại: 84-24-3799.3506, Hotline: 0888668336, Fax: 84-24-38234169, Email: baoquocte2016@gmail.com
© Copyright 2007 "Thế giới & Việt Nam", All rights reserved.
® Ghi rõ nguồn "Thế giới & Việt Nam" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.

Based on MasterCMS Ultimate Edition v2.9 2020

https://baoquocte.vn/ban-ve-hoi-nhap-quoc-te-232.html 7/7

You might also like