You are on page 1of 2

2.

Định giá tối đa


- Nhà nước thường can thiệp vào giá các sản phẩm độc quyền bằng cách quy
định mức giá tối đa cho sản phẩm.
- Vấn đề đặt ra là phải quy định mức giá sao cho doanh nghiệp độc quyền cung
cấp lượng sản phẩm nhiều hơn cho thị trường.
- Nguyên tắc định giá: Giá tối đa (Pmax) phải thấp hơn giá độc quyền (P 1) và cao
hơn chi phí trung bình (AC)

AC < Pmax < P1


- Có thể xảy ra 3 trường hợp:
 Trường hợp 1: Giá tối đa bằng chi phí biên (Pmax = MC)
- Đường cầu của doanh nghiệp sẽ trở thành đường gấp khúc PmaxCD,
đường doanh thu biên tương ứng là PmaxCFG.

Hình 1: Định giá tối đa bằng chi phí biên: Pmax = MC


- Tại mức giá Pmax thì lượng cầu là Q2.
- Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất sản
phẩm ở sản lượng Q2 (tại Q2: MC = MR = Pmax).
-Khi Pmax = MC thì lượng sản phẩm doanh nghiệp sản xuất đúng
bằng lượng cầu trên thị trường là Q2.
- Tổng lợi nhuận đạt được là diện tích PmaxC2EC.
 Trường hợp 2: Giá tối đa lớn hơn chí phí biên (Pmax > MC)
- Tại mức giá Pmax thì lượng cầu là Q2.

Hình 2: Định giá tối đa lớn


hơn chi phí biên: Pmax >
MC

-Để tối đa hóa lợi


nhuận, doanh nghiệp
độc quyền sẽ sản
xuất sản phẩm ở sản
lượng Q2.
- Tổng lợi nhuận đạt được là diện tích PmaxC2EC.
 Trường hợp 3: Giá tối đa nhỏ hơn chi phí biên (Pmax < MC)
- Tại mức giá Pmax, lượng cầu thị trường là Q2.
- Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản phẩm ở sản
lượng Q3 (tại Q3: MC = MR =Pmax).

Hình 2: Định giá tối đa nhỏ hơn


chi phí biên: Pmax < MC

- Khi Pmax < MC, để tối


đa hóa lợi nhuận thì
lượng sản phẩm doanh
nghiệp sản xuất sẽ nhỏ hơn lượng cầu thị trường là Q3 < Q2.
- Tổng lợi nhuận đạt được là diện tích PmaxC2EH.
 Kết luận: Giá tối đa làm cho người tiêu dùng được lợi hơn so với trước, mua
được sản phẩm với giá thấp hơn và mua được số lượng sản phẩm nhiều hơn, và
lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền vẫn còn, nhưng ít hơn so với trước.

You might also like