You are on page 1of 39

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA ĐỘNG LỰC

ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG PHANH ABS XE TOYOTA CAMRY
2007

LỚP : 21C1-CNÔ6
GVHD: KIỀU TRUNG TÍN
SVTH : TĂNG TẤN PHÁT MSSV: 21001305
NGUYỄN HOÀNG TUẤN KIỆT MSSV: 21001372
NGUYỄN NHẬT HÀO MSSV: 21001373
TRẦN QUỐC DINH MSSV: 21001391
LÊ XUÂN HUYNH MSSV: 21001418
LÊ HỮU HUY MSSV: 21001381
TRƯƠNG NGỌC ĐAN MSSV: 21001103
TRẦN VĂN HUY MSSV: 21001335
VÀNG A TUẤN MSSV: 21001375
TRẦN ANH KHOA MSSV: 21001288
NGUYỄN HOÀNG KHA MSSV: 21001303
NGUYỄN VĂN CẢNH MSSV: 21001334
TP.HCM, THÁNG 5 NĂM 2023
UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ


Đề tài: TIỀM HIỂU VỀ HỆ THỐNG PHANH ABS XE TOYOTA CAMRY 2007
Giảng viên hướng dẫn: KIỀU TRUNG TÍN
Sinh viên thực hiện:
1. TĂNG TẤN PHÁT MSSV:21001305
2. NGUYỄN HOÀNG TUẤN KIỆT MSSV:21001372
3. NGUYỄN NHẬT HÀO MSSV:21001373
4. TRẦN QUỐC DINH MSSV:21001391
5. LÊ XUÂN HUYNH MSSV:21001418
6. LÊ HỮU HUY MSSV:21001381
7. TRƯƠNG NGỌC ĐAN MSSV:21001103
8. TRẦN VĂN HUY MSSV:21001335
9. VÀNG A TUẤN MSSV:21001375
10. TRẦN ANH KHOA MSSV: 21001288
11. NGUYỄN HOÀNG KHA MSSV: 21001303
12. NGUYỄN VĂN CẢNH MSSV: 21001334
Khoa : Động Lực
Lớp : 21C1-CNÔ6
Khóa học : 2022-2023
I. Nội Dung
Chương 1. Tổng quan
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Chương 3. Quy trình thi công
Chương 4. Kết luận
II. Ngày giao đề tài:
III. Ngày hoàn thành:
Trưởng bộ môn Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm bài, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến
chỉ bảo nhiệt tình từ quý thầy cô. Trong suốt quá trình thực hiện bài báo cáo, tuy
chúng em gặp không ít khó khăn nhưng với sự giúp đỡ chân thành từ quý thầy cô và
bạn bè đã giúp bài tiểu luận giữa kỳ của chúng em được hoàn thành tốt đẹp. Chúng em
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Kiều Trung Tín đã tận tình giúp đỡ chúng em trong
quá trình làm bài. Thời gian làm bài có hạn, và việc vận dụng kiến thức chuyên môn chưa
được nhạy bén và sâu sắc vì vậy bài báo cáo không tránh khỏi sai sót kính mong được nhận
sự thông cảm góp ý của quý thầy cô. Cuối lời, chúng em xin chúc quí thầy cô trong trường
dồi dào sức khỏe và công tác thật tốt.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.......................................................................................1
1.1. Hãng xe toyota......................................................................................................1
1.2. Dòng xe camry 2007.............................................................................................1
1.3. Lịch sử phát triển hệ thống phanh ABS trên ôtô...................................................2
1.4. Sơ lượt xuất sứ xe camry......................................................................................3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................4
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh abs..............................................5
2.1.1 Công dụng..........................................................................................................5
2.1.2. yêu cầu đối với hệ thống phanh abs...................................................................5
2.1.3. Phân loại hệ thống abs theo kiểu điều kiển........................................................5
2.1.3. Phân loại hệ thống abs theo kiểu điều kiển........................................................5
2.1.3.2. Điều khiển độc lập hay phụ thuộc...................................................................5
2.1.3.3. Điều khiển theo kênh......................................................................................6
2.2. Cấu tạo hệ thống phanh abs xe TOYOTA CAMRY 2007....................................8
2.3. Cấu tạo các chi tiết hệ thống phanh abs................................................................10
2.3.1. ECU điều kiển trượt...........................................................................................10
2.3.2. Bộ chấp hành phanh...........................................................................................10
2.3.3. Cảm biến tốc độ.................................................................................................11
2.3.4.Đồng Hồ táp lô...................................................................................................11
2.3.5. Công tắc đèn phanh...........................................................................................12
2.3.6. Cảm biến giảm tốc (chỉ có ở một số kiểu xe).....................................................12
2.4. Nguyên lý hoạt động.............................................................................................13
2.5. Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh abs toyota camry 2007.....................................17
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THI CÔNG.....................................................................19
3.1. Chuẩn bị...............................................................................................................19
3.2. Các bước thi công.................................................................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN...........................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................24

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1.1: Hình ảnh xe có abs và không có abs............................................................2
Hình 1.2: Xe camry đời đầu (celica 1982)...................................................................3
Hình 2.1: Hệ thống phanh abs trong ô tô.....................................................................4
Hình 2.2: Sơ đồ điều khiển abs 1 kênh và 2 kênh........................................................6
Hình 2.3: Sơ đồ điều khiển abs 3 kênh và 4 kênh........................................................6
Hình 2.4: Cấu tạo hệ thống phanh ABS xe toyota camry 2007....................................8
Hình 2.5: ECU điều khiển trượt...................................................................................9
Hình 2.6: Sơ đồ hệ thống phanh abs 2 vị trí.................................................................9
Hình 2.7: Bộ chấp hành phanh abs..............................................................................10
Hình 2.8: Cảm biến tốc độ bánh xe trước....................................................................10
Hình 2.9: Cảm biến tốc độ bánh xe sau.......................................................................10
Hình 2.10: Cảm biến giảm tốc.....................................................................................11
Hình 2.11: Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động).......................................12
Hình 2.12: ABS hoạt động...........................................................................................13
Hình 2.13: Khi phanh gấp (abs hoạt động) chế độ giảm áp.........................................13
Hình 2.14: Khi phanh gấp (abs hoạt động) chế độ giữ.................................................14
Hình 2.15: Khi phanh gấp (abs hoạt động) chế độ tăng áp..........................................15
Hình 2.16: Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh toyota camry 2007.................................16
Hình 2.17: Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh abs (xe toyota celica).............................17
Hình 3.1: Dây điện, giắt chữ y và tấm ván gỗ..............................................................18
Hình 3.2: Moto, ECU, cảm biến tốc độ.......................................................................18
Hình 3.3: Bảng chân ra, công tắc chân ra, đèn led 5v..................................................19
Hình 3.4: Cắt, tuốt dây điện và bấm cos, ghi tên lên các dây điện...............................19
Hình 3.5: Vị trí chân ECU...........................................................................................20
Hình 3.6: Gắn các chân dây điện vào bản chân ra.......................................................20
Hình 3.7: Hoàn thành mô hình.....................................................................................21
TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN


1.1. Hãng xe toyota
Cùng tìm hiểu xe Toyota của nước nào và lịch sử hình thành của hãng xe này. Toyota
ra đời đầu tiên tại vùng nông thôn gần Nagoya của Nhật Bản năm 1867. Nhà sáng lập là ông
Toyota Sakichi Toyoda. Sau nghiên cứu thành công chiếc máy dệt tự động vào năm 1924 và
bán thành công tại Anh, ông quyết định đầu tư vào ngành sản xuất ô tô.
Năm 1934, mẫu chiếc ô tô đầu tiên của hãng ra đời và được vào sản xuất đại trà năm
1935 dưới tên gọi Toyota A1. Hai năm sau đó, vào 1937, công ty Toyota Motor Corporation
chính thức được thành lập, mở ra một kỷ nguyên ngành ô tô rực rỡ cho đến tận bây giờ.
1.2. Dòng xe camry 2007
Toyota chính thức ra mắt mẫu xe Toyota Camry thế hệ thứ sáu vào năm 2006 tại
Triển lãm ô tô thế giới Bắc Mỹ và bắt đầu tung ra thị trường vào tháng 3/2006 cho mẫu xe
năm 2007. Trong lần ra mắt này, Toyota đã rút ngắn vòng đời của thế hệ Toyota Camry thứ
năm xuống còn 4.5 năm thay vì 5 năm như thường lệ.
Ở lần cải tiến này, chiều dài cơ sở xe được tăng lên 2,776mm, dài hơn 56 mm so với
thế hệ trước 2,720mm. Các kích thước còn lại hầu như không đổi so với thế hệ trước với
chiều dài được giữ nguyên và chỉ có một chút gia tăng chiều rộng lên 1,820mm và gia giảm
chiều cao xuống 1,470mm.
Với Camry thế hệ thứ sáu, Toyota trang bị 4 loại động cơ bao gồm 2.4L I4 2AZ-FE,
2.4L I4 2AZ-FXE, 2.5L I4 2AR-FE, 3.5L V6 2GR-FE đa dạng hơn so với thế hệ cũ. Cách
bố trí hệ thống động lực vẫn giữ nguyên hai kiểu: động cơ trước - dẫn động cầu trước và
động cơ trước – dẫn động hai cầu.
Các lựa chọn về hộp số là hộp số tay 5 cấp, 6 cấp và hộp số tự động 4 cấp, 5 cấp, 6
cấp.
Đặc biệt, Toyota lần đầu tiên đã cho ra mắt phiên bản Toyota Camry hybrid tiết kiệm
nhiên liệu sử dụng công nghệ HSD (Hybrid Synergy Drive) thế hệ thứ hai với động cơ 2AZ-
FXE 4 xylanh.
Dù trên cùng hệ khung sườn, Toyota vẫn tạo sự khác biệt về ngoại thất giữa các
phiên bản Toyota Camry cho thị trường Mỹ và Đông Á - Đông Nam Á. Thiết kế của Toyota
Camry Châu Á được nhóm thiết kế tại Úc thực hiện có cùng thiết kế ngoại thất với mẫu xe
Toyota Aurion tại thị trường Úc, thân xe lớn hơn Toyota Camry Bắc Mỹ và Châu Úc (tạm

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 1


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

gọi là Toyota Camry nguyên bản) một chút, chỉ khác phần đầu và đuôi xe. Có ý kiến cho
rằng nguyên nhân của sự khác biệt này xuất phát từ việc Toyota muốn Aurion thay thế mẫu
xe "già cỗi" Avalon tại Úc và định vị Toyota Aurion (Camry) ở phân khúc cao cấp chỉ sau
các thương hiệu hạng sang của Đức tại các thị trường đang phát triển và có thể bán song
song với "Toyota Camry nguyên bản" tại Úc.
1.3. Lịch sử phát triển hệ thống phanh ABS trên ôtô
Vào thời kỳ đầu, ABS chỉ có trên các máy bay thương mại. Thời điểm chính xác mà
hệ thống này được sử dụng là vào năm 1949 và kết cấu của ABS lúc này còn khá cồng kềnh
cũng như chưa đạt được sự nhanh nhạy. Cho đến tận năm 1969 khi kỹ thuật điện tử phát
triển, người ta sáng tạo ra các vi mạch microchip) cũng là lúc hệ thống phanh ABS được
ứng dụng trên ô tô.
Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, nhiều hãng xe đã nghiên cứu và ứng dụng ABS vào
sản phẩm của mình. Hãng sản xuất ô tô của Nhật Toyota bắt đầu sử dụng ABS trên các
dòng xe của mình từ năm 1971 nhưng cho đến những năm 1980s thì hệ thống này mới được
hoàn thiện.
Tại Đức, sau khi Mercedes Benz và Bosch công bố kết quả nghiên cứu chung lần đầu
vào tháng 8/1978, ABS chính thức được trang bị cho mẫu sedan Mercedes-Benz S-Class thế
hệ W116 vài tháng sau đó. Vào năm 1981, hệ thống chống bó cứng phanh ABS đã có mặt
trên tất cả các dòng xe thương mại của hãng xe này.
Tới thập niên 90, ABS đã trở thành trang bị tiêu chuẩn không thể thiếu khi đề cập
đến các tính năng an toàn trên mỗi chiếc xe Mercedes.
Ngày nay, hệ thống chống bó cứng phanh ABS là tiêu chuẩn bắt buộc đối với các
dòng xe du lịch và xe hoạt động tại những vùng có băng tuyết dễ trơn trượt. Thực tế là hầu
hết các dòng xe ô tô hiện nay đã đều được trang bị tính năng an toàn này.

Hình 1.1: Hình ảnh xe có abs và không có abs

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 2


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

1.4. Sơ lượt xuất sứ xe camry


Toyota Camry lần đầu được ra mắt năm 1983 với động cơ 1.8 GL, thân xe được
thiết kế theo kiểu 4 cửa truyền thống.
Mặc dù được các chuyên gia đánh giá cao về nhiều mặt như sự bền bỉ tốt, khả năng vận
hành vừa hiệu quả vừa tiết kiệm, tuy nhiên doanh thu mua xe Camry lại không được như kỳ
vọng của nhà sản xuất.
Toyota Camry tiếp tục tập trung vào nâng cấp động cơ. Hệ thống vận hành mới 2.0L
2S-EL được thay thế cho động cơ 1.8 GL, cùng với công nghệ phun xăng điện tử hiện đại.
Nhờ vậy chiếc xe có thể đạt được công suất 107 mã lực.

Hình 1.2: Xe camry đời đầu (celica 1982)


Phiên bản mới lúc này còn đạt công suất tối đa cao hơn 14% và mô men xoắn cực đại
lớn hơn 13%. Máy dầu được trang bị hộp số sàn 5 cấp và máy xăng được trang bị hộp số 3
cấp tự động – loại động cơ hiện đại lúc bấy giờ.
Với những tính năng tân tiến nhất được tích hợp trong phiên bản đặc biệt Gli của
Camry, đặc biệt với giá xe hợp lý, thời điểm ấy không chiếc ô tô nào có thể đánh bại được
Camry.
Toyota Camry dần được thị trường quốc tế đón nhận mạnh mẽ. Chỉ riêng năm 1985
đã có 252.950 chiếc xe được xuất xưởng ở Nhật Bản và một nửa trong đó nhắm đến Hoa
Kỳ, một thị trường đang phát triển vượt bậc.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 3


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh abs
2.1.1 Công dụng hệ thống phanh abs
Hệ thống phanh chống bó cứng ABS (Viết tắt của từ Anti – Lock Brake System) là
hệ thống an toàn trên xe ô tô. ABS là hệ thống phanh điều khiển điện tử có tính năng ngăn
ngừa hãm cứng bánh xe trong những tình huống khẩn cấp cần giảm tốc. Điều này sẽ tránh
được hiện tượng văng trượt đồng thời giúp người lái kiểm soát hướng lái dễ dàng hơn. Đảm
bảo ổn định cho thân xe ô tô.
Đối với những dòng xe hơi không được trang bị hệ thống phanh ABS rất dễ rơi vào
tình trạng trượt, do độ bám đường giảm thấp hơn mức cho phép của bánh xe, lực truyền cho
bánh xe không giúp ô tô tiến lên và ngược lại dễ gây mất kiểm soát.
Chính nhờ những ưu điểm đó mà kể từ thời điểm ra mắt vào năm 1970, hệ thống chống bó
cứng phanh ABS rất được ưa chuộng. Góp phần giảm thiểu đáng kể số vụ tai nạn xe hơi trên
thế giới.

Hình 2.1: Hệ thống phanh abs trong ô tô


2.1.2. Yêu cầu đối với hệ thống phanh abs
Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe, nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn
nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.
Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động của ôtô.
Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp hay đòn điều khiển không lớn.
Dẫn động phanh có độ nhạy cao.
Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe hợp lý để sử dụng hoàn toàn trọng
lượng bám khi phanh ở những cường độ khác nhau.
Không có hiện tượng tự xiết khi phanh.
Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 4


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Có hệ số ma sát giữa đĩa phanh và má phanh cao, ổn định trong các điều kiện sử dụng.
Giữ được tỉ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe.
Có khả năng phanh ôtô khi dừng trong thời gian dài.
2.1.3. Phân loại hệ thống abs theo kiểu điều kiển
2.1.3.1. Điều kiển theo ngưỡng trượt
Điều khiển theo ngưỡng trượt thấp (slow mode): Ví dụ: khi các bánh xe trái và phải
chạy trên các phần đường có hệ số bám khác nhau. ECU chọn thời điểm bắt đầu bị hãm
cứng của bánh xe có khả năng bám thấp, để điều khiển áp suất phanh chung cho cả cầu xe.
Lúc này, lực phanh ở các bánh xe là bằng nhau, bằng chính giá trị lực phanh cực đại của
bánh xe có hệ số bám thấp. Bánh xe bên phần đường có hệ số bám cao vẫn còn nằm trong
vùng ổn định của đường đặc tính trượt và lực phanh chưa đạt cực đại. Vì vậy, cách này cho
tính ổn định cao, nhưng hiệu quả phanh thấp vì lực phanh nhỏ.
Điều khiển theo ngưỡng trượt cao (high mode): ECU chọn thời điểm bánh xe có khả
năng bám cao bị hãm cứng để điều khiển chung cho cả cầu xe. Trước đó, bánh xe ở phần
đường có hệ số bám thấp đã bị hãm cứng khi phanh. Cách này cho hiệu quả phanh cao vì
tận dụng hết khả năng bám của các bánh xe, nhưng tính ổn định kém.
2.1.3.2. Điều khiển độc lập hay phụ thuộc
Trong loại điều khiển độc lập, bánh xe nào đạt tới ngưỡng trượt, tức bắt đầu có xu
hướng bị bó cứng thì điều khiển riêng bánh đó.
Trong loại điều khiển phụ thuộc, ABS điều khiển áp suất phanh chung cho hai bánh
xe trên một cầu hay cả xe theo một tín hiệu chung, có thể theo ngưỡng trượt thấp hay
ngưỡng trượt cao.
2.1.3.3. Điều khiển theo kênh
Loại 1 kênh: Hai bánh sau được điều khiển chung (có ở ABS thế hệ đầu, chỉ trang bị
ABS cho hai bánh sau vì dễ bị hãm cứng hơn hai bánh trước khi phanh).
Loại 2 kênh: Một kênh điều khiển chung cho hai bánh xe trước, một kênh điều khiển
chung cho hai bánh xe sau. Hoặc một kênh điều khiển cho hai bánh chéo nhau.
Loại 3 kênh: Hai kênh điều khiển độc lập cho hai bánh trước, kênh còn lại điều khiển
chung cho hai bánh sau.
Loại 4 kênh: Bốn kênh điều khiển riêng rẽ cho 4 bánh.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 5


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 2.2: Sơ đồ điều khiển abs 1 kênh và 2 kênh

Hình 2.3: Sơ đồ điều khiển abs 3 kênh và 4 kênh


Hiện nay loại ABS điều khiển theo 3 và 4 kênh được sử dụng rộng rãi. Ưu và nhược
điểm của từng loại được thể hiện qua các phương án bố trí sau.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 6


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

2.2. Cấu tạo hệ thống phanh abs trên xe TOYOTA CAMRY 2007

Hình 2.4: Cấu tạo hệ thống phanh ABS xe toyota camry 2007
Cảm biến tốc độ
Bộ phận này sẽ theo dõi tốc độ bánh xe để xác định gia tốc và giảm tốc cần thiết của
các bánh xe. Bộ phận bao gồm một exciter (hình vòng và có bánh răng) và một vòng dây
điện/ nam châm. Xung điện được tạo ra khi bánh răng của exciter đi qua vòng dây.

Hình 2.5: Cảm biến tốc độ xe toyota camry 2007

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 7


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Van
Hệ thống van điều chỉnh áp suất khí của phanh khi hệ thống chấp hành phanh abs
hoạt động. Trong phần lớn hệ thống xe, van hoạt động ở 3 vị trí.
Ở vị trí thứ hai, van phanh vẫn đóng và áp suất từ xy lanh tổng bị nén lại.
Ở vị trí thứ nhất, van phanh được mở ra và cho áp suất từ xy lanh chủ chuyển sang hệ
thống phanh.
Còn với van ở vị trí cuối cùng, áp suất sẽ được giải phóng lên phanh.
Bước thứ 3 được lặp lại cho đến khi xe dừng. Điện trở mà bạn cảm thấy khi phanh
đột ngột ở tốc độ cao thực sự là các van phanh kiểm soát áp suất được truyền đến phanh từ
xi lanh chủ.
Bộ chấp hành phanh abs xe toyoyta camry
Bộ chấp hành ABS Camry là bộ phận quan trọng, giúp chống bó cứng phanh trong
quá trình điều khiển lái. Hiện nay hệ thống ABS gần như là chi tiết an toàn bắt buộc trang bị
trên xe. Nhờ có bộ chấp hành ABS mà quá trình đạp phanh trở nên đơn giản và chúng ta dễ
dàng kiểm soát tay lái. Từ đó đảm bảo được độ an toàn, tránh hiện tượng quăng bánh hoặc
mất lái gây tai nạn nghiêm trọng. Bơm ABS xe Camry có nhiều mã qua nhiều đời và các
phiên bản cùng đời cũng có sự khác biệt.

Hình 2.6: Bộ chấp hành phanh abs xe toyota camry


Bộ điều khiển phanh ABS xe Camry
Bộ điều khiển phanh ABS xe Camry có cấu tạo liền mạch với bộ điều khiển điện tử.
Chức năng của bộ điều khiển là nhận tín hiệu và đưa ra lệnh làm việc cho hệ thống bơm
phân phối dầu phù hợp tới các bánh xe. Bơm có cấu tạo gồm mô tơ bơm và lớp màng giúp
đẩy dầu đi và hồi dầu về lại vị trí ban đầu. Các hư hỏng cụm bơm phân chia ABS có thể gặp
phải do lớp màng bị dính hoặc mô tô bị hỏng, hoặc hư cảm biến. Các hư hỏng bộ phận này

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 8


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

đều khó khắc phục hoặc sữa chữa, thông thường phải thay bằng một bộ điều khiển ABS
chất lượng khác.

Hình 2.7: Cấu tạo hệ thống phanh ABS bên trong xe toyota camry 2007
Cảm biến góc lái camry
Cảm biến góc lái Camry là chi tiết quan trọng trong hệ thống cân bằng VSC của
chiếc xe Toyota Camry. Hệ thống cân bằng điện tử cùng với hệ thống abs giúp chiếc xe an
toàn hơn khi vào cua hoặc tránh vật cản phía trước một cách đột ngột. Chúng ta cùng tìm
hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của cảm biến góc lái xe Toyota Camry
Toyota Camry là dòng xe thương hiệu cao cấp của Toyota và dòng xe này được trang
bị cảm biến góc lái từ các đời 2007 tới hiện tại. Cảm biến góc lái Toyota Camry gắn liền với
cuộn kèn và được lắp ngay phía dưới túi khí vô lăng. Cảm biến này có chức năng ghi nhận
góc đánh lái khi vào cua, chuyển hướng của vô lăng khi xe di chuyển trên đường và cung
cấp thông tin đó đến bộ xử lý trung tâm CPU. Hệ thống cân bằng tự động VSC sẽ được ra

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 9


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

lệnh cùng hệ thống abs nhằm đảm bảo cân bằng động cho thân xe giúp chiếc xe vào cua êm
hơn và không bị chao hay không bị quá nghiêng xe khi vào cua gấp. Hiện nay hệ thông cân
bằng VSC cũng được Toyota trang bị cho nhiều dòng xe thông dụng
Đồng hồ táp lô xe toyota camry
Đồng hồ táp lô Toyota Camry hay còn gọi là đồng hồ công tơ mét được gắn trong táp
lô có tác dụng đo hiển thị vận tốc, hạn mức nhiên liệu. Đồng hồ táp lô là bộ phận rất quan
trọng của xe

Hình 2.8: Đồng hồ táp lô xe toyota camry


Công tắc đèn phanh
Tín hiệu công tắc phanh được sử dụng để phát hiện tín hiệu phanh đã được cấp hay
chưa. Ví dụ, tín hiệu này được sử dụng để hủy hoạt động điều khiển hành trình nếu phanh bị
hãm. Công tắc phanh là loại công tắc phanh kép. Khi nhả bàn đạp phanh, công tắc 1 vẫn
mở, trong khi công tắc 2 vẫn đóng. Khi đạp phanh, công tắc phanh 1 đóng, trong khi công
tắc phanh 2 mở.

Hình 2.9: Công tắc đèn phanh xe toyata camry

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 10


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

2.3. Cấu tạo các chi tiết hệ thống phanh abs

Hình 2.10: Cấu tạo hệ thống các chi tiết hệ thống phanh abs
2.3.1. ECU điều kiển trượt

Hình 2.11: ECU điều khiển trượt


Bộ phận này xác định mức trượt giữa bánh xe và mặt đường dựa vào các tín hiệu các
cảm biến, và điều khiển bộ chấp hành của phanh.
Gần đây, một số kiểu xe có ECU điều khiển trượt lắp trong bộ chấp hành của phanh.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 11


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

2.3.2. Bộ chấp hành phanh

Hình 2.12: Sơ đồ hệ thống phanh abs 2 vị trí

Hình 2.13: Bộ chấp hành phanh abs

Bộ chấp hành của phanh điều khiển áp suất thủy lực của các xilanh ở bánh xe bằng
tín hiện ra của ECU điều khiển trượt.
2.3.3. Cảm biến tốc độ

Hình 2.14: Cảm biến tốc độ bánh xe trước

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 12


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 2.15: Cảm biến tốc độ bánh xe sau


Cảm biến tốc độ phát hiện tốc độ của từng bánh xe và truyền tín hiệu đến ECU điều khiển
trượt.
2.3.4.Đồng Hồ táp lô
Đèn báo của ABS: Khi ECU phát hiện thấy sự trục trặc ở ABS hoặc hệ thống hỗ trợ
phanh, đèn này bật sáng để báo cho người lái
Đèn báo hệ thống phanh: Khi đèn này sáng lên đồng thời với đèn báo của ABS, nó báo cho
người lái biết rằng có trục trặc ở hệ thống ABS và EBD
2.3.5. Công tắc đèn phanh
Công tắc này phát hiện bàn đạp phanh đã được đáp xuống và truyền tín hiệu đến
ECU điều khiển trượt
ABS sử dụng tín hiệu của công tắc đèn phanh. Tuy nhiên dù tín hiệu công tắc đèn
phanh vì công tắc đèn phanh bị hỏng, việc điều khiển ABS vẫn được thực hiện khi các lốp
bị bó cứng. Trong trường hợp này, việc điều khiển bắt đầu khi hệ số trượt đã trở nên cao
hơn ( các bánh xe có xu hướng khóa cứng) so với khi công tắc đèn phanh hoạt động bình
thường.
2.3.6. Cảm biến giảm tốc (chỉ có ở một số kiểu xe)

Hình 2.16: Cảm biến giảm tốc


Cảm biến giảm tốc cảm nhận mức giảm tốc của xe và truyền tín hiệu đến ECU điều
khiển trượt.
Bộ ECU đánh giá chính xác các điều kiện của mặt đường bằng các tín hiệu này và sẽ
thực hiện các biện pháp điều khiển thích hợp
KHOA ĐỘNG LỰC Trang 13
TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

2.4. Nguyên lý hoạt động hệ thống phanh abs


Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)

Hình 2.17: Khi phanh bình thường (ABS không hoạt động)
Trong trạng thái bình thường, ABS ở chế độ “tĩnh”, ECU không truyền điện tới cuộn
dây của van. Vì vậy, vị trí ấn xuống bởi lò xo hồi vị và cửa “A” vẫn mở còn cửa “B” vẫn
đóng.
Khi nhấn phanh, áp suất dầu trong xi-lanh phanh chính tăng, dầu phanh chảy từ cửa
“A” qua “C” trong van điện 3 vị trí rồi tới xi-lanh. Dầu phanh bị cản lại vào bởi van một
chiều gắn trong mạch bơm.
Khi nhả phanh, dầu phan hồi về từ xi-lanh bán xe về xi-lanh chính qua cửa “C” đến
cửa “A”, van một chiều số 3 trong van điện 3 vị trí.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 14


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Khi phanh gấp (ABS hoạt động)

Hình 2.18: ABS hoạt động


- ABS điều khiển áp suất dầu phanh tác dụng lên xi-lanh bánh xe đó theo tín hiệu từ ECU
nếu nhận thấy bánh xe nào đang bị bó cứng lại khi phanh gấp.
Chế độ "giảm" áp

Hình 2.19: Khi phanh gấp (abs hoạt động) chế độ giảm áp
Khi một bánh xe gần bị bó cứng, ECU truyền dòng điện 5A cho cuộn dây của van
diện, tạo ra một lực từ mạnh. Van 3 vị trí chuyển động lên phía trên, cửa A đóng, cửa B mở.
Dầu phanh trong xi-lanh bánh xe qua cửa C tới cửa B trong van điện 3 vị trí này và chảy về
bình dầu.
Đồng thời, tín hiệu ECU phát ra cho mô tô bơm hoạt động, dầu phanh được trả hồi về
xi-lanh phanh chính từ bình chứa. Trong khi đó, dầu phanh trong xi-lanh chính bị ngăn
không cho vào van điện 3 vị trí và van một chiều số 1 và 3 bởi tại cửa “A”. Vì vậy, áp suất

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 15


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

dầu bên trong xi-lanh bánh xe giảm làm cho bánh xe không bị bó cứng. Áp suất dầu được
điều chỉnh cân bằng bằng cách lạp lại chế độ “giữ áp” và “giữ”.
Chế độ “Giữ”

Hình 2.20: Khi phanh gấp (abs hoạt động) chế độ giữ
Khi có sự thay đổi áp suất bên trong xi-lanh bánh xe, cảm biến tốc độ phát tín hiệu
báo tốc độ bánh xe đạt giá trị mong mong, ECU cấp dòng điện 2A đến cuộn dây của van
điện để duy trì áp suất trong xi-lanh bánh xe.
Khi dòng điện trong cuộn giây từ 5A (theo chế độ giảm áp) giảm xuống còn 2A (theo
chế độ giữ), lượng từ trong cuộn dây cũng giảm theo. Van điện 3  vị trí giữ nhờ lực của lò
xò hồi vị làm đóng cửa “B”.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 16


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Chế độ “Tăng áp”

Hình 2.21: Khi phanh gấp (abs hoạt động) chế độ tăng áp
Để tạo lực phanh lớn, áp suất trong xi-lanh cần tăng, ECU sẽ ngưng cấp điện cho
cuộn dây van diện. Khi đó, cửa “A” của van điện 3 vị trí mở, còn cửa “B” đóng. Nó cho
phép dầu xi-lanh phanh chính chảy qua cửa “C” trong van điện 3 vị trí đến xi-lanh bánh xe.
Mức độ áp suất dầu thay đổi được điều khiển nhờ chế độ lặp lại các chế độ “Tăng áp” và
“Giữ”.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 17


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

2.7. Hư hỏng và cách khắc phục hệ thống phanh abs xe toyota camry
2.7.1. Hư hỏng và cách khắc phục
LỤC PHANH KHÔNG ĐỦ
Cách khắc phục:
Kiểm tra rò rỉ dầu phanh từ các đường ống hay lọt khí.
Kiểm tra xem độ giơ chân phanh có quá lớn không.
Kiểm tra chiều dày má phanh và xem có dầu hay mỡ dính trên má phanh
không….
Kiểm tra trợ lực phanh xem có hư hỏng không.
Kiểm tra xy lanh phanh chính xem có hỏng không.
CHỈ CÓ MỘT PHANH HOẠT ĐỘNG HAY BÓ PHANH
Cách khắc phục:
Kiểm tra má phanh mòn không đều hay tiếp xúc không đều.
Kiểm tra xem xy lanh phanh chính có hỏng không.
Kiểm tra xy lanh bánh xe có hỏng không.
Kiểm tra sự điều chỉnh hay hồi vị kém của phanh tay.
Kiểm tra xem van điều hòa lực phanh có hỏng không
CHÂN PHANH RUNG (KHI ABS KHÔNG HOẠT ĐỘNG)
Cách khắc phục:
Kiểm tra độ giơ đĩa phanh.
Kiểm tra độ giơ moayơ bánh xe.
KIỀM TRA KHÁC
Cách khắc phục:
Kiểm tra góc đặt bánh xe.
Kiểm tra các hư hỏng trong hệ thống treo.
Kiểm tra lốp mòn không đều.
Kiểm tra sự giơ lỏng của các thanh dẫn động lái.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 18


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Trước tiên tiến hành các bước kiểm tra trên. Chỉ sau khi chắc chắn rằng hư hỏng
không xảy ra ở các hệ thống đó thì mới kiểm tra ABS.
LƯU Ý
Những hiện tượng đặc biệt ở xe ABS
Mặc dù không phải là hư hỏng nhưng những hiện tượng đặc biệt sau có thể xảy ra ở
các xe ABS:
Trong quá trình kiểm tra ban đầu, một tiếng động làm việc có thể phát ra từ bộ
chấp hành. Việc đó là bình thường.
Rung động và tiếng ồn làm việc từ thân xe và chân phanh sinh ra khi ABS hoạt
động, tuy nhiên nó báo rằng ABS hoạt động bình thuờng.
2.7.2. Chức năng kiểm tra ban đầu
2.7.2.1. Kiểm tra tiếng động làm việc của bộ chấp hành
Nổ máy và lái xe với tốc độ lớn 6km/h
Kiểm tra xem có nghe thấy tiếng động làm việc của bộ chấp hành không

Hình 2.22: Đèn abs


ABS ECU tiến hành kiểm tra ban dầu mỗi khi nồ máy và tốc độ ban dầu vượt quá
6km/h. nó cũng kiểm tra chức năng của van điện 3 vị trí và môtơ bơm trong bộ chấp hành.
Tuy nhiên, nếu đạp phanh, kiểm tra ban dầu sẽ không được thực hiện nhưng nó sẽ bắt đầu
sau khi nhả chân phanh.
Nếu không có tiếng động làm việc, chắc chắn rằng bộ chấp hành đã được nối. Nếu
không có trục trặc gì, kiểm tra bộ chấp hành.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 19


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 2.23: Giắc sửa chữa


2.7.2.2. Chức năng chẩn đoán
Kiểm tra điện áp ắc qui
Kiểm tra điện áp ắc qui khoảng 12V
Kiểm tra đèn báo bật sáng
Bật khoá điện
Kiểm tra rằng đèn ABS bật sáng trong 3 giây. Nếu không, kiểm tra và sửa chữa
hay thay thế cầu chì GAUGE, bóng đèn báo hay dây điện.
Đọc mã chẩn đoán
Bật khoá điện On
Rút giắc sửa chữa
CHÚ Ý: do không có giắc sửa chữa ở những kiểu xe ngày nay, rút chốt ngắn
mạch của giắc kiểm tra khi đọc mã chẩn đoán.

Hình 2.24: Chốt ngắn mạch


1. Dùng SST, nối chân Tc và E1 của giắc kiểm tra.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 20


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 2.25: Giắt kiểm tra

2. Nếu hệ thống hoạt động bình thường (không có hư hỏng), đèn báo sẽ nháy 0.5 dây
1 lần.
3. Trong trường hợp có hư hỏng, sau 4 giây, đèn báo sẽ bắt đầu nháy. Đếm số lần
nháy của nó. xem bảng mã chẩn đoán).
LƯU Ý: số lần nháy đầu tiên sẽ bằng chữ số đầu của mã chẩn đoán hai số. Sau khi
tạm
dừng 1.5 giây, đèn lại nháy tiếp. Số lần nháy ở lần 2 sẽ bằng chữ số sau của mã chẩn đoán.
Nếu có hai mã hay nhiều hơn, sẽ có khoảng chừng 2.5 giây giữa hai mã và việc phát mã lại
lập lại từ đầu sau 4.0 giây tạm ngừng. Các mã sẽ phát theo thứ tự tăng dần từ mã nhỏ nhất
đến mã lớn nhất.

Hình 2.26: Mã chuẩn đoán


4. Sửa hệ thống.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 21


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

5. Sau khi sửa chi tiết bị hỏng, xoá mã chẩn đoán chứa trong ECU
LƯU Ý: nếu tháo cáp ắc qui trong quá trình sửa chữa, tất cả các mã chứa trong ECU
đều bị xoá. (ở một vài loại xe hiện na, mã chẩn đoán không bị xoá ngay cả khi tháo cáp ắc
qui.)
6. Tháo SST ra khỏi cực Tc và E1 của giắc kiểm tra.
7. Nối giắc sửa chữa.
8. Bật khoá điện ON, kiểm tra rằng đèn ABS tắt sau sau khi sáng trong 3 giây.

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 22


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 2.27: Bảng chuẩn đoán

2.. Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh abs toyota camry 2007

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 23


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 2.28: Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh toyota camry 2007

Hình 2.29: Sơ đồ mạch điện hệ thống phanh abs (xe toyota celica)
KHOA ĐỘNG LỰC Trang 24
TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THI CÔNG


3.1. Chuẩn bị

Hình 3.1: Dây điện, giắt chữ y và tấm ván gỗ


Dây điện 0.5
Cos chữ y ( màu xanh, đỏ, đen, vàng nếu không có đen)
Một tấm ván gỗ ép

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 25


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 3.2: Moto, ECU, cảm biến tốc độ


Một cái moto (bánh răng, vòng cảm biến)
Một cục ECU
Hai cảm biến tốc độ

Hình 3.3: Bảng chân ra, công tắc chân ra, đèn led 5v
Một bảng chân ra
Một công tắc đèn phanh
Hai đèn led 5v
3.2. Các bước thi công
Bước 1: Cắt tuốt và bấm cos các dây điện, ghi tên lên các dây điện

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 26


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 3.4: Cắt, tuốt dây điện và bấm cos, ghi tên lên các dây điện

Bước 2: Đo chân ECU và cấm giắc

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 27


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 3.5: Vị trí chân ECU


Bước 3: Dán vòng cảm biến và bánh răng vào moto
Bước 4: Gắn các chân dây điện vào bản chân ra

Hình 3.6: Gắn các chân dây điện vào bản chân ra
Bước 5: Gắn các thiết bị lên ván gỗ ép hoàn thành mô hình

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 28


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Hình 3.7: Hoàn thành mô hình

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 29


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

Sau thời gian tìm hiểu, nghiêm cứu hệ thống phanh abs xe toyota camry vá quá trình
thi công đồ án đến nay tiểu luận chúng em đã hoàn thành. Quá trình thực hiện nghiêm cứu
tiểu luận cùng với đồ án đã giúp kiến thức cơ bản của chúng em được nâng cao. Chúng em
đã hiểu rõ hơn về hệ thống phanh abs xe toyota. Để hoàn thành tiểu luận với đồ án trước hết
chúng em xin chân thành cảm ơn thầy “Kiều Trung Tín” Trường Cao Đẳng Lý Tự Trọng
đã hướng dẫn chúng em trong suốt quá trình thực hiện tiểu luận và đồ án này. Tuy nhiên, do
thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những
kinh nghiệm thực tiễn cho nên phần tiểu luận này không tránh khỏi sai sót rất mong quý
thầy “cô” quan tâm góp ý để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 30


TRƯỜNG CĐ LÝ TỰ TRỌNG TP HCM ĐỒ ÁN GẦM ÔTÔ

1. https://www.carmudi.vn/blog-xe-hoi/he-thong-phanh-abs-cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-
dong/
2. https://123docz.net/document/10101518-nghien-cuu-tim-hieu-he-thong-phanh-abs-tren-
xe-toyota-camry-2-5q.htm
3. https://doanchatluong.vn/do-an/do-an-khai-thac-he-thong-phanh-xe-toyota-camry-hvktqs
ottn000000120

KHOA ĐỘNG LỰC Trang 31

You might also like