You are on page 1of 75

ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA Y – BỘ MÔN SINH LÝ

SINH LÝ
THẦN KINH CAO CẤP
Bs CKII Nguyễn Quang Quân
Đối tượng: BS đa khoa HK II năm 2
Email: quanbs@gmail.com
Thời lượng: 240 phút
1
MỤC TIÊU

1. Phân loại được điều kiện hóa.


2. Phân loại được trí nhớ và nêu được cơ chế hình
thành trí nhớ.
3. Trình bày được vai trò của các cấu trúc thần kinh và
chất dẫn truyền thần kinh đối với hoạt động cảm xúc.
4. Nêu được một số sóng cơ bản và ứng dụng của
điện não đồ.

2
NỘI DUNG
1. Đại cương

2. Điều kiện hóa

3. Trí nhớ

4. Hoạt động cảm xúc

5. Điện não đồ

3
ĐẠI CƯƠNG

- Nhiều hoạt động chức năng của người mà các quy


luật sinh lý thông thường không giải thích được.
- Các chức năng này được gọi là chức năng cấp
cao (trí tuệ) của hệ thần kinh.
- Đó là trí nhớ, cảm xúc, ngôn ngữ, học tập, ý thức,
tư duy, tình cảm...
- Các chức năng này liên quan mật thiết với nhau và
rất khó định nghĩa.

4
ĐẠI CƯƠNG
HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh cấp thấp: Hệ thần kinh cấp cao:


vận động, cảm giác, trí tuệ
giác quan, thực vật
Điều kiện hóa
Phản xạ không điều kiện: (phản xạ có điều kiện)
dinh dưỡng, vận động,
tự vệ, sinh dục... Điều kiện Điều kiện
hóa hóa
đáp ứng hành động
5
ĐIỀU KIỆN HÓA
Khái niệm về phản xạ:
- Hoạt động tự động, không tùy ý, xảy ra tương đối
nhanh và định hình.
- Cung phản xạ: bắt đầu là receptor, qua trung tâm
thần kinh, kết thúc bằng cơ quan đáp ứng.
Kim nhọn
Cơ quan
Receptor (1) Trung tâm (3)
đáp ứng (5)
Đường Đường
truyền ra (4) truyền vào (2)
Co ngón tay
6
ĐIỀU KIỆN HÓA

Bật đèn + ruốc thịt  chảy nước bọt


Bật đèn  chảy nước bọt: Phản xạ có điều kiện (Pavlov)
Thí nghiệm kinh điển của Pavlov 7
ĐIỀU KIỆN HÓA
- Phản xạ có điều kiện (Pavlov):
+ Điều kiện: ghép kích thích có điều kiện (ánh đèn)
với kích thích không điều kiện (ruốc thịt).
+ Phản xạ mới: ánh đèn  tiết nước bọt.
- Nhiều hành vi không qua cung phản xạ  thuật
ngữ mới “điều kiện hóa”.

Hộp
Skinner

8
ĐIỀU KIỆN HÓA
ĐIỀU KIỆN HÓA
Cần có điều kiện nào đó thì mới
tạo lập được một quan hệ mới

Điều kiện hóa đáp ứng Điều kiện hóa hành động
(Điều kiện hóa kiểu Pavlov (Điều kiện hóa kiểu Skinner
Điều kiện hóa típ 1) Điều kiện hóa típ 2)

9
ĐIỀU KIỆN HÓA
Vùng thị giác Vùng ăn uống

Trung khu
tiết nước bọt

Đường liên
hệ tạm thời Đường liên hệ
hình thành

Thí nghiệm của Pavlov: điều kiện hóa đáp ứng 10


ĐIỀU KIỆN HÓA

Loa
Đèn
Cần

Khay

Thực nghiệm của Skinner: điều kiện hóa hành động


11
ĐIỀU KIỆN HÓA
Điều kiện hóa Đáp ứng Hành động
Điều kiện Ánh đèn và viên Dẫm lên cần, tiếng
ruốc thịt bật điện, tiếng mở
nắp, tiếng thức ăn rơi
Quan hệ mới Ánh đèn  Tiết Dẫm lên cần khi đói
nước bọt  Viên thức ăn rơi
Đặc điểm - Có kích thích - Không có kích thích
không điều kiện không điều kiện
- Con vật hoàn - Con vật tự do hành
toàn bị động động
- Phản ứng (đáp - Hành vi (hành
ứng) thụ động động) chủ động
12
ĐIỀU KIỆN HÓA
Nơi xảy ra quá trình điều kiện hóa:
- Pavlov (1928): ở võ não, tạo đường liên hệ tạm thời.
- Hilgard (1940), Dykman (1956): có hiện tượng điều
kiện hóa ở động vật mất võ não, còn tủy sống.
- Tauc (1967): có điều kiện hóa ở từng nơ-ron đơn
độc.
- Thompson (1983), Woody (1988)...: nhiều cấu trúc
hệ thần kinh cần thiết cho quá trình điều kiện hóa.
 Điều kiện hóa là thuộc tính của nơ-ron.
13
TỔNG KẾT
- Điều kiện hóa là cần có điều kiện nào đó để tạo lập
được một quan hệ mới.
- Có hai loại điều kiện hóa là điều kiện hóa đáp ứng
và điều kiện hóa hành động.
- Điều kiện hóa đáp ứng là đáp ứng thụ động sau
một kích thích không điều kiện.
- Điều kiện hóa hành động là hành vi chủ động
không cần kích thích không điều kiện.
- Điều kiện hóa là thuộc tính của nơ-ron.
14
TRÍ NHỚ - ĐỊNH NGHĨA
TRÍ NHỚ

Lưu giữ Tái hiện Sử dụng

Thông tin Kinh nghiệm

Môi trường Các phản Thông tin, kinh


bên ngoài ứng xảy nghiệm trong lĩnh
tác động ra trong vực ý thức hoặc
lên cơ thể cơ thể tập tính
15
TRÍ NHỚ - BẢN CHẤT

- Bản chất: quá trình thần kinh lập lại trên một mạch
nơ-ron.
- Mạch này dẫn truyền các xung động cảm giác từ
ngoài vào trung tâm thần kinh.
- Các xung động lập đi lập lại dẫn đến hình thành
con đường mòn dấu vết trí nhớ.
- Khi nghĩ tới  hoạt hóa đường mòn dấu vết trí
nhớ và có thể nhớ lại được.

16
TRÍ NHỚ - PHÂN LOẠI
Nhớ dương tính Nhớ nguyên phát
và nhớ âm tính và nhớ thứ phát

TRÍ NHỚ

Cách hình Thời gian tồn tại


thành trí nhớ trí nhớ

17
TRÍ NHỚ - PHÂN LOẠI
Thông tin

Não: hệ viền (limbic)

Không liên quan Quan trọng


Ức chế (-) Hưng phấn (+)
Nhớ âm tính Nhớ dương tính

18
TRÍ NHỚ - PHÂN LOẠI
TRÍ NHỚ

Nhớ nguyên phát Nhớ thứ phát


Nhớ việc ngay lúc xảy ra Hồi tưởng lại chuyện đã qua

19
TRÍ NHỚ - PHÂN LOẠI
Trí nhớ hình tượng: Trí nhớ vận động:
Tiếp nhận kích thích Thực hiện động tác
thông qua giác quan (đánh đàn, phẫu thuật...)

Cách hình thành

Trí nhớ cảm xúc: Trí nhớ ngôn ngữ - logic:


Tiếp nhận kích thích gây Tín hiệu kích thích là câu
cảm xúc (vui, buồn...) nói, câu viết (chỉ có ở người)
20
TRÍ NHỚ - PHÂN LOẠI
Trí nhớ ngắn hạn: Trí nhớ trung hạn:
tồn tại từ vài giây tồn tại từ vài phút
đến vài phút đến vài tuần

Thời gian
tồn tại

Trí nhớ dài hạn:


tồn tại vài tuần
hoặc suốt đời
21
TRÍ NHỚ - CƠ CHẾ
Giả thuyết: Vào Ra
- Trí nhớ ngắn hạn:
+ Sự tuần hoàn các xung
động thần kinh trong các vòng hay các chuỗi nơ-ron.
+ Sự thuận hóa hay ức chế tiền synap (vài giây -
phút) do các chất truyền đạt thần kinh.
- Trí nhớ trung hạn:
+ Tăng cường giải phóng chất truyền đạt thần kinh.
+ Kéo dài thời gian dẫn truyền xung động qua synap.
22
TRÍ NHỚ - CƠ CHẾ
Kích thích
có hại (đau)
1
Tận cùng thuận hóa

Serotonin Kênh kali (-)


Kích thích
cảm giác
2
3
Tận cùng
cảm giác
Kênh canxi (+) Ion canxi

Cơ chế trí nhớ trung hạn


(Thí nghiệm của Kandel trên ốc biển Aplysia)
23
TRÍ NHỚ - CƠ CHẾ
TRÍ NHỚ DÀI HẠN

Thuyết điều kiện hóa Thuyết tổng hợp


protein (peptid) nhớ

Thay đổi cấu trúc và Tăng tổng hợp ARN và


chức năng tại synap khi protein trong não  sản
hình thành điều kiện hóa xuất “chất nhớ” (engram)

24
TRÍ NHỚ - CƠ CHẾ
Hình thành các
synap mới

Nhiều synap Tăng chia nhánh


Thay đổi
hoạt động hơn đuôi gai, sợi trục
cấu trúc
thần kinh

Hình thành các Tăng khối


receptor mới lượng não

Thuyết điều kiện hóa 25


TRÍ NHỚ - CƠ CHẾ
Kéo dài thời gian Tăng tổng hợp
dẫn truyền xung và giải phóng
động thần kinh các chất truyền
qua synap đạt thần kinh

Thay đổi chức


Thuyết điều năng thần kinh
kiện hóa
Hình thành các
protein hoặc peptid
nhớ trong não
26
TRÍ NHỚ - CƠ CHẾ
- Trí nhớ ngắn hạn:
Tuần hoàn xung động thần kinh/ Sự thuận hóa
hay ức chế trước synap.
- Trí nhớ trung hạn:
Thay đổi tạm thời các quá trình lý - hóa tận cùng
thần kinh trước synap và màng sau synap.
- Trí nhớ dài hạn:
Biến đổi lý - hóa ở màng trước synap và màng
sau synap + chất nhớ.
27
TRÍ NHỚ - CỦNG CỐ
Trí nhớ Thay đổi về lý học, hóa học
ngắn hạn và giải phẫu của synap

Củng cố -
Kích hoạt lại

Trí nhớ - Củng cố yếu: 5-10 phút.


dài hạn - Củng cố mạnh: ≥ 1 giờ (tổng
hợp ARN thông tin, protein)
28
TRÍ NHỚ - CỦNG CỐ
Duy trì
nhắc lại
Mã hóa
Chú ý và dự trữ

Thông Trí nhớ Trí nhớ ngắn Nhắc lại Trí nhớ
tin cảm giác hạn (sinh hoạt) chi tiết dài hạn

Mất nếu Mất nếu Mã hóa thất Quên


không để ý tới không mã hóa bại (quên)
hay nhắc lại

Mô hình trí nhớ của Atkinson - Shiffrin


29
TRÍ NHỚ - CẤU TRÚC LIÊN QUAN

Các cấu trúc não


liên quan trí nhớ

Hệ viền Võ não liên hợp

30
TRÍ NHỚ - CẤU TRÚC LIÊN QUAN
Hồi đai
Nhân dưới đồi
Thể chai
Amygdala
Đồi thị

Hồi cá ngựa

Thể vú

Cấu trúc hệ viền liên quan trí nhớ 31


TRÍ NHỚ - CẤU TRÚC LIÊN QUAN
Hồi đai: rối loạn quá trình phục hồi trí nhớ

Gây tổn Thể vú: chậm hình thành trí nhớ, giảm trí
thương nhớ logic
các cấu
trúc hệ Phức hợp hạnh nhân (amygdala): thời
viền gian duy trì trí nhớ ngắn lại

Hồi cá ngựa: quên thuận chiều, quên


ngược chiều, giảm trí nhớ logic
32
TRÍ NHỚ - CẤU TRÚC LIÊN QUAN
Tiền vận động và vận động bổ sung
Bản thể thứ cấp
Vùng liên hợp
Vùng liên hợp đỉnh - chẩm -
trước trán thái dương

Vùng liên
hợp Limbic
Thị giác sơ cấp
Thính giác thứ cấp
Thị giác thứ cấp
Võ não liên hợp 33
TRÍ NHỚ - CẤU TRÚC LIÊN QUAN

Vỏ não liên hợp:


- Vùng đỉnh - chẩm - thái dương: kích thích sẽ hiện
những hình ảnh xa xưa, bản nhạc nghe từ lâu.
- Vùng trước trán: lưu trữ “trí nhớ sinh hoạt” cơ bản
ngắn hạn.

34
TRÍ NHỚ - LÂM SÀNG
- Bệnh Alzheimer: chiếm 60 - 80% của hội chứng
suy giảm trí nhớ.
+ Tăng dần sự mất trí nhớ - sớm nhất là trí nhớ
ngắn hạn - từ tuổi trung niên.
+ Mất các nơ-ron trong phần hệ viền phụ trách
hình thành trí nhớ.
+ Tích tụ các mảng amyloid ở hồi cá ngựa, hạch
nền, đồi thị, vỏ não, tiểu não.
- Lão hóa: giảm trí nhớ dần; thoái hóa nơ-ron ở
hồi cá ngựa, hạch nền, hạnh nhân, võ não.
35
TRÍ NHỚ - LÂM SÀNG
Vỏ não nhỏ lại
Vỏ não

Não thất giãn lớn

Bình
Alzheimer
thường

Hồi cá ngựa teo nhiều


Hồi cá ngựa
36
TỔNG KẾT
- Trí nhớ là khả năng lưu giữ, tái hiện và sử dụng
thông tin.
- Bản chất trí nhớ là xung động lập lại trên một mạch
nơ-ron, hình thành con đường mòn dấu vết trí nhớ.
- Theo thời gian tồn tại, người ta phân thành trí nhớ
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Cơ chế của trí nhớ là sự tuần hoàn các xung động;
thay đổi trước synap, sau synap và tạo chất nhớ.
- Các cấu trúc não liên quan đến trí nhớ là hệ viền và
võ não liên hợp.
37
HOẠT ĐỘNG CẢM XÚC
ĐẠI CƯƠNG
Cảm xúc: thái độ chủ quan đối với các sự kiện
và hiện tượng của môi trường xung quanh.

Tâm thần Thể xác


Cảm giác

- Tiếp nhận - Tăng tần số tim


- Cảm nhận - Tăng huyết áp
- Đáp ứng - Toát mồ hôi...
38
CẢM XÚC - PHÂN LOẠI

CẢM XÚC

Biến đổi tâm lý do Mức độ phức tạp về


cảm xúc gây ra nội dung cảm xúc

Hưng Trầm Cảm xúc Cảm xúc


cảm cảm thấp cao

39
CẢM XÚC - PHÂN LOẠI
Hưng cảm Trầm cảm
Loại
(tăng khí sắc) (giảm khí sắc)
Biểu hiện - Vui vẻ, ham - Buồn rầu, chán
muốn, lạc quan nản, bi quan
- Tư duy nhanh, - Lười suy nghĩ,
hoạt động tăng giảm hoạt động
- Có thể bản gắt, - Có thể lo lắng, sợ
nổi nóng hãi, nói lắp
Cơ chế Hưng phấn toàn Giảm hưng phấn
não bộ, từ võ não não bộ, ức chế các
xuống dưới vỏ trung tâm dưới vỏ
40
CẢM XÚC - PHÂN LOẠI

41
CẢM XÚC - PHÂN LOẠI
Loại Cảm xúc thấp Cảm xúc cao
Cơ sở Phản xạ
phát sinh không điều kiện Điều kiện hóa
Liên quan Hệ thống tín hiệu Hệ thống tín hiệu
thứ nhất (sờ, nghe, thứ hai (tiếng nói,
nhìn, ngửi...) chữ viết)
Ví dụ Khó chịu khi nghe Hài lòng khi
âm thanh cường độ nghe lời khen chân
cao, ngửi mùi hôi... tình, đọc truyện kết
thúc có hậu...
42
CẢM XÚC
CẤU TRÚC LIÊN QUAN
- Phức hợp amygdala, hồi cá ngựa: chức năng
hình thành và biểu thị cảm xúc.
- Vùng vách (vùng septum): làm giảm cường độ
các phản ứng cảm xúc.
- Vùng vách + hồi cá ngựa + võ não thùy trán:
+ Tạo thành hệ thống “lưỡng lự và nghi ngờ”.
+ Ức chế cảm xúc, thận trọng trong những tình
huống mới xuất hiện.

43
CẢM XÚC - CẤU TRÚC LIÊN QUAN
Vỏ não đai
Thể chai
Vỏ não
thùy trán Đồi thị

Vân tận
Vùng vách cùng

Hành khứu giác


Thể vú
Amygdala
Hồi cá ngựa
Cấu trúc thần kinh liên quan cảm xúc 44
CẢM XÚC
VAI TRÒ CHẤT HÓA - THẦN KINH
Endorphin,
enkephalin: dịu
đau, khoan khoái
GABA: lo lắng, Serotonin:
bồn chồn dịu đau
Cảm xúc
Chất P: buồn Dopamin:
chán, đau khổ rối loạn

Acetylcholin: Noradrenalin:
kích thích hưng phấn
45
CẢM XÚC
VAI TRÒ CHẤT HÓA - THẦN KINH
Đến não và gian não

Liềm đen (dopamin) Não giữa


Nhân đại tế bào của Đến tiểu não
hệ lưới (acetylcholin)
Cầu não
Nhân xanh (noradrenalin)

Nhân đường giữa (serotonin)


Hành não

Đến tủy sống


Hệ thống hormon thần kinh (hóa - thần kinh) 46
CẢM XÚC
VAI TRÒ CHẤT HÓA - THẦN KINH
Các giả thuyết:
- Giảm tạo thành ở não noradrenalin hay serotonin,
hoặc cả hai, gây bệnh trầm cảm.
 Thuốc Reserpin (điều trị tăng huyết áp): ức chế
tiết noradrenalin và serotonin, gây trầm cảm.
 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Amitryptilin): ngăn
chặn việc tái hấp thu noradrenalin và serotonin.
- Tiết quá mức dopamin gây bệnh tâm thần phân liệt
 Thuốc Aminazin (clorpromazin) chẹn thụ thể D2.
47
CẢM XÚC
VAI TRÒ MỘT SỐ HORMON

- ACTH: liên quan đến trạng thái sợ hãi.


- T3, T4: tăng cao (cường giáp) gây mất ngủ, dễ xúc
động và hay cáu gắt.
- Testosteron: gây hung hãn

48
TỔNG KẾT
- Cảm xúc là thái độ đối với các sự kiện và hiện
tượng của môi trường xung quanh.
- Dựa vào những biến đổi tâm lý, người ta phân
thành cảm xúc hưng cảm và trầm cảm.
- Các cấu trúc não liên quan đến cảm xúc là hệ viền
và võ não thùy trán.
- Một số chất hóa - thần kinh và hormon có vai trò
quan trọng trong hoạt động cảm xúc.

49
ĐIỆN NÃO ĐỒ - ĐẠI CƯƠNG
- Điện não đồ (EEG - electroencephalogram): đồ thị
ghi lại các sóng điện não.
- Nguyên lý của ghi điện não:
+ Ở trạng thái nghỉ, màng nơ-ron có điện thế
khoảng - 40 mV đến - 70 mV.
+ Khi hoạt động, mỗi nơ-ron xuất hiện một điện thế
hoạt động, tổng hợp lại thành điện não.
+ Có thể ghi được bằng cách nối 2 cực của máy
ghi với 2 điểm trên da đầu.
+ Cách đặt điện cực vào da đầu gọi là chuyển đạo.
50
ĐIỆN NÃO ĐỒ - ĐẠI CƯƠNG

Đo điện não đồ
thường quy

Đo điện não đồ kéo dài Đo điện não đồ video


51
ĐIỆN NÃO ĐỒ - ĐẠI CƯƠNG
Trước

F: frontal
C: central
Trái Phải T: Temporal
P: Parietal
O: Occipital

Sau
Đặt điện cực 21 kênh đo điện não đồ 52
ĐIỆN NÃO ĐỒ - ĐẠI CƯƠNG
Trước

Sau

Đặt điện cực 36 kênh Đặt điện cực 74 kênh


53
ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN
- Sóng điện não là những dao động có hình dáng,
biên độ và tần số khác nhau.
- Người ta thường dựa vào tần số (chu kỳ/giây, Hz)
để phân loại các sóng.
- Các sóng cơ bản thường gặp: alpha (α), beta (β),
delta (δ) và theta (θ).
- Các sóng hiếm gặp: lamda (λ), sigma (σ),
Rolando...

54
ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN
Beta (β) Thức, hoạt động
14 - 35 Hz

Alpha (α) Thức, nghỉ ngơi


8 - 13 Hz

Theta (θ) Ngủ


4 - 7 Hz

Delta (δ) Ngủ sâu


1 - 3,5 Hz
1 giây

Các loại sóng trên điện não đồ bình thường 55


ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN
Sóng Alpha (α) Beta (β) Delta (δ) Theta (θ)
Tần số (Hz) 8 - 13 14 - 35 1 - 3,5 4-7
Biên độ (µV) 35 - 100 5 - 30 20 - 50 20 - 50
Nguồn gốc Hệ đồi thị - Xuất hiện Khi vỏ não Hồi cá
vỏ não khi não không bị ngựa, vỏ
không đặc hoạt động tác động não
hiệu hoạt bởi các cấu
động trúc thấp
Vùng gặp Chẩm, Trán, thái Vùng trước Đỉnh, thái
ưu thế đỉnh dương, của não dương
trung tâm
56
ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN
Sóng Alpha (α) Beta (β) Delta (δ) Theta (θ)
Đặc Bị dập tắt (mất) Thay đổi Nhịp trẻ Thường
điểm khi tập trung nhiều nhất em, ngủ, gặp ở trẻ
chú ý, căng (no, đói, hoặc bệnh em, giảm
thẳng, kích thể thao, lý, xuất khi ≥ 10
thích ánh sáng căng hiện xen tuổi
thẳng...) kẽ sóng θ
Bệnh - Không thấy Mất hoặc - Biên độ ≥ - Biên độ
lý phản ứng dập suy giảm 200 µV ≥100 µV
tắt nhịp α - Xuất hiện - Tổng
- Tần số 2 bên cơn, bền δ + θ ≥15%
khác nhau (> 1) vững
57
ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN

Sóng β

Sóng α

Hình ảnh điện não đồ thường quy 58


ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN

Hình ảnh điện não đồ video 59


ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG CƠ BẢN
Mở mắt Nhắm mắt

Sự thay thế sóng α bằng sóng β khi mở mắt

Gây mê Ngủ Thư giãn Chú ý Động kinh

1 giây

Ảnh hưởng hoạt động của não lên tần số sóng điện não
60
ĐIỆN NÃO ĐỒ
CÁC SÓNG BẤT THƯỜNG
Gai

Phức hợp gai - sóng

Đa gai và đa gai - sóng

Đa gai có chu kỳ

Sóng nhọn

Sóng nhọn rộng


1 giây
Một số sóng điện não bất thường 61
ĐIỆN NÃO ĐỒ - ỨNG DỤNG
Sinh lý thần kinh: mối
Nghiên liên hệ các nơ-ron,
cứu chức thần kinh cấp cao...
năng thần
ỨNG Thay đổi chức năng: sau
kinh
DỤNG châm cứu, tập thể lực...
ĐIỆN
Chẩn đoán: động
NÃO ĐỒ
Lâm sàng kinh, rối loạn giấc ngủ
thần kinh Theo dõi và đánh giá
diễn tiến bệnh
62
TỔNG KẾT
- Điện não đồ (EEG) là đồ thị ghi lại các sóng điện
não.
- Phân loại các sóng điện não dựa vào tần số.
- Có 4 loại sóng điện não cơ bản là α (8 - 13 Hz), β
(14 - 35 Hz), δ (1 - 3,5 Hz) và θ (4 - 7 Hz).
- Nói chung, não càng hoạt động thì tần số sóng
điện não càng nhanh.
- Điện não đồ có giá trị rất nhiều trong chẩn đoán
động kinh và rối loạn giấc ngủ.
63
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Điều kiện hóa đáp ứng có đặc điểm:


A. Được tự do hành động theo ý đồ và hoàn cảnh
của riêng mình.
B. Không có kích thích không điều kiện lúc bắt đầu
thành lập quá trình điều kiện hóa
C. Phản ứng hoàn toàn bị động
D. Hành vi chủ động

64
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

2. Điều kiện hóa hành động có đặc điểm:


A. Phản ứng hoàn toàn bị động
B. Có kích thích không điều kiện lúc bắt đầu thành
lập quá trình điều kiện hóa
C. Hành vi chủ động
D. Không được hành động chủ động theo ý muốn
của mình.

65
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

3. Chất nhớ (Engram) được hình thành trong:


A. Trí nhớ nguyên phát
B. Trí nhớ ngắn hạn
C. Trí nhớ trung hạn
D. Trí nhớ dài hạn

66
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
4. Cơ chế hình thành trí nhớ trung hạn:
A. Sự tuần hoàn các luồng xung động thần kinh
trong các vòng nơ-ron
B. Sự thuận hóa hay ức chế trước synap
C. Thay đổi tạm thời các quá trình lý - hóa tận cùng
thần kinh trước synap và màng sau synap
D. Biến đổi lý - hóa ở màng trước synap, màng sau
synap và tạo chất nhớ

67
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
5. Sự hình thành trí nhớ liên quan đến cấu trúc thần
kinh:
A. Võ não liên hợp và thân não
B. Võ não liên hợp và hệ viền
C. Thân não và hệ viền
D. Võ não liên hợp, hệ viền và thân não

68
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

6. Chất hóa - thần kinh gây cảm xúc hưng phấn:


A. Endorphin
B. Dopamin
C. Noradrenalin
D. GABA

69
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

7. Việc hình thành và biểu thị cảm xúc liên quan


đến cấu trúc thần kinh:
A. Võ não và vùng vách
B. Võ não và phức hợp amygdala
C. Vùng vách và hồi cá ngựa
D. Phức hợp amygdala và hồi cá ngựa

70
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

8. Hormon liên quan đến trạng thái hung hãn:


A. ACTH
B. T3, T4
C. Testosteron
D. Noradrenalin

71
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
9. Sóng chiếm ưu thế ở vùng chẩm và vùng đỉnh trên
điện não đồ:
A. Sóng alpha (α)
B. Sóng beta (β)
C. Sóng delta (δ)
D. Sóng theta (θ)

72
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
10. Khi hoạt động tinh thần nhiều hoặc căng thẳng,
sóng chiếm ưu thế trên điện não đồ là:
A. Sóng có tần số 8 - 13 chu kỳ/giây
B. Sóng có tần số 14 - 35 chu kỳ/giây
C. Sóng có tần số 1 - 3,5 chu kỳ/giây
D. Sóng có tần số 4 - 7 chu kỳ/giây.

73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thu Liên (2017), “Một số chức năng cấp cao
của hệ thần kinh”, Sinh lý học, Sách đào tạo bác sĩ đa
khoa, Nhà xuất bản y học, tr. 450 - 464.
2. John E. Hall and Michael E. Hall (2021), “Cerebral
cortex, intellectual functions of the brain, learning, and
memory”, “The limbic system and the hypothalamus -
behavioral and motivational mechanisms of the brain”,
“States of brain activity - sleep, brain waves, epilepsy,
psychoses, and dementia”, Guyton and Hall Textbook
of Medical Physiology, 14th edition, pp. 727 - 762.
74
Cám ơn
các bạn đã
lắng nghe!

75

You might also like