You are on page 1of 2

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM

Trường THPT Nguyễn Huệ


HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ II
MÔN: SINH HỌC - LỚP 11 - THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút

Đơn vị kiến thức Mức kiến thức, kĩ năng


cần kiểm tra, đánh giá

1. Cảm ứng ở Nhận biết:


động vật - Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật.
(8 câu TN + - Kể tên được các bộ phận của 1 cung phản xạ.
2 câu TL)
- Nhận biết được phản ứng trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần
kinh được gọi là phản xạ.
- Nêu được đặc điểm cảm ứng ở động vật.
- Nêu được động vật đại diện ở các tổ chức thần kinh.
Thông hiểu:
- Trình bày được các đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh của các nhóm động
vật.
- Trình bày được hoạt động của hệ thần kinh ở các nhóm động vật.
- Xác định được bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận phân tích tổng hợp
thông tin và bộ phận thực hiện của cung phản xạ.
Vận dụng:
- Mô tả được các bộ phận của một phản xạ qua 1 ví dụ cụ thể.
Vận dụng cao:
- Vận dụng các kiến thức về cảm ứng ở động vật để giải thích các ví dụ về
phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm điện thế hoạt động.
- Nêu được trình tự các giai đoạn của điện thế hoạt động.
2. Điện thế động
và sự lan truyền Thông hiểu:
xung thần kinh - Đặc điểm lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin và
(4 câu TN) không có bao miêlin.
- Phân biệt đặc điểm lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có
bao miêlin và có bao miêlin.
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm xinap.
- Nêu được các thành phần cấu tạo của xinap hóa học.
3. Truyền tin qua - Nêu được các chất trung gian hóa học phổ biến ở động vật có vú.
xinap - Nêu được vị trí của thụ thể tiếp nhận chất TGHH, nơi chứa chất TGHH trong
xinap.
(7 câu TN) Thông hiểu:
- Liệt kê được trình tự quá trình truyền tin qua xinap hóa học.
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xinap.
- Giải thích được tại sao xung thần kinh truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều.
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm tập tính của động vật.
- Nêu được khái niệm tập tính bẩm sinh và tập tính học được của động vật.
- Lấy được ví dụ về tập tính bẩm sinh và học được.
- Nhận biết được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật qua các ví dụ khác
nhau.
- Nhận biết được một số hình thức học tập ở động vật.
Thông hiểu:
4. Tập tính của - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
động vật. - Trình bày được cơ sở thần kinh của tập tính.
- Trình bày được một số hình thức học tập ở động vật qua các ví dụ khác
(9 câu TN + 2 nhau.
câu TL) - Hiểu được các dạng tập tính chủ yếu ở động vật (di cư, sinh sản, bảo vệ lãnh
thổ, xã hội).

Vận dụng:
- Vận dụng các kiến thức về tập tính của động vật vào diệt trừ sâu hại trong
nông, lâm nghiệp; làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (qua huấn luyện,
thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (giải trí, chăn nuôi…)
Vận dụng cao:
- Giải thích được tập tính ở một số nhóm động vật hầu hết là bẩm sinh, một số
nhóm động vật hầu hết là học được.

* Lưu ý: Câu hỏi trắc nghiệm thuộc mức độ nhận biết và thông hiểu, câu hỏi tự luận thuộc
mức vận dụng và vận dụng cao.
- Hết -

You might also like