You are on page 1of 19

TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

30 CÂU HỎI RÈN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC


1. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy, những con đường ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son!
(Mùa thu tới – Tố Hữu)
Cảm nhận nào dưới đây không đúng với đoạn thơ trên?
A. Đoạn thơ tràn ngập niềm tự hào và tình yêu tha thiết của tác giả với khung cảnh đổi
mới đẹp đẽ của đất nước.
B. Hình ảnh những dòng sông bát ngát cùng đôi bờ lúa ngô dào dạt gợi tả cuộc sống
ấm no, thanh bình trên đất nước ta.
C. Hình ảnh những con đường ca hát chạy qua công trường đang xây dựng, những mái
nhà ngói mới cho thấy một đất nước tươi vui, một đất nước đang phát triển, đang thay
da đổi thịt.
D. Qua những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, tác giả đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền
của ta với vùng đất, vùng trời Tổ quốc.

2. Cho đoạn thơ sau:


Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả dập dờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
(Việt Nam thân yêu, Nguyễn Đình Thi)
Hình ảnh “Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều” gợi tả đất nước Việt Nam như thế
nào?
TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
1
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

A. Hình ảnh thơ gợi tả đất nước đẹp đẽ với cuộc sống ấm no, thanh bình.
B. Hình ảnh thơ cho thấy đất nước nên thơ với khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, rực
rỡ sắc màu.
C. Hình ảnh thơ giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp lớn lao, hùng vĩ của đất nước.
D. Cả A, B và C

3. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng các từ ngữ chỉ màu xanh trong đoạn văn dưới đây:
Trước mắt chúng tôi, giữa hai dãy núi là nhà Bác với cánh đồng quê Bác. Nhìn
xuống cánh đồng có đủ các màu xanh, xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt
mà của lúa đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre; đây đó một vài cây phi
lao xanh biếc và nhiều màu xanh khác nữa.
(Hồi kí Bác Hồ, Hoài Thanh -
Thanh Tịnh)
A. Việc sử dụng các từ ngữ chỉ màu xanh góp phần gợi tả vẻ đẹp rực rỡ, lung linh của
cảnh vật trên quê hương Bác.
B. Việc sử dụng các từ ngữ chỉ màu xanh góp phần gợi tả vẻ đẹp nên thơ và tràn trề
sức sống của cảnh vật trên quê hương Bác.
C. Việc sử dụng các từ ngữ chỉ màu xanh góp phần gợi tả vẻ đẹp huyền ảo, thần tiên
của cảnh vật trên quê hương Bác.
D. Cả A và C

4. Cho đoạn thơ sau:


Bên này là núi uy nghiêm
Bên kia là cánh đồng liền chân mây
Xóm làng xanh mát bóng cây
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời...
(Quê em, Trần Đăng Khoa)

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
2
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Hình ảnh “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” trong đoạn thơ trên gợi ra điều gì?
A. Hình ảnh “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” gợi ra dòng sông êm đềm, thơ
mộng với những đàn chim trắng sải cánh bay lượn trên bầu trời.
B. Hình ảnh “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” gợi ra những cánh buồm đang
trôi trên dòng sông lung linh, trắng bạc dưới ánh nắng.
C. Hình ảnh “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” gợi ra những cánh buồm nhìn từ
xa ngỡ như không phải đang trôi trên dòng sông mà bay bổng diệu kì như những cánh
chim sải cánh trên bầu trời.
D. Hình ảnh “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” gợi ra những cánh buồm đang
bay lượn trên bầu trời trong xanh.

5. Đọc đoạn thơ sau và cho biết:


Trái đất này là của chúng mình
Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
Bồ câu ơi, cánh chim gù thương mến
Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
Cùng bay nào, cho trái đất quay!
(Bài ca về trái đất, Định Hải)
Đoạn thơ trên của tác giả Định Hải giúp em cảm nhận được điều gì về trái đất thân
yêu?
A. Trái đất tươi xanh, tràn ngập sức sống như một quả bóng xanh đẹp đẽ và gần gũi
với tuổi thơ.
B. Trái đất giống như một ngôi nhà hạnh phúc của muôn loài với tiếng chim bồ câu gọi
nhau đầy thương mến.
C. Trái đất đẹp đẽ, thanh bình và nên thơ với hình ảnh cánh chim hải âu bay đùa nghịch
trên sóng biển.
D. Cả A, B, C.
TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
3
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

6. Đọc đoạn thơ sau:


Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
(Hạt gạo làng ta, Trần Đăng Khoa)
Hình ảnh đối lập trong hai dòng thơ cuối của đoạn trên cho ta thấy điều gì?
A. Hình ảnh đối lập ấy cho ta thấy công ơn trời bể của mẹ: người mẹ dù tuổi cao sức
yếu nhưng vẫn cố gắng làm việc để nuôi con.
B. Hình ảnh đối lập ấy cho ta thấy những vất vả, gian truân không gì sánh nổi của
người mẹ trên đồng ruộng.
C. Hình ảnh đối lập ấy cho ta thấy tình yêu và sự quan tâm sâu sắc của mẹ tới con: dù
làm việc vất vả nhưng mẹ vẫn luôn lo lắng cho con.
D. Cả A, B, C đều đúng.

7. Đọc bài thơ sau:


Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần, bay xa
(Rừng mơ – Trần Lê Văn)

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
4
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Hình ảnh nhân hóa “Rừng mơ ôm lấy núi” gợi tả điều gì?
A. Phép nhân hóa gợi tả vẻ đẹp ấn tượng, cuốn hút của rừng mơ Hương Sơn với du
khách.
B. Phép nhân hóa hiển hiện trước mắt ta khung cảnh núi rừng nên thơ, thanh bình với
những con người thân thiện, gần gũi.
C. Phép nhân hóa cho ta thấy rừng mơ giống như một con người đang dang rộng vòng
tay che chở, bao bọc cho ngọn núi. Thiên nhiên tạo vật hiện lên gần gũi, sống động
như có tình cảm thân thiết, ấm áp của con người.
D. Cả A, B và C đều đúng.

8. Đọc bài thơ sau:


Rừng mơ ôm lấy núi
Mây trắng đọng thành hoa
Gió chiều đông gờn gợn
Hương bay gần, bay xa
(Rừng mơ – Trần Lê Văn)
Hình ảnh “Mây trắng đọng thành hoa” gợi ra điều gì?
A. Hình ảnh “Mây trắng đọng thành hoa” gợi tả vẻ đẹp sống động, có hồn của hoa mơ,
những bông hoa như những nàng công chúa xinh đẹp do mây trắng hóa thành.
B. Hình ảnh “Mây trắng đọng thành hoa” gợi tả sắc trắng tinh khôi, ấn tượng của những
đóa hoa mơ khiến tác giả ngỡ như những bông hoa ấy tạo thành từ mây trắng. Thiên
nhiên, đất trời như gần lại trong liên tưởng bất ngờ, đẹp đẽ của tác giả.
C. Hình ảnh “Mây trắng đọng thành hoa” cho thấy hoa mơ là kết tinh từ những gì tinh
túy nhất của đất đai, núi rừng. Hoa mơ chính là biểu tượng đẹp đẽ của mảnh đất
Hương Sơn tràn đầy sức sống.
D. Cả A, B, C.

9. Trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”, nhà thơ Quang Huy có viết :

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
5
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Cảm nhận nào dưới đây đúng với hình ảnh “dòng trăng lấp loáng” trong đoạn thơ trên?
A. Hình ảnh “dòng trăng lấp loáng” cho thấy trong đêm khuya, sông Đà hiện lên thật
đẹp! Dường như đó không còn là một dòng sông nữa mà hóa thành một dòng ánh
sáng rực rỡ, một dòng trăng lung linh, huyền ảo.
B. Hình ảnh “dòng trăng lấp loáng” gợi liên tưởng thú vị: dường như mặt nước sông
Đà đang xao động lấp lánh vì âm thanh trong trẻo của tiếng đàn. Sông Đà hiện lên
thật sống động, có hồn!
C. Hình ảnh “dòng trăng lấp loáng” không chỉ cho thấy dòng sông đang phản chiếu ánh
trăng lung linh mà còn gợi tả sự lan tỏa, trải rộng của ánh sáng theo những gợn sóng
trên mặt nước. Dòng sông hiện lên trong những xao động thật đẹp đẽ, ấn tượng!
D. Cả A, B, C

10. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:


Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng
tre trúc. Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền
chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như
rộng hơn…
(Theo Hoàng Phủ
Ngọc Tường)
Trong đoạn văn trên, hình ảnh “xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả
một vùng tre trúc” gợi tả điều gì?

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
6
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

A. Hình ảnh “xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc”
gợi tả cuộc sống thanh bình, ấm áp, yên ả của người dân thôn xóm ven sông.
B. Hình ảnh “xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc”
gợi không gian sông nước hoang sơ và tĩnh lặng, thiên nhiên hiu hắt vắng bóng cuộc
sống của con người.
C. Hình ảnh “xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc”
gợi tả cuộc sống sôi động, náo nhiệt của người dân thôn xóm ven sông. Cuộc sống của
họ vui tươi, rộn rã như ngày hội.
D. Cả B và C.

11. Cho đoạn thơ sau:


Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
(Bè xuôi sông La, Vũ Duy Thông)
Phép so sánh trong câu số 2 của đoạn thơ trên cho thấy làn nước sông La như thế
nào?
A. Phép so sánh giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, thần tiên
của làn nước sông La.
B. Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp sâu thẳm, dịu dàng của làn nước sông La, làn nước ấy
lấp lánh, xao động trong ánh bình minh tuyệt đẹp.
C. Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp trong sáng, sống động, có hồn của làn nước sông La,
làn nước trong veo ấy như ánh mắt chan chứa hi vọng của con người.
D. Cả A, B, C.

12. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
7
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Rừng cọ ơi! Rừng cọ!


Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi.
(Mặt trời xanh của tôi, Nguyễn Viết Bình)
Từ láy “ngời ngời” trong đoạn thơ trên gợi tả những chiếc lá cọ như thế nào?
A. Từ láy “ngời ngời” gợi tả những chiếc lá cọ mang vẻ đẹp rực rỡ, tươi sáng, tràn đầy
sức sống. Những chiếc lá cọ hiện lên thật đẹp đẽ và ấn tượng!
B. Từ láy “ngời ngời” gợi tả những chiếc lá cọ mang vẻ đẹp lung linh, huyền ảo trong
ánh nắng rực rỡ. Những chiếc lá cọ hiện lên thật độc đáo và mới lạ!
C. Từ láy “ngời ngời” gợi tả những chiếc lá cọ mang vẻ đẹp giản dị, gần gũi như đất
đai hiền hòa của quê hương. Những chiếc lá cọ hiện lên thật đẹp đẽ và thân thương!
D. Cả A, B, C.

13. Phép nhân hóa trong câu thơ: “Bầy ong giữ hộ cho người/ Những loài hoa đã tàn
phai tháng ngày.” (Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu) mang đến những liên
tưởng gì về bầy ong?
A. Phép nhân hóa gợi tả bầy ong giống như người bạn thiên nhiên tí hon mà hữu ích,
giữ lại cho con người những gì tinh túy nhất của tự nhiên, làm cho cuộc sống của con
người thêm đẹp đẽ và giàu hương vị.
B. Phép nhân hóa gợi tả bầy ong giống như những người nông dân chăm chỉ, trải qua
bao khó khăn vất vả để tạo ra những mùa hoa trái đẹp đẽ.
C. Phép nhân hóa gợi liên tưởng bầy ong giống như những người nghệ sĩ giữ lại cho
cuộc đời vẻ đẹp và hương sắc của thế giới thiên nhiên, hoa cỏ.
D. Cả A, B, C.

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
8
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

14. Lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” (Thư gửi các
học sinh) đã cho thấy điều gì về Người?
A. Lời dạy trên cho ta thấy tầm nhìn xa trông rộng của Bác, Bác hiểu giáo dục chính là
con đường quan trọng giúp một dân tộc có thể phát triển, sánh vai với các cường quốc
năm châu.
B. Lời dạy trên giúp ta cảm nhận được tình cảm yêu mến sâu sắc và niềm hi vọng lớn
lao của của Bác dành cho các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.
C. Lời dạy trên nói lên lòng yêu nước cũng như khao khát đất nước phát triển, vững
bền của một vị lãnh tụ vĩ đại.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

15. Phép nhân hóa trong câu: “Mặt trời rạng rỡ ấm áp ghé qua khung cửa sổ, vườn
cây ăn quả trên con dốc phía dưới ngôi nhà trổ từng chùm hoa hồng phấn như hoa cô
dâu, thu hút hàng đàn ong vo ve.” (L.M. Montgomery) khiến mặt trời hiện lên như thế
nào?
A. Phép nhân hóa khiến mặt trời hiện lên thật sống động như một đứa trẻ tinh nghịch,
vui tươi, tràn đầy sức sống.
B. Phép nhân hóa cho thấy mặt trời hiện lên thật gần gũi, thân thiết, sống động như
một người bạn thiên nhiên vui tươi, đáng yêu của con người.
C. Phép nhân hóa khiến mặt trời hiện lên thật sống động như người thiếu nữ điệu đà,
duyên dáng, thích làm đẹp, làm duyên với đất trời.
D. Phép nhân hóa khiến mặt trời hiện lên thật sống động như một nghệ sĩ đang tô
điểm cho mặt đất bằng những sắc màu đẹp đẽ, tươi sáng.

16. Đoạn thơ: “Vườn trưa gió mát/ Bướm bay rập rờn/ Quanh đôi chân mẹ/Một rừng
chân con” (Đàn gà mới nở, Phạm Hổ) khép lại trong những hình ảnh đẹp đẽ, giàu sức

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
9
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

gợi về đàn gà. Cảm nhận nào dưới đây gợi tả được vẻ đẹp của đàn gà trong đoạn thơ
trên?
A. Hình ảnh “Quanh đôi chân mẹ/Một rừng chân con” mang đến cho người đọc một
liên tưởng đẹp: gà mẹ như một cây đại thụ xòe tán, gà con giống những cây con lớn
lên dưới mái vòm xanh mát, che chở của cây mẹ. Đây đúng là một hình ảnh đẹp đẽ,
cảm động của tình mẫu tử thiêng liêng của muôn loài.
B. Hình ảnh “Quanh đôi chân mẹ/Một rừng chân con” gợi tả đàn gà con đông vui, đang
nô đùa xung quanh gà mẹ. Vô số vết chân in lại quanh gà mẹ ngỡ như có cả “một rừng
chân con”. Hình ảnh thơ giản dị mà sâu sắc, ấm áp, gợi ra sự bao bọc yêu thương của
gà mẹ với gà con và sự gắn bó quấn quýt không rời của gà con bên mẹ. Gà mẹ thực
sự là nơi bình yên nhất, nơi những chú gà con có thể thoải mái chơi đùa xung quanh.
C. Hình ảnh thơ gợi tả đàn gà đông vui, những chú gà tí hon mà tràn đầy sức sống.
Đàn gà hiện lên như những người bạn thân thiết, ấm áp của con người.
D. Cả A, B đều đúng.

17. Phép so sánh trong câu: “Biển cho ta cá như lòng mẹ/Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận) cho ta thấy điều gì?
A. Phép so sánh cho ta thấy mẹ vô cùng quan trọng, ý nghĩa đối với mỗi người. Tình
mẹ lúc nào cũng mênh mông, dạt dào như biển cả.
B. Phép so sánh cho ta thấy biển thật là tốt bụng và hào phóng, ngàn đời nay vẫn lặng
thầm dâng tặng cho con người bao sản vật quý giá như người mẹ luôn âm thầm dành
cho con những gì đẹp đẽ nhất. Biển chính là người mẹ thiên nhiên ân tình vĩ đại của
muôn đời.
C. Phép so sánh cho ta thấy tình yêu và lòng biết ơn với người mẹ biển cả của bao đời,
bao thế hệ.
D. Cả B và C.

18. Hình ảnh biển Cửa Tùng hiện lên như thế nào trong đoạn văn: “Diệu kì thay, trong
một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
10
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển
xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.” (Cửa Tùng, Thụy Chương) ?
A. Trên trang văn tài hoa của tác giả, biển Cửa Tùng hiện lên thật đẹp và ấn tượng với
những thay đổi kì diệu của màu nước: sáng thì hồng nhạt, trưa xanh lơ và khi chiều tà
đổi sang màu xanh lục.
B. Bằng những câu văn giàu liên tưởng, tác giả đã gợi tả biển Cửa Tùng giống như
bảng pha màu đẹp đẽ, lung linh, một tác phẩm nên thơ của đất trời, ánh sáng.
C. Biển Cửa Tùng hiện lên thật gần gũi, sống động giống như một người bạn thiên
nhiên thân thiết của con người.
D. Cả A và B

19. Đọc đoạn thơ sau của tác giả Hoàng Trung Thông và cho biết:
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh
(Trên hồ Ba Bể)
Tại sao khi đi thuyền dạo quanh hồ Ba Bể tác giả lại có cảm giác con thuyền đang trôi
trên bầu trời và ngọn núi cao? Qua cảm nhận đó, tác giả gợi tả khung cảnh thiên nhiên
Ba Bể như thế nào?
A. Vì mặt nước hồ trong vắt, yên ả in bóng mây trời và núi xanh khiến tác giả có cảm
tưởng con thuyền đang trôi bồng bềnh giữa bầu trời. Qua đó, tác giả gợi tả khung cảnh
thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, huyền ảo như một chốn cổ tích, thần tiên.
B. Vì đối với tác giả, mặt hồ như một cánh cửa kì diệu dẫn đến thế giới huyền ảo, thần
tiên. Qua đó, tác giả gợi tả khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, làm say đắm lòng
người.
C. Vì con thuyền lướt nhanh trên mặt nước khiến tác giả có cảm giác con thuyền như
một sứ giả đến từ thế giới thần tiên đưa mọi người dạo chơi trên bầu trời cùng những

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
11
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

đám mây trắng. Qua đó, tác giả gợi tả thế giới thiên nhiên huyền ảo, tràn ngập những
điều kì diệu, đẹp đẽ.
D. Cả A, B, C.

20. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng từ “lướt thướt” trong câu văn dưới đây:
Gió tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo quả đi, rải theo triền núi,
đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào các thôn xóm Chin San.
(Mùa thảo quả,
Ma Văn Kháng)
A. Dùng từ “lướt thướt” tác giả gợi ra ngọn gió tây giống như một nghệ sĩ tài hoa tô
điểm cho bức tranh núi rừng bằng những sắc màu tươi sáng.
B. Dùng từ “lướt thướt” tác giả đã gợi ra vẻ gần gũi, thân thiện của ngọn gió tây. Ngọn
gió ấy hiện lên như người bạn thiên nhiên thân thiết, đáng yêu của con người.
C. Dùng từ “lướt thướt” tác giả đã gợi ra vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng, tha thướt của
ngọn gió tây. Ngọn gió ấy dường như trải dài mênh mang, quyến hương thảo quả đi
xa rộng.
D. Cả A, B, C.

21. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng từ “ngọt lòng” trong đoạn thơ dưới đây:
Con bị thương, nằm lại một mùa mưa
Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ
Nhà yên ắng. Tiếng chân đi rất nhẹ
Gió từng hồi trên mái lá ùa qua.......
Con xót lòng, mẹ hái trái bưởi đào
Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế
Khoai nướng, ngô bung ngọt lòng đến thế
Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà.
TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
12
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

(Mẹ, Bằng Việt)


A. Dùng từ “ngọt lòng” tác giả đã gợi ra hình ảnh người mẹ chiến sĩ thật cảm động. Mẹ
thương anh chiến sĩ thương binh như thương đứa con ruột thịt, mẹ chăm sóc anh “ân
cần mà lặng lẽ”.
B. Dùng từ “ngọt lòng” tác giả đã thể hiện được tình yêu thương, sự trân trọng, biết
ơn của anh chiến sĩ dành cho người mẹ. Con “ngọt lòng” bởi hương vị của “khoai nướng,
ngô bung” đậm đà tình yêu của mẹ, thấm đượm tình quê hương.
C. Dùng từ “ngọt lòng” tác giả đã gợi ra nỗi nhớ quê hương tha thiết của người chiến
sĩ, nỗi nhớ gắn liền với hình ảnh quê hương bình dị, gần gũi mà đằm thắm nghĩa tình.
D. Cả A, B, C
22. Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ:
Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng... nhớ một vùng núi non.
(Cửa sông - Quang Huy)
A. Phép nhân hoá giúp người đọc cảm nhận được tình cảm yêu mến, gắn bó, thuỷ
chung của mỗi con người với mảnh đất quê hương.
B. Phép nhân hoá gợi tả tình cảm yêu mến quê hương – nơi đã sinh thành ra mình của
tác giả.
C. Phép nhân hoá gợi tả cửa sông hiện lên sống động, có hồn, giống như một con
người dù đi xa vẫn tha thiết nhớ về mảnh đất sinh thành. Cửa sông chính là biểu tượng
đẹp đẽ của những tấm lòng yêu và gắn bó với quê hương, cội nguồn.
D. Cả A, B, C.

23. Đọc đoạn văn:

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
13
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long
lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy
nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.

(Nguyễn Phan Hách)


Trong đoạn văn trên, cụm từ “thoắt cái” được lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì?
A. Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng, bất ngờ, đột ngột của thiên nhiên, thời tiết
Sa Pa.
B. Nhấn mạnh cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả trước những biến ảo đột
ngột nhưng thật đẹp đẽ, kì diệu của thiên nhiên, cảnh vật Sa Pa.
C. Làm nổi bật tình yêu và sự gắn bó sâu sắc của tác giả với mảnh đất Sa Pa đẹp đẽ -
món quà kì diệu mà thiên nhiên trao tặng cho đất nước.
D. Cả A và B

24. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:


Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
(Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh)
Người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì qua đoạn thơ trên?
A. Người cha muốn nói với con, trong cuộc đời thực, hạnh phúc không dễ dàng có
được. Hạnh phúc không do người khác mang đến cho con cũng không phải nhờ phép
nhiệm màu. Hạnh phúc là do chính con tạo nên bằng bàn tay và khối óc của mình.
B. Người cha muốn nhắn nhủ con phải tự lập để vững vàng trong cuộc đời.
C. Người cha muốn nhắn nhủ con phải trung thực, hạnh phúc không thể xây dựng bằng
những ước muốn tham lam.

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
14
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

D. Cả A và B.

25. Đọc đoạn thơ sau và cho biết:


Hiên tây xanh mát bóng râm
Đơn sơ cây ổi cứ ngầm đơm hoa
Quả tơ nấp dưới lá già
Để sang thu bỗng òa ra ngọt ngào
(Vườn nhà – Tố Hữu)
Với cách miêu tả tinh tế trong đoạn trên, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp của cây ổi như thế
nào?
A. Cây ổi mang vẻ đẹp ấn tượng, nổi bật giữa khu vườn với những bông hoa trắng
ngần trên nền lá mướt xanh khiến ai cũng phải chú ý.
B. Cây ổi mang vẻ đẹp giản dị, đơn sơ nhưng lại ẩn chứa một sức sống mãnh liệt. Cây
mang đến cho con người bao bất ngờ vì hương vị ngọt ngào của quả chín sau những
ngày lặng lẽ âm thầm đơm hoa, kết trái.
C. Cây ổi được nhân hóa như một người nghệ sĩ tài hoa tô điểm cho khu vườn bằng
hương sắc đặc biệt của mình.
D. Cây ổi mang vẻ đẹp thuần khiết, thanh cao mà khó có loài cây nào có thể sánh
được.

26. Đọc đoạn thơ sau:


Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con...
(Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
15
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Phép nhân hóa trong hai câu thơ cuối đã gợi ra điều gì về cây tre?
A. Phép nhân hóa đã gợi tả hình ảnh đẹp đẽ của cây tre, tre hiện lên như một người
mẹ lam lũ, tảo tần sẵn sàng hi sinh bản thân mình để dành những điều tốt đẹp nhất
cho con.
B. Phép nhân hóa đã gợi tả hình ảnh khỏe khoắn của những cây tre giống như những
người con hiên ngang, bất khuất của quê hương. Tre chính là biểu tượng đẹp đẽ của
con người Việt Nam dũng cảm, anh hùng.
C. Phép nhân hóa đã gợi tả hình ảnh đẹp đẽ của những cây tre, chúng biết che chở,
đùm bọc nhau trong giông bão cuộc đời. Cây cối vạn vật dường như cũng biết thương
yêu, biết chia sẻ và gắn kết sâu sắc với nhau.
D. Cả A, B và C đều đúng.

27. Chỉ ra cái hay của việc sử dụng nhiều tính từ trong đoạn văn dưới đây:
Ôm quanh Ba Vì là bát ngát đồng bằng, mênh mông hồ nước với những Suối
Hai, Đồng Mô, Ao Vua... nổi tiếng vẫy gọi. Mướt mát rừng keo những đảo Hồ, đảo Sếu.
Xanh ngát bạch đàn những đồi Măng, đồi Hòn. Rừng ấu thơ, rừng thanh xuân...
(Vời vợi Ba Vì,
Võ Văn Trực)
A. Tác giả đã dùng nhiều tính từ khiến cảnh vật hiện lên sống động, có hồn, thiên nhiên
như mang tình cảm thân thiết, ấm áp của con người.
B. Tác giả đã dùng nhiều tính từ để gợi tả không gian huyền ảo, lung linh sắc màu và
ánh sáng.
C. Tác giả đã dùng nhiều tính từ để gợi tả không gian rộng lớn, hùng vĩ, cảnh vật mang
vẻ đẹp nguyên sơ và tràn đầy sức sống.
D. Cả A, B đều đúng.

28. Đọc đoạn thơ sau:


Tiếng chim lay động lá cành

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
16
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng.


Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm
(Tiếng chim buổi sáng - Định Hải)
Dòng nào dưới đây cảm nhận chính xác nhất về tiếng chim trong đoạn thơ trên?
A. Tiếng chim đẹp đẽ, diệu kì lay động tâm hồn con người, khơi dậy những khát vọng
và ước mơ đẹp đẽ trong mỗi chúng ta.
B. Tiếng chim đẹp đẽ, diệu kì như có phép nhiệm màu khiến cả đất trời trở nên rực rỡ,
lung linh.
C. Tiếng chim trong trẻo như những hạt ngọc quý giá dành tặng cho thiên nhiên, đất
trời.
D. Tiếng chim sống động, truyền cảm, tiếng chim như đánh thức sự sống, mang đến
sức sống, thôi thúc vạn vật trong công việc mang lại giá trị đẹp đẽ cho cuộc đời. Âm
thanh của tiếng chim như khúc ca kì diệu, đem đến những đổi thay thật ý nghĩa.

29. Tác giả muốn diễn tả điều gì qua cách nói: “Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc
một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy,
ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” (Nguyễn Trọng Tạo)?
A. Tác giả muốn gợi tả bầu trời mùa thu xanh thẳm, rộng mênh mông không bờ bến,
cong cong trên làng quê.
B. Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp của những chiếc giếng trong làng, chúng như những
cánh cửa kì diệu dẫn đến thế giới thần tiên.
C. Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp sống động của những hồ nước trong veo quanh làng,
chúng như tấm gương kì diệu, phản chiếu bầu trời đẹp đẽ của mùa thu.
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

30. Cảm nhận nào dưới đây không đúng với từ “mát lành”, “trong veo” trong câu:
“Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn
TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
17
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang
lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.” (Nguyễn Trọng Tạo) ?
A. Dùng các từ “mát lành, trong veo”, tác giả đã làm hiển hiện trước mắt ta khung
cảnh yên ả, nên thơ, thanh bình của làng quê trong buổi sớm mùa thu đẹp đẽ và trong
trẻo.
B. Dùng các từ: “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã gợi tả tiếng chim sống động, hữu
hình như những giọt sương sớm thấm đẫm vào cả đất trời. Qua đó, người đọc thấy
được sự lan tỏa đẹp đẽ của tiếng chim trong không gian.
C. Dùng các từ “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã mang đến cho người đọc những liên
tưởng thật thú vị: dường như cái không khí mát mẻ đặc trưng của mùa thu đã thấm
đẫm vào cả tiếng chim trên bầu trời, khiến nó trở thành dấu hiệu, một tín hiệu báo thu
về.
D. Các từ “mát lành”, “trong veo” nói lên cảm giác thư thái, dễ chịu của tác giả khi lắng
nghe âm thanh của tiếng chim trên bầu trời. Tiếng chim ấy đã lắng sâu trong lòng tác
giả và khơi dậy bao xúc cảm đẹp đẽ.

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
18
0936 738 986 & 0986 208 450
TÀI LIỆU LUYỆN TẬP DÀNH CHO LỚP CẢM THỤ VĂN HỌC BIÊN SOẠN: THU NGÂN

ĐÁP ÁN 30 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CẢM THỤ VĂN HỌC

1. D 7. C 13. A 19. A 25. B

2. C 8. B 14. D 20. C 26. A

3. B 9. D 15. B 21. B 27. C

4. C 10. A 16. D 22. C 28. D

5. D 11. C 17. D 23. D 29. C

6. B 12. A 18. D 24. D 30. A

TRUNG TÂM LUYỆN THI & PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ NEXT NOBELS
19
0936 738 986 & 0986 208 450

You might also like