You are on page 1of 2

Ngày 17/01/2015, Công ty X và Công ty Y có ký kết hợp đồng số mua

bán hạt tiêu xô, số lượng 50 tấn, đơn giá 152.000.000đ/tấn, thời hạn giao
hàng chậm nhất ngày 14/02/2015, phạt vi phạm hợp đồng là 20% trên giá trị
hợp đồng. Tuy nhiên đến ngày 5/3/2015 Công ty Y mới giao được tổng cộng
cho Công ty X số lượng 13 tấn, thành tiền 1.976.000.000 đồng. Số lượng hạt
tiêu xô Công ty Y còn thiếu chưa giao theo hợp đồng là 37 tấn, mặc dù Công
ty X đã nhiều lần hối thúc Công ty Y nhưng không có đáp ứng. Do không có
số lượng hạt tiêu giao cho bên thứ ba là đối tác nước ngoài nên Công ty X
phải mua hạt tiêu xô từ Công ty TNHH M theo hợp đồng ngày 10/3/2015 số
lượng là 17 tấn với đơn giá là 183.225.000đồng/tấn, và 189.823.000đ/ tấn,
tổng tiền phải trả cho Công ty M là 3.114.825.000 đồng. Mua của Công ty
TNHHMTV N theo hợp đồng ngày 10/3/2015 số lượng là 20 tấn với đơn giá
là 190.000.000 đồng/tấn, số tiền phải thanh toán cho Công Ty N
3.800.000.000 đồng.
Đến ngày 15/5/2015 Công ty X và Công ty Y có ký biên bản thỏa
thuận về việc đối chiếu công nợ, hàng hóa và phương án giải quyết thì Công
ty Y phải thanh toán cho Công ty X số tiền 600.000.000đ trong vòng 60
ngày. Lý do đền bù cho số lượng hạt tiêu xô còn lại chưa giao. Đến nay Công
ty Y cũng không thực hiện.
Nay Công ty X yêu cầu Công ty Y bồi thường và phạt vi phạm hợp
đồng các khoản như sau:
- Thiệt hại do chênh lệnh giá là 1.290.825.000 đồng (6.914.825.000 –
5.624.000.000đ)
- Phạt vi phạm hợp đồng 1.124.800.000 (5.624.000.000 x20%)
Tổng cộng các khoản là 2.415.625.000đ
Bị đơn ông S đại diện Công ty Y trình bày: ông thừa nhận Công ty Y
có ký hợp đồng mua bán hạt tiêu xô như Công ty X trình bày, thừa nhận số
hạt tiêu chưa giao được là 37 tấn. Do giá cả thời điểm đó bấp bênh, mua của
các đơn vị khác không có hàng nên Công ty Y không giao được hàng cho
Công ty X. Ông cho rằng hai công ty đã ký biên bản thỏa thuận không yêu
cầu bồi thường ngày 21/5/2015 chỉ yêu cầu trả 600.000.000đ. Đồng thời ông
S cho rằng Công ty X khởi kiện không tìm hiểu vì ông nhận chuyển nhượng
Công ty Y từ ngày 31/3/2016(có biên bản thỏa thuận giữa ba bên là bà H chủ
sở hữu, ông T giám đốc và ông S) do vậy ông chỉ chịu trách nhiệm từ
31/3/2016 về sau, trước đó ký hợp đồng trên khi đó là ông T giám đốc ký
ông không biết nên không đồng ý theo yêu cầu của Công ty X.
Quan điểm của anh/ chị về tranh chấp trên**
Mức phạt 20% ko hợp lý vì theo điều 301 8%

Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân


1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện
của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác

Về thời hạn có hiệu lực của của thỏa thuận 600tr. Nếu thời hạn có hiệu lực của
thỏa thuận của 600tr là 60 ngày thì sau 60 ngày quay về hợp đồng ban đầu bên
bị vi phạm phải bồi thường thiệt hại (bên bị đơn chứng minh mình đã làm gì khi
công ty Y vi phạm hợp đồng) + phạt vi phạm (8%*37 tấn).. Nếu thời hạn có
hiệu lực của thỏa thuận 600tr không được quy định thì hợp đồng ban đầu bị hủy
bỏ và chịu thêm lãi suất chậm thanh toán.

You might also like