You are on page 1of 15

Chương 5.

MOMENT LỰC - ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG


BÀI 13. TỔNG HỢP LỰC – PHÂN TÍCH LỰC

I. Tóm tắt lý thuyết


Tổng hợp lực.
a. Định nghĩa: là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống
hệt các lực ấy.
Lực thay thế này gọi là hợp lực.
b. Qui tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng qui làm thành hai
cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kể từ điểm đồng qui
biểu diễn hợp lực của chúng.

F =⃗
F 1+ ⃗
F2

Độ lớn lực: F= F21 + F 22+2 F 1 F 2 cos α
với  = (⃗
F 1,⃗
F 2)
c. Các trường hợp đặc biệt:

{[
¿ F=|F 1 − F 2|
⃗ ⃗ (α = 0°):
- Nếu F 1 ↑ ↑ F 2 {
¿ F=F 1+ F 2
¿⃗
F ↑↑ ⃗
F1 ↑↑ ⃗
F2
- Nếu ⃗ F 2 (α = 180°):
F 1 ↑ ↓⃗
¿
¿⃗
F ↑↑ ⃗
¿⃗
F 1 kℎi ⃗
F ↑↑ ⃗
F 1> ⃗
F 2 kℎi ⃗
F2
F 2> ⃗
F1
⇒|F 1 − F2|≤ F ≤ F 1 + F2

- Nếu F 1 ⊥ F 2 1 √
⃗ (α = 90°): F= F2 + F 2
2

α
- Nếu F1 = F2: F = 2F1cos
2
Phân tích lực
Định nghĩa: là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.
Chú ý: Khi các lực tác dụng lên vật thường ta đi phân tích các lực theo 2 phương Ox và Oy.

Hợp lực hai lực song song cùng chiều:


Hợp lực hai lực song song cùng chiều là một lực:
- Song song, cùng chiều với các lực thành phần.
- Độ lớn: F = F1 + F2
- Có giá nằm trong mặt phẳng của hai lực thành phần, chia
khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành
những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy:
F1 d2
=
F2 d1
III. Bài tập phân dạng
DẠNG 1: TỔNG HỢP CÁC LỰC ĐỒNG QUY, PHÂN TÍCH LỰC.
A. Bài tập tự luận
Bài 1: Giả sử lực kéo của mỗi tàu kéo ở đầu bài đều có độ lớn bằng 8000 N và góc giữa hai dây cáp
bằng 300.
a. Biểu diễn các lực kéo của mỗi tàu và hợp lực tác dụng
vào tàu chở hàng.
b. Tính độ lớn của hợp lực của hai lực kéo.
c. Xác định phương và chiều của hợp lực.
d. Nếu góc giữa hai dây cáp bằng 900 thì hợp lực của hai
lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào?

Bài 2: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F 1=16 ( N ) và
F 2=12 ( N ) .
a. Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30 ( N ) hoặc 3,5 ( N ) được không?
b. Tính lực tổng hợp khi góc hợp giữa 2 lực bằng 180o.
c. Cho biết độ lớn của hợp lực là F=20 ( N ). Hãy tìm góc giữa hai lực ⃗
F 1 và ⃗
F 2?
Bài 3: Phân tích trọng lực ⃗
P tác dụng lên vật đặt trên mặt phẳng nghiêng như hình vẽ
thành hai lực ⃗
Pn và ⃗
Pt .

B. Bài tập trắc nghiệm


Câu 1: Khi vật rắn được treo bằng dây và ở trạng thái cân bằng thì:
A. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
B. Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
C. Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Không có lực nào tác dụng lên vật.
Câu 2: Chọn câu sai. Hợp lực của hai lực thành phần F1, F2 có độ lớn là:
2 2
A. F = F 1+ F 2. B.F1 F2  F  F1+ F2.
C. F = F1 + F2. √
D. F = F21 + F 22.
Câu 3: Một chất điểm chuyển động chịu tác dụng của hai lực đồng quy ⃗
F 1 và ⃗
F 2 thì véctơ gia tốc của chất
điểm
A. Cùng phương, cùng chiều với lực ⃗
F2 B. Cùng phương, cùng chiều với lực ⃗
F1
C. Cùng phương, cùng chiều với lực ⃗
F =⃗
F1− ⃗
F2
D. Cùng phương, cùng chiều với hợp lực ⃗
F =⃗
F 1+ ⃗
F2
Câu 4: Chọn ý sai. Lực được biểu diễn bằng một vectơ có
A. gốc của vectơ là điểm đặt của lực.
B. chiều của vectơ là chiều của lực.
C. độ dài của vectơ biểu thị độ lớn của lực.
D. phương luôn vuông góc với quỹ đạo chuyển động.
Câu 5: Hai lực thành phân F1 và F2 có độ lớn lân lượt là F1 và F2, hợp lực F của chúng có độ lớn là F. Ta
có:
A. F luôn lớn hơn F1. B. F luôn nhỏ hơn F2.
C. F thỏa: |F1 – F2| ≤ F ≤ F1 + F2. D. F không thể bằng F1.
Câu 6: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?
A. Năng lượng của vật nhiều hay ít. B. Vật có khối lượng lớn hay bé.
C. Tương tác giữa vật này lên vật khác. D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.
Câu 7: Khi tổng hợp hai lực đồng quy F1 và F2 thành một lực F thì độ lớn của hợp lực F
A. luôn nhỏ hơn lực thành phần.
B. luôn lớn hơn lực thành phần
C. luôn bằng lực thành phần.
D. có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng lực thành phần.
Câu 8: Cho 2 lực đồng qui có độ lớn F1 = 3N, F2 = 4N. Hợp lực của chúng có độ lớn nằm trong?
A. [1;7] B. [8;10] C. [12;20] D. [12;15]
Câu 9: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 3N, F2 = 4N. Cho biết độ lớn của hợp lực là 5N. Hãy tìm góc
giữa hai lực F1 và F2
A. 600 B. 500 C. 700 D. 900
Câu 10: Một vật được treo như hình 1: Biết vật có P = 80 N, α = 30 0.
Lực căng của dây là bao nhiêu?
A. 40N B. 40 N. C. 80N. D. 80N.
Câu 11: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt
phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính
như hình 1. Biết α = 60 0. Cho g = 9,8 m/s2. Lực ép của vật lên mặt
phẳng nghiêng là
A. 9,8 N. B. 4,9 N. C. 19,6 N. D. 8,5 N.
Dạng 2: TỔNG HỢP HAI LỰC SONG SONG CÙNG CHIỀU
A. Bài tập tự luận
Bài 1. Cho hai lực F1, F2 song song cùng chiều nhau, cách nhau một đoạn 20cm. Với F1 = 15N và có hợp lực
F = 25N. Xác định lực F2 và cách hợp lực một đoạn là bao nhiêu?
Bài 2: Một người đang gánh lúa như Hình 13.15. Hỏi vai người đặt ở vị trí
nào trên đòn gánh để đòn gánh có thể nằm ngang cân bằng trong quá trình
di chuyển? Biết khối lượng hai bó lúa lần lượt là m 1 = 7 kg, m2 = 5 kg và
chiều dài đòn gánh là 1,5m. Xem như điểm treo hai bó lúa đặt sát hai đầu
đòn gánh và bỏ qua khối lượng đòn gánh.
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hợp lực của hai lực song song, cùng chiều có:
A. phương song song với hai lực thành phần. B. cùng
chiều với hai lực thành phần.
C. độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần. D. cả ba đặc điểm trên.
Câu 2: Một vật chịu tác dụng của ba lực ⃗
F 1, ⃗
F 2và ⃗
F 3 song song, vật sẽ cân bằng nếu:
A. ⃗
F 1+⃗
F 2+⃗F 3 =0⃗ . B. một lực ngược chiều với hai lực còn lại.
C. ba lực cùng chiều. D. ba lực có độ lớn bằng nhau.
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách phân tích một lực thành hai lực song song.
A. Chỉ có duy nhất một cách phân tích một lực thành hai lực song song.
B. Có vô số cách phân tích một lực thành hai lực song song.
C. Việc phân tích một lực thành hai lực song song phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
D. Chỉ có thể phân tích một lực thành hai lực song song nếu lực ấy có điểm đặt ở trọng tâm của vật mà nó
tác dụng.
Câu 4: Hợp lực của hai lực song song, trái chiều có đặc điểm nào sau đây?
A. Có phương song song với hai lực thành phần. B. Cùng chiều với chiều của lực lớn hơn.
C. Có độ lớn bằng hiệu độ lớn của hai lực thành phần. D. Các đặc điểm trên đều đúng.
Câu 5: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai
70cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, hỏi lực giữ gậy của tay và vai
người sẽ chịu một lực bằng bao nhiêu?
A. 80N và 100N. B. 80N và 120N.
C. 20N và 120N D. 20N và 60N.
Câu 6: Một tấm ván nặng 240N được bắc qua một con mương. Trọng âm của tấm ván cách điểm tựa A
2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu?
A. 60N. B. 80N. C.100N. D. 120N.
Câu 7: Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai
60 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy. Hãy tính lực giữ của tay.
A. 60N. B. 80N. C.100N. D. 120N.

BÀI 14: MOMENT LỰC – ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA VẬT
I. Tóm tắt lý thuyết
Moment lực
Moment lực đối với trục quay: là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực và được đo bằng
tích của lực với cánh tay đòn của nó.
M =F .d

Quy tắc moment:


Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, tổng độ lớn các moment lực có xu hướng làm
vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng độ lớn các moment lực có xu hướng làm vật quay theo
chiều ngược lại.
M 1+ M 2 +…=M 1 ' + M 2 ' + …
Điều kiện cân bằng:
Khi vật rắn ở trạng thái cân bằng, lực tác dụng vào vật phải có hai điều kiện sau:
+ Lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng không: ⃗ F 1+ ⃗
F 2 +...+ ⃗
Fn =⃗0
+ Tổng moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì bằng không:

M 1+ ⃗
M 2 +...+ ⃗
M n=0
Ngẫu lực: Hệ hai lực song song, ngược chiều, có
độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
được gọi là ngẫu lực. Dưới tác dụng của ngẫu lực chỉ có
tác dụng quay của vật bị biến đổi.
 Moment ngẫu lực: M = F1d1 + F2d2 hay M = F.d
II. Bài tập phân dạng
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài 1: Quan sát hình 21.4.
a. Sử dụng kiến thức về moment lực giải thích vì sao
chiếc bập bênh đứng cân bằng.
b. Cho biết người chị (bên phải) có trọng lượng P2 = 300 N, khoảng cách
d2 = 1 m, còn người em có trọng lượng P1 = 200 N. Hỏi khoảng cách
d1 phải bằng bao nhiêu để bập bênh cân bằng nằm ngang?
Bài 2: Xét lực tác dụng vào mỏ lết có hướng như Hình 14.5.
Hãy xác định cách tay đòn và độ lớn của moment lực. Biết F
= 50N, l = 20cm và  = 20o.

Bài 3: Tính mômen của từng lực trong hình 6.10 đối với trục
quay của vô lăng. Mỗi mômen lực này có tác dụng làm vô
lăng quay theo chiều nào?

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Chọn phát biếu chính xác nhất
A. Hợp lực không có hợp lực
B. Muốn cho 1 vật cân bằng thì hợp lực của các lực đặt vào nó phải bằng 0
C. Muốn cho 1 vật cân bằng thì tổng đại số mômen lực tác dụng lên vật bằng 0
D. Mọi lực tác dụng vào vật có giá không qua trọng tâm sẽ làm cho vật chuyên động quay
Câu 2: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho,vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay
B. Lực có giá song song với trục quay
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
Câu 3: Đối với vật quay quanh 1 trục cố định, câu nào sau đây đúng?
A. Vật quay được là nhờ Mômen lực tác dụng lên nó
B. Nếu không chịu Mômen lực tác dụng thì vật phải đứng yên
C. Khi không còn Mômen lực tác dụng thì vật đang quay lập tức dừng lại
D. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn là có mômen lực tác dụng lên vật.
Câu 4: Một vật quay quanh 1 trục cố định, câu nào sau đây là chưa chính xác?
A. Nếu không còn Mômen nào tác dụng thì vật sẽ quay chậm lại
B. Khi không còn mômen tác dụng thì vật đang quay sẽ quay đều
C. Khi vật chịu tác dụng của mômen cản (ngược chiều quay) thì vật sẽ quay chậm lại
D. Khi thấy vận tốc góc của vật thay đổi thì chắn chắc là đã có mômen lực tác dụng lên vật
Câu 5: Trong trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá đi qua trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không đi qua trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và đi qua ữục quay.
Câu 6: Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả
mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại. B. Vật quay nhanh dần đều.
C. Vật lập tức dừng lại. D. Vật tiếp tục quay đều.

Câu 7: Tác dựng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ
A. chuyển động tịnh tiến. B. chuyển động quay.
C. vừa quay vừa tịnh tiến. D. quay rồi chuyển động tịnh tiến.
Câu 8: Một vật rắn đang quay quanh một trục cố định. Các điểm trên vật rắn không thuộc trục quay sẽ
A. có cùng tốc độ góc. B. có cùng tốc độ dài.
C. có cùng gia tốc hướng tâm. D. có cùng gia tốc toàn phần.
Câu 9: Một lực F tác dụng lên vật rắn, khi điểm đặt của lực F dời chỗ trên giá của nó thì tác dụng của lực
đó lên vật rắn
A. tăng lên. B. giảm xuống. C. không đổi. D. bằng không.
Câu 10: Chọn câu sai khi nói về cân bằng của vật rắn treo ở đầu dây?
A. Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
B. Độ lớn của lực căng dây bằng độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật.
C. Trọng lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại điểm gắn dây với vật.
D. Lực căng dây và trọng lực của vật là hai lực trực đối.
Câu 11: Một vật đang đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang kéo vật bằng một lực ⃗ F 1 có độ lớn 10 N, bỏ
qua mọi ma sát. Muốn vật không chuyển động thì tác dụng vào vật một lực ⃗
F 2 cùng giá với ⃗
F 1. Lực ⃗
F 2 có
đặc điểm
A. ngược chiêu với lực ⃗
F 1 và có độ lớn lớn hơn 10 N.
B. ngược chiều với lực ⃗
F 1và có độ lớn bằng 10 N.
C. cùng chiều với lực ⃗
F 1 và có độ lớn bằng 10 N.
D. ngược chiêu với lực ⃗
F 1 và có độ lớn nhỏ hơn 10 N.
Câu 12: Một vật rắn chịu tác dụng của lực F có thể quay quanh trục cố định, khoảng cách từ giá của lực đến
trục quay là d. Momen của lực F tác dụng lên vật:
F
A. B. M = d C. D.
Câu 13: Đơn vị momen của lực trong hệ SI là
A. N.m2. B. N/m. C. N.m. D. N.m/s.
Câu 14: Đầu A của đòn bẩy treo một vật có trọng lượng 30 N. Chiều dài A O B
đòn bẩy dài 50 cm. Khoảng cách từ đầu A đến trục quay O là 20 cm. Vậy
đầu B của đòn bẩy phải treo một vật khác có trọng lượng là bao nhiêu để
đòn bẩy cân bằng như ban đầu?
A. 15 N. B. 20 N.
C. 25 N. D. 30 N.
Câu 15: Một vật không có trục quay nếu chịu tác dụng của 1 ngẫu lực thì sẽ chuyến động ra sao?
A. Không chuyển động vì ngẫu lực có hợp lực bằng 0
B. Quay quanh 1 trục bất kì
C. Quay quanh 1 trục do ngẫu lực hình thành
D. Chuyên động khác A, B, C
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không chính xác?
A. Đơn vị của mômen là N.m
B. Ngẫu lực không có hợp lực
C. Lực gây ra tác dụng làm quay khi giá của nó không đi qua trọng tâm
D. Ngẫu lực gồm 2 lực song song, ngược chiều, khác giá, cùng độ lớn, cùng tác dụng vào vật
Câu 17: Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là sai?
A. Có thể thay thế ngẫu lực bằng hợp lực tìm được bằng quy tắc họp lực song song (ngược chiều).
B. Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
C. Momen của ngẫu lực tính theo công thức: M = F.d (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực).
D. Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua
trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 18: Khi dùng Tua−vít để vặn đinh vít, người ta đã tác dụng vào các đinh vít
A. một ngẫu lực B. hai ngẫu lực
C. cặp lực cân bằng D. cặp lực trực đối
Câu 19: Momen ngẫu lực đối với trục quay O vuông góc với
mặt phẳng của ngẫu lực như hình vẽ. Chọn hệ thức đúng.
A. M =F 1 d 1 + F 2 d 2 B. M =|F 1 d 1 − F 2 d2|
C. M =F 1 d 2 + F 2 d 1 D. M =|F 1 d 2 − F 2 d1|
Câu 20: Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ 3 lực tác dụng
lên cùng 1 vật rắn là cân bằng.
A. Ba lực đồng qui
B. Ba lực đồng phẳng
C. Ba lực đồng phẳng và đồng qui
D. Hợp lực của 2 trong 3 lực cân bằng bằng với lực thứ 3
Câu 21: Kết luận nào dưới đây về điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực không
song song là đúng nhất?
A. ba lực đó phải đồng phẳng và đồng quy.
B. ba lực đó phải đồng quy.
C. ba lực đó phải đồng phẳng.
D. hợp lực của hai lực bất kỳ phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 22: Một vật rắn chịu tác dụng của hai lực ⃗F 1 và ⃗
F 2 , để vật ở trạng thái cân bằng thì

F1 ⃗
A. ⃗
F1. ⃗
F2= ⃗0 B. ⃗
F 1+ ⃗
F 2=0⃗ C. ⃗
F 1= ⃗
F2 D. =0 ¿

F2 ¿

Chương 6. NĂNG LƯỢNG


BÀI 15. NĂNG LƯỢNG và CÔNG
I. Tóm tắt lý thuyết
Năng lượng
- Tất cả mọi quá trình diễn ra trong tự nhiên đều cần đến năng lượng.
- Năng lượng có thể tồn tại ở dạng: cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng ánh sáng, năng
lượng âm thanh, năng lượng nguyên tử…
Tính chất của năng lượng
- Năng lượng là một đại lượng vô hướng
- Năng lượng có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và
giữa các hệ, các thành phần của hệ.
- Trong hệ SI, năng lượng có đơn vị là J
- Một đơn vị thông dụng khác của năng lượng là calo. 1calo = 4,184 J
(Một calo là năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ 1g nước lên thêm 1 oC)
Định luật bảo toàn năng lượng
- Năng lượng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi mà chỉ truyền từ vật này sang vật
khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Như vậy, năng lượng luôn được bảo toàn.
Công của một lực không đổi
a. Thực hiện công là một cách truyền năng lượng từ vật này sang vật khác:
Công đã thực hiện = Phần năng lượng đã truyền

b. Khi lực F chuyển dời một đoạn s theo hướng của lực thì công do lực sinh ra: A= F.s
c. Trường hợp tổng quát: A = F.s.cosα
Trong đó: + A: công của lực F (J)
+ s: là quãng đường di chuyển của vật (m)
+ α: góc tạo bởi lực ⃗F với hướng của độ dời d.
 1J = 1N.1m =1 N.m
 1J là công do lực có độ lớn 1N thực hiện khi điểm đặt của lực chuyển dời 1m theo phương của lực.
c. Chú ý:
+ cosα > 0 → A > 0 : công phát động. (0°  α < 90°)
+ cosα < 0 →A < 0 : công cản. (90° < α 1800)
+ cosα = 0 → A = 0 : Công thực hiện bằng 0 (lực không sinh công). (α = 90°)
II. Tự luận
Bài 1: Tính công của trọng lực làm hòn đá khối lượng 5 kg rơi từ độ cao 10 m xuống đất.
Bài 2: Tính công của trọng lực làm hòn đá khối lượng 5 kg lăn từ đỉnh dốc dài 100 m, cao 10 m xuống
chân dốc
Bài 3: Một người kéo một thùng hàng khối lượng 80kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với
phương nằm ngang góc 30∘. Biết lực tác dụng lên dây là 150N. Tính công của lực đó khi hòm trượt đi được
29m.
Bài 4: Một vật có khối lượng 2kg chịu tác dụng của một lực: F = 10(N) có phương hợp với độ dời trên mặt
phẳng nằm ngang một góc: α = 45°. Giữa vật và mặt phẳng có hệ số ma sát µ = 0,2. Lấy g = 10m/s 2. Tính
công của ngoại lực tác dụng lên vật khi vật dời một quãng đường 2m. Công nào là công dương, công âm?
Bài 5: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103kg/ sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là
1440m. Lấy g = 10m/s2. Tính công của động cơ trong khi:
a. chuyển động thẳng đều b. chuyển động nhanh dần đều
III. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phải là một dạng năng lượng?
A. Cơ năng. B. Hóa năng. C. Nhiệt năng. D. Nhiệt lượng.
Câu 2: Khi hạt mưa rơi, thế năng của nó chuyển hóa thành
A. nhiệt năng. B. động năng. C. hóa năng. D. quang năng.
Câu 3: Năng lượng phát ra từ Mặt Trời có nguồn gốc là
A. năng lượng hóa học. B. năng lượng nhiệt.
C. năng lượng hạt nhân. D. quang năng.
Câu 4: Trong hệ đơn vị SI, công được đo bằng
W
A.cal . B.W . C. J . D. .
s
Câu 5: Khi kéo một vật trượt lên trên một mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh
công là
A. trọng lực. B. phản lực. C. lực ma sát. D. lực kéo.
Câu 6: Một lực ⃗ F có độ lớn không đổi tác dụng vào một vật đang chuyển động với vận tốc theo các
phương khác nhau như Hình

Độ lớn của công do lực thực hiện xếp theo thứ tự tăng dần là
A.( a , b , c ) . B.( a , c , b ) . C.( b , a , c ) . D. ( c , a , b ) .
Câu 7: Một vật đang chuyển động dọc theo chiều dương của trục thì bị tác dụng bởi hai lực có độ lớn
là F 1 , F2 và cùng phương chuyển động. Kết quả là vận tốc của vật tăng lên theo chiều Phát biểu nào sau
đây là đúng?
A. F 1 sinh công dương, F 2 không sinh công. C. Cả hai lực đều sinh công dương.
B. F 1 không sinh công, F 2 sinh công dương. D. Cả hai lực đều sinh công âm.
Câu 8: Lực nào sau đây không thực hiện công khi nó tác dụng vào vật đang chuyển động
A. Trọng lực. B. Lực ma sát. C. Lực hướng tâm. D. Lực hấp dẫn.
Câu 9: Dạng năng lượng không phải trong hình là

A. điện năng. B. quang năng. C. cơ năng. D. năng lượng sinh học.


Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng ?
A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
B. Năng lượng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.

D. Trong hệ đơn vị của năng lượng là calo.


Câu 11: Vật dụng nào sau đây không có sự chuyển hoá tử điện năng sang cơ năng ?
A. Quạt điện. B. Máy giặt. C. Bản là. D. Máy sấy tóc.
Câu 12: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công
A. N /m . B.kg m2 / s2 . C. N / s . D.kg m2 / s .
Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực ?
A. Công là đại lượng vô hướng.
B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
C. Trong nhiều trường hợp , công cản có thể có lợi.
D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 14: Một thùng các tông được kéo cho trượt theo phương
ngang bằng một lực như Hình Nhân định nào sau đây về
công của trọng lực và phản lực khi tác dụng lên thùng các
tông là đúng
A. A⃗N > A ⃗P .
B. A⃗N < A ⃗P .
C. A⃗N = A ⃗P =0.
D. A⃗N = A ⃗P ≠ 0.
Câu 15: Đại lượng nào sau đây không phải là đại lượng véc tơ?
A. Động lượng B. Lực quán tính
C. Công cơ học D. Xưng của lực(xung lượng)
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không.
B. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm thực hiện công khác không,
C. Lực là đại lượng véctơ nên công cũng là véctơ.
D. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
Câu 17: Chọn đáp án đúng nhất. Công có thể biểu thị bằng tích của:
A. Lực và quãng đường đi được B. Lực và vận tốc
C. Năng lượng và khoảng thời gian D. Lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian
Câu 19: Chọn phát biểu đúng về công
A. Mọi lực làm vật dịch chuyển đều sinh công.
B. Khi góc giữa lực và đường đi là góc nhọn.
C. Lực vuông góc với phương dịch chuyển không sinh công.
D. Công âm là công của lực kéo vật đi theo chiều âm của vật.
Câu 20: Lực ⃗ F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng
của lực một góc α, biểu thức tính công của lực là:
A. A = F.s.cosα B. A = F.s C. A =F.s.sinα D. A = F.s + cosα
Câu 21: Chọn câu sai:
A. Công của trọng lượng có thể có giá trị dương hay âm.
B. Công của trọng lực không phụ thuộc dạng đường đi của vật
C. Công của lực ma sát phụ thuộc vào dạng đường đi của vật chịu lực
D. Công của lực đàn hồi phụ thuộc dạng đường đi của vật chịu lực
Câu 22:   Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công cơ học ?
A. Jun (J) B. kilôoát giờ (kwh) C. Niutơn trên mét (N/m)D. Niutơn mét (N.m)
Câu 23: Trường hợp nào sau đây có công cơ học
A. người lực sỹ giữ quả tạ ở trên cao B. Ấn một lực xuống mặt bàn cứng
C.Kéo một gàu nước từ dưới lên D. Quả bóng đứng yên trên mặt bàn
Câu 24: Chọn câu trả lời đúng tổng quát nhất về công thức tính công:
A.A = Fscos B. A = Fs C. A = Fs.sinα D. cả A và B đều đúng
Câu 25: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2D. kg.m2/s

BÀI 16: CÔNG SUẤT VÀ HIỆU SUẤT

I. Tóm tắt lý thuyết


Công suất
Công suất là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công của lực, được xác định bằng công sinh ra trong
một đơn vị thời gian
A
P=
t
Khi xét trong khoảng thời gian rất bé, các đại lượng trong công thức có ý nghĩa tức thời
A
P= =F . v
t
Hiệu suất
Hiệu suất của động cơ H là tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động cơ, đặc trưng cho
hiệu quả làm việc của động cơ
P' A'
H= .100 % → H= .100 %
P A
II. Tự luận
Bài 1: Một người chạy bộ lên một đoạn dốc, người đó có khối lượng 60kg, đi hết 4s, độ cao của đoạn dốc
này là 4,5m. Xác định công suất của người chạy bộ (tính theo đơn vị W và mã lực).
Bài 2: So sánh công suất của hai máy tời sau:
- Máy tời 1 nâng được 80 kg vật liệu lên cao 5 m trong 30 s.
- Máy tời 2 nâng được 1 tạ vật liệu lên cao 6 m trong 1 phút.
Bài 3: Trên công trường xây dựng, một người thợ sử dụng động cơ điện để kéo một khối gạch nặng 85 kg
lên độ cao 10,7 m trong thời gian 23,2 s . Giả thiết khối gạch chuyển động đều. Tính công suất tối thiểu của
động cơ. Lấy g=9,8 m/s ².
IV. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Gọi là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian để vật đi được quãng đường Công suất

A. B. C. D.
Câu 2. 1 W bằng
A. 1 J . s . B. 1 J /s . C. 10 J . s . D. 10 J /s .
Câu 3. Một lực tác dụng vào một vật nhưng vật đó không chuyển động. Điều này có nghĩa là
A. lực đã sinh công. B. lực không sinh công.
C. lực đã sinh công suất. D. lực không sinh công suất.
Câu 4. Động cơ của một thang máy tác dụng lực kéo 20 000 N để thang máy chuyển động thẳng lên trên
trong 10 s và quãng đường đi được tương ứng là 18 m. Công suất trung bình của động cơ là
A. 36 kW B. 3,6 kW C. 11 kW D. 1,1
kW.
Câu 5. Một động cơ điện được thiết kế để kéo một thùng than nặng 400 kg từ dưới mỏ có độ sâu 200 m
lên trên mặt đất trong thời gian 2 phút. Hiệu suất của động cơ là 80 % . Công suất toàn phần của động cơ là
A. 8,2 kW . B. 6,5 kW . C. 82 kW . D. 65 kW .
Câu 6. Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100 W tiêu thụ năng lượng 1000 J . Thời gian thắp sáng bóng
đèn là
A. 1 s . B. 10 s . C. 100 s . D. 1000 s .
Câu 7. Hiệu suất là tỉ số giữa
A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích.
B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí.
C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần.
D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
Câu 8. Hiệu suất càng cao thì
A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn.
B. năng lượng tiêu thụ càng lớn.
C. năng lượng hao phí cang ít.
D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít.
Câu 9. kW.h là đơn vị của
A.công. B. công suất. C. hiệu suất. D. lực.
Câu 10. Đơn vị nào sau đây không được dùng để đo công suất?
A. W . B. J . s . C. D.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về hiệu suất?
A. Hiệu suất của động cơ luôn nhỏ hơn 1.
B. Hiệu suất đặc trưng cho mức độ hiệu quả của động cơ.
C. Hiệu suất của động cơ được xác định bằng tỉ số giữa công suất có ích và công suất toàn phần của động
cơ.
D. Hiệu suất được xác định bằng tỉ số giữa năng lượng đầu ra và năng lượng đầu vào.
Câu 12. Một dây cáp sử dụng động cơ điện tạo ra một lực không đổi 50 N tác dụng lên vật và kéo vật đi
một đoạn đường 30 m trong thời gian 1 phút. Công suất của động cơ là
A. 50 W. B. 25 W. C. 100 W. D. 75 W.
Câu 13. Công suất được xác định bằng:
A. tích của công và thời gian thực hiện công.
B. công thực hiện trong một đơn vị thời gian.
C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài.
D. giá trị công thực hiện được.
Câu 14. Trong ôtô, xe máy vv... có bộ phận hộp số (sử dụng các bánh xe truyền động có bán kính to nhỏ
khác nhau) nhằm mục đích
A. thay đổi công suất của xe. B. thay đổi lực phát động của xe.
C. thay đổi công của xe. D. duy trì vận tốc không đổi của xe.
Câu 15. Kết luận nào sau đây nói về công suất làkhông đúng?
A. Công suất đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm.
B. Công suất là đại lượng đo bằng tích số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
C. Công suất là đại lượng đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công ấy.
D. Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
Câu 16. Một động cơ điện cỡ nhỏ được sử dụng để nâng một vật có trọng lượng 2,0 N lên cao 80 cm trong
4,0s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng
A. 0,080 W.    B. 2,0 W.    C. 0,80 W.    D. 200 W.
Câu 17. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất:
A. HP (mã lực) B. W (oát) C.J.s D. N.m/s
Câu 18. Điền từ vào chỗ chấm: 1KWh = … J
A .1000 B .3600 C.3,6 ×1 06 D.1
Câu 19. Đơn vị nào dưới đây không phải là đơn vị công suất?
A. HP B. MW C.kWh D. Nm/s
Câu 20. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của công?
A. kW.h B. N.m C. kg.m2/s2D. kg.m2/s

Bài 17. ĐỘNG NĂNG VÀ THẾ NĂNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. Tóm tắt lý thuyết


Động năng.
a. Định nghĩa:
Động năng là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động và được xác định theo công

thức:
Với v: vận tốc của vật trong quá trình chuyển động (m/s)
m: Khối lượng của vật (kg)
Động năng có đơn vị là (J)
b. Đặt điểm của động năng:
− Động năng phụ thuộc vào khối lượng và chỉ phụ thuộc độ lớn vận tốc, không phụ thuộc hướng vận tốc
− Động năng là đại lượng vô hướng, không âm.
− Động năng có giá trị phụ thuộc vào hệ quy chiếu.
c. Định lý động năng:
Độ biến thiên động năng bằng công của các ngoại lực tác dụng vào vật. Công này dương thì động năng của
vật tăng, công này âm thì động năng của vật giảm.
1 2 1 2
W d − W d 0= m v − m v 0 =A
2 2

Thế năng trọng trường.


a. Định nghĩa:
Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái Đất và vật, nó phụ thuộc vào vị
trí của vật trong trọng trường. Nếu chọn thế năng tại mặt đất thì thế năng trọng trường của một vật có khối
lượng m đặt tại độ cao z là: Wt = mgz
Với: + z là độ cao của vật so với vị trí gốc thế năng
+ g là gia tốc trọng trường
+ Đơn vị thế năng là jun (J)
Chú ý:
+ Để xác định thế năng, ta cần phải chọn mốc thế (là vị trí mà tại đó thế năng bằng 0)
+ Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì thế năng tại mặt đất bằng không (W t = 0)
+ Khi chọn gốc tọa độ trùng gốc thế năng, chiều dương trục Oz hướng lên thì: Vị trí trên gốc z > 0; dưới gốc
z < 0.
b. Tính chất:
− Là đại lượng vô hướng
− Có giá trị dương, âm hoặc bằng không, phụ thuộc vào vị trí chọn làm gốc thế năng.
c. Công của vật:
Công của vật trong thế năng trọng trường là độ thay đổi thế năng của vật:
A=W t 1 −W t 2=mg z1 −mg z 2
Cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
a. Định nghĩa.
Cơ năng cùa vật chuyến động dưới tác dụng của trọng lực thì bằng tổng động năng và thế năng của vật:
1 2
W d +W t = m v + mgz
2
b. Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động dưới tác dụng của trọng lực.
Khi một vật chuyến động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là một đại
lượng bảo toàn.

c. Hệ quả:
Trong quá trình chuyển động của một vật trong trọng trường (bỏ qua ma sát):
+ Cơ năng luôn luôn được bảo toàn và không thay đổi trong quá trình chuyển động
+ Nếu động năng giảm thì thế năng tăng và ngược lại (động năng và thế năng chuyển hoá lẫn nhau)
+ Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
II. Tự luận
Bài 1: Em đang ngồi trên chiếc xe buýt chuyển động thẳng đều với tốc độ 50 km/h, xác định động năng của
em trong các trường hợp sau:
a. Chọn hệ quy chiếu gắn với xe buýt.
b. Chọn hệ quy chiếu gắn với hàng cây bên đường.
Bài 2: Một mũi tên nặng 48 g đang chuyển động với tốc độ 10 m/s. Tính động năng của mũi tên.
Bài 3: Một vật nặng 3  kg đang đứng yên trên mặt phẳng nhẵn nằm ngang thì bị tác dụng bởi một lực có độ
lớn 15  N theo phương song song với mặt ngang trong thời gian 3  s. Tính:
a. Vận tốc lớn nhất của vật.
b. Công mà lực đã thực hiện.
c. Động năng lớn nhất của vật.
Bài 4: Cho một vật có khối lượng 500g đang chuyển động vói vận tốc ban đầu là 18km/h. Tác dụng của một
lực F thì vật đạt vận tốc 36 km/h. Tìm công của lực tác dụng. Lấy g = 10m/s 2.
Bài 5: Một người có khối lượng 60kg đứng trên mặt đất và cạnh một cái giếng nước, lấy g = 10 m/s 2.
a. Tính thế năng của người tại A cách mặt đất 3m về phía trên và tại đáy giếng cách mặt đất 5m với gốc thế
năng tại mặt đất.
b. Nếu lấy mốc thế năng tại đáy giếng, hãy tính lại kết quả câu trên
c. Tính công của trọng lực khi người di chuyến từ đáy giếng lên độ cao 3m so với mặt đất. Nhận xét kết quả
thu được.
Bài 6: Khi nước chảy từ thác nước xuống:
a. Lực nào làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới?
b. Lực nào sinh công trong quá trình này?
c. Động năng và thế năng của nó thay đổi như thế nào?
d. Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng động năng và độ giảm thế năng?
Bài 7: Dòng nước từ đỉnh thác có tốc độ là 5,1 m/s thì rơi tự do xuống chân thác. Biết đỉnh thác cao 5,7 m
và lấy g = 9,8 m/s2. Với mỗi kg nước hãy tính
a. Động năng khi nước rơi từ đỉnh thác.
b. Thế năng ở đỉnh thác so với chân thác.
c. Tốc độ của nước khi đến chân thác.
Bài 8: Thả vật rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g = 10m/s2
a. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất.
b. Tính độ cao của vật khi Wd = 2Wt
c. Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu 10cm. Tính lực cản trung bình tác dụng lên vật, cho m =
100g.

III.B. Bài tập trắc nghiệm


Loại 1. Động năng
Câu 1: Động năng là đại lượng:
A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
C. Véc tơ, luôn dương. D. Véc tơ, luôn dương hoặc bằng không.
Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
B. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng tích của khối lượng và bình phương vận tốc của vật.
C. Động năng là đại lượng vô hướng và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc
của vật.
D. Động năng là đại lượng vectơ và có giá trị bằng một nữa tích của khối lượng và bình phương vận tốc của
vật.
Câu 3: Biểu thức tính động năng của vật là:
A. Wđ = mv B. Wđ = mv2 C. Wđ = mv2/2D. Wđ = mv/2
Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây saikhi nói về động năng:
A. động năng được xác định bằng biểu thức Wđ =mv2/2.
B. động năng là đại lượng vô hướng luôn dương hoặc bằng không.
C. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó chuyển động.
D. động năng là dạng năng lượng vật có được do nó có độ cao z so với mặt đất.
Câu 5: Động năng của một vật sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?
A. Vật chuyển động thẳng đều. B. Vật chuyển động tròn đều.
C. Vật chuyển động biến đổi đều. D. Vật đứng yên.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của động năng?
A. J. B. Kg.m2/s2. C. N.m. D. N.s.
Câu 7: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh. B. Viên đạn đang bay.
C. Búa máy đang rơi. D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 8: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?
A. Lực cùng hướng với vận tốc vật B. Lực vuông góc với vận tốc vật
C. Lực ngược hướng với vận tốc vật D. Lực hợp với vận tốc 1 góc nào đó.
Câu 9: Có hai vật m1 và m2 cùng khối lượng 2m, chuyển động thẳng đều cùng chiều, vận tốc m1 so với
m2 có độ lớn bằng v, vận tốc của m 2 so với người quan sát đứng yên trên mặt đất cũng có độ lớn bằng v. Kết
luận nào sau đây là sai?
A. Động năng của m1 trong hệ quy chiếu gắn với m2 là mv2.
B. Động năng của m2 trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát là mv2.
C. Động năng của m1 trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát là 2mv2.
D. Động năng của m1 trong hệ quy chiếu gắn với người quan sát là 4mv2.
Câu 10: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều. D. chuyển động biến đổi đều.

Loại 2. Định lý biến thiên động năng


Câu 1: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc của vật v > 0. B. Gia tốc của vật a > 0.
C. Gia tốc của vật tăng. D. Các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
Câu 2: Động năng của vật giảm khi đi
A. vật chịu tác dụng của lực ma sát. B. vật chịu tác dụng của 1 lực hướng lên.
C. vật đi lên dốc. D. vật được ném lên theo phương thẳng đứng.
Câu 3: Động năng của một vật sẽ tăng khi vật chuyển động:
A. thẳng đều. B. nhanh dần đều.C. chậm dần đều. D. biến đổi.
Câu 4: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác
dụng lên xe làm xe dừng lại là:
A. A = mv2/2. B. A = -mv2/2. C. A = mv2. D. A = -mv2.
Câu 5: Khi 1 vật chịu tác dụng của 1 lực làm vận tốc biến thiên từ ⃗
V 1 →⃗
V 2thì công của ngoại lực được
tính:
2 2
A. A = mV2 – mV1 B. A =mV 2 /2 − mV 1 /2
2 2
C. A = mV22- mV12 D. A = mV 2 /2+ mV 1 /2
Câu 6: Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
A. tăng.             B. giảm.             C. không đổi.           D. bằng không
Câu 7: Một vật đang chuyển động với vận tốc v. Nếu hợp lực tác dụng vào vật triệt tiêu thì động năng của
vật:
A. giảm theo thời gian. B. không thay đổi.
C. tăng theo thời gian. D. triệt tiêu.
Câu 8: Động năng của vật tăng khi:
A. Vận tốc vật dương B. Gia tốc vật dương
C. Gia tốc vật tăng D. Ngoại lực tác dụng lên vật sinh công dương. 
Câu 9: Khi lực tác dụng vào vật sinh công âm thì động năng:
A. tăng.             B. giảm.             C. không đổi.             D. bằng không
Câu 10: Một ô tô khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v thì tài xế tắt máy. Công của lực ma sát tác
dụng lên xe làm xe dừng lại là:
mv 2 mv
2
A= A=− 2 2
A. 2 B. 2 C. A=mv D. A=−mv
Câu 11: Một viên đạn có khối lượng 14 g bay theo phương ngang với vận tốc 400 m/s xuyên qua tấm gỗ
dày 5 cm, sau khi xuyên qua gỗ, đạn có vận tốc 120 m/s. Tính lực cản trung bình của tấm gỗ tác dụng lên
viên đạn có độ lớn.
A. 90000 N.    B. 24000 N.    C. 16500 N.    D. 24416 N.
Câu 12: Một ôtô có khối lượng 1100 kg đang chạy với vận tốc 24 m/s. Tính lực hãm trung bình trên quãng
đường ôtô chạy 60 m.
A. 9000,5 N.    B. 2400 N.    C. 1650 N.    D. 4363,3 N.
Loại 3. Thế năng
Câu 1: Chọn phát biểu sai? Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con
đường khác nhau thì
A. độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 2: Khi một vật chuyển động RTD từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
Câu 3: Chọn phát biểu sai khi nói về thế năng trọng trường:
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng vật có do nó được đặt tại một vị trí xác định trong trọng
trường của Trái đất.
B. Khi tính thế năng trọng tường, có thể chọn mặt đất làm mốc tính thế năng.
C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.
D. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức Wt = mgz.
Câu 4: Một vật có khối lượng m nằm yên thì nó có thể có:
A. vận tốc. B. động năng. C. động lượng. D. thế năng.
Câu 5: Đại lượng vật lí nào sau đây phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường?
A. Động năng. B. Thế năng.
C. Trọng lượng. D. Động lượng.
Câu 6: Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là:
A. Thế năng đàn hồi. B. Động năng.
C. Cơ năng. D. Thế năng trọng trường.
Câu 7: Thế năng của một vật không phụ thuộc vào (xét vật rơi trong trọng trường):
A. Vị trí vật. B. Vận tốc vật.
C. Khối lượng vật. D. Độ cao.
Câu 8: Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây
không đổi?
A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc.
Câu 9: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì:
A. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công dương.
B. Thế năng của vật giảm, trọng lực sinh công âm.
C. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công dương.
D. Thế năng của vật tăng, trọng lực sinh công âm.

You might also like