You are on page 1of 103

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜ NG ĐẠI H Ọ C B ÁCH K H O A

CHƯƠNG III.
LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật:


Bộ luật Dân sự 2015.
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

2
A. PHÁP LUẬT DÂN SỰ
NỘI DUNG LUẬT DÂN SỰ

KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ


1. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
2.

CÁC CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ CỦA


3. PHÁP LUẬT DÂN SỰ

4
1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU
CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH
CỦA LUẬT DÂN SỰ.

5
1.1. KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ

Luật Dân sự Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ
thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp
luật dân sự do Nhà nước ban hành và được Nhà nước đảm bảo
thực hiện, quy định về địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về
cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân
thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ
được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài
sản và tự chịu trách nhiệm. (sau đây gọi là quan hệ dân sự). 6
1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH CỦA
NGÀNH DÂN SỰ

Đối tượng
điều chỉnh
=> Đặc thù

Quan hệ Quan hệ tài


Một số
nhân thân sản

Quan hệ dân sự
7
1.2.1 QUAN HỆ TÀI SẢN

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa các chủ thể gắn với tài sản và
được hình thành trên cơ sở bình đẳng giữa các chủ thể.

Cá nhân Tài sản Cá nhân

Cá nhân Tài sản Tổ chức

Tổ chức Tài sản Tổ chức

Một số 8
VỀ MẶT NGUYÊN TẮC, CÓ THỂ ĐƯỢC
CHUYỂN GIAO

Điều 365. Chuyển giao quyền yêu cầu


1. Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ có thể chuyển giao
quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận, trừ trường
hợp sau đây:
a) Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm
phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
.........

9
VÍ DỤ

- Chủ sở hữu có thể từ bỏ quyền sở hữu tài sản như việc vứt bỏ tài sản =>
Điều 192 BLDS 2015.
- Ông A và ông B thỏa thuận mua bán một máy vi tính => Hợp đồng mua
bán tài sản theo Điều 430 BLDS 2015.

- Ông C và bà D thỏa thuận chuyển nhượng 100m2 quyền sử dụng đất với
số tiền 600 triệu đồng.
10
1.2.2 QUAN HỆ NHÂN THÂN

Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể về những lợi ích
phi vật chất, không thể chuyển giao được vì nó gắn liền với
những cá nhân, tổ chức nhất định. Nó ghi nhận đặc tính riêng biệt
và sự đánh giá của xã hội đối với cá nhân hay tổ chức đó.

Một số

11
VỀ MẶT NGUYÊN TẮC, KHÔNG ĐƯỢC
CHUYỂN GIAO

Theo khoản 3 Điều 19 và Điều 41 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005:
“Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây công bố tác phẩm
hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm” và “Tổ chức, cá nhân
được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại
khoản tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này theo thỏa thuận
trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả”.

12
VÍ DỤ

Điều 35. Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể


người và hiến, lấy xác
Cá nhân có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình
khi còn sống hoặc hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác
của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho
người khác hoặc nghiên cứu y học.

13
VÍ DỤ

Điều 32 BLDS 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình
ảnh
“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì
phải trả thù lao cho người có hình ảnh…”.
14
1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH

Là tổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước


tác động đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản nhằm làm cho các quan hệ này phát sinh, thay
đổi, chấm dứt phù hợp với lợi ích của các bên chủ
thể và lợi ích của Nhà nước.

15
Phương pháp
điều chỉnh

Phương pháp bình Phương pháp


đẳng, thỏa thuận tự định đoạt

VD: Khoản 1 Điều 433 VD: Khoản 1 Điều 36


BLDS 2015 BLDS 2015 1
6
BÌNH ĐẲNG, THỎA THUẬN

Theo Khoản 1 Điều 433 Giá và phương thức thanh toán


1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận
Theo Khoản 1 Điều 36 . Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong
trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa
định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định
rõ giới tính.

17
TỰ ĐỊNH ĐOẠT

Theo Điều 609 BLDS: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt
tài sản của mình
Điều 644 quy định: cá nhân không thể chuyển toàn bộ như sản của
mình cho người khác thông qua di chúc nếu họ có con chưa thành
niên, cha, mẹ, vợ, chồng.
+ Những người này sẽ được hưởng một phần di sản bắt buộc – đây
là quy định mà BLDS đặt ra mang tính bắt buộc.
18
BÀI TẬP

Nhận định sau đây là Đúng hay sai? Tại sao?


1. Luật Dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân
thân trong xã hội.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự là tất cả các quan
hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các
chủ thể trong xã hội.
3. Phương pháp “tự định đoạt” trong quan hệ dân sự mang
tính tuyệt đối.
19
2. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ

2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

• Nguyên tắc bình đẳng


• Nguyên tắc tự do cam kết, thỏa thuận
• Nguyên tắc thiện chí, trung thực
• Nguyên tắc tôn trọng lợi ích hợp pháp của
người khác
• Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm
20
2.2. CHỦ THỂ QUAN HỆ
PHÁP LUẬT DÂN SỰ

CÁ NHÂN

PHÁP NHÂN

CHỦ THỂ KHÁC

21
2.2.1. CÁ NHÂN

1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân

2 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân

22
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Là khả năng cá nhân có quyền và nghĩa


vụ dân sự

ĐIỀU 16
Mọi cá nhân: như nhau
BLDS

Có: sinh ra
Chấm dứt: chết
23
NĂNG LỰC PHÁP LUẬT
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

BỊ HẠN CHẾ TRONG TRƯỜNG HỢP BLDS


HOẶC LUẬT KHÁC CÓ LIÊN QUAN QUY
ĐỊNH

24
Điều 18. Không hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp
Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
=> Như vậy NLPLDS cá nhân vẫn có thể bị hạn chế
Vd: Anh Văn A được Nhà nước trao cho quyền được hưởng thừa kế của
cha đẻ là ông Minh B.
Nếu anh A thuộc trường hợp không được hưởng di sản thừa kế (doạ giết
ông B…) thì không được hưởng di sản thừa kế.
25
NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN

Là khả năng của cá nhân bằng


hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền và nghĩa vụ dân sự

26
NĂNG LỰC HÀNH VI
DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN

Không giống nhau giữa mỗi cá nhân

ĐIỀU 19
BLDS
Phụ thuộc mức độ nhận thức, làm chủ
hành vi của mỗi người: tuổi
27
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC, KHẢ NĂNG
LÀM CHỦ HÀNH VI

Người thành niên: Người chưa thành niên:


- Từ đủ 18 tuổi trở lên, - Là người chưa đủ 18 tuổi,
- Có NLHVDS đầy đủ. - NLHVDS chưa đầy đủ
- Trừ TH: Mất NLHVDS;
hạn chế NLHVDS; khó (có 1 phần) (không đầy
khăn trong nhận thức, làm đủ).
chủ hành vi…
28
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Dưới 6 tuổi: phải do người đại diện (cha, mẹ…)


xác lập, thực hiện giao dịch

Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi: phải được người đại diện


đồng ý (cha, mẹ,…); trừ giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày

Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: tự xác lập, thực hiện;


trừ giao dịch liên quan động sản/bất động sản 29
• Điều 125.

• 1. Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế NLHVDS xác
lập, thực hiện: vô hiệu

• Trừ:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã
thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Năng lực
hành vi dân
sự

Cơ bản Đặc biệt

Hạn
Mất Người khó chế
năng khăn trong năng
Chưa
Đầy đủ lực nhận thức, lực
đầy đủ
hành vi làm chủ hành vi
dân sự hành vi dân sự
31
Tâm thần hoặc bệnh khác
Nội dung

Dẫn đến không thể nhận


thức, làm chủ hành vi

Mất năng lực


hành vi dân sự Có yêu cầu
Điều 22 BLDS

Thủ tục: Toà án tuyên bố


(cơ sở giám định pháp y
tâm thần) 32
Người thành niên
Nội dung Do thể chất/tinh thần

Không đủ khả năng nhận


Khó khăn trong thức nhưng chưa đến mức
nhận thức, làm mất
chủ hành vi
Điều 23 BLDS
Có yêu cầu

Thủ tục: Toà án


tuyên bố
33
Nghiện ma tuý/chất
Nội dung kích thích khác

Hạn chế năng Phá tán tài sản của gia đình
lực hành vi dân
sự
Điều 24 BLDS
Có yêu cầu của người có
quyền, lợi ích liên quan
Thủ tục: Toà án
tuyên bố
34
• Điều 125.

• 1. Giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất NLHVDS, người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế NLHVDS xác
lập, thực hiện: vô hiệu

• Trừ:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự
nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã
thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
TÌNH HUỐNG
Ông A có vợ là bà B, ông A gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.
Một ngày đẹp trời, ông A bị tai nạn giao thông, bị mất trí
nhớ. Bà B cần dùng tiền của ông A để chi trả tiền chữa
trị cho ông A.
Bà B rút tiền tại Ngân hàng của ông A được không?

36
TRẮC NGHIỆM

1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là:


A. không giống nhau giữa mỗi cá nhân
B. không bị hạn chế trong mọi trường hợp
C. có từ khi cá nhân sinh ra
D. chấm dứt khi cá nhân chết
2. Nhận định nào sau đây nói đúng về năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân?
A. NLPLDS của cá nhân chỉ có thể bị hạn chế bởi Luật.
B. NLPLDS của cá nhân không giống nhau giữa mỗi cá nhân.
C. NLPLDS của cá nhân sẽ không bao giờ chấm dứt. 37

D. NLPLDS của cá nhân phụ thuộc vào độ tuổi.


TRẮC NGHIỆM
3. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là
A. khả năng của cá nhân bằng hành vi xác lập nghĩa vụ dân sự.
B. số lượng các quyền và nghĩa vụ dân sự mà cá nhân có.
C. khả năng cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự.
D. bao gồm mọi quyền lợi mà cá nhân được hưởng.
4. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, trường hợp nào ĐÚNG khi nói
về năng lực hành vi dân sự của cá nhân?
A. Cá nhân dưới 18 tuổi có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
B. Mọi cá nhân đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
C. Người chưa thành niên là người không có năng lực hành vi dân sự .
D. Năng lực hành vi dân sự là như nhau giữa mọi chủ thể do Nhà nước quy định.
38
TRẮC NGHIỆM

5. Nhận định nào sau đây đúng khi đề cập đến người thành niên?
A. Người thành niên là người từ 18 tuổi trở lên
B. Người thành niên là chủ thể quan hệ pháp luật dân sự
C. Người thành niên luôn là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
D. Người thành niên luôn hoàn thiện về ý chí và tâm lý
6. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về người chưa thành niên:
A. Người chưa thành niên là người không có năng lực hành vi dân sự một cách đầy đủ
B. Người chưa thành niên là người không có năng lực pháp luật dân sự một cách đầy đủ
C. Người chưa thành niên không được phép thực hiện giao dịch phục vụ nhu cầu thiết yếu.
D. Người chưa thành niên là người dưới 6 tuổi không được tự mình xác lập giao dịch dân sự.
39
7. Theo pháp luật dân sự, nhận định nào là ĐÚNG khi nói về
năng lực chủ thể của cá nhân?
A. Người bị bệnh tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự
B. Người bị bệnh tâm thần là người hạn chế năng lực hành vi dân sự
C. Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần
D. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần
8. Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, người hạn chế năng lực hành
vi dân sự là
A. người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác
B. người không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
C. người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác tương tự
D. người chưa thành niên 40
2.2.2. PHÁP NHÂN (ĐIỀU 74)

Được thành lập theo quy định của BLDS,


luật khác có liên quan.

Điều kiện tiên Có cơ cấu tổ chức (Điều 83 BLDS)


quyết trước Có tài sản độc lập
hết là tổ chức Tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Nhân danh mình tham gia QHPL
một cách độc lập
41
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA PHÁP NHÂN

- Pháp nhân phải có cơ quan điều hành.

- Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của


pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

42
PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN

- Pháp nhân thương mại


- Pháp nhân phi thương mại

43
PHÂN LOẠI PHÁP NHÂN

- Pháp nhân công pháp


- Pháp nhân tư pháp

44
LƯU Ý

- Chi nhánh, văn


phòng đại diện của
KHÁC
Pháp nhân: không
NHAU??
có tư cách pháp
nhân
45
2.2.2. NĂNG LỰC CHỦ THỂ CỦA PHÁP NHÂN

Năng lực chủ thể của pháp nhân gồm:

Năng lực pháp luật dân sự và

Năng lực hành vi dân sự

46
NLPLDS CỦA PHÁP NHÂN
• Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các
quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn
chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký
hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào
sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp
nhân. 47
NLPLDS CỦA PHÁP NHÂN

Phát sinh kể từ thời điểm


Chấm dứt
• thành lập hoặc cho phép
Kể từ thời điểm
thành lập.
chấm dứt pháp nhân.
• Ghi vào sổ đăng ký.

48
NLHVDS CỦA PHÁP NHÂN

- Là khả năng pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp
luật của pháp nhân xác lập, thực hiện các quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự.

- Cùng phát sinh, chấm dứt đồng thời với NLPLDS


49
NLHVDS CỦA PHÁP NHÂN

NLHVDS của Pháp nhân được xác định dựa trên hai yếu
tố chủ yếu: yếu tố tâm lý (ý chí) và yếu tố hoạt động của
pháp nhân

50
2.2.3. CHỦ THỂ KHÁC

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,


Cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương

Hộ gia đình, tổ hợp tác

Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân


51
TRẮC NGHIỆM

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, pháp nhân:


A. là chủ thể quan trọng nhất
B. có NLPLDS, NLHVDS
C. không bị hạn chế năng lực chủ thể trong mọi trường hợp
D. phải thành lập chi nhánh 52
2.3. KHÁI NIỆM TÀI SẢN

VẬT

TIỀN
TÀI SẢN
Điều 105
GIẤY TỜ CÓ GIÁ

QUYỀN TÀI SẢN


53
VẬT

Có giá trị sử dụng

Con người chiếm hữu được

VD: Nhà, ô tô, xe đạp…

54
TIỀN

Công cụ thanh toán đa năng

Công cụ tích lũy tài sản

Công cụ định giá

55
GIẤY TỜ CÓ GIÁ

Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu,


hối phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc,
chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy
định của pháp luật, trị giá được thành tiền
và được phép giao dịch.
56
QUYỀN TÀI SẢN

Điều 115 BLDS 2015


Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền,
bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền
sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền
tài sản khác.
57
THẢO LUẬN

- Điện năng
- Không khí TÀI SẢN
- Tiền vàng mã KHÔNG?
- Quyền đòi nợ THUỘC LOẠI
- Sổ tiết kiệm TÀI SẢN
- Tiền ảo Bitcoin, Litecoin NÀO?
- Ngoại tệ
58
PHÂN LOẠI TÀI SẢN

Tài sản hiện có và


Bất động sản và
tài sản hình thành Hoa lợi, lợi tức
động sản
trong tương lai

Tài sản có đăng ký quyền Tài sản tự do lưu thông;


sở hữu hoặc không có hạn chế lưu thông; cấm
đăng ký quyền sở hữu lưu thông
59
PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN

Đất đai

BẤT Nhà, công trình gắn liền với đất đai


ĐỘNG
SẢN
Tài sản khác gắn liền với nhà, công trình

Tài sản khác 60


PHÂN BIỆT ĐỘNG SẢN VÀ
BẤT ĐỘNG SẢN

ĐỘNG SẢN

Là những tài sản không phải bất động sản

61
PHÂN LOẠI VẬT

Vật chính và vật phụ; vật chia được và vật không chia
được; vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật cùng loại và
vật đặc định; vật đồng bộ.

62
TRẮC NGHIỆM

1. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, tài sản bao gồm:
A. 2 loại C. 4 loại
B. 3 loại D. 5 loại
2. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, động sản là:
A. Nhà B. Đất đai
C. Cây lâu năm D. Gia cầm
63
BÀI TẬP

3. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, đâu là bất động


sản?
A. Gara Oto trong nhà B. Trái xoài chín
C. Con trâu D. Vật và tiền
4. Xe oto, xe gắn máy là bất động sản theo pháp luật
dân sự Việt Nam. Đúng hay sai? Tại sao? 64
2.4. GIAO DỊCH DÂN SỰ
ĐIỀU 116

Hợp đồng

Hành vi pháp lý đơn phương

Làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt


quyền và nghĩa vụ
65
ĐIỆU KIỆN CÓ HIỆU LỰC
CỦA GDDS

Chủ thể có NLPL, NLHV

Tự nguyện

Mục đích không trái luật, vi phạm đạo đức

Hình thức 66
GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Không tuân Hệ quả: không làm phát sinh, thay đổi, chấm
thủ điều kiện dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
có hiệu lực

67
2.5. CHẾ ĐỊNH ĐẠI DIỆN

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (người đại diện) nhân
danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (người
được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Gồm: đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền

68
2.6. THỜI HẠN, THỜI HIỆU

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời
điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc
thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể
theo điều kiện do luật quy định.

69
3. NHỮNG CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ
CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
71
3.1. QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN

QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI


1. TÀI SẢN

QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI


TÀI SẢN
2.

71
3.1.1. QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Khái niệm: Là các quyền năng cụ thể bao gồm quyền chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của mình.
Người
Quyền chiếm hữu
không phải
ĐIỀU chủ sở hữu
Quyền sử dụng có một số
158
quyền năng
Quyền định đoạt nhất định.
72
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản
(Điều 161)
- Theo thỏa thuận của các bên;
NGUYÊN TẮC
XÁC LẬP, - Theo quy định của pháp luật;
THỰC HIỆN
QUYỀN SỞ - Thời điểm tài sản được
HỮU chuyển giao.
- Chủ sở hữu được thực hiện
mọi hành vi theo ý chí
nhưng…

73
QUYỀN SỬ DỤNG

•Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản.
•Được sử dụng tài sản theo ý mình nhưng không được
gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của nhà
nước, công cộng, quyền và lợi ích của người khác. 74

74
QUYỀN ĐỊNH ĐOẠT
Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.

Điều kiện định đoạt:


+ Có năng lực hành vi dân sự.
+ Nếu pháp luật có qui định về thủ tục định đoạt thì phải tuân theo thủ tục
đó.
+ Người không phải là chủ sở hữ chỉ có quyền định đoạt TS theo ủy
quyền của chủ sở hữu hoặc theo qui định pháp luật. 75

75
QUYỀN CHIẾM HỮU

• Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, chi phối tài sản
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tài sản của chủ sở hữu.

Có căn cứ pháp Không có căn


luật cứ pháp luật
(Chủ sở hữu…?) (Không phải
chủ)
76
QUYỀN CHIẾM HỮU

VD1: CSH chiếc điện thoại: nắm giữ, sử dụng và định đoạt.

=> Trực tiếp.

VD2: Đối với hợp đồng gửi giữ tài sản thì CSH đã chuyển giao
quyền chiếm hữu thực tế cho người giữ tài sản còn mình chỉ
thực hiện việc quản lý tài sản.

=> Gián tiếp.


77
CHIẾM HỮU: CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG?

Điều 165:
1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là:
a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân
sự phù hợp với quy định của pháp luật;

2. Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều
này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
CHIẾM HỮU: NGAY TÌNH HAY KHÔNG?

Điều 180. Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ
để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.

Điều 181. Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết
hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
79
*QUYỀN CỦA CHỦ SỞ HỮU TRONG VẤN ĐỀ
ĐÒI LẠI TÀI SẢN
1. ĐÒI LẠI TÀI SẢN TỪ NGƯỜI CHIẾM HỮU
KHÔNG CÓ CĂN CỨ PHÁP LUẬT KHÔNG NGAY TÌNH

• Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi
lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người
được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của
chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.
81
2. ĐÒI LẠI TÀI SẢN LÀ ĐỘNG SẢN KHÔNG PHẢI ĐĂNG KÝ
QUYỀN SỞ HỮU TỪ NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu
từ người chiếm hữu ngay tình
- Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu
ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù
với người không có quyền định đoạt tài sản;
- Trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có
quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường
hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.
82
3. ĐÒI LẠI TÀI SẢN LÀ BẤT ĐỘNG SẢN HOẶC ĐỘNG SẢN PHẢI
ĐĂNG KÝ QUYỀN SỞ HỮU TỪ NGƯỜI CHIẾM HỮU NGAY TÌNH

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu
hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc
bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định
tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.

83
• Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

• Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền
yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền
khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

84
Vật rời
Không ngay tình Trả lại tài sản
ngoài ý
Chiếm hữu chí của
không có CSH (lấy
căn cứ pháp Động sản HĐ không cắp,
luật Ngay tình không phải có đền bù mất…)
đăng ký
Vật rời
QSH
HĐ có theo ý chí
Động sản của chủ
đền bù (cho
phải đăng mượn, cho
ký & BĐS thuê, cầm
cố…)

Trường hợp bán đấu giá; Bản


Không trả lại TS
án, Quyết định của TA 85
 Người chiếm hữu không ngay tình
Điều 166 BLDS: “Được yêu cầu
người chiếm hữu không ngay tình
trả lại tài sản”.

KIỆN ĐÒI TÀI SẢN  Người chiếm hữu ngay tình


+ Bất động sản/Động sản có đăng ký
=> Được đòi lại- Điều 167 BLDS
NGAY TÌNH?
+ Động sản: Không có đăng ký được
đòi lại khi: hợp đồng không đền bù.
Nếu là hợp đồng có đên bù thì được
đòi lại khi bị mất cấp, mất ngoài ý chí
86
TÌNH HUỐNG 1
A lấy xe đạp của B gửi trong bãi xe để đem đi bán cho bà C với giá 1 triệu, rồi A nói dối với
B là xe đã bị trộm mất. B đòi A bồi thường thiệt hại nhưng A lẫn tránh. Một năm sau B phát
hiện bà C đi xe đạp của mình, nên yêu cầu bà C trả lại. Bà C không đồng ý vì bà mua có trả
tiền và ngay thẳng theo thị trường. Hơn nữa bà C còn đem sơn lại chiếc xe với giá 200
nghìn làm tăng giá trị chiếc xe, do vậy bà C không đồng ý trả lại cho B.
a/ Nếu bà C biết rõ xe đó không phải của A nhưng vẫn tham giá rẻ mà mua và hy vọng
sơn lại để chủ sở hữu không nhận ra.
b/ Bà C không biết được xe đó là của B vì A nói mới được người thân cho, vì cần tiền
nên bán
B có được đòi lại tài sản từ C
hay không? Vì sao? 87
TÌNH HUỐNG 2
B đi du lịch và có mượn A máy ảnh để mang theo chụp. Sau khi về, chị C là bạn gái
của B tỏ ý thích máy ảnh nên anh B có đem tặng cho chị C và nói đây là máy ảnh
do tự anh mua tặng chị C. Hỏi:

a/ Anh A có quyền đòi máy ảnh mà chị C đang giữ máy ảnh hay không? Vì sao?

b/ Nếu C đem máy ảnh cho em trai của mình là X; khi X dùng thì bị A phát hiện.
Vậy A đòi thì X có phải trả không? Vì sao?

c/ Nếu B bán cho E, thì A được đòi lại máy ảnh từ E hay không? Vì sao?

88
TÌNH HUỐNG 3
An gửi xe và giấy tờ xe của mình cho Bình giữ hộ vì phải đi công tác
xa. Bình đã mang chiếc xe và giấy tờ xe đến để bán cho Cảnh với giá
5 triệu, và nói dối là xe của bạn mình đang túng thiếu nên nhờ bán
hộ; và hẹn với Cảnh là hoàn tất giấy tờ cho Cảnh trong vòng một
tháng. Cảnh tưởng thật nên đồng ý mua. Thỏa thuận xong Cảnh giao
tiền cho Bình để nhận xe và giấy tờ xe để tạm sử dụng. Sau đó Cảnh
gây tai nạn nên bị công an bắt giữ. Biết tin trên, Bình đã bỏ trốn. An
đi công tác về hay tin đến yêu cầu Cảnh phải bồi thường chiếc xe.
Hỏi An có đòi lại tài sản từ Cảnh hay không? Vì sao?
89
3.1.2. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU

• Sở hữu nhà nước: trước đây còn gọi là sở hữu toàn


dân.
• Sở hữu tập thể
• Sở hữu tư nhân
• Sở hữu chung: hợp nhất hoặc theo phần.
90

90
3.1.3. QUYỀN KHÁC ĐỐI VỚI TÀI SẢN

Điều 159:
1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi
phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

a) Quyền đối với bất động sản liền kề;

b) Quyền hưởng dụng;

c) Quyền bề mặt. 91
3.2. NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật,
chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc
không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ
thể khác.

Căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ

Đối tượng của nghĩa vụ: là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không
được thực hiện
92
3.3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ DÂN SỰ

Để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì các chủ thể dùng
một trong các biện pháp: cầm cố tài sản, thế chấp
tài sản, đặt cọc, kí cược, kí quỹ, bảo lãnh, tín chấp,
bảo lưu, cầm giữ và chế tài phạt vi phạm, bồi
thường thiệt hại,
93
3.4. HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS.


Hình thức: lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Trình tự xác lập, thực hiện hợp đồng :


- Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
- Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết. 94
3.5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là loại
trách nhiệm bồi thường thiệt hại được hình thành giũa các
chủ thể bất kỳ mà trước đó không có quan hệ hợp đồng
hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại
không xuất phát từ thực hiện hợp đồng.
95
3.5. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

(1) Có thiệt hại thực tế xảy ra.

(2) Có hành vi gây ra thiệt hại.

(3) Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và


thiệt hại.

Lưu ý: yếu tố lỗi


96
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Một là, nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời:


+ Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi
thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc,
phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần.
+ Nếu không thoả thuận được thì phải căn cứ từng loại thiệt hại
bao gồm những khoản nào và đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi.
97
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG
- Hai là, nguyên tắc cho phép giảm mức bồi thường khi không có lỗi hoặc
lỗi vô ý gây thiệt hại. Người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi
thường khi có đủ hai điều kiện song song với nhau, sau đây:
(i). Do không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại;
(ii). Thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của
người gây thiệt hại, có nghĩa là thiệt hại xảy ra mà họ có trách nhiệm bồi
thường so với hoàn cảnh kinh tế trước mắt của họ cũng như về lâu dài họ
không thể có khả năng bồi thường được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó.
98
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Ba là, nguyên tắc thay đổi mức bồi thường khi không còn
phù hợp.
+ Bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Xuất phát từ
yếu tố kinh tế - xã hội,…
99
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Bốn là, khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được
bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
+ Gây thiệt hại đến đâu bồi thường đến đó, nhưng trong nhiều trường hợp bên
bị thiệt hại lại là bên có phần lỗi dẫn đến thiệt hại => không được bồi thường.
+ Nếu cả hai bên đều có lỗi cố ý, nhưng thiệt hại mà bên bị thiệt hại gây ra cho
bên gây thiệt hại không đáng kể (có thiệt hại xảy ra nhưng không lớn), còn
thiệt hại mà bên gây ra thiệt hại cho bên bị thiệt hại tính toán được bằng con số
cụ thể…. 100
NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
NGOÀI HỢP ĐỒNG

- Năm là, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi
thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp
cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính
mình.
101
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG

Các loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Trách nhiệm riêng rẽ
- Trách nhiệm liên đới: ứng với mức độ lỗi/hoặc ngang nhau.

102
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP
ĐỒNG

Xác định thiệt hại được bồi thường:


Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; Thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm; Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; Thiệt hại do danh dự,
nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm; Thiệt hại do thi thể bị xâm phạm;
Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm

103

You might also like