You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bài thu hoạch: “Lịch sử hình thành và tiến hóa của sự sống và của
con người”

HỌ VÀ TÊN: ĐỖ MAI HƯƠNG

MÃ SINH VIÊN: 22000441

LỚP: K67 SINH HỌC CHUẨN

MÔN HỌC: KHOA HỌC TRÁI ĐẤT VÀ SỰ SỐNG

GIẢNG VIÊN BỘ MÔN:

Hà Nội, tháng 4 năm 2023

1
2
MỞ ĐẦU
Hiện nay, sự hình thành và phát triển của Trái Đất đang được coi là một ẩn số bên
cạnh đó vẫn còn có nhiều điều bí ẩn về nguồn gốc của thiên nhiên, con người và muốn
loài mà con người ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời thích đáng. Chúng ta mới chỉ căn
cứ vào những mẫu vật khảo cổ còn sót lại để tìm ra nguồn gốc, tổ tiên và đang dựa vào
khoa học để chứng minh những điều đó. Việc tìm hiểu về tự nhiên, muôn loài luôn
giúp ta hiểu rõ hơn về quá trình vận động và phát triển của tự nhiên. Bằng việc lồng
ghép những kiến thức đã học trong các môn học, trong quá trình học tập bằng việc
lồng ghép những kiến thức trong các môn học về tự nhiên, các sách khoa học nghiên
cứu. Nhưng những kiến thức đó chỉ dựa trên khoa học và lý thuyết nên nhiều khi con
người không thể hình dung hết được quá trình tiến hóa của các loài.
Trên Thế giới và Việt Nam đã có những bảo tàng để lưu giữ, trưng bày những mẫu
vật về nguồn gốc, sự tiến hóa của tự nhiên. Trên Thế giới có bảo tàng lịch sử tự nhiên
Vienna. Ở Việt Nam có bảo tàng Hải Dương học Nha Trang, bảo tàng Sinh học Tây
viên nhiên Việt Nam Nguyên, bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, bảo tàng Địa chất.
Ngày 30/03/2023 em đã có buổi thăm quan ở bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam,
chuyến đi mang lại nhiều điều bổ ích, mới mẽ, giúp em khám phá được sự hình thành
của sự sống qua 3,6 tỷ năm, biết được các thời kỳ phát triển của Trái đất cũng như sự
tiến hóa của các loài động vật và lý do tuyệt chủng của một số loài động vật .
Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (Vietnam National Museum of Nature) (BTTNVN)
là bảo tàng cấp quốc gia, đầu hệ trong hệ thống các bảo tàng thiên nhiên ở Việt Nam.
Được thành lập theo Nghị định 27/NĐ-CP, ngày 16/1/2004 của Chính phủ Việt Nam.
Hiện nay, BTTNVN do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam trực tiếp quản lý,
đồng thời chịu sự quản lý nhà nước. Mặc dù dự án xây dựng BTTNVN đã được Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam thông qua vào năm 2002, tuy nhiên cho đến nay,
BTTNVN vẫn chưa có diện tích riêng để xây dựng bảo tàng.
Sau này, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam được thành lập theo Nghị định 108/NĐ-
CP, ngày 25/12/2012 của Chính phủ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ

3
chức của Bảo tảng được quy định tại Quyết định số 261QĐ-VHL, ngày 26/02/2013
của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bảo tàng Thiên nhiên nằm khuất bên trong Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy Hà Nội). Đây là một trong những bảo
tảng mới, hiện đại tại Hà Nội, mở cửa từ 15/5/2014
Tuy diện tích khiêm tốn hơn 300 m (Tổng diện tích bảo tàng là hơn 1.000 m2)
nhưng bảo tảng có gần 1.400 mẫu vật được trưng bày trên đã khái quát hết được câu
chuyện lịch sử sự sống qua 3,6 tỷ năm về nguồn gốc sự sống và thiên nhiên.
BTTNVN tái hiện lại câu chuyện lịch sử sự sống qua 3,6 tỉ năm với các không gian
trưng bày về nguồn gốc sự sống (cây tiến hóa sinh giới), lịch sử sự sống và sự sống
hiện tại (tiến hóa người, thực vật và nấm, động vật và côn trùng ...), trải qua hàng tỉ
năm từ các tế bào sơ khai, quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên đã hình thành nên
thế giới sống như ngày nay.
I. Lịch sử hình thành và tiến hoá của sự sống
1. Cây tiến hoá sinh giới
Cây tiến hoá được đặt trong căn phòng hình vòng cung đặc biệt, được chạm khắc tỉ
mỉ thể hiện đầy đủ sự phát triển của các giống loài trên Trái Đất. Trái Đất hình thành
cách đây khoảng 4,5 tỉ năm, trải qua hàng tỉ từ các tế bào sơ khai tiến hóa và chọn lọc
tự nhiên đã hóa thành thế giới sống đa dạng như ngày nay. Sinh vật trên Trái Đất được
chia thành năm giới: giới nhân sơ (tầng dưới cùng), giới nguyên sinh (tầng thứ 2), giới
nấm, giới thực vật (màu xanh), giới động vật (màu đỏ)

4
- Giới Nhân sơ: Hình thành cách ngày nay khoảng 3,6 tỷ năm với các cá thể đơn
bào, chưa có nhân chuẩn. Hình thức dinh dưỡng là hấp thụ. Ví dụ: Virus, vi khuẩn và
tảo lam.
- Giới Nguyên sinh: Hình thành cách ngày nay khoảng 2,5 tỷ năm với các cá thể
đơn bào hoặc đa bào, có nhân chuẩn. Hình thức dinh dưỡng là hấp thụ, dị dưỡng hoặc
hoại dưỡng. Ví dụ: Amip, trùng đế giày, nấm nhầy,..
- Giới Động vật (màu đỏ): Gồm các cá thể đa bào, có nhân chuẩn; được chia làm
hai nhóm là động vật có xương sống và động vật không xương sống.
- Giới Thực vật (màu xanh): Gồm các cá thể đa bào, có nhân chuẩn: được chia
thành các ngành chính là Tảo, Rêu. Quyết (Dương xỉ), Hạt trần (thông, tuế,…), Hạ kín
(ngô, đậu,…). Hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng quang hợp.
- Giới Nấm (màu nâu): Gồm các sinh vật đơn bào hoặc đa bào, có nhân chuẩn.
Hình thúc dinh dưỡng là dị dưỡng. Ví dụ: Nấm nang, nấm đảng…
2. Niên đại địa chất tương đối
Niên đại địa chất tương đối xác định trình trự hình thành các lớp đá. Khi có nhiều
lớp đá, một vấn đề đặt ra là lớp nào cổ hơn và lớp nào trẻ hơn? Đó là nói tới tuổi tương
đối của lớp lớp. Niên đại tương đối được dùng để xác định tuổi của dá trầm tích và có
vai trò rất quan trọng trong địa chất học

5
Lịch sử phát triển cơ bản của sinh giới qua các đại địa chất được trình bày qua bảng
sau:
Thời gian Cách đây Đặc điểm địa chất,
(Ma) Giới động vật Giới thực vật
địa chất khí hậu
Thực vật
Kỷ Đệ Băng hà. Khí hậu Xuất hiện loài

Thực vật hạt kín


Kỷ nguyên của

Kỷ nguyên của
2,588 có hoa ngự
Đại Tân sinh

Tứ lạnh, khô người


trị

Thú
Các đại lục gần Phát sinh Linh
Xuất hiện
Kỷ Đệ giống hiện nay. trưởng. Phân hoá
66 thực vật có
Tam Khí hậu đầu kỷ ấm Thú, Chim, Côn
hoa
áp, cuối kỷ lạnh trùng
Tiến hoá động vật
Các đại lục Bắc
có vú. Cuối kỉ Cây hạt
Kỉ Phấn liên kết với nhau.
145 tuyệt diệt nhiều trần ngự trị

Kỉ nguyên của Thực vật hạt trần


Trắng Biển thu hẹp khí
loài sinh vật, kể
hậu khô
cả Bò sát cổ
Kỉ nguyên của Bò sát
Hình thành 2 đại
Đại Trung sinh

lục Bắc và Nam. Cây hạt


Bò sát cổ ngự trị.
Kỉ Jura 201 Biển tiến vào lục trần ngự trị
Phân hoá Chim
địa. Khí hậu ấm
áp.
Dương xỉ
Phân hoá Bò sát phát triển
Kỉ Tam Đại lục chiếm ưu cổ. Cá xương mạnh.
252
Điệp thế. Khí hậu khô phát triển. Phát Thực vật
sinh Thú và Chim có hạt xuất
hiện
Phân hoá Bò sát. Dương xỉ
Các đại lục liên
Phân hoá Côn phát triển
Kỉ kết với nhau. Băng
299 trùng. Tuyệt diệt mạnh. Cây
Pecmi hà. Khí hậu khô
nhiều động vật hạt trần
Kỉ nguyên của Lưỡng cư

Kỉ nguyên của Dương xỉ

lạnh
biển. phát triển
Dương xỉ
phát triển
Đầu kỉ ấm nóng,
Kỉ Lưỡng cư ngự trị. mạnh.
359 về sau trở nên lạnh
Cacbon Phát sinh Bò sát Thực vật
khô
có hạt xuất
hiện
Kỉ 419 Khí hậu lục địa Phân hoá Cá Dương xỉ
Đêvôn khô hanh, ven biển xương. Phát sinh xuất hiện
ẩm ướt. Hình Lưỡng cư, Côn
thành sa mạc trùng.

6
Hình thành đại
Cây có
lục. Mực nước
Kỉ Silua 443 Động vật lên cạn mạch lên

Kỉ nguyên của Cá
biển giảm. Khí
cạn
hậu khô.

Di chuyển đại lục.


Kỉ Băng hà. Mực Tuyệt diệt nhiều Phân hoá

Kỉ nguyên của tảo


485
Đ Ocđôvic nước biển giảm. sinh vật tảo. Tảo
ạ Khí hậu khô biển ngự
i trị. Phát
Phân bố đại lục và sinh thực

vật không xương sống


Kỉ đại dương khác xa Phát sinh các

Kỉ nguyên của động


c vật
541
ổ Cambri hiện nay. Khí ngành động vật
quyển nhiều CO2

Động vật không


Tích luỹ oxi trong Tảo xuất
Tiền Cambri

2500 xương sống xuất


khí quyển hiện
hiện

Sinh vật nhân thực cổ nhất


3500
Nhân vật nhân sơ xuất hiện
4600 Trái Đất hình thành

 Tiền Cambri: 4000 – 541 Triệu năm trước


Thời kỳ Tiền Cambri hay Tiền kỷ Cambri là
tên gọi không chính thức để chỉ một siêu liên
đại, bao gồm một số liên đại trong niên đại địa
chất của Trái Đất đã diễn ra trước khi có Liên
đại Hiển sinh (Phanerozoic). Nó kéo dài từ khi
Trái Đất hình thành vào khoảng 4500 Ma (triệu
năm trước) cho tới khi có sự tiến hóa của các
động vật có lớp vỏ cứng, đánh dấu sự bắt đầu
của kỷ Cambri, kỷ đầu tiên của đại đầu tiên
thuộc liên đại Hiển sinh, vào khoảng 542 Ma.
Thời kỳ Tiền Cambri không phải một "đại" - nó
chỉ đơn giản là "trước kỷ Cambri”.

7
- Người ta vẫn chưa rõ sự sống ở Trái Đất bắt nguồn từ khi nào, nhưng cacbon
trong các lớp đá cổ 3800 triệu năm tuổi có thể có nguồn gốc hữu cơ, các dạng vi khuẩn
được bảo toàn tốt trong các lớp hoá thạch. Một tập hợp rất đa dạng các dạng sự sống
đã xuất hiện vào khoảng 544 Ma, bắt đầu vào cuối thời kỳ Tiền Cambri với quần động
vật vỏ nhỏ được hiểu chưa kỹ và kết thúc trong thời gian rất sớm của kỷ Cambri, sự
phân tỏa rất nhanh này của sự sống được gọi là bùng nổ kỷ Cambri.
- Về các chuyển động mảng kiến tạo chỉ được biết đến lờ mở, người ta tin rằng
các tiền – lục địa nhỏ đã tồn tại trước 3000 Ma, và phần lớn các khối đất đá của lớp vỏ
Trái Đất đã tập hợp lại thành một siêu lục địa vào khoảng 1.000 Ma. Siêu lục địa này,
gọi là Rodinia, đã vỡ ra khoảng 600 Ma. Tại thời điểm 600 Ma, hàng loạt các thời kỳ
băng hà đã diễn ra, đưa băng giá đến tận vùng xích đạo, tạo ra cái gọi là "quả cầu tuyết
Trái Đất".
- Khí quyển của Trái Đất được biết đến rất ít, người ta cho rằng dày đặc các khí
khử, chứa rất ít oxi. Khi các dạng sự sống tiến hóa thêm thì đã xuất hiện và phát triển
cơ chế quang hợp, oxy bắt đầu được tạo ra với số lượng lớn. Sau đó khí quyển hiện đại
giàu oxy đã phát triển.
 Đại Cổ sinh: 541 Ma – 299 Ma
Đại Cổ sinh được chia thành 6 kỷ. Đại Cổ sinh bắt đầu khi có sự chia tách của siêu
lục địa gọi là Rodinia và vào cuối của thời kỳ băng hà toàn cầu. Trong cả giai đoạn
đầu của đại Cổ sinh, các khối đất đá của Trái Đất bị chia nhỏ thành một lượng đáng kể
các lục địa tương đối nhỏ. Vào cuối đại này, các lục địa lại tập hợp lại cùng nhau thành
một siêu lục địa mới gọi là Pangea, nó bao gồm phần lớn diện tích đất đại của Trái
Đất.

a. Kỉ Cambri: 541 Ma – 485 Ma


Kỷ Cambri là kỷ đầu tiên trong niên đại địa chất. Các lục địa trong kỷ Cambri được
cho là kết quả từ sự vỡ ra của siêu lục địa trong đại Tân Nguyên Sinh là Pannotia.
Nước trong thời kỳ thuộc kỷ Cambri dường như là trải rộng và nông. Người ta cũng
cho rằng khí hậu thời kỳ này là nóng hơn một cách đáng kể so với thời gian trước đó,
thời gian mà Trái Đất hứng chịu các thời kỳ băng hà mạnh đã được coi như là sự đóng
băng Varanger (kỷ Thành băng). Bên cạnh đó đã không có sự đóng băng tại hai địa

8
cực. Laurentia, Baltica và Siberi vẫn là các lục địa độc lập kể từ khi Pannotia vỡ ra.
Gondwana bắt đầu trôi dạt về phía cực Nam. Panthalassa che phủ phần lớn Nam bán
cầu, các đại dương nhỏ có đại dương Proto- Tethys, đại dương Iapetus và đại dương
Khanty, tất cả chúng đều mở rộng trong thời gian này.
Đây là khoảng thời gian bùng nổ của sự
phát triển sinh vật, kéo dài khoảng 30 triệu
năm, gọi là thời kì bùng nổ Cambri. Qua
nghiên cứu các hóa thạch đã được tìm thấy,
các nhà khoa học đã dựng lại khung cảnh sống
và nguồn thực phẩm của cá động vật kỉ
Cambri, phân chúng thành 4 nhóm:

 Nhóm thu thập và ăn các chất


lắng tụ dưới đáy biển, chiếm 60% tổng
số cá thể, chủ yếu là các loài Chân khớp
như Bọ ba thùy.
 Nhóm sống bằng cách thu gom
và nuốt các chất lắng tụ, chiếm 1%, chủ
yếu là các loài Thân mềm có một phần
vỏ cứng.
 Nhóm sống bằng các chất lơ
lửng trong nước, chiếm 30%, chủ yếu là
các loài Bọt biển.
 Nhóm ăn thịt, chiếm 10%, chủ yếu là các loài Chân khớp.

b. Kỉ Ocđôvic: 485 Ma – 443 Ma


Trong kỷ Ordovic thì mực nước biển là khá cao. Thời kỳ này thì các lục địa phía
nam đã hợp lại thành một lục địa duy nhất, gọi là Gondwana, nằm ở các vĩ độ gần xích
đạo và dần dần trôi dạt xuống Nam cực. Khí hậu được cho là rất ấm. Đại dương
Panthalassa bao phủ phần lớn Bắc bán cầu, các đại dương biển nhỏ khác như Proto-

9
Tethys, Paleo-Tethys Khanty (chúng đã bị khép lại vào cuối kỷ Ordovic), đại dương
Iapetus và một đại dương mới là Rheic.
Đây là thời kì phát triển mạnh mẽ của các
sinh vật thân mềm: động vật hai mảnh vỏ (lớp
Bivalvia), động vật chân bụng (lớp Gastropoda)
và phân lớp Nautiloidea của động vật chân đầu
(lớp Cephalopoda) và đặc biệt là sự bùng nổ
của loài cá. Các loài cá đầu tiên xuất hiện chúng
thống trị đại dương suốt từ thời kì này tới kỉ
Silur và Devon. Những loài thực vật đầu tiên ở
trên đất liền đã xuất hiện trong dạng của các cây
nhỏ trông giống như rêu tản. Người ta cũng đã
tìm thấy các hóa thạch của phấn (hoa) vào cuối
kỷ Ordovic. Các loài thực vật này có lẽ đã tiến
hóa từ tảo lục. Kể từ cuối kỷ Cambri (và có lẽ
còn sớm hơn) thì tảo lục cũng rất phổ biến.
Kỉ Ocđovic kết thúc bằng một sự kiện tuyệt
chủng lớn vào khoảng 443,8 ± 1,5 Ma với sự
tuyệt diệt của khoảng 60% các chi sinh vật biển.

c. Kỉ Silua: 443 Ma – 410 Ma

Trong kỷ Silur, Gondwana vẫn tiếp tục trôi dạt chậm về phía nam tới các vĩ độ lớn.
Sự tan chảy ra của các chỏm băng và các sông băng đã làm cho mực nước biển lên
cao. Các craton khác và các mảng lục địa đã trôi dạt cùng nhau gần đường xích đạo,
bắt đầu sự hình thành của siêu lục địa thứ hai, được biết đến dưới tên gọi Euramerica
(Âu-Mỹ). Vào cuối kỷ Silur, mực nước biển lại hạ thấp xuống một lần nữa, để lại các
lòng chảo lộ rõ chứa muối. Đại dương rộng lớn Panthalassa đã bao phủ phần lớn Bắc
bán cầu. Các đại dương nhỏ khác như Proto-Tethys, Paleo-Tethys, Rheic, đường thông
ra biển của đại dương Iapetus (nằm giữa Avalonia và Laurentia), và Ural mới hình
thành.

10
Trong kỷ này, Trái Đất đang nằm trong giai
đoạn nhà kính ấm và kéo dài và các biển nông và
ấm đã che phủ phần lớn các vùng đất tại khu vực
xích đạo. Kỷ này có một sự ổn định tương đối của
khí hậu Trái Đất, kết thúc kiểu khí hậu thất thường
của giai đoạn trước đó.

Mực nước biển cao và các biển nông trên thềm


lục địa cung cấp một môi trường thích hợp cho sự
sống đại dương của tất cả các loài. Những loài cá
xương đầu tiên (nhóm Osteichthyes) đã xuất hiện,
với các đại diện là Acanthodii được che phủ bằng
lớp vảy bằng chất xương. Nhóm Myriapoda trở
thành những động vật sống trên đất liền đích thực
đầu tiên. Những hóa thạch đầu tiên của thực vật có
mạch đã xuất hiện trong kỷ Silur. Các đại diện
sớm nhất của nhóm này là Cooksonia (chủ yếu ở
Bắc bán cầu) và Baragwanathia (ở Australia).

d. Kỉ Đêvôn

Kỷ Devon là thời kỳ mà các hoạt động kiến tạo mảng lớn diễn ra. Lục địa
Euramerica (hay Laurussia) đã được tạo ra vào đầu kỷ Devon do va chạm của
Laurentia và Baltica, đã xoay vào khu vực khô tự nhiên dọc theo Nam chí tuyến. Gần
đường xích đạo, Pangaea bắt đầu được hợp nhất từ các mảng kiến tạo chứa Bắc Mỹ và
châu Âu. Các lục địa phía nam vẫn nằm sát nhau trong một siêu lục địa tên là
Gondwana. Các phần còn lại của đại lục Á-Âu (Eurasia) ngày nay nằm ở Bắc bán cầu.
11
Mực nước biển là cao trên khắp thế giới và phần lớn các vùng đất nằm dưới mặt nước
tạo thành các biển nông, tại đó các loại sinh vật như san hô tạo đá ngầm vùng nhiệt đới
sinh sống. Đại dương Panthalassa vẫn bao phủ phần lớn bề mặt Trái Đất. Các đại
dương và biển nhỏ khác là Paleo-Tethys, Proto-Tethys, Rheic và Ural.

Vào kỷ Devon, sự sống đang trên đường chiếm lĩnh mặt đất. Các tấm thảm vi khuẩn
và tảo theo các loài thực vật nguyên thủy lên đất liền đã tạo ra những loại đất đầu tiên
có thể nhận biết được và làm nơi ẩn nấp cho một số loài động vật chân khớp như ve,
bét, bò cạp và động vật nhiều chân. Ngoài ra, đây cũng là thời kì phát triển của các loài
côn trùng khá giống ngày nay như những con chuồn chuồn hay các loài chân đốt,
nhưng với những kích thước lớn hơn rất nhiều. Không chỉ thế, các loài thực vật cũng
phát triển với kích thước khổng lồ, cao tới hàng chục mét do nồng độ cao của oxy
trong không khí. Nhóm tổ tiên của dương xỉ (Archaeopteris) có thân giống như cây
thân gỗ, đã mọc và lớn như một loại cây thân gỗ lớn với gỗ thực sự. Đây là những loài
cây thân gỗ cổ nhất của các cánh rừng đầu tiên trên thế giới. Cuối kỷ Devon thì những
loài thực vật tạo hạt đầu tiên cũng đã xuất hiện. Sự xuất hiện nhanh chóng của nhiều
nhóm thực vật và các dạng sinh trưởng được gọi là "Sự bùng nổ kỷ Devon".

12

You might also like