You are on page 1of 3

So Sánh Ngành Thông Đá với Ngành Hạt Kín hay Ngành Mộc Lan

* Giống nhau:
- Đều là thực vật bậc cao
- Xen kẽ thế hệ
* Khác nhau:
- Vòng đời
+ Ngành Thông đá
 Nguyên tản (thể giao tử) lưỡng tính hoặc đơn tính
 Thể giao tử đực chúa tinh trùng có 2 roi
 Có túi noãn. Noãn bào phát triển trong túi noãn
+ Ngành Hạt kín:
 Thể giao tử đơn tính: thể giao tử đực (hạt phấn) và thể giao tử cái (túi
phôi)
 Thể giao tử đực có tế bào sinh dưỡng và tế bào phát sinh ra 2 tinh tử
 Không có túi noãn. Noãn bào phát triển trong túi phôi
- Đặc điểm
+ Ngành Thông đá
 Nơi sống: Thường mọc ở các đồi cây bụi và đồi cọ (Thông đất), ở miền
núi (Thông đá), thường gặp ở khe đá, lòng suối (Quyển bá quấn), mọc ở những nơi
khô trên đá hoặc đất sỏi sạn ở vùng gần biển (Quyển bá trường sinh)
 Lá nhỏ, xếp xít trên thân, có đường gân giữa gồm 1 bó mạch từ thân
phân nhánh vào.
 Thể bào tử (2n) chiếm ưu thế so với thể giao tử(n)
+ Ngành Hạt kín:
 Là ngành lớn nhất và đa dạng nhất, có trên 250.000 loài, chiếm ưu thế
trong giới Thực vật,
 Nơi sống: phân bố khắp nơi trên Trái Ðất, nhiều môi trường sống khác
nhau.
 Thể giao tử tiêu giảm cao độ đến mức tối đa
 Có hoa
 Có mạch thông
 Có sự xuất hiện của quả
 Thụ tinh kép:
1 tinh tử (n) + 1 noãn bào (n)  hợp tử (2n)  phôi (2n)
1 tinh tử (n) + nhân thứ cấp (2n)  nội nhũ (3n)
Đây là tính chất ưu việt của ngành Hạt kín, nội nhũ (3n) cung cấp chất dinh
dưỡng nuôi phôi mang cả tính chất di truyền của bố và mẹ, nên phôi có sức sống cao
hơn, tốt hơn.
 Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá đạt đến mức độ chuyên hóa cao,
nhưng rất mềm dẽo trong tổ chức, biến đổi dễ nên thích nghi tốt với những điều kiện
khác nhau của môi trường.
- Nguồn gốc
+ Ngành Thông đá:
 Tổ tiên của ngành Thông đá đã được tìm thấy vào Kỉ Silur cùng với
nhiều đại diện khác của ngành Quyết trần là những dẫn liệu cho phép nói rằng ngành
Thông đá có thể xuất phát trực tiếp từ ngành Quyết trần, kiểu Asteroxylon, từ đó
phát triển theo hướng lá nhỏ.
+ Ngành Hạt kín:
 Vấn đề nguồn gốc của ngành Hạt kín hiện còn tranh luận
 Thực vật Hạt kín xuất hiện cách đây khoảng 150 triệu năm, vào Kỉ Jura
của Đại Trung Sinh. Ở các lớp đá thuộc Kỉ này người ta tìm thấy di tích hóa đá của các
hạt phấn và gỗ của những loài nguyên thuỷ nhất.
 Về địa điểm phát sinh của những Thực vật Hạt kín đầu tiên, hiện nay
còn là vấn đề phải tranh luận.
 Trong quá trình tiến hóa của các cây Hạt kín, hoa tiến từ kiểu xoắn ốc
sang kiểu vòng, số lượng các thành phần giảm đi và ổn định, các bộ phận trong hoa
có xu hướng dính liền nhau, dạng sống từ kiểu thân gỗ đến kiểu thân cỏ,...
- Phân loại và đại diện
+ Ngành Thông đá:
 Bộ Thông đá (Lycopodiales). Đại diện: Thông đất (Lycopodium cernuum
L.) và Thông đá (Lycopodium clavatum L.).
 Bộ Quyển bá (Selaginellales). Đại diện: Quyển bá quấn (Selaginella
involvens Spring), Quyển bá yếu (S. delicatula (Desv.) Alston.) và Quyển bá trường
sinh (S. tamariscina Spring.).
+ Ngành Hạt kín
 Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) hay lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
 Lớp Một lá mầm (Monocotyledones) hay lớp Hành (Liliopsida)

- Ứng dụng
+ Ngành Thông đá:
 Thông đất: dùng làm vật trang trí hoặc làm cây giả trong các mô hình.
Đông y dùng làm thuốc chữa ho.
 Thông đá: dùng làm thuốc chữa bệnh phù, hen suyễn và bệnh thần
kinh.
 Quyển bá trường sinh: dùng làm thuốc cầm máu và chữa đại tiện ra
máu.
+ Ngành Hạt kín: Làm thành cảnh quan chủ yếu của thảm thực vật ở cạn và
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người.

Chu trình sinh sản ngành Mộc Lan (Magnoliophyta)

Tế bào sinh dục Nhân tế bào ống


Ống phấn
Tinh tử

4 tiểu bào tử
Sự tạo
Noãn cầu
thành ống
phấn

Túi phôi có 8 Thụ tinh


tế bào kép
Giảm phân
Nội nhũ
Đại bào
Tế bào mẹ hạt tử
phấn Phôi non
Tế bào
Giảm
mẹ bào Hạt
phân Phôi
tử

Nhụy Vỏ hạt

Nhị

Hoa

You might also like