You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

KHOA PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ


VĂN HÓA ĐỀN QUÁN THÁNH

BÀI TẬP NHÓM 2 LỚP 1805TTRA

Học phần : Phương pháp nghiên cứu khoa học


Giảng viên hướng dẫn : TS. Bùi Thị Ánh Vân

1
HÀ NỘI – 2019
     
STT Họ và tên Mã sinh viên Nhiệm vụ được Ký tên
giao
1 Đặng Thị Diễm Chinh 1805TTRA002 Chương 1  
2 Vàng Trực Chinh 1805TTRA003 Chụp ảnh cho phụ  
lục
3 Lò Bình Chương 1805TTRA004 Chương 3  
4 Phìn Mỹ Duyên 1805TTRA006 Chương 1  
5 Bùi Ngân Hà 1805QLNB011 Thu thập tài liệu  
6 Nguyễn Nguyệt Hằng 1805TTRA009 Chương 1  
7 Lê Thị Hiền 1805TTRA010 Chương 1  
8 Phan Duy Hiếu 1805TTRA012 Chương 2  
Kết luận
9 Trần Đức Hưng 1805TTRA015 Thu thập tài liệu  
10 Lê Nhựt Long 1805TTRA018 Chương 3  
11 Vũ Tuấn Minh 1805TTRA021 Chương 2  
12 Nguyễn Ngọc Nhất 1805TTRA022 Chương 3  
13 Nguyễn Lâm Hồng Phi 1805TTRA024 Mở đầu  
Chương 2
14 Nguyễn Chí Thanh 1805TTRA026 Chương 3  
15 Nguyễn Thị Thúy 1805TTRA030 Thu thập tài liệu  
16 Nguyễn Kim Thương 1805TTRA031 Thu thập tài iệu  
17 Nguyễn Thị Huyền Trang 1805TTRA034 Thu thập tài liệu  
18 Ma Thị Kiều Trinh 1805TTRA035 Chương 2  
Danh sách SV lớp 1805TTRA Nhóm 2

2
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu: “Tìm hiểu về di tích lịch sử văn
hóa đền Quán Thánh” là đúng sự thật và do chính chúng em thực hiện. Nếu có gì
sai sót, chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về các nội dung trong đề tài đã
nghiên cứu.

3
LỜI CẢM ƠN
Đại diện nhóm 2 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS. Bùi Thị Ánh Vân
- giảng viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa -
Thông tin và xã hội đã trang bị cho chúng em những kiến thức, kĩ năng cơ bản để
chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Chúng em cũng xin cảm ơn Ban quản lý đền Quán Thánh đã tạo điều kiện
cho chúng em có thêm hiểu biết về lịch sử, kiến trúc cũng như các giá trị tâm linh
của di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh.
Chúng em hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp những kiến
thức lịch sử văn hoá cơ bản và cụ thể về di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng em đã cố gắng tổng hợp đầy
đủ bề dầy và bề sâu lịch sử văn hoá và các giá trị của di tích đền Quán Thánh
nhưng vẫn sẽ khó tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá cũng như trình
bày về đề tài nghiên cứu này. Chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và
mong giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô giáo để bài nghiên cứu để
chúng em tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đề tài hơn.
Nhóm 2 xin chân thành cảm ơn!

4
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................4
MỤC LỤC.................................................................................................................5
MỞ ĐẦU...................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................8
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................9
4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................9
5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA
ĐỀN QUÁN THÁNH..............................................................................................11
1.1 Một số vấn đề chung về khu di tích lịch sử đền Quán
Thánh..................11
1.1.1 Một số khái
niệm.................................................................................11
1.1.2 Chủ trương, chính sách của nhà nước về di tích................................13
1.1.3 Ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa....................................................13
1.2 Tổng quan về di tích đền Quán Thánh..................................................14
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của đền Quán Thánh.......................14
1.2.2 Giá trị của khu di tích đền Quán Thánh..............................................15
Tiểu kết........................................................................................................18
Chương 2: THỰC TRẠNG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁN
THÁNH....................................................................................................................19
2.1 Di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh...............................................19
2.1.1 Sơ lược về Thăng Long tứ trấn..........................................................19
5
2.1.2 Không gian cảnh quan đền Quán Thánh............................................20
2.2 Nghệ thuật đúc tượng đồng: Pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ....22

2.3 Tín ngưỡng thờ cúng của đền Quán


Thánh................................................24
2.4 Lễ hội đền Quán Thánh............................................................................24
2.4.1 Lễ đền Quán
Thánh.............................................................................24
2.4.2 Hội đền Quán
Thánh...........................................................................26
2.4.3 Ý nghĩa của lễ hội với người dân Hà Nội ngày
nay............................26
2.5 Nhận xét.................................................................................................27
2.5.1 Ưu điểm..............................................................................................27
2.5.2 Nhược
điểm.........................................................................................28
Tiểu kết........................................................................................................29
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA ĐỀN
QUÁN
THÁNH....................................................................................................................30
3.1 Một số đề xuất tạm
thời..........................................................................30
3.2 Một số đề xuất về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lỹ, giám sát tăng cường công
tác quản lý các di
tích................................................................................................30
3.3 Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người
6
dân................31
3.4 Giải pháp công tác chăm sóc, bảo vệ và đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất..32
Tiểu kết........................................................................................................32
KẾT LUẬN..............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM
KHẢO.........................................................................................34
PHỤ LỤC.................................................................................................................35

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về đời sống vật
chất và tinh thần của con người ngày càng trở nên phong phú và đa dạng. Đứng
trước cuộc sống hiện đại thì nhu cầu trở về cội nguồn tìm hiểu lích sử dân tộc ngày
càng trở nên bức thiết. Di tích lịch sử văn hóa có vai trò hết sức quan trọng trong
đời sống xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Là tài sản vô cùng quý giá, là bộ phận
hợp thành nên nền văn hóa Việt Nam được lưu giữ trường tồn từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Di tích lịch sử văn hóa là nơi ghi dấu những công sức, tài nghệ, ý đồ
của cá nhân hay tập thể con người trong lịch sử để lại, là quá trình kết tinh tài năng,
trí lực sáng tạo để trở thành những bằng chứng trung thành, xác thực, cụ thể nhất về
lịch sử bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về
truyền thống dân tộc tốt đẹp, về kĩ năng, kĩ xảo của con người. Các di tích lịch sử
văn hóa tiềm ẩn dưới vẻ rêu phong, cổ kính đồng thời cũng là một bảo tàng sống về
kiến trúc, điêu khắc, trang trí và cả phong tục cổ truyền, tín ngưỡng của người Việt.
7
Mỗi di tích lịch sử văn hóa tồn tại không chỉ là công trình kiến trúc, những tác
phẩm nghệ thuật có giá trị mà bên cạnh đó còn mang trong mình những hơi thở của
thời đại, những phong tục tập quán, những tín ngưỡng dân gian.
Di tích nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng là tài sản quý giá trong
kho tàng di sản văn hóa dân tộc, là nguồn sử liệu quan trọng cho những người
đương đại nhận thức về quá khứ, nắm bắt được hiện tại và dự đoán trước tương lai.
Đồng thời nó cũng là những chuẩn mực giá trị để các dân tộc trên thế giới kiểm
chứng, đánh giá về lịch sử, văn hóa của nhân loại.
Mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến đã lưu giữ hàng nghìn di
tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nổi tiếng. Ba Đình là một trong 12 quận nội thành
của thành phố Hà Nội và là một trong 4 quận trung tâm của thủ đô. Đây là nơi tập
trung nhiều cơ quan quan trọng Hà Nội. Nằm trong trung tâm Thủ đô, đền Quán
Thánh là một là một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng được cả người dân trong nước
lẫn quốc tế biết đến. Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến
trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người
dân Hà Nội xưa và nay. Là một điểm đến nổi tiếng nên những năm gần đây hoạt
động tu sửa và cải thiện lễ bái ở đền Quán Thánh ngày càng được chú trọng khi có
các dịp lễ lớn.
Đặc biệt những năm gần đây, các di tích lịch sử văn hoá dần được phục hồi,
tôn tạo và phát huy tác dụng của mình. Con người dần nhận ra rằng chính các di
tích lịch sử văn hoá đã và đang góp phần không nhỏ vào sự hoàn thiện bản thân,
giúp cho họ vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội
nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về với quá khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại
biết trân trọng những thành quả và tinh thần của quá khứ. Đền Quán Thánh là một
trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, nơi hội tụ những giá trị văn hóa, lịch
sử, nghệ thuật tâm linh vượt trội, là khu di tích có kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Song di tích đền Quán Thánh vẫn chưa được quan tâm đúng mức, đội ngũ cán bộ
quản lý còn mỏng, di tích vẫn chưa phát huy được hết giá trị của mình.
8
Nhận thấy vấn đề trên là một vấn đề cần được quan tâm, tìm hiểu và đánh giá
về thực trạng đang diễn ra tại khu di tích. Thấy được việc bảo vệ di tích ngày càng
có ý nghĩa lớn lao trong việc tìm về cội nguồn của dân tộc, từ đó góp phần khai
thác, bảo tồn và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống của dân tộc, nhóm
Nghiên cứu khoa học của chúng em gồm 18 thành viên của lớp 1805TTRA [Phụ
lục 1; tr.]. Là những sinh viên của Đại học Nội Vụ Hà Nội, địa điểm đền Quán
Thánh không hề xa lạ, chỉ cách trường một vòng Hồ Tây là đến nơi. Để tiện cho
việc nghiên cứu cũng như để cả nhóm có thể đi đông đủ cùng nhau, nhóm chúng
em đã quyết định đi tham quan khảo sát thực tế địa điểm du lịch nổi tiếng của Thủ
đô – đền Quán Thánh.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:


Để tạo dựng cơ sở lí thuyết cho đề tài nhóm chúng em đã thu thập tài liệu từ
rất nhiều nguồn, đặc biệt phải chọn lọc kĩ càng từ các cổng thông tin điện tử như
wikipedia, sodulich.hanoi.gov.vn, anninhthudo... Đồng thời chúng em cũng tìm đọc
tác phẩm “Thăng Long – Hà Nội: Thư mục chọn lọc” của Thư viện Quốc gia Việt
Nam [Tài liệu số 1] và “Góp bàn về niên đại hai pho tượng trong đền Quán
Thánh” của tác giả Nguyễn Đạt Thức [Tài liệu số 2]. Những tài liệu nói trên đã đề
cập đến các góc độ khác nhau của đền Quán Thánh, có những tác phẩm chỉ chuyên
nghiên cứu về các bức tượng đồng nổi tiếng của đền hoặc chuyên về di tích lịch sử
văn hóa đền Quán Thánh. Có thể nói là chưa có công trình nào chú trọng nghiên
cứu đầy đủ, chuyên biệt vào tổng thể tất cả của đền Quán Thanh. Tuy vậy, những
công trình nghiên cứu được liệt kê trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp
chúng em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

3. Mục tiêu nghiên cứu:


Bài nghiên cứu trình bày về di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh, diễn
trình lịch sử, cành quan, kiến trúc, lễ hội, hệ thống tượng thờ của khu di tích, từ đó
đưa ra những giá trị của đền Quán Thánh.

9
Trên cơ sở những giá trị của khu di tích, đưa ra những giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Khu di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh (phường Quán Thánh, quận Ba
Đình, Hà Nội)
5. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài nghiên cứu được tập trung tiến hành ở đền Quán
Thánh.
- Thời gian:
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích các tài liệu
thu thập được về loại hình du lịch đang nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm nắm bắt được hiện trạng hoạt động
tại khu di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu để từ dó cảm nhận một cách đầy đủ và sâu
sắc hơn các giá trị của đền Quán Thánh.
- Phương pháp điều tra: Chụp ảnh tác nghiệp lấy làm tư liệu cho phụ lục và
thực hiện phỏng vấn các nhóm đối tượng như học sinh, khách du lịch ở đền Quán
Thánh để phát hiện ra những đặc điểm về du lịch và chất lượng du lịch hiện nay
của đền.
Bố cục của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục thì đề tài được chia
thành 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề chung về khu di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh.
- Chương 2: Thực trạng về khu di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh.
- Chương 3: Một số đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và
phát huy giá trị lịch sử văn hóa của đền Quán Thánh.

10
11
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁN THÁNH
1.1. Một số vấn đề lí luận chung về khu di tích lịch sử văn hóa đền Quán
Thánh:
1.1.1. Một số khái niệm:
* Khái niệm Di tích và Di tích lịch sử văn hóa:
Di tích là “một bộ phận của di sản văn hóa vật thể”, là “dấu vết của quá khứ
còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên mặt đất có ý nghĩa về văn hóa và lịch sử”
[Trích dẫn vi phạm di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng cảnh].
Trong hiến chương Venice - hiến chương quốc tế về Bảo tồn và Trùng tu di
tích và di chỉ (năm 1964), tại Điều 1 có định nghĩa: “Di tích lịch sử không chỉ là
một công trình kiến trúc mà còn cả các khu đo thị hoặc nông thôn trong đó được
tìm thấy bằng chứng của một nên văn minh cụ thể, phát triển quan trọng hay một
sự kiện lịch sử”. Khái niệm này không chỉ áp dụng với những công trình nghệ thuật
lớn mà cả với những công trình khiêm tốn đã hội tụ được các ý nghĩa văn hóa của
quá khứ.
Trong các cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, di tích lịch sử văn hóa được hiểu là
“Tổng thể những công trình, địa điểm, đồ vật hoặc tác phẩm, tài liệu có giá trị lịch
sử hay giá trị văn hóa được lưu lại” [44, tr.414].
Di tích lịch sử văn hóa là “công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học” [Điều 4 - Luật di sản văn hóa 2001 28/2001/QH10]. Di tích lịch sử
- văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau đây:
· Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình
dựng nước và giữ nước, tiêu biểu như đền Hùng, Cổ Loa,  Cột cờ...

12
· Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân của đất nước, tiêu biểu như Khu di tích lịch sử Kim Liên, Đền
Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh thắng Yên Tử, đền Đồng Nhân...
· Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến, tiêu biểu như Khu di tích chiến thắng Điện Biên
Phủ, Địa đạo Củ Chi,  Phòng tuyến Tam Điệp, Khu rừng Trần Hưng Đạo...
* Khái niệm lễ hội:
Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng. "Lễ" là
“hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người
với thần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống
mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện”. "Hội" là “sinh hoạt văn hóa, tôn
giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống” [wikipedia].
Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.
Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh. Các lễ hội cổ truyền phản ảnh hiện
tượng đó. Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội. Tôn giáo thông qua lễ hội đê phô
trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục. Nhưng
trải qua thời gian, trong nhiều lễ hội, tính tôn giáo dần giảm bớt và chỉ còn mang
nặng tính văn hóa.
* Khái niệm đền:
Đền thờ và điện thờ là “công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một
vị thần hoặc một danh nhân quá cố” [wikipedia]. Nhiều đền thờ dành cho các thần
thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Nhiều đền thờ được xây dựng để
ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá
nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.
* Khái niệm kiến trúc đền chùa:
Kiến trúc là “một ngành nghệ thuật và khoa học về tổ chức sắp xếp không
gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc”[wikipedia].Từ những vật liệu sẵn
có, những tri thức khoa học, kinh nghiệm, nhu cầu thực tế, quan niệm về ý nghĩa và
13
giá trị thẩm mỹ của các hình thức kiến trúc, mỗi nền văn hóa thường để lại hàng
loạt các công trình kiến trúc có chung những phong cách kiến trúc riêng, đặc trưng
cho các thời kỳ lịch sử. Ở Việt Nam, kiến trúc cổ truyền Việt Nam mang phong
cách kiến trúc Á Đông, đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ như nhà gỗ truyền thống
Việt Nam kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm,
tre.... Những gì còn sót lại của kiến trúc cổ Việt Nam không thực sự tồn tại những
công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác.
1.1.2. Chủ trương, chính sách của nhà nước về di tích:
Trong những năm qua việc trùng tu di sản, di tích, các công trình tôn giáo đã
được Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo nhất là từ khi có luật
Xây dựng và từ năm 2002 Nhà nước ban hành luật Di sản văn hoá thì việc trùng tu
di sản, di tích và các công trình tôn giáo đã đi vào nền nếp, bảo đảm tuân thủ theo
pháp luật, giữ gìn được bản sắc văn hoá của dân tộc. Hàng năm trên phạm vi cả
nước có hàng vài chục công trình di sản cấp quốc gia được trùng tu do Nhà nước
đầu tư, hàng trăm di tích, các công trình tôn giáo thuộc cấp tỉnh quản lý, hàng
nghìn công trình di tích, công trình tôn giáo ở cơ sở được trùng tu ở những cấp độ
khác nhau. Nhìn chung việc trùng tu đã được các cấp quan tâm đầu tư kinh phí của
Nhà nước, các tổ chức từ thiện, sự đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên, việc trùng tu
di sản, di tích và các công trình tôn giáo trong những năm qua còn bộc lộ một số
yếu kém, hạn chế.
Nghị định số 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự,
thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn
hóa, danh lam thắng cảnh.
Luật di sản quy định: Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm”
· Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã hội;

· Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

14
· Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn
hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
1.1.3. Ý nghĩa của di tích lịch sử văn hóa:
Luật Di sản văn hoá được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, khoá X kỳ họp thứ 9 thông qua đã khẳng định “Di sản văn hoá Việt Nam là
tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản
văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của
nhân dân ta”.
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về
lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp cho con người
biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn
hoá của đất nước và do đó có tác động ngược trở lại tới việc hình thành nhân cách
con người Việt Nam hiện đại. Di tích chứa đựng những giá trị kinh tế to lớn (trị giá
nhiều ngàn tỷ đồng) nếu bị mất đi không đơn thuần là mất tài sản vật chất, mà là
mất đi những giá trị tinh thần lớn lao không gì bù đắp nổi. Đồng thời, di tích còn
mang ý nghĩa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, một nguồn lực rất lớn, sẵn có nếu
được khai thác, sử dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế đất
nước và nó càng có ý nghĩa to lớn khi đất nước đang rất cần phát huy tối đa nguồn
nội lực để phát triển.
1.2. Tổng quan về di tích đền Quán Thánh:
Thăng Long – Hà Nội, chốn kinh đô bậc nhất của các vị đế vương, một trung
tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng và phồn thịnh nhất của cả nước trong các
thời kỳ. Đây còn là nơi lưu giữ những giá trị truyền thống, những di sản quý báu
của dân tộc, hàng loạt các công trình kiến trúc cổ vô giá và độc đáo hiện vẫn đang
được bảo tồn gìn giữ, tiêu biểu là “Thăng Long Tứ trấn”. Và ngôi đền Quán Thánh
cũng nằm trong danh sách này sở hữu pho tượng đồng thuộc dạng kiệt tác của nghề
đúc đồng làng Ngũ Xã, nằm bên cạnh Hồ Tây, cùng với chùa Kim Liên và chùa

15
Trấn Quốc tạo nên sự hài hoà trong kiến trúc cảnh quan và trong văn hoá tín
ngưỡng đối với cả khu vực phía Tây Bắc của Hà Nội.
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của đền Quán Thánh:
Trấn Vũ Quán hay còn gọi là đền Quán Thánh, từ xưa đã nổi danh trấn Bắc
trong “Thăng Long Tứ trấn” của đất kinh kỳ. Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền
Thiên Trấn Vũ – một vị thần trấn giữ hướng Bắc kinh thành Thăng Long. Đến Hà
Nội, đền Quán Thánh là một nơi tiêu biểu với kiểu kiến trúc mang tầm vóc văn hóa
lịch sử lâu dài.
Tư liệu lịch sử thành văn và truyền thuyết dân gian đều xác nhận, đền được
khởi dựng sau khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long (1010), với tên
gọi là Trấn Vũ (quán Trấn Vũ). Quán đã có nhiều lần được tu bổ, tôn tạo lớn dưới
nhiều thời đại khác nhau. Lần trùng tu đầu tiên là vào năm 1618, đã được ghi lại
trong tấm bia “Diệu cảm tu tam kiến văn lạc đạo bi” dựng vào ngày tốt tháng Quý
Dậu, niên hiệu Đức Long ngũ niên (1633). Đến năm 1677, với sự trợ giúp của triều
đình vua Lê (đời vua Lê Huy Tông) thì bức tượng Huyền Thiên Trấn Vũ trong
Quán trước đây bằng gỗ bị mối mọt đã được đúc lại bằng đồng.
Đến thời vua Minh Mạng ghé thăm đền, vua đã cúng vào quán 50 lạng bạc
để tu sửa, năm 1822 cho đổi tên là Trân Vũ quán. Một lần tu sửa lớn nữa vào năm
Quý Tỵ dưới thời Nguyễn đã được triển khai (năm thứ năm đời vua Thành Thái
1893).
Dưới thời Pháp thuộc (thế kỉ 20), Quán Trấn Vũ được Viễn Đông Bác Cổ học
viện liệt hạng số 1 và được nhà nước bảo hộ Pháp cùng nhân dân sở tại tu sửa nhỏ
nhiều lần: như năm 1941, quán được đắp thêm đôi voi chầu ở sân trước khu điện
thờ chính…
Sau hàng nghìn năm lịch sử tồn tại và phát triển, do những biến động của thời
cuộc, tuy có thu hẹp về quy mô những quán Trấn Vũ vẫn giữ được những nét đặc
trưng cơ bản. Viêc tu sửa đền Quán Thánh vẫn được thực hiện rải rác cho đến ngày

16
nay đã duy trì được ý nghĩa của nó với đời sống văn hoá tâm linh, lịch sử của nhân
dân ta.
1.2.2. Gía trị của khu di tích đền Quán Thánh:
* Về giá trị lịch sử:
Đền Quán Thánh là một công trình kiến trúc đặc biệt quan trong gắn liền với
sự hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long và Hà Nội ngày nay. Trấn
Vũ quán là công trình kiến trúc tiêu biểu của Đạo giáo, một tôn giáo có nguồn gốc
ở Trung Quốc, được hình thành vào thời Xuân Thu (770-480TCN) và Chiến Quốc
(480-220TCN). Đạo giáo đã du nhập vào Việt Nam vời thời thịnh Đường thế kỉ VI-
VII. Và ở Quán Thánh vị thần được thờ là Huyền Thiên Trấn Vũ hay còn gọi là
Huyền Thiên thượng đế Đăng ma thiên tôn Trấn Vũ. Đây là vị thần tiêu biểu của
thần điện Đạo giáo. Ngài có nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc, người xưa cho rằng
phía Bắc ứng với mùa đông, màu đen, hàm thủy và thờ Huyền Vũ (Con Rùa).
Huyền Thiên Trấn Vũ là một vị thần hiển linh, ngài có công lớn trong việc diệt trừ
yêu quái giúp cho việc xây dựng các công trình kiến trúc được bền vững.
Không chỉ hiển linh diệt trừ yêu yêu quái giúp nhân dân và Đức Huyền
Thiên Trấn Vũ còn sang nước Việt ta đánh đuổi ngoại xâm. Lần thứ nhất, vào đời
Hùng Vương thứ 6 quân giặc từ vùng biển tràn vào đánh phá, không tướng nào
chống cự lại được. Thần đã hóa thân vào trong cái gậy đá của một gia đình ông bà
già ở Tiên Lạt, xứ Việt Thường, rồi biến thành 1 cậu bé 7 tuổi, thông minh nhanh
nhẹn, khi nghe vua cầu người tài giỏi đánh giặc, đã một mình đánh tan giặc và sau
đó đến ngọn núi Phượng Hoàng (huyện Kim Anh ngày nay) thì hóa. Lần thứ hai,
vào đời Hùng Vương 7, giặc Hán sang xâm lược nước ta do tướng là Thạch Linh
dẫn đến đóng ở bờ sông Thương. Danh tướng nước ta là Lý Công Đạt đem quân
đến núi Tam Tùng để chống giữ nhưng bị thua, phải chạy về đến thành Long Đỗ
(Thăng Long). Vua cho cầu người tài giỏi giúp nước. Huyền Thiên Trấn Vũ đã đầu
thai vào một bà mẹ ở làng Nghĩa Vi tổng Vũ Ninh thành một cậu bé, bỗng chốc lớn
lên nhanh chóng và nói với sứ giả rèn cho một con ngựa sắt nặng nghìn cân và một
17
roi sắt nặng trăm cân. Thần cùng 3 tướng dẫn 3 vạn quân, đuổi đánh chúng ở xứ Vũ
Ninh, giết được 4 tướng giặc và sau đó đến núi Vệ Linh rồi hóa, bay lên trời. Vua
Hùng phong tước gọi là Thiên Vương và cho lập đền thờ thần. Ở nơi thần sinh ra,
dân làng cũng lập đền thờ và khắc vào bia đá 7 chữ “Đổng Thiên Vương Thánh
Mẫu cô trạch”. Như vậy là Huyền Thiên Trấn Vũ cũng chính là Thánh Gióng mà
nhân dân ta vẫn thờ cúng, có công trong việc đánh giặc Ân.
  Vào đời Hùng Vương 14, ở làng Bồ Đề cạnh sông Hồng có một con rùa có
nhiều phép làm hại dân, thần đã đến và làm phép để giết chết. Vào cuối đời các
Vua Hùng, gần thành Long Đỗ có một con cáo chín đuôi rất dữ tợn, thần đến đánh
chết, chỗ giao tranh trở thành Hồ Tây. Khi vua An Dương Vương xây thành cổ
Loa, có tinh gà trắng và quỷ ở vùng núi Thất Diệu hiện ra quấy nhiễu phá thành,
theo lời cầu khẩn của thần Kim Quy, Huyền Thiên Trấn Vũ đã hiện lên ở núi Xuân
Lôi, nay thuộc tỉnh Hà Bắc để giúp An Dương Vương trừ tà. Vua cho lập đền ở
phía bắc thành Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Thần trở về
phương Bắc, đầu thai làm con vua Tùy, lớn lên thần đã tu luyện các phép. Thần trở
lại nước Nam đến thành Long Đỗ (Hà Nội ngày nay), thần vứt ruột lòng xuống
sông Hồng Hà, các thứ đó biến thành rùa, rắn, gây tai họa cho dân, thần lại ra tay
diệt chúng rồi bay lên trời. Đời Đường Đức Tông, có một con quỷ gieo rắc các
bệnh tật cho trẻ em Trung Quốc, thần đã giúp cho trẻ khỏi bệnh. Đời vua Đinh, có
một cây ngô đồng cổ thụ đã trở thành tổ của loài quỷ có răng vàng, thường gây tai
họa cho xung quanh, thần đã biến thành một pháp sư để diệt trừ lũ quỷ đó. Đời Lý
Thánh Tông, trên sông Hồng Hà, ở gần kinh thành Tháng Long, lại có 3 con vật là
Hồ tinh, Quy tinh và Xà tinh phá vỡ đê sông Hồng, Huyền Thiên Trấn Vũ đã xuất
hiện từ hồ Dâm Đàm, hóa thành một trận giông tố sấm sét giết chết chúng, từ đó đê
sông Hồng được vững vàng. Vua cho lập đền thờ gọi là đền Trấn Vũ, chính là ngôi
đền hiện nay. Đến đời Trần nhiều quỷ dữ lại xuất hiện ở châu Yên Phú (Bắc
Giang), thần đã xuống đánh đuổi chúng rồi bay lên trời, vết chân thần đi nay còn ở
các làng Châu Hồ và Nội Trù. Thần có rất nhiều phép lạ vì thần đã tu luyện trong
18
hang ở Vũ Dương trong 42 năm, khi còn ở phương Bắc. Thần đã giúp cho dân nhà
Chu khỏi bệnh dịch hạch, thần đã tiêu diệt trong nháy mắt tất cả các loài quỷ dữ.
Thần đã được Thượng đế phong 36 tước cao quý bắt đầu là từ Đại Từ, Đại Bi và
sau lại được gọi Huyền Thiên Thượng Đế. Thần đã đem lại bình yên cho dân Việt
Nam, là một phúc thần nên được gọi là Đế Phúc Thiên Nam. Đến đời Lê Nhân
Tông và Lê Thánh Tông, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn
hán, những lời khấn thần còn ghi trong Thiên Nam dư hạ tập.
* Về giá trị văn hóa, tín ngưỡng:
Huyền Thiên Trấn Vũ là một hình tượng kết hợp thần thoại tín ngưỡng Trung
Quốc đã được Việt Nam hóa, là một biểu tượng của sức mạnh chống thiên nhiên và
ngoại xâm của dân tộc đã được thần linh hóa. Thần không phải chỉ là của đạo giáo
mà thực sự là một vị phúc thần, thành hoàng của kinh thành Thăng Long. Không
chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là
nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Trải
qua gần một thiên niên kỉ nhưng ngôi đền Quán Thánh vẫn còn giữ gìn nguyên vẹn
những giá trị văn hóa lịch sử cho con cháu mai sau. Song hành cùng lịch sử, ngôi
đền được in dấu bởi nét thời gian tạo nên một vẻ đẹp rất riêng, vẻ đẹp của một Hà
Nội những ngày tháng cũ.
* Tiểu kết:
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày một số vấn đề lí luận chung về
di tích lịch sử văn hóa đền Quán, đồng thời là các khái niệm về di tích lịch sử văn
hóa, lễ hội, kiến trúc và những đường lối, chính sách của nhà nước về di tích. Đây
chính là cơ sở để tôi nghiên cứu thực trạng của di tích ở chương 2.

19
Chương 2:
THỰC TRẠNG KHU DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐỀN QUÁN THÁNH
2.1. Di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh:
Đền Quán Thánh ngày nay nằm ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán
Thánh thuộc phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh bên Hồ
Tây và cửa Bắc Thành Hà Nội. Nằm trong một khuôn viên xinh đẹp rộng lớn, đền
Quán Thánh là một trong bốn "Thăng Long Tứ Trấn" của Thăng Long xưa. Thăng
Long “Tứ trấn” (bốn ngôi đền bảo vệ) không chỉ là niềm tự hào của người dân
vùng đất Thăng Long xưa và Thủ đô Hà Nội nay, mà còn là điểm tựa tinh thần
trong quá trình dựng nước và giữ nước của cả dân tộc suốt nhiều thế kỷ. Đền Quán
Thánh là một di tích lịch sử và văn hóa được xây dựng vào thế kỷ thứ 11 để thờ
thánh Trấn Vũ - vị thần bảo vệ miền Bắc.
2.1.1. Sơ lược về Thăng Long tứ trấn:
“Tứ trấn” là một từ ghép gốc Hán thường được hiểu theo 2 cách sau:
+ nghĩa 1: 4 trấn của thành Thăng Long gồm: trấn Sơn Nam, Kinh Bắc, Hải Dương
và Sơn Tây.

20
+ nghĩa 2: Thăng Long tứ trấn còn một cách hiểu khác đó là “bốn kinh trấn” hay
còn gọi là nội trấn bao quanh kinh thành Thăng Long. Thăng Long tứ trấn là khái
niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng
Đông – Tây – Nam – Bắc của thành Thăng Long đó là:
· Trấn Đông: đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành
hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9.
· Trấn Tây: đền Voi Phục (đúng ra là đền Thủ Lệ), (hiện nằm trong Công viên
Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ
thế kỷ 11.
· Trấn Nam: đền Kim Liên, trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc
phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương
Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế
kỷ 17.
· Trấn Bắc: đền Quán Thánh (đúng ra là đền Trấn Vũ), (cuối đường Thanh
Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10.
Thăng Long Tứ Trấn thờ 4 vị thần trấn giữ 4 phía: đông, tây, nam, bắc của
thành Thăng Long. Tuy mỗi đền có một nét riêng biệt nhưng theo dân gian, người
khai sáng Thăng Long – Vua Lý Thái Tổ – vốn là một võ tướng, có lẽ vì vậy mà cả
4 vị thần trấn giữ Thăng Long đều là võ thần chứ không phải văn thần. Với giá trị
tâm linh cũng như lịch sử lâu bền như vậy, Thăng Long tứ trấn đã trở thành biểu
tượng bất hủ và được ghi nhận là Di tích văn hóa lịch sử vào nửa sau thế kỉ XX.
2.1.2. Không gian cảnh quan của đền Quán Thánh: [Phụ lục 2; Tr35]
Trải qua các triều đại, đền Quán Thánh đã được trùng tu nhiều lần, nhưng về
cơ bản thì không thay đổi nhiều, và được coi là một quần thể kiến trúc đẹp ngày
hôm nay. Kiến trúc chùa được bố trí cân xứng, chặt chẽ ở khu vực trung tâm,
nhưng lại rất tự nhiên với cảnh quan. Đền Quán Thánh đứng ở một địa thế rất đẹp
cạnh hai hồ trên đường Thanh Niên là hồ Trúc Bạch và Hồ Tây. Đền được xây
dựng vào đầu thời nhà Lý, khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long để trấn
21
phương Bắc. Tương truyền đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028) nhưng theo Vũ
Tam Lang ghi trong cuốn “Kiến trúc cổ Việt Nam” thì đền được khởi dựng năm
1012 và được di dời về phía Nam hồ Tây trong đợt mở rộng Hoàng thành Thăng
Long năm 1474 của vua Lê Thánh Tông. Đền đã trải qua nhiều lần tu sửa qua các
năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), năm Lê Cảnh Hưng thứ 29 (1768), năm 1836 – 1838
đời vua Minh Mạng, năm Thiệu Trị thứ 1 (1841), thời vua Tự Đức (1856), năm
Thành Thái thứ 5 (1893) và gần đây nhất là đợt tu bổ chào mừng Lễ kỷ niệm 1000
năm Thăng Long Hà Nội năm 2010. Các bộ phận kiến trúc đền sau khi trùng tu bao
gồm tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm khắc trên
gỗ có giá trị nghệ thuật cao. Bố cục không gian thoáng và hài hòa. Đến với đền là
đến với một điểm du lịch mang tinh nhân văn cao.
Đền Quán Thánh xây theo hướng Bắc, trước cổng đền có bốn cột trụ được
xây theo lối cũ [Phụ lục 3; tr36], đối diện là hồ Tây rộng lớn. Cổng tam quan được
xây trên những tấm đá lớn, phía trên có hai gác chuông [Phụ lục 4; tr36]. Gác
chuông bên trái (nhìn từ trong đền nhìn ra) hiện vẫn treo một quả chuông được đúc
từ thời vua Lê Hy Tông. Tiếng chuông ở Trấn Vũ Quán nổi tiếng thời bấy giờ với
tiếng kêu vang ngân khắp vùng. Qủa chuông là do nghệ nhân làng Ngũ Xá đúc lên.
Qua cổng là một sân rộng được trang trí bằng một chiếc ang lớn, bên trong
để hòn non bộ và nuôi cá vàng [Phụ lục 5; tr37]. Trước gian đại bái có tấm hoành
phi lớn đề 3 chữ “Trấn Vũ Quán” [Phụ lục 6; tr37]. Bên trong các cột xà, cửa võng
đều được sơn son thiếp vàng rực rỡ khắc họa những hình ảnh, biểu tượng của sự
sống trường thọ, đắc đạo lên cõi tiên như hoa thủy tiên, tùng, bách, rùa, hạc, sư tử,
kỳ lân, long, phượng, bức phù điêu miêu tả cảnh tam giới với thiên – địa – thủy…
vốn là đặc trưng mỹ thuật Đạo giáo [Phụ lục 7; tr38]. Hai tường hồi có khắc các bài
thơ ca ngợi cảnh đẹp của đền và tượng Trấn Vũ của các tác giả thời nhà Nguyễn
như Nguyễn Thượng Hiền, Vũ Phạm Hàm… Ngôi chính điện (bái đường) nơi đặt
tượng Trấn Vũ có 4 lớp mái (4 hàng hiên). Chính giữa là bức hoành phi đề "Trấn
Vũ Quán". Phía bên phải điện thờ ông trùm Trọng bằng đá – người trông coi việc
22
đúc tượng đồng Huyền Thiên Trấn Vũ. Bên trong tòa đại bái còn trưng bày 2 cổ vật
quý là chiếc khánh đồng làm vào thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18) và tấm biển đồng
chữ do vua Thiệu Trị (1841) ban, bên trong có bài thơ ca ngơi công lao đức thần
Trấn Vũ [Phụ lục 8; tr38]. Nhà Tiền tế có khám thờ và án thư cùng tượng thờ vị
quan đúc tượng Trấn Vũ là Luân Quận Công Vũ Công Chấn. Ngoài ra, trong đền
còn có nhà bia có lưu văn bia về thời điểm trùng tu đền. Phía sau nhà bia, nằm sát
đường Quán Thánh là đền thờ liệt sĩ.
Đền Quán Thánh là nơi có nhiều tác phẩm nghệ thuật chạm khắc trên cánh
cửa, cột, dầm và hơn 60 bài thơ câu đối viết bằng chữ Hán. Đáng chú ý, trên các
yếu tố kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền, các chủ đề: dơi, cá, tre, hoa cúc, hoa mai,
hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh của cuộc sống trần gian và thiên đàng... là điêu
khắc sắc sảo và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong cách nghệ thuật thời Lê. Cùng
với đồ cổ, đền thờ cũng đã được lưu trữ một số lượng lớn các tấm bia liên quan đến
sự phục hồi của nó. Bia lâu đời nhất có thể thuộc về Vĩnh Trị II (1677), nói về sửa
chữa đền và đúc tượng.
2.2. Nghệ thuật đúc tượng đồng: Pho tượng thần Huyền Thiên Trấn
Vũ: [Phụ lục 9; tr39]
Theo thần phả để lại, lúc mới đầu tượng được tạc bằng gỗ, qua thời gian bị
xuống cấp nghiêm trọng nên vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) đời vua Lê Hy Tông
truyền sai nghệ nhân nổi tiếng bấy giờ ở làng Ngũ Xá đúc lại bằng đồng. Tượng
được làm ròng rã trong bảy tháng trời mới xong. Tượng không phải được làm bằng
đồng đen như nhiều người lầm tưởng, mà bằng đồng thau. Trong quá trình đúc,
người dân đã cung tiến khá nhiều vàng nên tượng càng giá trị. Sau khi đúc xong
những người thợ mới tiến hành hun và xử lý kĩ thuật để toàn thân trở thành màu
đen như hiện tại.
Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào khoảng gần
cuối thế kỷ XVII. Văn khắc tại mặt sau bệ tượng Trấn Vũ, thời Thành Thái thứ 5
(1893), cho biết: “Tượng (đồng) Chân Vũ Đại đế được đúc vào thời Lê, niên hiệu
23
Chí Hòa (Niên hiệu này khắc nhầm Chính Hòa thành Chí Hòa, vì lịch sử Việt Nam
không có niên hiệu Chí Hòa). Tượng cao 3,47m, chu vi 8m, nặng ước khoảng 4
tấn, tọa trên tảng đá cẩm thạch cao 1,2m. Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh được
cấu thành từ ba khối riêng biệt: tượng (đúc bằng đồng); bệ trên (chất liệu đá); bệ
dưới (xây gạch, ốp đá).”
* Phần tượng:
Tượng có đầu tròn, đầu không đội mũ, tóc xõa ra đằng sau, tai to, mặt vuông
chữ điền đầy đặn với đôi mắt mở to nhìn thẳng, mũi cân phân, miệng ngậm, râu
dài… toát lên thần thái của một vị thần. Trên mình tượng khoác áo choàng, trong
mặc áo giáp, lưng thắt đai hổ phù, xung quanh điểm xuyết hoa văn hình lá đề, có
các hạt tròn bao quanh. Hai lớp áo, bên trong là một bộ giáp trụ được tạo nên từ
mai rùa và vẩy rắn trông rất chắc chắn, cứng cáp; lớp ngoài lại là bộ quần áo
choàng của đạo sĩ với chiếc khăn dài. Áo choàng gấp nhiều nếp, vạt sau phủ xuống
dưới hông, ống áo thụng, buông xuống khá chùng. Áo giáp với hai vạt trên ngực
trang trí đồ án hoa sen; rồng năm móng ẩn trong những cụm mây, miệng râu cá trê,
thân mảnh, trông khá giữ tợn. Ngoài mảng hoa văn trung tâm này, còn có hoa văn ô
vuông khắc nổi, bên trên điểm xuyết hoa thị 8 cánh. Tay trái tượng trong tư thế “bắt
ấn”, co ngang rồi khép trước ngực, tay phải tỳ trên đốc kiếm, mũi kiếm cắm xuống
lưng một con rùa. Quấn quanh kiếm là một con rắn trong tư thế đang lao từ trên
xuống. Hai chân tượng để trần, buông thõng xuống, đặt trên mặt bệ bát giác.
* Phần bệ trên:
Là một khối đá, được tạc khá thô phác, mang hình dáng của một khối đá tự
nhiên, chiều cao 84cm, mài nhẵn trên mặt, toàn bộ ở trên một bệ lớn hơn có hình
khối bát giác. Trên bệ đá được khắc những biểu tượng tứ linh (long, lân, quy,
phượng) và tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Bức tượng Huyền Thiên được đúc bởi bàn
tay các nghệ nhân cực kỳ tinh xảo. Thế cương nhu trong điêu khắc và tinh thần của
Đạo giáo được thể hiện qua nhiều chi tiết tưởng đối lập nhưng hóa ra lại rất hiền
hòa.
24
* Phần bệ dưới:
Bệ cao 124cm, là một khối hình bát giác, với 4 cạnh dài kích thước dao động
từ 222 – 224cm và 4 cạnh ngắn kích thước giao động từ 70 – 71cm. Văn khắc chữ
Hán trên bệ ghi: “Nước Đại Nam, ngày 20 tháng 9 năm Thành Thái thứ 5”. Bài văn
khắc này do Phụ chính Đại thần, hàm Thái tử Thiếu bảo, Vũ Hiển điện Đại học sĩ,
chức Khâm sai Bắc Kỳ Kinh lược Đại sứ, tước Diên Mậu tử, hiệu Thái Xuyên –
Hoàng Cao Khải kính soạn. Minh văn trên cho biết, bệ này được xây thêm qua đợt
trùng tu năm 1893. Trang trí trên bệ chủ yếu là hoa văn cánh sen, sư tử hý cầu, voi,
chim, pháp khí, đồ thờ tự, vân hóa… mang phong cách điển hình nghệ thuật giai
đoạn cuối thế kỷ XIX.
Pho tượng là một công trình nghệ thuật quý giá thể hiện trình độ đúc đồng
tinh xảo của nghệ nhân đúc đồng Ngũ Xã năm xưa của nước ta ở thế kỷ 17. Đến
chiêm ngưỡng pho tượng Huyền Thiên quý giá, khách thập phương thường lấy tay
sờ vào chân ngài vì truyền thuyết giúp tâm du khách thanh thản hơn.
Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tiêu biểu mang tính thời đại
và tầm vóc quốc gia – dân tộc, Tượng Trấn Vũ đền Quán Thánh đã được Thủ
tướng Chính phủ công nhận Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 2496/QĐ-TTg ngày
22/12/2016, qua đó tiếp tục củng cố và bồi đắp những giá trị trường tồn của di tích.
2.3. Tín ngưỡng thờ cúng của đền Quán Thánh:
Ngôi đền có hai tên gọi khác nhau là “đền Quán Thánh” và “Trấn Vũ Quán”
và người ta dùng từ “Quán” vì đây là nơi thờ tự của Đạo giáo. Được xây dựng vào
thời kỳ Đạo giáo hưng thịnh ở Việt Nam, nhưng trải qua đời Mạc, từ đời Lê Trung
Hưng trở đi Đạo giáo bắt đầu suy thoái, vì thế mà Trấn Vũ Quán được đổi tên là
đền Quán Thánh như ngày nay. Đây được coi là một trong số ít những nơi còn thờ
Đạo giáo ở nước ta vẫn giữ được những đặc điểm của bản chất Đạo giáo.
Nguồn gốc, xuất xứ của tục thờ này có nhiều kiến giải khác nhau, nhưng cốt
lõi là sự phản ánh tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, được cụ thể hóa là sùng bái sao
(các vị tinh tú), sau được bồi đắp bởi tín ngưỡng sùng bái linh vật (rùa kết hợp với
25
rắn), cuối cùng được lịch sử hóa, nhân cách hóa trở thành một vị thần có hình hài
của một con người cụ thể, có lai lịch rõ ràng, nhưng mang đậm yếu tố huyền ảo và
thần bí dân gian.
Trong truyền thống văn hóa Việt Nam, Trấn Vũ là vị thần chống lụt, trị thủy có liên
quan tới tín ngưỡng nông nghiệp trồng lúa nước. Nhưng ở đền Quán Thánh, một
trong Tứ trấn của Thăng Long - Hà Nội xưa thì Trấn Vũ là vị thần trấn giữ phương
Bắc – mối hiểm họa thường xuyên của dân tộc trong suốt dặm dài lịch sử.
2.4. Lễ hội đền Quán Thánh:
Cũng giống như các lễ hội khác, lễ hội đền Quán Thánh gồm 2 phần, phần lễ
và phần hội. Trong đó phần lễ diễn ra trong khu nội tự với các nghi thức truyền
thống. Các lễ hội tín ngưỡng này thu hút rất đông du khách thập phương tham gia.
2.4.1. Lễ Đền Quán Thánh:
Trải qua hơn 300 năm, ngôi đền Quán Thánh thờ vị thần trấn giữ phía Bắc
kinh thành Thăng Long – Huyền Thiên Trấn Vũ vẫn là một di tích lịch sử văn hóa
nổi tiếng mà khách du lịch và người hành hương khắp nơi vẫn về chiêm ngưỡng,
dâng hương rất đông. Và trong tâm linh người Việt, thánh vấn là đấng thiêng liêng
vô hình vừa có công diệt trừ yêu quái – hồ li tinh chín đuôi – như huyền thoại, vừa
là biểu tưởng của sự trấn an – bảo vệ phía Bắc kinh thành cho đời sống nhân dân
được yên vui, thái bình. Đền Quán Thánh còn gọi là Trấn Vũ Quán, được tạo đựng
từ đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) để thờ thánh Trần Vũ. Có tên gọi khác là Đền
Trấn Võ, Quan Trấn Thánh Võ, hay Quan Thánh.
Theo nhiều người, dịp đầu năm người dân thường đến để cầu mong hóa giải,
trừ tà ma, xua đuổi những điểm xấu, cầu cho mưa thuận gió hòa. Dân gian thì tin
rằng Huyền Thiên Trấn Vũ rất thiêng nên hễ đầu năm du xuân hay rằm mồng một
thì mọi người phải chờ nhau xếp hàng để xoa bằng được chân tượng thần bằng
đồng đen được dựng lên để lấy may mắn bình an. Ngoài ra, cùng vào dịp đầu xuân,
còn có Lễ hội Đền Quán Thánh được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng giêng. Các
nghi lễ truyền thống gồm có: Giáng Bút, Cầu mộng và Cầu lộc. Đáng nói nhất là lễ
26
Giàng Bút được hiểu nôm na là hiện tượng “nhập thần” trong đó thực hiện nghi lễ
cầu Giáng Bút, với hàng vạn bài thơ, bài văn. Ý nghĩa của nghi lễ này là truyền các
thông điệp bằng văn thơ có nội dung khuyên bảo, răn dạy, kêu gọi của thần Thánh,
Thần phù hộ cho con người trên cõi trần gian.
Mọi người tới làm lễ ở Đền cũng cần phải chú ý đến thứ tự lễ trong Đền.
Trước nhất là lễ ở Công Tam Quan, bái đường nơi đặt tượng Trấn Vũ, hậu cung.
Ảnh hưởng của Đạo giáo là một nhánh triết học và tôn giáo Trung Quốc. Ở nước ta
nó thâm nhập vào cuối thế kỉ thứ 2 khi vào Việt Nam đạo giáo có ảnh hưởng lớn
đến đời sống văn hóa, xã hội của nhân dân ta. Đền Quán thánh hiện nay là một
trong nhưng di tích mang ảnh hưởng Đạo giáo nổi bật nhất nước ta. Đền Quán
Thánh thờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ, một vị thánh tiêu biểu của đạo giáo. Đạo
giáo còn tôn xưng ngài là “Tam nguyên đô thông soái” tức là giáo chủ muôn pháp,
thông quán cả 36 vị nguyên soái khác, có uy quyền vượt trội, sự linh thiêng không
ai hơn, là vị “Tối linh Tối thịnh” trong Đạo giáo, là vị thần lớn nhất.
2.4.2. Hội đền Quán Thánh:
Do chiến tranh và không có người đứng ra tổ chức nên lễ hội truyền thống
xưa kia của đèn cũng vì thế mà mai một đần. Mặt khác, nhưng người gốc của làng
đã già, mất đi nên là phong tục cổ truyền từ thời xa xưa không còn được lưu giữ
nữa. Từ sau năm 1975, hội mùng 3 tháng 3 và mùng 9 tháng 9 các lễ hội xa xưa
của Đền không còn được tổ chức nữa, chỉ còn lại một số hoạt động dân gian và
mùng 1 tháng Giêng tức là mùng 1 Tết Nguyên Đán.
Hiện nay, các hoạt động ở đền Quán Thánh đều do nhà nước quản lí. Việc tổ
chức lễ hội đền Quán Thánh hiện nay, qua quá trình diền dã, theo tìm hiểu đã có
nhiều thay đổi. Đến hiện nay chỉ còn giữ lại các hoạt động tín ngưỡng, vui chơi
trong 3 ngày Tết cổ truyền, trong đó mùng 1 tháng Giêng là lớn nhất. Những năm
tổ chức lớn, có một số hoạt động như đu quay, chọi gà, cờ tướng, cờ người… Bên
cạnh đó, nghi lễ tắm tượng cũng được diễn ra vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm,
trùng với lễ Ông Công Ông Táo. Trong ngày này diễn ra các hoạt động như: Lễ tế
27
thánh, lễ đun nước trầm, tắm cho thánh, mời khách tham dự. Tuy nhiên hiện nay
các hoạt động đã đơn giản đi nhiều.
2.4.3. Ý nghĩa của Lễ hội với người dân Hà Nội hiện nay:
Nằm trong nội hạt của lễ hội dân tộc Việt Nam, các lễ hội Thăng Long tứ
trấn mang nhiều giá trị chung, song cũng có những nét riêng rất độc đáo và đặc sắc.
Các lễ hội Hà Nội cũng mang tính chất đô thị độc đáo. Hà Nội vừa là nơi đóng đô
của các nhà nước phong kiến nhưng cũng là nơi sinh sống của thị dân. Do đó, các
lễ hội Hà Nội nói chung và lễ hội đền Quán Thánh nói riêng vừa mang yếu tố cung
đình vừa mang yếu tố dân gian. Lễ hội chứng tỏ được sự tôn kính, lòng biết ơn đối
với vị thần Huyền Thiên Trấn Vũ.
Lễ hội đền Quán Thánh là một sự kiện văn hóa tổng hợp. Trong lễ hội, các
hoạt động tín ngưỡng, tâm linh giữ vai trò chủ đạo, để từ đó nảy sinh các yếu tố văn
hóa, nghệ thuật, dân gian xã hội khác. Lễ hội không chỉ có hoạt động tế, rước mà
còn có cả các hoạt động mang tính chất nghệ thuật và giải trí. Tới lễ hội, người dân
thoát khỏi mọi lo toan thường nhật, những bộn bề xung quanh để tìm về chốn thanh
tịnh, tu tâm dưỡng tính, để hòa mình thư giãn vui vẻ trong những trò chơi dân gian
hay những điệu nhạc cổ truyền.
Chứng minh cho nét đẹp văn hóa ngàn đời của cha ông ta. Các nghi thức thờ
cúng thiêng liêng kết hợp chắt chẽ với với các trò chơi dân gian làm gắn kết cộng
đồng đã làm nên ý nghĩa văn hóa thiêng liêng của lễ hội. Lễ hội có giá trị hướng về
cội nguồn. Tổ chức và tham gia lễ hội giúp cân bằng đời sống tâm linh. Những giá
trị còn sót lại được lưu giữ cho tới ngày hôm nay đã làm một mảng đời sống tinh
thân của mỗi người dân tạo lối sống và ứng xử văn hóa, được mọi người cảm nhận
trong gắn kết cái đẹp và cái thiêng liêng. Phát huy mạnh mẽ truyền thống thờ cúng
và lưu truyền lại cho con cháu đời sau. Trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu
tạo nên tâm cao của chủ nghĩa nhân đạo, tình cảm yêu quê hương, đất nước, tinh
thần đoàn kết cộng đồng, tạo nên niềm phấn khởi trong mỗi người dân tham gia.
2.5. Nhận xét:
28
Là di tích lịch sử, một trong bốn đền trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng Long
khi xưa, đền Quán Thánh mang một giá trị tâm linh to lớn đối với người dân Việt
Nam. Ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày đền Quán Thánh tổ chức chính hội
nhưng hiện nay đã không còn. Khi hỏi thăm một số người dân sống lâu năm ở khu
vực đền về những lễ hội và nghi thức tại đền Quán Thánh ngày xưa, không người
nào còn nhớ. Theo Ban quản lí di tích đền, những phong tục cổ truyền đã bị mất
dần đi là do chiến tranh, không có người đứng ra tổ chức và những người dân gốc
của làng đã không còn nên phong tục cổ truyền không được lưu giữ nữa. Do đó
Nhà nước đã đứng ra tổ chức lễ hội vào những ngày tết âm lịch và dần dần trở
thành một địa điểm tham quan, du lịch tâm linh và được coi như một di tích lịch sử
quốc gia.
2.5.1. Ưu điểm:
- Đền Quán Thánh có từ đầu thời vua Lý Thái Tổ (1010-1028) thờ Huyền Thiên
Trấn Vũ, là 1 trong 4 vị thần được lập đền thờ để trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng
Long. Được thành lập hơn 1000 năm, đền Quán Thánh đã chứng kiến biết bao
thăng trầm của người dân Thủ đô, của Tổ quốc, như một chứng nhân lịch sử. Vì
vậy, đền mang những giá trị lịch sử, tâm linh lớn đối với người dân. Mặc dù đã trải
qua nhiều đợt trùng tu vào các năm 1618, 1677,1768,1836,1843,1893,1941 (được
ghi lại trên văn bia) nhưng đền vẫn giữ được nguyên vẹn giá trị tâm linh, lịch sử.
- Đền Quán Thánh cũng nổi tiếng vì có pho tượng được đúc từ đồng đen Huyền
Thiên Trấn Vũ vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.
- Vào những ngày lễ hội đền, Nhà nước tổ chức nhiều trò chơi dân gian cho người
dân tham gia nhằm giao lưu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
- Lễ hội đền Quan Thánh cho thấy nó vừa mang tính chất đô thị với sự phát triển
nghề nghiệp lại vừa mang tính chất của một lễ hội nông nghiệp truyền thống. Qua
đó có thể thấy tín ngưỡng tâm linh đặc sắc. Lễ hội đền Quan Thánh mang nhiều ý
nghĩa lớn lao đối với người dân Hà Nội. Trong đó thể hiện đậm nét nền văn hóa
dân tộc, tính giáo dục sâu sắc đồng thời kết tinh nhiều giá trị nghệ thuật dân gian.
29
- Ngoài ra người dân Hà Nội coi đền Quán Thánh rất thiêng. Những sĩ tử khi chuẩn
bị bước vào kì thi thường đến Tứ trấn thành Thăng Long để lễ xin, trong đó có đền
Quán Thánh.
2.5.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những mặt tích cực ra thì đền Quán Thánh còn có nhiều mặt hạn
chế cần phải có kế hoạch để khắc phục:
- Khi vào đền Quán Thánh, du khách sẽ gặp khó khăn trong việc tìm hiểu di tích
này bởi trong đền có rất ít biển giới thiệu về ngôi đền này. Nếu muốn tìm hiểu thêm
thì chúng ta phải nhờ người hướng dẫn, lên mạng tìm hiểu hay mua sách về đền…
- Đền Quán Thánh có diện tích khá khiêm tốn, tọa lạc ở vị trí đông dân cư cũng
như sự nổi tiếng của đền nên mỗi khi đến dịp tết, thi cử, … nên sẽ có rất đông
người đến lễ nhưng công tác quản lý của đền Quán Thánh còn chưa được tốt.
- Do hệ thống thiết bị bảo vệ, camera còn chưa có nên nạn trộm cắp vẫn hoành
hành khiến cho du khách vô cùng lo lắng.
- Nơi để xe cũng khá chật hẹp gây khó khăn trong việc quản lý tài sản của du khách
và lượng du khách thăm đền bị hạn chế.
- Đền Quán Thánh nổi tiếng với bức tượng đồng đen Huyền Thiên Trấn Vũ nên
những du khách thường cho là sờ tượng sẽ đem lại may mắn nên tượng đã bị mòn ở
chân. Nếu tiếp tục để hiện tượng này xảy ra thì tượng sẽ bị bào mòn mạnh, ảnh
hưởng đến giá trị tâm linh tín ngưỡng của đền.
- Tiền công đức của đền nên được sử dụng một cách rõ ràng, có mục đích và có
hiệu quả. Để đề phòng những vụ trộm cắp tiền công đức hiện nay, đền nên kiểm kê
một cách rõ ràng, kết hợp với công an và dân phòng để đề phòng những hiện tượng
trên có thể xảy ra.
- Đền là nơi tâm linh nhưng một số đối tượng vẫn lợi dụng đền làm nơi kinh doanh
như bán hàng rong, xem bói quẻ và những hoạt động mê tín dị đoan và phổ biến
nhất là nạn ăn xin. Nên có những biện pháp ngăn chặn những nạn này xảy ra để
không ảnh hưởng tới uy tín cũng như sự tôn nghiêm của đền.
30
* Tiểu kết:
Trong chương 2, thông qua các hiện vật được bảo tồn cho đến bây giờ,
Đền Quán Thánh được coi là một di tích có giá trị cao về văn hóa nghệ thuật, từ các
mảng chạm khắc trên các cấu trúc bằng gỗ, bằng đồng, tạc tượng thờ ngay trong
đền thờ. Nhờ cách bố trí mặt bằng và không gian hài hòa, Đền Quán Thánh góp
phần tô điểm cho vẻ đẹp thơ mộng của khu du lịch Hồ Tây, Hà Nội. Nó là một di
tích quý giá về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc, là một điểm du lịch ấn
tượng khi đến Hà Nội. Đây cũng là tiền đề để chúng em đề ra các biện phảp bảo tồn
và phát huy các giá trị của đền Quán Thanh trong chương 3.

Chương 3:
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ LỊCH SỬ
VĂN HÓA CỦA ĐỀN QUÁN THÁNH

3.1. Một số đề xuất tạm thời:

Trước hết cần định rõ những yếu tố cơ bản tác động có hiệu quả trong việc
bảo vệ di tích lịch sử văn hoá, đảm bảo duy trì được tính đặc sắc cho di tích:
- Các văn bản pháp lý của quốc gia và quốc tế về bảo vệ di sản văn hoá nói chung
và di tích lịch sử văn hoá nói riêng.
- Các thiết chế văn hoá là cơ quan thường trực được giao quyền quản lý tài sản văn
hoá.
- Các phương pháp/cách thức bảo quản, tu sửa, tôn tạo.
- Các tổ chức quần chúng và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

31
Bốn yếu tố cơ bản trên đây đều rất cần thiết và quan trọng, tác động một cách đồng
bộ tới các di sản lịch sử văn hoá nhằm mục đích bảo vệ cho di sản tồn tại lâu dài để
khai thác phục vụ xã hội.
3.2. Một số đề xuất về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, giám sát để tăng
cường công tác quản lý các di tích:
Cần tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) về
xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và các cơ quan
liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, nhằm
giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần của nhân dân.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích đền Quán Thánh thì đòi hỏi các
cấp các ngành có sự quan tâm sâu sắc, quản lý chặt chẽ, chính xác, khoa học. Nếu
công tác tổ chức quản lý không được tốt, các cơ quan chức năng không có chính
sách đầu tư hợp lý, hiệu quả hoạt động lễ hội, cũng không thể phát triển được.
Xây dựng được dội ngũ cán bộ quản lý trong ngành văn hóa hội tụ đầy đủ những
yếu tố: kinh nghiệp, nhiệt tình, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về công tác
bảo tồn các di tích. Phải là những con người thực sự có năng lực, yêu nghề, hiểu
biết ăn hóa địa phương, sự nhiệt huyết, lòng yêu nghề, han học hỏi… các yếu tố đó
sẽ thúc đẩy con người hoạt động có hiệu quả có chất lượng đối với công việc.
Phối hợp với ngành chức năng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh trong
công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa. Phối hợp với các tổ chức
chính trị xã hội trên địa bàn như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, Hội cựu chiến binh … triển khai nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di
tích lịch sử văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích
tới từng các cán bộ, đảng viên, tới địa phương, khu dân cư nơi có di tích.
3.3. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân:

32
Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, nếu người dân hiểu được vai trò của
mình đối với hoạt bảo tồn và phát huy những giá trị của đền Quán Thánh, họ sẽ có
ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên môi trường, phát huy các giá trị truyền thống
của dân tộc mình. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền giáo dục cho mọi tầng lớp
nhân dân, mọi cấp, mọi ngành về phát triển văn hóa truyền thống đối với việc bảo
tồn và phát huy các giái trị văn hóa truyền thống, có ý thức bảo tồn các di sản văn
hóa dân tộc.
Xây dựng nếp sống văn hóa trong giao tiếp với mọi người cũng như với
khách du lịch. Xây dựng nếp sống lành mạnh không làm hủy hoạt và ảnh hưởng
đến đời sống tâm linh, thiên nhiên và môi trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động đến mọi tầng lớp nhân dân trên
địa bàn trách nhiệm bảo vệ, không được xâm phạm đến di tích. Tuyên truyền sâu
rộng Luật Di sản văn hóa, quy chế quản lý và bảo vệ di tích đền Quán Thánh và
công tác quản lý, chăm sóc, bảo vệ các di tích lịch sử, văn hóa dến nhân dân trên
đia bàn có di tích.
Thông qua phát triển du lịch để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
văn hóa. Chủ động phối hợp với Đài Truyền thanh - Phát lại Truyền hình chuyện
xây dựng chuyên mục bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử.
3.4. Giải pháp về công tác chăm sóc, bảo vệ và đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất:
Các trường trong địa bàn nên thường xuyên tổ chức cho các em học sinh
tham quan tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa để làm phong
phú sinh động bài học trên lớp và giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương.
Góp phần vào bảo tồn đền Quán Thánh.
Cơ sở vật chất kỹ thuật nếu được đầu tư tốt, hợp lý, chính xác sẽ là một động
lực thúc đẩy sự phát triển của du lịch, giúp khách tiếp nhận được sản phẩm văn hóa
dễ dàng hơn. Tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia vào việc lập kế hoạch bảo

33
vệ và du lịch. Đảm bảo việc hoạt động du lịch phải có lợi cho khu di tích và người
dân sinh sống xung quanh.
Cần chú trọng đầu tư vật chất cho ngôi đền để phục vụ cho việc tham quan
như bãi đỗ xe, các màn hình 3D, loa phát thanh tuyên truyền về ngôi đền...

* Tiểu kết:
Trong chương 3, chúng em đã đưa ra những giải pháp nhằm bảo tồn và phát
huy giá trị của khu di tích. Từ đó, mỗi người có thể nhận rõ vai trò của mình trong
việc giữ gìn và phát huy những giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, đặc biệt là giá trị
của di tích đền Hai Bà Trưng, cùng góp sức bảo tồn nó để đời sau vẫn được chiêm
ngưỡng và sử dụng các giá trị tốt đẹp đó.

34
KẾT LUẬN
Đền Quán Thánh là một trong những di sản văn hóa mang nhiều ý nghĩa và
giá trị quý báu cho dân tộc ta.
Đền Quán Thành là nơi bảo lưu nhiều di vật có giá trị, xét về mặt kiến trúc,
với những công trình kiến trúc độc đáo thể hiện trình độ và trí tuệ của ông cha ta đi
trước, đồng thời cũng là dấu vết lịch sử của sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc
một cách rõ rệt.
Truyền thuyết về đền Quán Thánh rất hay và đặc sắc. Qua sự thuê dệt của
người dân còn truyền lại, chúng ta thấy được cả một quá trình dựng nước, giữ
nước, hiểu hơn về truyền thống anh hùng, bất khuất của cha ông. Không chỉ vậy,
truyền thuyết ấy còn phản ánh lịch sử tín ngưỡng, phong tục thờ cúng của người
dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt nói chung, cũng như thể hiện rõ quá trình
lịch sử giao lưu văn hóa của dân tộc.
Lễ hội đền Quán Thánh là sinh hoạt văn hóa mang tầm quan trọng đặc biệt
đối với đời sống tinh thần người Hà Nội.
Việc giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa đền Quán Thánh không chỉ giúp
cho con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử,
đặc trưng văn hóa của đất nước mà còn có tác động to lớn tới việc hình thành nhân
cách mỗi con người hiện đại. Việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích cần có sự
chung tay góp sức của nhiều ban ngành, nhiều lực lượng trong đó học sinh, sinh
viên là một trong những lực lượng quan trọng đại diện cho thế hệ trẻ có vai trò to
lớn trong việc góp phần bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích.
Qua quá trình nghiên cứu, từ thực trạng nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số
giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức đối với việc giữ gìn và phát
huy giá trị di tích.
Cho đến nay, Hà Nội thủ đô ngàn năm văn hiến vẫn đang ngày ngày chuyển
mình cùng sự phát triển của đất nước. Đền Quán Thánh không chỉ là danh thắng có
ý nghĩa tôn giáo của người Hà Nội mà còn là di tích văn hóa là nên cốt cách, hình
hài và bản sắc của mảnh đất này. Hà Nội sẽ mãi là trái tim yêu thương của cả nước
và đền Quán Thánh đã, đang và sẽ tồn tại bền vững, mãi mãi là hồn thiêng liêng
của Hà Nội nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.
Trong quá trình thực hiện đề tài chắc sẽ còn nhiều thiếu sót, nhóm nghiên
cứu rất mong được sự góp ý của giảng viên và bạn bè.
35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Thăng Long – Hà Nội: Thư mục chọn lọc” của Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. “Góp bàn về niên đại hai pho tượng trong đền Quán Thánh” của tác giả Nguyễn
Đạt Thức; nguồn: Di sản văn hóa, 2015.
3. Ban chấp hành Trung ương/ Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 8).
4. Website:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đền_Quán_Thánh
https://anninhthudo.vn/song-o-ha-noi/huyen-thoai-den-quan-thanh/794940.antd

36
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.

18 thành viên của Nhóm 2 lớp 180TTRA


[Nguồn: nhóm tiểu luận]
Phụ lục 2.

Sơ đồ đền Quán Thánh


[Nguồn: Ban quản lý đền Quán Thánh]

37
Phụ lục 3.

Bốn cột trụ


[Nguồn: nhóm tiểu luận]

Phụ lục 4.

Cổng tam quan với những tấm đá lớn,


phía trên có hai gác chuông
[Nguồn: nhóm tiểu luận]

Phụ lục 5.

38
Ang lớn, bên trong để hòn non bộ và nuôi cá vàng
[Nguồn: nhóm tiểu luận]
Phụ lục 6.

Trước gian đại bái có tấm hoành


phi lớn đề 3 chữ “Trấn Vũ Quán”
[Nguồn: nhóm tiểu luận]

Phụ lục 7.

Cửa võng được sơn son thiếp vàng rực rỡ


[Nguồn: nhóm tiểu luận]

39
Phụ lục 8.

Chiếc khánh đồng làm vào Tấm biển đồng chữ do vua Thiệu Trị
(1841)
thời chúa Trịnh (thế kỷ 17 – 18)
[Nguồn: Nhóm tiểu luận]

Phụ lục 9.

40
Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ
[Nguồn: Nhóm tiểu luận]

41

You might also like