You are on page 1of 7

3.2.

3 Điều áp xoay chiều ba pha


Thông thường trong thực tế người ta hay sử dụng bộ điều chỉnh xung áp ba pha
(điều khiển động cơ không đồng bộ ba pha) điều khiển nhiệt độ của các lò điện trở. Nếu
bộ biến đổi xung áp ba pha được ghép từ ba bộ biến đổi một pha và có dây trung tính
(hình 3.16) thì dòng qua mỗi pha sẽ không phụ thuộc vào dòng của các pha khác.

Hình 3.16 Bộ biến đổi xung áp có dây trung tính Hình 3.17. Bộ biến đổi xung áp không có dây
trung tính
Các biểu thức tính ,  và  tương tự như trong sơ đồ một pha.
Khi tăng góc điều chỉnh  sẽ làm giảm thời gian dẫn dòng qua thyristor. Ứng với
một giá trị  nào đó, dòng trong một pha sẽ giảm về không trước khi mở thyristor của
pha sau.
Như vậy sẽ xuất hiện những khoảng thời gian không có dòng tải và khoảng dẫn của
thyristor sẽ bị giảm đến giới hạn nhỏ hơn 600.
Khi bộ biến đổi xung áp ba pha được đấu sao, không có dây trung tính, quá trình
điện từ trong mạch hoàn toàn khác với sơ đồ trên hình 3.16, vì quá trình dẫn dòng trong
một pha tải tương thích với quá trình dẫn dòng trong pha khác (hình 3.17).
Để đảm bảo lượng sóng hài là tối thiểu, các góc mở của thyristor phải bằng nhau,
do đó mỗi van lần lượt được mở cách nhau 60 0 (xem hình 3.18 biểu đồ T1, T2, T3, T4, T5,
T6 và có khoảng dẫn điện () bằng nhau).
Khi mỗi pha có một thyristor dẫn điện, lúc này tải của ba pha (Z a, Zb, Zc) đều được
đấu vào nguồn và tạo thành hệ ba pha đối xứng (giả thiết tải thuần trở Za = Zb= Zc = R).
Đường cong của điện áp trên tải (UZA) được xây dựng theo quy tắc sau:
- Khi cả ba thyristor của ba pha đều dẫn điện thì điện áp trên tải sẽ trùng với điện
áp pha của nó (UZA = Ua, UZB = Ub, UZC = Uc).
- Khi chỉ có hai thyristor dẫn điện thì điện áp trên tải sẽ bằng một nửa điện áp dây
U AB
U ZA =
của hai pha mà có hai thyristor dẫn điện (ví dụ 2 trong khoảng T1  T2 và
U AC
U ZC =
2 trong khoảng T4  T5 ).

Hình 3.18. Phụ tải thuần trở


Giá trị hiệu dụng của điện áp trên tải được tính theo biểu thức sau:



1
U ZA = ∫
2π 0
u2ZA dθ

UZA – giá trị hiệu dụng; uZA – giá trị tức thời.
Do giá trị trong căn là trị bình phương nên:



1
U ZA = ∫ u 2ZA dθ=
π 0

√[ ]
t2 t3 t t t

( )
u AB 2 u AC 2
( )
4 5 6
1
=
π ∫ 2
u A dθ + ∫ 2
dθ+∫ uC dθ+∫
2
2
dθ+∫ u A dθ
2

t1 t2 t 3 t 4 t 5

uA – giá trị tức thời của điện áp pha; uAB, uAC – giá trị tức thời của điện áp dây.
Thay các giá trị uA, uAB, uAC ta tính được giá trị hiệu dụng của điện áp pha:

U hd =U m
√ [ (
1 π 3
− α−
π 2 4
sin 2 α
2 )] , 0<α < 600

U hd =U m
√ [ 3 π 3 √3
+ sin 2 α+ cos2 α , 600 <α<90 0
4π 3 4 4 ]
U hd =U m
√[ 1 5π
π 2
3
−3 α+ sin 2 α+
4
3 √3
4
cos2 α , 900 <α<1500 ] (3.52)
Dạng đồ thị điện áp trên tải đối với pha a (u ZA) ứng với góc α = 60 được thể hiện
0

trên hình 3.19 (tải thuần trở).

Hình 3.19. Đồ thị điện áp pha A (uZA), ứng với α =600


Dễ dàng nhận thấy khi α ≥ 60 0, bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ có hai van dẫn, nên
điện áp trên tải sẽ được tạo bởi các đường cong uab/2, uac/2.
Khi tải mang tính trở kháng sẽ có ba chế độ làm việc:
a) Nếu α < φ, dòng tải và điện áp trên tải sẽ là hình sin vì lúc này các van đều dẫn
điện trong một nửa chu kỳ (λ = π), và ở bất cứ thời điểm nào cũng có ba van của ba pha
dẫn điện (hình 3.20a). Do đó:
u zA=u a =U m sin θ
Um
i zA = sin θ
Za (3.53)
b) Nếu φ < α < αgh, αgh là giá trị mà vẫn còn tồn tại chế độ cả ba van thuộc về ba pha
vẫn dẫn điện. Lúc này đường cong điện áp trên tải sẽ có dạng như hình 3.20b. Trong mỗi
Hình 3.20. Đồ thị điện áp trên tải, khi tải là trở cảm và với các giá trị α khác nhau

nửa chu kỳ sẽ có ba đoạn mà u ZA = ua, hai đoạn còn lại uZA = uac/2, hoặc uZA = uab/2 và một
đoạn uZA = 0.
Như vậy cả ba thyristor dẫn điện thì:
di a
uZA =U m sinθ=ωL t +i R
dθ a t (3.54)
Khi hai thyristor của pha a và pha b dẫn ta có:
u ab di
= √ U m sin (θ +300 )=ωLt a +i a Rt
3
uZA =
2 2 dθ (3.55)
Khi hai thyristor của pha a và pha c dẫn ta có:
u ac di
= √ U m sin(θ−300 )=ωLt a +i a Rt
3
uZA =
2 2 dθ (3.56)
Khi thyristor của pha a khoá:
uZA = 0 (3.57)
Giải các phương trình trên ta sẽ tìm được biểu thức của dòng điện ứng với từng đoạn nên
trên (trong nửa chu kỳ có 6 đoạn).
Biểu thức tổng quát của dòng điện sẽ là:
θ−αn
K 'nUm −
i= sin (θ−ϕ+β )+ A . e tg ϕ
Zn (3.58)
trong đó:
n - số thứ tự của các đoạn trong mỗi nửa chu kỳ,
K 'n =√ 2 nếu điện áp là điện áp pha,
K 'n =√ 3/2 nếu điện áp là điện áp dây (uab/2, uac/2),
β = (0, +π/6, -π/6) tuỳ thuộc vào số đoạn,
αn – giá trị ban đầu của góc θ,
A - hằng số tích phân.
Góc giới hạn được tính như sau:
π
2 − 1
α gh=arctg (e 3tg ϕ − )+ϕ
√3 2 (3.59)

c) Nếu αgh < α < 1500 đường cong điện áp sẽ tương ứng với hình 3.14c và mỗi nửa chu
kỳ sẽ có hai đoạn mà uZA = uab/2 hoặc uZA = uac/2. Đối với các đoạn còn lại uZA = 0, chế
độ này tương ứng với trạng thái chỉ có hai van của hai pha dẫn điện. Và góc điều
khiển lớn nhất là αmax = 1500.

You might also like