You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ĐỊA LÍ GK II

Câu 1: Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đông Nam bộ và nêu cơ cấu
ngành ở các trung tâm.
Trung tâm công nghiệp Quy mô (nghìn tỉ đồng) Cơ cấu
Bình Dương Từ trên 40 đến 120 Điện tử, hoá chất, phân
bón, chế biến nông sản,
sản xuất vật liệu xây
dựng, cơ khí, dệt, mau
Biên Hoà Từ trên 40 đến 120 Luyện kim đen, luyện kim
màu, hoá chất, phân bón,
điện tử, sản xuất giấy,
xenlulô, xây dựng, dệt,
may.
TP. Hồ Chí Minh Trên 120 Luyện kim đen, luyện kim
màu, cơ khí, sản xuất ô tô,
đóng tàu, hoá chất, phân
bón, xây dựng, dệt may,
sản xuất giấy, chế biến
nông sản, nhà máy nhiệt
điện, điện tử.
Bà Rịa- Vũng Tàu Từ trên 40 đến 120 Chế biến nông sản, nhà
máy nhiệt điện, đóng tàu,
hoá chất, phân bón. xây
dựng, dệt may, luyện kim
đen, cơ khí.
Câu 2: Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và
nêu cơ cấu ngành ở các trung tâm.
Trung tâm công nghiệp Quy mô (nghìn tỉ đồng) Cơ cấu
Tân An Dưới 9 Cơ khí, chế biến nông
sản, dệt may
Mỹ Tho Dưới 9 Điện tử, dệt may, chế biến
nông sản.
Long Xuyên Dưới 9 Cơ khí, dệt may, chế biến
nông sản.
Kiên Lương Dưới 9 Cơ khí, sản xuất vật liệu
xây dựng.
Rạch Giá Dưới 9 Cơ Khí, đóng tàu, chế
biến nông sản
Cần Thơ Dưới 9 Luyện kim đen, cơ khí,
hoá chất phân bón, vật
liệu xây dựng, dệt may,
chế biến nông sản, nhà
máy nhiệt điện.
Sóc Trăng Dưới 9 Vật liệu xây dựng, dệt
may, chế biến nông sản.
Cà Mau Dưới 9 Cơ khí, hoá chất phân
bón, vật liệu xây dựng,
chế biến nông sản, nhà
máy nhiệt điện.
Câu 3: Phân tích những thuận lợi trong phát triển cây cao su ở Đông Nam Bộ.
Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành vùng chuyên canh
cây cao su số 1 của cả nước:
a. Điều kiện tự nhiên.
- Đất: gồm có hai loại đất là đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích
đất, đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn thích hợp cho
cây cao su.
- Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm -> tạo đk cho việc sinh trưởng và
phát triển cây cao su
- Nước: nguồn nước dồi dào, phong phú từ hệ thống sông Đồng Nai -> đảm
bảo nước tưới cho sản xuất.
b. Điều kiện kinh tế- xã hội.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động có kinh
nghiệm trong việc trồng, chăm sóc và chế biến cao su.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng hoàn thiện nhất cả nước. Cơ sở chế biến, hệ thống
thuỷ lợi đảm bảo cho việc phát triển cây cao su.
- Trình độ phát triển kinh tế cao nhất cả nước.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Nhận được nhiều chính sách quan tâm của nhà nước.
Câu 4: Phân tích những thuận lợi trong phát triển cây lương thực ở Đồng bằng
Sông Cửu Long.
a. Tự nhiên:
- Đất: diện tích đất phù sa lớn nhất cả nước, phân bố dọc sông Tiền sông
Hậu, được bồi đắp thường xuyên nên rất màu mỡ -> thuận lợi cho việc
trồng cây lương thực với quy mô lớn.
- Khí hậu: cân xích đạo, nguồn nhiệt ẩm dồi dào -> thuận lợi cho sự phát
triển, sinh trưởng của cây lương thực.
- Nước: nguồn nước dồi dào do có hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc.
b. Kinh tế- xã hội:
- Dân đông, kinh nghiệm trồng lúc và trình độ thâm canh đang được nâng
cao lên.
- Người lao động khá năng động, thích ứng nhanh với nền kinh tế thị
trường.
- Được trú trọng đầu tư.
Câu 5: Nêu đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng ĐNB.
a. Điều kiện tự nhiên
- Địa hình thoải.
- Đất: gồm có hai loại đất là đất badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích
đất, đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm diện tích ít hơn thích hợp cho
cây công nghiệp (cao su, cà phê, hồ tiêu,…), cây ăn quả và cây công
nghiệp ngắn ngày (đậu tươn, mía,…) phát triển trên quy mô lớn.
- Khí hậu: cận xích đạo, nóng quanh năm -> tạo đk cho việc sinh trưởng và
phát triển cây công nghiệp.
- Nước: hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thuỷ điện lớn, đảm bảo nước
tưới dồi dào cho sản xuất.
- Tài nguyên biển: gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận- Bình
Thuận- Bà Rịa- Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau- Kiên Giang -> đk
thuận lợi để xây dựng các cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản nước
lợ.
- Tài nguyên rừng: không lớn nhưng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ
củi, nguồn nhiên liệu giấy. Có một số vường quốc gia: Cát Tiên ( Đồng
Nai) bảo tồn được nhiều loài cây, thú quý và khu dự trữ sinh quyển Cần
Giờ ( TP HCM) -> thuận lợi phát triển du lịch
- Tài nguyên khoáng sản: dầu khí trên thềm lục địa. Ngoài ra phải kể đến
sét cho công nghiệp vật liệu xây dựng và cao lanh cho công nghiệp gốm,
sứ.

You might also like