You are on page 1of 2

Bản tóm 5

Triết học tôn giáo


Giuse Bùi Quang Minh, SJ

John Henry Newman (1839 – 1914): Đức tin và ý niệm Kitô giáo

Tuổi trẻ và thao thức chân lý


„John Henry Newman sinh tại Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 21 tháng 2 năm 1801. Ngài được dạy
dỗ trong truyền thống Anh giáo và từ nhỏ đã có thiên hướng tôn giáo, cụ thể là siêng đọc Kinh Thánh.
Kinh Thánh giúp ngài sống đạo đức, nhưng mối quan tâm tri thức lại khiến ngài đặt những câu hỏi nền
tảng và muốn tìm kiếm câu trả lời rõ ràng, chính xác.
Trong những ngày nghỉ lễ năm 1816, Newman đọc cuốn Force of Truth (Sức mạnh của chân lý)
của Thomas Scott, và tác phẩm đó đã gây ấn tượng rất sâu đến nỗi ngài coi đó như “cuộc hoán cải đầu
tiên” và là một trong những ơn ban lớn nhất trong đời. Newman bắt đầu nhận thức cách sâu sắc sự hiện
hữu và hiện diện của Thiên Chúa cũng như của thế giới vô hình.
Sau khi hoàn tất chương trình học tại Trinity College, Oxford, Newman trở thành mục sư Anh
giáo và sau này phụ trách nhà thờ Saint Mary, nhà thờ của đại học Oxford. Trong thời gian này, ngài quan
tâm nghiên cứu các Giáo phụ, đồng thời cảm thấy quan ngại trước tình trạng thiêng liêng của Giáo hội
Anh giáo trước sự gia tăng ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do (liberalism) tại Oxford cũng như trên khắp
nước Anh. Để chống lại xu hướng này, Newman cùng với một vài người bạn lập nên Phong trào Oxford
(Oxford Movement) năm 1833. Khi nghiên cứu lịch sử Giáo hội ở thế kỷ IV, Newman khám phá một điều
quan trọng là Kitô giáo trong thời đại ngài đang sống lại phản ánh 3 nhóm tôn giáo ở thế kỷ IV, có thể so
sánh như sau: Tin Lành giống như phái Ariô; Công giáo Rôma giống như các tín hữu Rôma; Anh giáo
giống như người theo thuyết Ariô nửa vời (semi-Arianism).“

Từ chân lý đến đức tin


Vì thế ngày 9 tháng 10 năm 1845, ngài trở lại Hội Thánh Công giáo. Quyết định của Newman đã
gây chấn động lớn trong Giáo hội Anh giáo. Có người cảm phục trước quyết định can đảm của ngài nhưng
không ít người coi đó như sự phản bội, và Newman phải chịu nhiều đau khổ vì quyết định này.
Trong tác phẩm An Essay on the Development of Christian Doctrine (Khảo luận về sự phát triển
của giáo thuyết Kitô giáo), xuất bản vào năm 1845 ngài đã bảo vệ xác tín của ngài: “Chân lý và giả dối
được đặt trước mắt chúng ta để thử lòng chúng ta; chọn lựa của chúng ta là chọn lựa đáng sợ vì được cứu
độ hay bị chối bỏ tùy thuộc vào đó; trước mọi sự, phải bám chặt vào đức tin Công giáo”.
Đức tin công giáo ở đây tiên vàn là một ý niệm, nhưng là năng động cho một hiện thực, được
triển khai trong lịch sử. Vì thế, triết học tôn giáo ở đây là sự khảo sát mối tương quan hiện thực với ý
niệm ấy:
„Một ý niệm đại diện cho một đối tượng hay một đối tượng được giả định thì tương xứng với toàn
bộ những phương hiện có thể có của nó. Tuy nhiên chúng có thể biến dịch trong các ý thức riêng biệt của
các cá thể khác nhau, và cân xứng với những phương diện khác nhau. Dưới các phương diện ấy, nó tự phơi
bày sức mạnh và chiều sâu cũng như lý do hiện hữu của nó cho mọi tâm trí. Thông thường, một ý niệm sẽ
không trở nên quen thuộc với tâm trí như là một điều gì khách quan ngoài chính sự đa dạng (như vừa nói).
Ta ví chuyện này tựa như những sự vật có một hình dáng thì thường được nhận dạng dưới dạng những
dạng quần áo bao bọc cho nó, tức là những thuộc tính và những kết quả, chính nó, khi được khảo sát tới
lui hay cân nhắc từ các mặt đối lập và từ những góc nhìn khác nhau và trong ánh sáng tương phản, người
ta nhận ra hiện thực của nó như là một dạng bằng chứng chắc chắn. Và cũng như khi người ta nhìn các
đối tượng vật chất từ nhiều khoảng cách dài ngắn, thì ban đầu ta có vẻ nhìn thấy nó như là những sự vật
không tương thích và bóng của chúng thì mất cân đối hay thậm chí nhìn xấu tệ, nhưng khi tất cả những dị
thường ấy biến mất và những tương phản được điều chỉnh lại, nhất là khi gia cố điểm nhìn của chúng ta
cho chắc chắn, thì toàn bộ mọi phương diện của một ý niệm có khả năng đi vào một sự hoà quyện và đưa
ra một độ sắc nét cho đối tượng, và một khi những dị biệt ở ngoại diện này trở nên một lý lẽ cho sự đồng
chất và hội nhất của nó, chính là sự phong phú và đa dạng trong nguồn gốc và sức mạnh.“
Tác phẩm này có hai phần, bàn về sự phát triển nhìn tự thân và trong sự biện phân nhận ra sự
phát triển đúng đắn và lệch lạc. Trong phần đầu, Newman đưa ra hai lập luận để bảo vệ tính công giáo.
Trong Lập luận về sự thừa kế, ngài cho rằng tín lý của giáo hội công giáo Rôma như ta biết hôm nay là
„sự liên tục về lịch sử và lý luận của toàn bộ giáo thuyết, từ từng thế kỷ trở về trước cho đến thế kỷ đầu
tiên. Nó có là một sự phát triển sai lạc hay đúng đắn, dựa trên những lý luận lành mạnh hay võng luận thì
hình thái tôn giáo hiện tại được coi là công giáo đáng gọi là kế tục, là đại diện và thừa kết từ Giáo Hội thời
sơ khai.“ (240)
Còn trong lập luận lịch sử thì „những giáo thuyết đại diện cho công giáo tiên vàng là những khai
triển đúng đắn, chân thật, trung tín và chính danh cho những tín lý đi trước, và không là những sự sai lạc
(240). Thực sự có một dạng tổng quát nào đó của Kitô giáo trong mỗi thời kỳ, mà người ta có thể nhận ra
bằng trực giác... và dạng thức này tồn tại trọn vẹn từ đầu đến cuối, dù cho tiến trình phát triển của nó có
để được ảnh hưởng từ nhiều thành phần khác nhau, tốt hay xấu, trên lĩnh vực tín lý, nghi lễ, và phong hoá,
.... nói cách khác, những gì thay đổi đã diễn ra đối với Ki tô giáo đã không làm hư hoại dạng thức căn bản
này.“ (335)
Trong phần 2, ngài triển khai 7„ghi chú“ (notes) để phân biệt sự phát triển lành mạnh với sự
lệch lạc trong tôn giáo, bằng một luận đề tổng quát: „Sẽ không có sai lạc (1) nếu ý niệm này gìn giữ được
dạng thức duy nhất và đồng nhất của nó, (2) giữ nguyên được những nguyên lý, cung cách tổ chức (3) nếu
những khởi đầu của nó tiền dự được những giai đoạn tiếp theo, (4) và nếu những hiện tượng phát sinh có
giá trị bảo vệ và (5) trở về nguồn, (6) nếu nó có một sức mạnh đồng hoá và tự tân (7) và nếu có những
hành động áp dụng nghiêm túc từ đầu đến cuối.“ (171)

Nhà giáo dục đức tin


„Sau khi trở thành linh mục Công giáo, Newman lập chi nhánh Dòng Thánh Philip Neri (Oratoire)
ở Birmingham. Trong nhiều hoạt động thần học và mục vụ, ngài chú trọng nhiều nhất đến việc đào tạo
trí thức và thiêng liêng cho các tín hữu Công giáo, các anh em trong dòng và các tân tòng. Ngài xác tín
rằng trong thời đại hiện nay với những thay đổi rất nhanh về văn hóa và xã hội, cần phải có một đức tin
có khả năng bày tỏ những lý do của niềm hi vọng Kitô giáo. Vì thế ngài làm việc không ngơi nghỉ để huấn
luyện những giáo dân có học thức, sống trong thế giới, làm việc trong ánh sáng đức tin và có khả năng
bảo vệ đức tin của mình.“ Ngài được tấn phong hồng y năm 1879.
Tác phẩm An Essay in aid of a Grammar of Assent (Một biên khảo giúp hiểu ngữ vựng của sự đồng
thuận), xuất bản 1870, được coi như một dạng hộ giáo, dựa trên khái niệm „đồng thuận“. Newman bảo
vệ lý tính của hành vi tin qua bản chất của việc đồng thuận. Nó xứng danh là một hành vi lý tính, nằm
trong bản chất của con người.
Tín điều được ngài định nghĩa như „một mệnh đề, đại diện cho một ý niệm hay một sự vật, và tin
là đặt sự đồng thuận của trí hiểu mình vào đó, cho cả điều này lẫn điều kia. Đưa ra một sự đồng thuận thực
sự là một hành vi tôn giáo, còn đưa ra một ý niệm về sự đồng thuận là một hành vi thần học. Hành vi này
được biện phân, cân nhắc và được hiểu như một thực tại, nhờ qua trí tưởng tượng tôn giáo. Nó được coi
là chân lý, nhờ sự trợ giúp của sự thông thái thần học. (98)
Tác phẩm được chia làm hai phần: đồng thuận và nắm bắt (assent and apprehension) và đồng
thuận và suy diễn (assent and inference). Hành vi đồng thuận có thể nằm ở dạng thái đầu tiên là sự nắm
bắt mà không hiểu rõ hết. Sự nắm bắt thể hiện ở chỗ trí năng chấp nhận tiên vàn ý niệm ban đầu của một
mệnh đề, đặc biệt những điều thuộc tín biểu như Chúa Ba Ngôi.
Còn tương quan giữa đồng thuận và suy diễn nằm ở đặc điểm điều kiện của lý trí. Đồng thuận thì
vô điều kiện, nhưng suy diễn là một hành vi có điều kiện. Một hệ quả suy diễn là một mệnh đề phái sinh
có điều kiện từ các mệnh đề có trước nó. Newman nói đến ba dạng suy diễn: hình thức (formal, tức là
suy diễn chặt chẽ dựa trên logic), phi hình thức (informal, là kết quả của những suy đoán dựa trên tổng
hợp những khả thể của mệnh đề có trước), tự nhiên (natural, là kinh nghiệm bẩm sinh của con người).
Trong chương cuối, ông bàn đến „ý nghĩa bao hàm“ (illative sense), nghĩa là sau tất cả những hành vi
đồng thuận và suy diễn, thì sự khôn ngoan cẩn trọng (phronesis) mà ông gọi là illative sense, là khôn
ngoan thực tiễn, mà khả năng con người tổng hoà, thay thế cho những thiếu sót của tiến trình suy luận.
Trên cơ sở đó, Newman cho rằng mạc khải của Tin Mừng là chân thật, không phải vì chúng ta kiểm chứng
được rạch ròi bằng lý lẽ, nhưng bởi chính ý niệm Kitô giáo vốn là một điều hiện thực trong lịch sử. Vì thế,
sự đúng đắn ấy không nội tại nhưng được suy diễn và được đồng thuận.

Ngài qua đời ngày 11.08.1890, để lại nhiều trước tác về triết học, thần học, bài giảng, thư tín và
thơ ca. Hiển thánh 13.10.2019 và rất xứng đáng được kể như một giáo phụ của thời hiện đại. Có thể đọc
các tác phẩm của ngài online tại: http://www.newmanreader.org (The National Institute for Newman
Studies, USA)

You might also like