You are on page 1of 3

Chủ đề 1:

Có quan điểm cho rằng, lịch sử của xã hội là do Thượng đế, chúa trời sắp đặt, các
cá nhân buộc phải tuân thủ ý chí tối cao. Số phận con người, hoạt động của họ là
do các Thần linh, Thượng đế, đấng tối cao quyết định. Lại quan điểm khác cho
rằng, Lịch sử xã hội là do các bậc vua chúa, các vĩ nhân, những người đặc biệt có
tài cao, sức lớn điều khiển….
1- Em có tán thành với quan điểm nào ở trên hay không?
2- Quan điểm trên thuộc trường phái nào?
2- Theo em, lực lượng nào tạo ra lịch sử xã hội và là chủ thể của lịch sử đó?
Chủ đề 2:
Qua câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem” voi, các bạn hãy cho biết:
1- Các thầy bói đã rơi vào quan điểm nào khi nhìn nhận về hình thù con voi?
2- Qua đó, bài học rút ra cho chúng ta là cần phải quán triệt quan điểm nào
khi nhận nhận, đánh giá về sự vật? Làm rõ quan điểm đó
Chủ đề 3: Platon cho rằng: Mỗi người sinh ra đều có một bản tính khác nhau và
đều nhằm làm một nghề nhất định. Ngay từ lúc mới sinh ra, một số người đã có
năng lực làm chủ và đứng đầu; trái lại một số kẻ khác lại là những kẻ cày ruộng và
làm những nghề thủ công khác nhau. Như vậy, sự phân chia giai cấp là một hiện
tượng tự nhiên.
1. Ý kiến của Platon đúng hay sai?
2. Hãy trình bày lập luận của mình nếu cho là đúng hoặc sai?
Chủ đề 4: Dựa vào kiến thức đã học về nguồn gốc của ý thức, hãy giải thích tình
huống sau: “Trong một cuộc đi săn người ta tìm thấy một chú bé sống ở trong một
khu rừng cùng với đàn sói, chú bé có lẽ khoảng 15, 16 tuổi. Người ta phỏng đoán
chú là nạn nhân duy nhất còn sống sót trong một vụ tai nạn máy bay và được đàn sói
mang về nuôi. Chú không biết nói tiếng người mà chỉ kêu tiếng kêu man rợ của bày sói,
không biết ăn thức ăn bằng bát cũng như ăn đồ chín mà có tập tục ăn như bày sói”.
Chủ đề 5. Cho biết quan điểm triết học được thể hiện qua câu nói nổi tiếng của
Hêraclit “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”? Làm rõ nội dung của quan
điểm đó?
Chủ đề 6:
Lênin yêu cầu trong nhận thức sự vật, hiện tượng cần quán triệt quan điểm sau đây:
“Một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã
trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự
phát triển đó xem xét hiện nay nó đã trở thành như thế nào” (V.I.Lênin, Toàn tập,
tập 39, NXB Tiến bộ, M.1977, tr.78).
1- Quan điểm mà Lênin yêu cầu cần quán triệt trong đoạn trích trên là quan
điểm nào trong 3 quan điểm sau (Quan điểm phát triển, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể)
2- Làm rõ nội dung quan điểm đó.
Chủ đề 7: Hãy cho biết ý nghĩa triết học trong câu chuyện sau:
“Vào mùa thu, bầy ngỗng trời bay về phương Nam để tránh đông theo hình chữ V,
vì sao chúng lại làm như vậy? Mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó
tạo ta một lực đẩy cho con ngỗng bay ngay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V,
đàn ngống tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một. Mỗi khi
con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó nhanh chóng cảm thấy sức kéo và
những khó khăn của việc bay một mình. Nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn theo hình
chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh từ bầy”.
Chủ đề 8: Hãy cho biết ý nghĩa triết học thể hiện trong các câu ca dao, tục ngữ
sau:
1- Anh tưởng giếng nước sâu, Anh nối sợi gầu dài, Ai ngờ giếng nước cạn,  
Anh tiếc hoài sợi dây.
2- Trăm hay không bằng tay quen; Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
3. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ

You might also like