You are on page 1of 2

Hậu quả

Một trong những nguyên nhân tiềm ẩn và dễ dàng làm “sụp đổ” nhanh nhất thương
hiệu của DN chính là khủng hoảng truyền thông. Thực tế từ bài học kinh doanh trên
thương trường cho thấy, không ít thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu lớn có tầm
ảnh hưởng trên toàn thế giới cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực từ KHTT
dù nguyên nhân bắt nguồn từ những sự kiện tưởng như nhỏ nhất.

-Ảnh hưởng tới uy tín, niềm tin


Mất uy tín là mất tất cả, DN sẽ gặp những khủng hoảng rất kinh khủng nếu đánh mất
uy tín của mình. Tác động của khủng hoảng truyền thông làm sự tin tưởng của những
khách hàng, đối tác mất đi, khiến họ suy nghĩ xấu về doanh nghiệp, khiến mối quan hệ
và niềm tin dễ bị rạn nứt về lâu dài, khách hàng không tiếp tục gắn bó nữa và các đối
tác cũng không hợp tác để làm những hợp động giá trị khác, gây thua lỗ kinh tế cho
doanh nghiệp. Khi uy tín doanh nghiệp gặp khủng hoảng, các nhà đầu tư sẽ rút vốn
đầu tư. Uy tín doanh nghiệp sẽ tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao và duy trì vị
thế với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp uy
tín sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác. Nếu doanh nghiệp làm
mất uy tín, doanh nghiệp sẽ đánh mất thế mạnh này. Uy tín thấp cũng làm ảnh hưởng
đến việc bán hàng và gia tăng doanh số. DN sẽ gặp khó khăn khi ra mắt những sản
phẩm mới nếu uy tín của DN bị mất đi trong mắt khách hàng và đối tác. DN phải mất
một khoảng thời gian dài để có thể lấy lại được niềm tin, uy tín của mình và phải luôn
cẩn trọng trong từng hành động để không mắc phải sai lầm thêm nữa.

- Mất lòng tin của khách hàng


Khách hàng không còn tin vào DN, những tin đồn thất thiệt ngày càng lan xa khiến
cho uy tín của DN ngày càng đi xuống. DN sẽ đối mặt với những thông tin tiêu cực
của khách hàng đăng trên mạng xã hội dễ dẫn đến những cơn bão trái triều từ dư luận.
Một khi đã mất đi sự tin tưởng của khách hàng thì DN sẽ rất khó khăn trên con đường
xây dựng lại lòng tin và dễ bị mất luôn khách hàng vào những DN đối thủ.

-Bị tẩy chay


Doanh nghiệp có mâu thuẫn với các cá nhân, tổ chức trong xã hội về một lời ích nào
đó sẽ dẫn đến doanh nghiệp bị tẩy chay và đem ra nói xấu, xuyên tạc nặng nề, mang
lại cái nhìn tiêu cực với cả những khách hàng khác.

-Ảnh hưởng đến nguồn tiền của DN


Một vấn đề chắc chắn sẽ bị tổn thất nặng nề khi DN mất uy tín đó chính là tài chính,
thu nhập thực tế của DN sẽ bị mất hoặc giảm sút đáng kể. DN sẽ gặp khó khăn trong
việc bán được sản phẩm, bán chậm hoặc không bán được từ đó dễ sinh ra những vấn
đề về tài chính như thiếu tiền nhập nguyên liệu, vay nợ…Bên cạnh đó, giá cổ phiếu
của DN cũng sẽ rớt trầm trọng, bất cứ một thông tin bất lợi nào dù là nhỏ nhất cũng có
thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu của DN trên thị trường chứng khoán. Cùng với đó,
các hoạt động bán hàng của DN chắc chắn sẽ bị đình trệ do tâm lý thận trọng của
khách hàng trước thông tin tiêu cực và thiếu sự an toàn về thương hiệu. Các đối tác
chiến lược sẽ mất lòng tin và ngừng hợp tác dẫn đến nguồn tiền, nguồn hàng trở nên
khó khăn hơn. DN sẽ tốn một khoản tiền để thuê các chuyên viên truyền thông xử lý
khủng hoảng này và cũng sẽ tốn rất nhiều công sức.

-Đánh mất thị phần vào tay đối thủ


Khi DN đang gặp những thông tin bất lợi thì cơ bản đã mất đi rất nhiều thứ từ khách
hàng, đối tác đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dựa vào đó, đối thủ sẽ dễ dàng lợi
dụng điểm yếu của DN để lấy khách hàng và tung ra những chiêu trò để đánh bóng
thương hiệu cá nhân.

-Ảnh hưởng tới nội bộ


Không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu và tài chính, bất kỳ sự kiện KHTT nào cũng
đều gây nên tâm lý hoang mang cho nhân sự của tổ chức đó. Đội ngũ nhân sự luôn
đóng vai trò cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của DN. Điều gắn kết và thúc
đẩy họ cống hiến cho DN không chỉ ở chế độ chính sách, phúc lợi và điều kiện lao
động mà quan trọng hơn là niềm tin, sự tự hào của họ về thương hiệu và môi trường
làm việc của tổ chức.
Tuy nhiên, trong trường hợp khủng hoảng xảy đến với doanh nghiệp, nếu không quản
lý tốt sẽ để lại dấu ấn tiêu cực, gây xói mòn lòng tin của đội ngũ nhân sự đối với
doanh nghiệp mà họ đang làm việc. Khi thương hiệu DN bị ảnh hưởng nghiêm trọng
cũng là lúc động lực phấn đấu, cống hiến và gắn bó vì sự phát triển tổ chức của họ bị
giảm sút. Đây cũng là lý do khiến nhiều doanh nghiệp bị hẫng hụt nhân lực không chỉ
bởi sự ra đi của đội ngũ nhân sự chất lượng cao mà còn bởi sự khó khăn trong quá
trình thu hút, tuyển dụng đội ngũ nhân sự mới khi thương hiệu của doanh nghiệp
không còn được duy trì như trước.

- Khủng hoảng chồng khủng hoảng


Là khi DN xử lý truyền thông không khéo, không có thái độ thành khẩn sửa chữa lỗi
lầm dẫn đến sự phẫn nộ sâu sắc hơn từ cộng đồng. Khủng hoảng này thường xảy ra
khi DN không có một chiến lược giải quyết khủng hoảng cẩn thận

-Khủng hoảng đa kênh


Khủng hoảng đa kênh chứa nhiều khả năng gây hại nhất vì nó thu hút sự chú ý của
nhiều kênh truyền thông. DN có thể đón nhận phản hồi tiêu cực trên phương tiện
truyền thông xã hội và trên các phương tiện truyền thông truyền thống.Trong những
tình huống như thế này, một phản ứng nhanh chóng và xác thực có thể tạo ra sự khác
biệt lớn. Đảm bảo rằng tất cả các tin nhắn được đăng không chỉ trên trang web của
DN mà còn trên bất kỳ kênh xã hội nào đang nhận được phản hồi tiêu cực. Và mặc dù
tính nhất quán trong thông điệp của DN là chìa khóa, từ ngữ nên được chau chuốt để
thể hiện thái độ chân thành.

Tài liệu tham khảo


https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/09/14/quan-ly-khung-hoang-truyen-thong-
doanh-nghiep-van-de-va-giai-phap/

You might also like