You are on page 1of 3

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, nghiên cứu trên cơ sở
lí luận và thực trạng về những khó khăn của sinh viên hệ dự bị tại
trường trong việc rèn luyện kĩ năng nói Tiếng Việt. Từ đó đề xuất
những biện pháp tổ chức, hoạt động dạy học, trải nghiệm phù hợp
nhằm nâng cao, cải thiện chất lượng, hiệu quả học tập góp phần phát
triển, nâng cao khả năng nói Tiếng Việt cho lưu học sinh hệ dự bị
tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng trải
nghiệm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài
- Tìm hiểu về thực trạng phát triển kĩ năng nói cho lưu học sinh hệ dự
bị tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng trải
nghiệm
- Tổ chức hoạt động phát triển kĩ năng nói trong dạy học tiếng Việt
cho lưu học sinh hệ dự bị tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thái

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển kĩ năng nói cho lưu học sinh hệ
dự bị tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo hướng
trải nghiệm
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh hệ dự bị tiếng Việt tại trường Đại
học Sư phạm Thái Nguyên

5. Phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng để phân tích, tổng hợp những
thông tin, tài liệu thu được về việc tổ chức các hoạt động dạy học theo
định hướng trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng nói cho học sinh.
5.2. Phương pháp phân loại
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực tế, cần phân loại những khó
khăn mà học sinh gặp phải trong việc rèn luyện kĩ năng nói để từ đó
đề ra những giải pháp phù hợp.
5.3. Phương pháp khảo sát thống kê
Tiến hành khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng nói cho lưu học
sinh hệ dự bị tiếng Việt tại trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên theo
hướng trải nghiệm, từ đó đưa ra những thống kê cụ thể.
5.4. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để có được nguồn ngữ liệu khách quan, đầy đủ nhất, đề tài tiến
hành phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát
trực tiếp, khảo sát qua bảng hỏi, thu thập ngữ liệu trên internet và
mạng xã hội....
5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đề ra những giải pháp, phương hướng trong hoạt động phát triển kĩ
năng nói cho lưu học sinh hệ dự bị tiếng Việt tại trường Đại học Sư
phạm Thái Nguyên theo hướng trải nghiệm.

6. Đóng góp của đề tài


6.1 Về mặt lí luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung, củng cố lý
thuyết về cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo hướng trải nghiệm
(qua việc tổ chức hoạt động phát triển kĩ năng nói theo hướng trải
nghiệm); đồng thời làm rõ thực trạng phát triển năng lực, cụ thể là
năng lực nói Tiếng Việt của lưu học sinh hệ dự bị tiếng Việt tại trường
Đại học Sư phạm Thái Nguyên. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu mà
đề tài mang lại sẽ là tài liệu hữu ích cho học sinh, giáo viên những ai
quan tâm hay nghiên cứu về hoạt động này.
6.2. Về mặt thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu được, đề tài giúp người đọc có cái
nhìn rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động phát triển năng lực, góp
phần vào việc đánh giá khả năng nói Tiếng Việt của lưu học sinh, từ
đó bước đầu đưa ra một số phương hướng cho việc tổ chức hoạt động
phát triển năng lực theo hướng trải nghiệm. Mặt khác, đề tài cũng góp
phần định hướng cho những ai đang tiếp cận phương pháp học ngôn
ngữ theo định hướng trải nghiệm.

7. Cấu trúc của đề tài


Nội dung chính của đề tài bao gồm 4 chương:
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NÓI CHO
LƯU HỌC SINH HỆ DỰ BỊ TIẾNG VIỆT TAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN TRẢI
NGHIỆM
CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG
NÓI CHO LƯU HỌC SINH HỆ DỰ BỊ TIẾNG VIỆT TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG TIẾP CẬN
CHƯƠNG 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

You might also like