You are on page 1of 79

HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ N

(Management Information System)

CHƯƠNG 7.
PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN
HTTTQL
GVGD: TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Khoa: Thống kê – Tin học
Phần 1
XÂY DỰNG
HỆ THỐNG
THÔNG TIN
MỤC TIÊU

Sinh viên cần nắm vững các kiến thức:


• Việc xây dựng những HTTT mới tạo nên những thay đổi mang tính tổ chức như
thế nào?
• Những hoạt động cốt lõi nào của quá trình phát triển HTTT?
• Những phương pháp luận cơ bản để mô hình hóa và thiết kế các hệ thống
• Các phương pháp thay thế để xây dựng HTTT
• Các cách tiếp cận mới để xây dựng HTTT trong thời đại kỹ thuật số

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 3
NỘI DUNG

7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN

7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 4
7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

• Thay đổi cấu trúc của tổ chức kích hoạt bằng CNTT, trong thứ tự rủi ro từ ít nhất
đến nhiều nhất
✓ Tự động hóa
▪ Tăng hiệu quả
▪ Thay thế các công việc thủ công
✓ Hợp lý hóa các quy trình
▪ Sắp xếp quy trình vận hành tiêu chuẩn
▪ Thường được tìm thấy trong các ứng dụng (chương trình) cho việc cải tiến chất lượng
liên tục
• Quản trị chất lượng toàn diện (TQM - Total Quality Management)
• Sáu sigma

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 5
7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

• Thay đổi cấu trúc của tổ chức


✓ Thiết kế lại quá trình kinh doanh
▪ Phân tích, đơn giản hóa, và thiết kế lại quy trình kinh doanh
▪ Tổ chức lại quy trình làm việc, kết hợp các bước, loại trừ sự lặp lại
✓ Chuyển đổi mô hình
▪ Xem xét lại bản chất của kinh doanh
▪ Xác định mô hình kinh doanh mới
▪ Thay đổi bản chất của tổ chức

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 6
7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

• Quản lý quy trình kinh doanh (BPM – Business process management )


✓ Nhiều công cụ, phương pháp để phân tích, thiết kế, tối ưu hóa các quy trình
✓ Được sử dụng bởi các doanh nghiệp để quản lý việc thiết kế lại quy trình kinh doanh
• Các bước trong BPM
✓ Xác định các quy trình cần thay đổi.
✓ Phân tích quy trình hiện có.
✓ Thiết kế quy trình mới.
✓ Thực hiện các quy trình mới.
✓ Đo lường liên tục.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 7
7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

• Quy trình mua sách tại các nhà sách truyền thống
✓ Mua một cuốn sách từ một hiệu sách truyền thống đòi hỏi nhiều bước được thực hiện
bởi cả người bán và khách hàng.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 8
7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

• Tái thiết kế quy trình mua sách trực tuyến


✓ Sử dụng công nghệ Internet hỗ trợ cho việc tái thiết kế quy trình mua sách trực tuyến
và giúp giảm số lượng hoạt động cần thiết từ người bán lẫn khách hàng

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 9
7.1.1. THAY ĐỔI ĐỐI VỚI TỔ CHỨC KHI XÂY DỰNG HTTT MỚI

• Các công cụ BPM được sử dụng


✓ Xác định các quy trình hiện có và tài liệu về quy trình hiện có.
▪ Xác định điểm bất cập
✓ Tạo mô hình quy trình cải tiến.
✓ Nắm bắt và thực thi các quy tắc kinh doanh để thực hiện, tự động hóa quy trình.
✓ Tích hợp hệ thống hiện có nhằm hỗ trợ cải tiến quy trình.
✓ Kiểm tra các quy trình mới đã được cải tiến.
✓ Đo lường tác động của sự thay đổi quy trình về chỉ số hoạt động kinh doanh.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 10
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
• Vòng đời phát triển của hệ thống thông tin
✓ HTTT được xây dựng là sản phẩm của một loạt các hoạt động gọi là phát triển hệ
thống. Quá trình phát triển một HTTT kể từ lúc nó sinh ra đến khi nó tàn lụi được gọi
là vòng đời phát triển hệ thống.

✓ Vòng đời phát triển các hệ thống là một phương pháp luận cho việc phát triển các
HTTT. Nó được đặc trưng bởi nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể chia thành nhiều
bước.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 11
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
• Các bước phát triển của HTTT
✓ Các hoạt động có thể giải quyết bằng các giải pháp HTTT nhằm giải quyết các khó
khăn hoặc tạo cơ hội
1. Phân tích hệ thống (Systems analysis)
2. Thiết kế hệ thống (Systems design)
3. Lập trình (Programming)
4. Kiểm thử (Testing)
5. Chuyển đổi (Conversion)
6. Vận hành và bảo trì (Production and maintenance)

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 12
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
1. Phân tích hệ thống (Systems analysis): Mô tả những gì một hệ thống mới nên
làm để đáp ứng yêu cầu thông tin.
✓ Phân tích các vấn đề cần được giải quyết bởi hệ thống mới
▪ Xác định vấn đề và xác định nguyên nhân
▪ Cụ thể hóa các giải pháp
• Xem xét báo cáo hệ thống đề nghị và đưa ra giải pháp thay thế
▪ Xác định các yêu cầu thông tin
✓ Bao gồm nghiên cứu khả thi (Từ một quan điểm tài chính, quan điểm kỹ thuật,
quan điểm tổ chức)
▪ Đâu là giải pháp khả thi và tốt cho hoạt động đầu tư?
▪ Đâu là công nghệ cần thiết hay kỹ thuật có sẵn?

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 13
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
1. Phân tích hệ thống (Systems analysis):
✓ Thiết lập các yêu cầu thông tin
▪ Ai cần thông tin gì, ở đâu, khi nào và như thế nào?
▪ Xác định mục tiêu của hệ thống mới/hệ thống sửa đổi
▪ Chi tiết các chức năng hệ thống mới phải thực hiện
✓ Phân tích các yêu cầu bị lỗi là nguyên nhân hàng đầu gây ra hệ thống thất bại và
chi phí phát triển hệ thống cao.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 14
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
2. Thiết kế hệ thống (Systems design): Cho thấy làm thế nào hệ thống mới sẽ đáp
ứng đầy đủ các yêu cầu thông tin.
➢ Mô tả chi tiết kỹ thuật hệ thống sẽ cung cấp các chức năng được xác định trong
quá trình phân tích hệ thống
➢ Cần phải giải quyết tất cả các thành phần quản lý, tổ chức, và công nghệ của các
giải pháp hệ thống
➢ Vai trò của người dùng cuối
▪ Yêu cầu thông tin người dùng định hướng xây dựng hệ thống
▪ Người dùng phải có đủ quyền kiểm soát quá trình thiết kế để đảm bảo hệ thống phản
ánh ưu tiên kinh doanh của họ và nhu cầu thông tin
▪ Người dùng tham gia không đầy đủ trong thiết kế là nguyên nhân chính gây thất bại
hệ thống

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 15
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
ĐẦU RA QUÁ TRÌNH TÀI LIỆU
Trung bình Tính toán Tài liệu hướng dẫn hoạt động
Nội dung Module của chương trình Tài liệu hệ thống
Thời gian Báo cáo yêu cầu Tài liệu hướng dẫn sử dụng
ĐẦU VÀO Thời gian cho đầu ra CHUYỂN ĐỔI
Nguồn gốc THỦ TỤC HƯỚNG DẪN Tập tin chuyển đổi
Dòng chảy Các hoạt động Tiến hành thủ tục mới
Dữ liệu nhập vào Ai thực hiện Chọn phương pháp thử
GIAO DIỆN NGƯỜI DÙNG Khi nào Cắt qua hệ thống mới
Sự đơn giản Như thế nào ĐÀO TẠO
Hiệu quả Ở đâu Chọn phương pháp đào tạo
Logic KIỂM SOÁT Phát triển các chương trình đào tạo
Phản hồi Kiểm soát đầu vào (nhân vât, giới hạn, tính hợp lý) Xác định cơ sở đào tạo
Lỗi Kiểm soát quá trình (nhất quán, đếm bản ghi) THAY ĐỔI TỔ CHỨC
THIẾT KẾ CSDL Kiểm soát đầu ra (tổng số, mẫu đầu ra) Thiết kế lại nhiệm vụ
Mô hình dữ liệu logic Kiểm soát thủ tục (mât khẩu, hình thức đặc biệt) Thiết kế lại công việc
Yêu cầu khối lượng và tốc độ BẢO MẬT Quy trình thiết kế
Tổ chức tâp tin và thiết kế Điều khiển truy câp Thiết kế cơ cấu tổ chức
Ghi thông số kỹ thuât Kế hoạch thảm họa Báo cáo các mối quan hệ
Con đường mòn kiểm toán
TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 16
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
3. Lập trình (Programming):
✓ Các thông số kỹ thuật mà được chuẩn bị trong giai đoạn thiết kế được chuyển đổi sang
mã phần mềm.
4. Kiểm thử (Testing)
✓ Đảm bảo hệ thống tạo ra kết quả đúng.
✓ Các loại kiểm thử:
▪ Kiểm thử đơn vị/kiểm thử chương trình (Unit testing/program testing): Kiểm tra từng chương
trình riêng biệt trong hệ thống.
▪ Kiểm thử hệ thống (System testing): Kiểm tra hoạt động của toàn hệ thống.
▪ Kiểm thử chấp nhận (Acceptance testing): Cung cấp chứng thực cuối cùng rằng hệ thống
được sẵn sàng sử dụng. Gồm kiểm thử Alpha và Beta.
▪ Kế hoạch kiểm thử: Tất cả chuẩn bị cho hàng loạt các bài kiểm thử

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 17
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
5. Chuyển đổi (Conversion):
✓ Quá trình thay đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới.
✓ Gồm 4 chiến lược chuyển đổi chính:
1. Song song (Parallel strategy)
2. Trực tiếp (direct cutover)
3. Thí điểm (Pilot study)
4. Cách tiếp cận theo từng giai đoạn (Phased approach)
✓ Yêu cầu đào tạo người dùng
✓ Hoàn thiện các tài liệu hướng dẫn chi tiết cho thấy cách hệ thống vận hành theo quan
điểm kỹ thuật và người dùng cuối.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 18
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống

6. Vận hành và bảo trì (Production and maintenance):


✓ Bảo trì:
▪ 20% gỡ lỗi, công việc khẩn cấp
▪ 20% thay đổi phần cứng, phần mềm, dữ liệu, báo cáo
▪ 60% công việc: cải tiến sử dụng, cải thiện tài liệu, viết lại mã cho hiệu quả xử lý cao
hơn
✓ Chú ý: Đây là giai đoạn tốn kém chi phí và thời gian nhất của việc phát triển hệ
thống thông tin

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 19
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Quy trình phát triển hệ thống
CÁC HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG
HOẠT ĐỘNG CỐT LÕI MÔ TẢ
Phân tích hệ thống Xác định vấn đề
Xác định các giải pháp
Thiết lập các yêu cầu thông tin
Thiết kế hệ thống Tạo thông số kỹ thuật thiết kế
Lập trình Chuyển đổi thông số kỹ thuật sang mã
Kiểm thử Kiểm thử đơn vị
Kiểm thử hệ thống
Kiểm thử chấp nhận
Chuyển đổi Kế hoạch chuyển đổi
Chuẩn bị tài liệu
Đào tạo người sử dụng và nhân viên kỹ thuật
Vận hành và bảo trì Vận hành hệ thống
Đánh giá hệ thống
Sửa đổi hệ thống
TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 20
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Các phương pháp mô hình hóa và thiết kế hệ thống

• Phương pháp nổi bật nhất cho các mô hình hóa và thiết kế hệ thống:
✓ Phương pháp hướng cấu trúc (Structured methodologies)
✓ Phát triển hướng đối tượng (Object-oriented development)
• Phương pháp hướng cấu trúc
✓ Cấu trúc: Kỹ thuật là từng bước
✓ Định hướng quy trình: Tập trung vào mô hình hóa quy trình hay hành động thao tác
dữ liệu
✓ Dữ liệu riêng biệt cho từng quy trình

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 21
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Các công cụ mô hình hóa và thiết kế hệ thống
• Lưu đồ công việc: Các bộ phận, sự di chuyển tài liệu giữa các bộ phận, việc xử lý, việc lưu
trữ trong thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
• Sơ đồ dòng dữ liệu/luồng dữ liệu (Data flow diagram: DFD):
✓ Công cụ chính để mô tả các quy trình riêng của hệ thống và dòng dữ liệu giữa chúng
✓ Cung cấp mô hình đồ họa logic của các dòng thông tin
✓ Sơ đồ cấp cao và cấp thấp hơn có thể được sử dụng để phân rã các quy trình thành các lớp liên
tiếp chi tiết.
• Từ điển dữ liệu (Data dictionary): chỉ rõ nội dung của luồng dữ liệu và kho dữ liệu.
• Tiến trình: Mô tả sự biến đổi xảy ra trong mức thấp nhất trong sơ đồ dòng dữ liệu.
• Biểu đồ cấu trúc: biểu đồ từ trên xuống, cho thấy mỗi cấp độ của thiết kế, mối quan hệ với
các cấp độ khác, và đặt trong thiết kế cấu trúc tổng thể
TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 22
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Các ký hiệu cơ bản dùng để vẽ lưu đồ hệ thống thủ công

Nhâp / xuất tổng quát


Dòng chảy
Vị trí và hoạt động tại đó một tài liệu đi
Biểu diễn hướng và trình tự của dòng chảy
vào và rời khỏi hệ thống trong sơ đồ.

Thao tác
VD: định giá đơn hàng, tính toán Dấu nối tiếp trang
kiểm tra tín dụng,...

Tài liệu Dấu nối hết trang


VD: mẫu đơn hàng của công ty

So sánh đối chiếu


Nơi lưu trữ ngoại tuyến tổng quát
Đây là nơi lưu trữ không được nối trực tiếp
với đơn vị xử lý trung tâm của máy tính. Do
đó nó bao gồm tất cả những phương tiện lưu
trữ bằng tay. Sắp xếp
VD: một tập tin hóa đơn bằng tay

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 23
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

• Lưu đồ được chia thành những phần dọc (hoặc phần ngang) biễu diễn những vị trí
hoạt động khác nhau.
• Lưu đồ được phát triển từ trái sang phải (từ trên xuống dưới) và từ trên xuống dưới
(từ trái sang phải).

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 24
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ
• Biểu đồ cấu trúc: Biểu đồ cấu trúc này cho thấy mức độ cao nhất hay trừu tượng
nhất của thiết kế cho một hệ thống xử lý đơn hàng.

XỬ LÝ ĐƠN HÀNG

DUYỆT ĐƠN HÀNG XỬ LÝ GIAO DỊCH KHO LẬP HÓA ĐƠN

Nhận đơn hàng

Chuẩn bị mẫu đơn hàng của công ty

Định giá hàng hóa

Tính toán tạm thời giá trị của đơn hàng

Kiểm tra tín dụng của khách


TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 25
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

• Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD- Data Flow Diagram)


✓ Công cụ chính để biểu diễn các quá trình riêng lẽ của hệ thống và luồng dữ liệu giữa
chúng
✓ Cung cấp mô hình đồ họa hợp lý của các luồng thông tin
✓ Sơ đồ mức cao và mức thấp hơn có thể được sử dụng để phân chia các quy trình thành
các mức tiếp theo chi tiết

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 26
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

• Các ký hiệu vẽ Sơ đồ dòng chảy dữ liệu (DFD)


Tên tác
Tác nhân ( nguồn hay đích dữ liệu)
nhân
n
n
Tên quá Quá trình (tiến trình)
trình hay Tên quá
trình

D Tên kho
dữ liệu hay Tên kho
dữ liệu
D Kho dữ liệu

Dòng dữ liệu

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 27
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

• Các mức của DFD


a. Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram)
✓ Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin. Sơ
đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra
nội dung chính của hệ thống.
✓ Sơ đồ ngữ cảnh biểu diễn hệ thống ở mức cao nhất. Trong sơ đồ này chỉ gồm ba
loại thành phần:
▪ Một quá trình duy nhất thể hiện hệ thống thông tin nghiên cứu và có chỉ số là 0.
▪ Các tác nhân.
▪ Các dòng dữ liệu

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 28
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

Sơ đồ ngữ cảnh (Context Diagram)

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 29
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

• Các mức của DFD


b. Sơ đồ phân rã (Sơ đồ phân cấp)
✓ Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ.
✓ Sơ đồ phân rã trình bày sự phân rã hệ thống theo chức năng từ trên xuống.
✓ Bắt đầu từ sơ đồ ngữ cảnh, người ta phân rã ra thành mức 0, tiếp sau mức 0 là
mức 1,...
✓ Các quá trình trong sơ đồ phân rã được đánh số như sau:
▪ Mức không là 1.0; 2.0; 3.0;…
▪ Mức 1 của 1.0 là 1.1; 1.2; 1.3;…., Mức 1 của 2.0 là 2.1; 2.2; 2.3;…
▪ Mức 2 của 1.1 là 1.1.1; 1.1.2; 1.1.3;…

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 30
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

SƠ ĐỒ PHÂN RÃ .0

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 31
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Vẽ lưu đồ

SƠ ĐỒ PHÂN RÃ .1

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 32
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Lưu đồ Logic

Dòng chảy
Hướng di chuyển giữa các ký hiệu khác nhau
Đầu / Cuối (bắt đầu/ kết thúc)
Điểm bắt đầu hay điểm kết thúc của lưu đồ

Quá trình/ hành động


Minh họa sự hoạt động của bất kỳ 1 quá trình

Quyết định hay hỏi


Sai (Không)
Phân biệt giữa 2 trạng thái chọn lựa hệ quả là: dòng điều khiển sẽ đi
theo đường này hay đường kia. Chỉ có 2 trạng thái chọn lựa trong
Đúng (Có) một hộp quyết định, Đúng (Có) và Sai (Không)

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 33
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Lưu đồ Logic

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 34
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Ngôn ngữ có cấu trúc
• Ngôn ngữ có cấu trúc là một tập hợp con của ngôn ngữ viết tự nhiên có quy định và
chính xác.
• Từ vựng của ngôn ngữ này được quy định như sau:
✓ Ngôn ngữ này chứa đựng các động từ như: đọc, ghi, sắp xếp, chuyển sang, trộn, cộng,
trừ, nhân, chia, hãy thực hiện...
✓ Các phép toán số học và lô gíc thông thường.
✓ Ngôn ngữ cũng dùng các danh từ dùng để mô tả dữ liệu như trong từ điển dữ liệu.
✓ Ngôn ngữ không dùng các trạng từ và tính từ.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 35
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Ngôn ngữ có cấu trúc

• Ngôn ngữ chỉ dùng các cấu trúc sau đây để viết các câu:
1. Tiếp theo (Sequence)
2. Nếu ... thì (If ... Then)
3. Nếu ... thì .... Nếu không thì ... (If ... Then ... Else)
4. Trong khi mà ... (Do While ...)
5. Cho đến khi (Repeat ... Until)
6. Câu phức hợp Bắt đầu ... kết thúc. (Begin ... End)
7. Theo các trường hợp (Select case)

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 36
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Các phương pháp mô hình hóa và thiết kế hệ thống
• Phát triển hướng đối tượng
✓ Đối tượng là đơn vị cơ bản của phân tích và thiết kế hệ thống
▪ Đối tượng:
• Kết hợp dữ liệu và các quá trình hoạt động trên những dữ liệu
• Dữ liệu gói gọn trong đối tượng có thể được truy cập và sửa đổi chỉ bởi các hoạt động,
hoặc các phương pháp, kết hợp với đối tượng đó
✓ Mô hình hướng đối tượng dựa trên các khái niệm của lớp và kế thừa
▪ Đối tượng thuộc về một lớp nhất định và có các tính năng của lớp đó
▪ Có thể kế thừa cấu trúc và hành vi của một lớp tổng quát hơn, lớp nguyên thủy hơn

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 37
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Các phương pháp mô hình hóa và thiết kế hệ thống
• Phát triển hướng đối tượng
✓ Lặp đi lặp lại nhiều hơn và gia tăng hơn so với phát triển cấu trúc truyền thống
▪ Phân tích hệ thống: Tương tác giữa hệ thống và người sử dụng phân tích để xác
định đối tượng
▪ Giai đoạn thiết kế: Mô tả cách các đối tượng sẽ cư xử và giao tiếp; nhóm lại thành
các lớp, các lớp con, và phân cấp
▪ Thực hiện: Một số lớp có thể được tái sử dụng từ thư viện các lớp, những người
khác tạo ra hoặc được thừa kế
✓ Bởi vì các đối tượng tái sử dụng, phát triển hướng đối tượng có khả năng làm
giảm thời gian và chi phí phát triển

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 38
7.1.2. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
Các phương pháp mô hình hóa và thiết kế hệ thống
• Hệ thống hỗ trợ tự động hóa cho các hoạt động trong quy trình phần mềm
(CASE - Computer-Aided Software Engineering)
✓ Công cụ phần mềm để phát triển tự động hóa và giảm bớt công việc lặp đi lặp lại, bao
gồm cả
▪ Công cụ đồ họa để tạo ra các biểu đồ và sơ đồ
▪ Màn hình và bộ sinh báo cáo, các công cụ báo cáo
▪ Phân tích và các công cụ kiểm tra
▪ Từ điển dữ liệu
▪ Bộ sinh code và tài liệu
✓ Hỗ trợ thiết kế lặp đi lặp lại bằng cách tự động chỉnh sửa và thay đổi và cung cấp
phương tiện tạo mẫu
✓ Yêu cầu kỷ luật tổ chức sẽ được sử dụng một cách hiệu quả

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 39
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Phương pháp vòng đời truyền thống (Traditional systems life cycle)
• Làm bản mẫu (Prototyping)
• Phát triển người dùng cuối (End-user development)
• Gói phần mềm ứng dụng (Application software packages)
• Gia công phần mềm (Outsourcing)

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 40
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Phương pháp vòng đời truyền thống (Traditional systems life cycle)
✓ Phương pháp lâu đời nhất cho việc xây dựng hệ thống thông tin
✓ Cách tiếp cận theo từng giai đoạn:
▪ Phát triển chia thành các giai đoạn chính thức
▪ Cách tiếp cận "Thác nước": Một giai đoạn kết thúc trước khi giai đoạn tiếp theo bắt đầu
✓ Phân chia công việc chính thức giữa người sử dụng cuối và chuyên gia hệ thống thông
tin
✓ Nhấn mạnh vào các đặc tả chính thức và thủ tục giấy tờ
✓ Vẫn được sử dụng cho việc xây dựng các hệ thống lớn, phức tạp
✓ Có thể tốn kém, tốn thời gian, và không linh hoạt

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 41
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Làm bản mẫu (Prototyping)
✓ Xây dựng hệ thống thử nghiệm nhanh chóng và không tốn kém cho người dùng cuối để
đánh giá
✓ Bản mẫu: Làm việc như phiên bản sơ bộ của hệ thống thông tin
▪ Bản mẫu được phê duyệt là khuôn mẫu cho các hệ thống cuối cùng
✓ Các bước trong tạo bản mẫu
▪ Xác định yêu cầu người dùng.
▪ Phát triển bản mẫu ban đầu.
▪ Sử dụng bản mẫu.
▪ Rà soát và tăng cường bản mẫu

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 42
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Làm bản mẫu (Prototyping)
✓ Phương pháp tạo bản mẫu Thu thập yêu cầu Giai đoạn 1
▪ Quá trình xây dựng hệ thống
theo phương pháp bản mẫu có
thể chia làm bốn bước. Bởi vì Xây dựng mẫu Giai đoạn 2
quá trình đưa ra các mẫu có thể
phát triển một cách nhanh Giai đoạn 3
Sử dụng mẫu
chóng và không phải tốn quá
nhiều chi phí, nên hệ thống có
thể đi qua một số lần phát triển Có Thõa mãn
mẫu (lặp lại các bước 3 và 4) yêu cầu?
để điều chỉnh và hoàn thiện Không
mẫu trước khi được triển khai Chỉnh sửa và
Triển khai mẫu Giai đoạn 4
cho doanh nghiệp. nâng cấp mẫu

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 43
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Làm bản mẫu (Prototyping)
✓ Ưu điểm
▪ Hữu ích nếu không chắc chắn trong các yêu cầu hoặc các giải pháp thiết kế
▪ Thường được sử dụng cho thiết kế giao diện người dùng cuối
▪ Nhiều khả năng để thực hiện yêu cầu của người dùng cuối
✓ Nhược điểm
▪ Có thể che đậy các bước cần thiết
▪ Có thể không thích hợp với dữ liệu lớn hoặc với lượng lớn người dùng
▪ Có thể không trải qua thử nghiệm đầy đủ hoặc tài liệu hóa

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 44
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Phát triển người dùng cuối (End-user development)
✓ Cho phép người dùng cuối để phát triển hệ thống thông tin đơn giản với ít hoặc không có sự
giúp đỡ từ các chuyên gia kỹ thuật
✓ Giảm thời gian và các bước cần thiết để tạo ứng dụng thành
✓ Công cụ bao gồm
▪ Ngôn ngữ truy vấn và lập báo cáo thân thiện người dùng
▪ Các công cụ phần mềm máy tính
✓ Ưu điểm:
▪ Hoàn thành các dự án nhanh chóng hơn
▪ Sự tham gia và sự hài lòng của người dùng ở mức độ cao
✓ Nhược điểm:
▪ Không dành cho các ứng dụng xử lý chuyên sâu
▪ Quản lý và kiểm soát, thử nghiệm, tài liệu hóa không đầy đủ
▪ Mất kiểm soát dữ liệu
✓ Quản lý sự phát triển của người dùng cuối
▪ Yêu cầu chi phí bào chữa của các dự án hệ thống người dùng cuối
▪ Thiết lập phần cứng, phần mềm, các tiêu chuẩn chất lượng

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 45
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Gói phần mềm ứng dụng (Application software packages)
✓ Tiết kiệm thời gian và tiền bạc
✓ Cung cấp nhiều tính năng tùy biến:
▪ Phần mềm có thể được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu riêng lẽ mà không phá hủy sự toàn vẹn của gói
phần mềm
✓ Tiêu chuẩn đánh giá để phân tích các hệ thống bao gồm:
▪ Chức năng được cung cấp bởi các gói phần mềm, linh hoạt, thân thiện người dùng, tài nguyên phần
cứng và phần mềm, yêu cầu cơ sở dữ liệu, năng lực cài đặt và bảo trì, tài liệu, năng lực nhà cung cấp,
và chi phí
✓ Yêu cầu đề xuất (RFP - Request for Proposal)
▪ Danh sách chi tiết các câu hỏi được gửi đến các nhà cung cấp phần mềm đóng gói.
▪ Được sử dụng để đánh giá các gói phần mềm thay thế

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 46
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống
• Gia công phần mềm (Outsourcing)
✓ Các nhà cung cấp điện toán đám mây và SaaS
▪ Công ty đăng ký sử dụng phần mềm và phần cứng máy tính được cung cấp bởi các nhà cung
cấp
✓ Các nhà cung cấp bên ngoài
▪ Thuê để thiết kế, tạo ra phần mềm
✓ Gia công phần mềm trong nước
▪ Được dẫn dắt bởi các doanh nghiệp cần có cho thêm các kỹ năng, nguồn lực, tài sản
✓ Gia công phần mềm ra nước ngoài
▪ Được dẫn dắt bởi việc tiết kiệm chi phí

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 47
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Các phương pháp xây dựng hệ thống

• Ưu điểm:
✓ Cho phép tổ chức linh hoạt trong nhu cầu về CNTT
• Nhược điểm
✓ Chi phí ẩn, ví dụ:
✓ Xác định và lựa chọn nhà cung cấp
✓ Chuyển đổi nhà cung cấp
✓ Mở ra quy trình kinh doanh độc quyền cho bên thứ ba

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 48
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Phát triển ứng dụng nhanh (RAD – Rapid application development)
• Quy trình của việc tạo ra các hệ thống hoàn toàn khả thi trong một khoảng thời gian
rất ngắn
• Sử dụng các kỹ thuật như:
✓ Lập trình visual và các công cụ khác để xây dựng giao diện người dùng đồ họa
✓ Tạo mẫu lặp đi lặp lại của các thành phần hệ thống chính
✓ Tự động hóa trình tạo mã code
✓ Khép lại làm việc nhóm giữa các người dùng cuối và chuyên gia hệ thống thông tin

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 49
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Thiết kế ứng dụng chung (JAD – Joint application design)

• Được sử dụng để thúc đẩy sự sinh ra các yêu cầu thông tin và phát triển thiết kế hệ
thống ban đầu
• Mang đến sự kết hợp giữa người dùng cuối và chuyên gia hệ thống thông tin trong
phiên tương tác để thảo luận về thiết kế hệ thống
• Có thể tăng tốc độ của giai đoạn thiết kế và các người dùng liên quan ở mức độ cao

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 50
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Phát triển linh hoạt (Agile development)
• Trong trường hợp hệ thống được dự đoán là sẽ có nhiều thay đổi về yêu cầu trong
thời gian xây dựng hệ thống.
• Tập trung vào việc giao phần mềm nhanh chóng bằng cách chia dự án thành các dự
án nhỏ.
✓ Dự án nhỏ:
▪ Được xem như dự án hoàn chỉnh, riêng biệt;
▪ Hoàn thành trong thời gian ngắn sử dụng lặp đi lặp lại và phản hồi liên tục;
• Nhấn mạnh truyền thông trực tiếp qua văn bản, cho phép hợp tác và ra quyết định
nhanh hơn.
• Phù hợp với các dự án mà có nhiều sự thay đổi trong quá trình thực hiện.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 51
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Phát triển dựa trên thành phần
• Nhóm các đối tượng cung cấp phần mềm cho các chức năng thông thường (ví dụ, đặt
hàng trực tuyến) và có thể được kết hợp để tạo ra các ứng dụng kinh doanh quy mô
lớn
• Dịch vụ Web
✓ Tái sử dụng các thành phần phần mềm sử dụng XML và các tiêu chuẩn Internet mở
(nền tảng độc lập)
✓ Cho phép các ứng dụng để giao tiếp không cần lập trình tùy chỉnh cần thiết để chia sẻ
dữ liệu và dịch vụ
✓ Có thể tham gia vào các dịch vụ Web khác cho các giao dịch phức tạp hơn
✓ Sử dụng các tiêu chuẩn nền tảng và các tiêu chuẩn thiết bị độc lập có thể dẫn đến tiết
kiệm chi phí đáng kể và cơ hội hợp tác với các công ty khác

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 52
7.1.3. XÂY DỰNG HT PHƯƠNG PHÁP THAY THẾ
Phát triển ứng dụng di động
• Các trang web điện thoại di động
• Ứng dụng Web di động
• Ứng dụng gốc
• Yêu cầu đặc biệt dành cho nền tảng di động
✓ Màn hình nhỏ hơn, bàn phím
✓ Cử chỉ cảm ứng đa điểm
✓ Tiết kiệm tài nguyên (bộ nhớ, chế biến)
• Thiết kế web đáp ứng
✓ Các trang web được lập trình để bố trí thay đổi tự động theo các thiết bị máy tính của
người sử dụng

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 53
Phần 1
QUẢN TRỊ DỰ ÁN
MỤC TIÊU

Sinh viên cần nắm vững các kiến thức:


• Các mục tiêu của quản trị dự án là gì và tại sao nó vô cùng cần thiết trong việc
phát triển HTTT?
• Những phương pháp nào có thể được sử dụng để lựa chọn và đánh giá các dự án
HTTT và định hướng với các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp?
• Doanh nghiệp có thể đánh giá giá trị kinh doanh của các HTTT bằng cách nào?
• Các yếu tố rủi ro chủ yếu trong các dự án HTTT là gì và chúng có thể được
quản lý như thế nào?

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 55
NỘI DUNG

7.2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN

7.2.2. LỰA CHỌN DỰ ÁN

7.2.3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH DOANH CỦA DỰ ÁN HTTT

7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 56
7.2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Các dự án bỏ dở và lỗi hệ thống

• Các dự án bỏ dở: 30-40% dự án công nghệ thông tin


✓ Vượt tiến độ ngân sách
✓ Không thực hiện theo quy định
• Các loại lỗi hệ thống:
✓ Không nắm bắt các yêu cầu kinh doanh quan trọng
✓ Không cung cấp các lợi ích tổ chức
✓ Phức tạp, giao diện người dùng được tổ chức nghèo nàn
✓ Dữ liệu không chính xác, không phù hợp

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 57
7.2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Hậu quả của quản trị dự án yếu kém
➢ Nếu không có sự quản lý phù hợp,
một dự án phát triển hệ thống sẽ
mất nhiều thời gian để hoàn thành Vượt quá chi phí
và thường vượt quá ngân sách
được phân bổ. Kết quả là HTTT
có khả năng sẽ kém hơn về mặt Vượt quá thời gian
kỹ thuật và có thể không mang lại QUẢN LÝ DỰ
ÁN YẾU KÉM
lợi ích cho tổ chức. Thiếu hụt kỹ thuật làm
giảm hiệu suất

Không đạt được lợi ích


mong đợi

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 58
7.2.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ DỰ ÁN
Các hoạt động của quản trị dự án

Lập kế hoạch công việc


Đánh giá rủi ro
Ước tính nguồn lực cần thiết
Tổ chức công việc
CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA
QUẢN TRỊ DỰ ÁN Phân công công việc
Kiểm soát việc thực hiện dự án
Báo cáo tiến độ
Phân tích kết quả

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 59
7.2.2. LỰA CHỌN DỰ ÁN
Cơ cấu quản lý thực hiện các dự án thông tin

• Hệ thống cấp bậc trong các doanh nghiệp lớn


✓ Nhóm hoạch định chiến lược công ty
▪ Chịu trách nhiệm về hoạch định chiến lược công ty
✓ Ban chỉ đạo hệ thống thông tin
▪ Nhận xét, phê duyệt kế hoạch cho các hệ thống trong tất cả các bộ phận
✓ Nhóm quản lí dự án
▪ Chịu trách nhiệm giám sát các dự án cụ thể
✓ Nhóm dự án
▪ Chịu trách nhiệm dự án hệ thông riêng lẻ

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 60
7.2.2. LỰA CHỌN DỰ ÁN
Kế hoạch hệ thống thông tin
• Xác định các hệ thống dự án sẽ cung cấp hầu hết các giá trị kinh doanh, liên kết phát
triển với kế hoạch kinh doanh
• Lộ trình sự phát triển hệ thông, bao gồm:
✓ Mục đích của kế hoạch
✓ Chiến lược kế hoạch kinh doanh hợp lí
✓ Các hệ thống hiện tại/ tình trạng
✓ Những sự phát triển mới
✓ Chiến lược quản lí
✓ Kế hoạch thực hiện
✓ Ngân sách

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 61
7.2.2. LỰA CHỌN DỰ ÁN
Kế hoạch hệ thống thông tin
• Đối với kế hoạch hiệu quả
✓ Kiểm kê và tài liệu
▪ Hệ thống và các thành phần hiện có
▪ Cải thiện việc ra quyết định
▪ Số liệu được thiết lập cho việc định lượng giá trị
✓ Sự hiểu biết rõ ràng về yêu cầu thông tin dài hạn và ngắn hạn
• Các chỉ số hiệu suất chính (KPIs)
✓ Phân tích chiến lược xác định lượng nhỏ các chỉ số hiệu suất chính (KPIs) được xác
định bởi các nhà quản lý
▪ Chi phí sản xuất, chi phí lao động,…

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 62
7.2.2. LỰA CHỌN DỰ ÁN
Phân tích danh mục đầu tư
• Sử dụng để đánh giá các dự án hệ thống thay thế
• Kiểm kê tất cả các dự án và các tài sản hệ thông thông tin của tổ chức
• Mỗi hệ thống có thông tin về rủi ro và lợi ích
✓ Lợi ích cao, rủi ro thấp
✓ Lợi ích cao, rủi ro cao
✓ Lợi ích thấp, rủi ro thấp
✓ Lợi ích thấp, rủi ro cao
• Để nâng cao lợi nhuận trên danh mục đầu tư, cân bằng rủi ro và bù đắp các khoản đầu
tư hệ thống

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 63
7.2.2. LỰA CHỌN DỰ ÁN
Phân tích danh mục đầu tư
• Danh mục đầu tư hệ thống: Các công ty nên xem xét danh mục đầu tư của họ trong các dự án
có lợi ích tiềm năng và các rủi ro có khả năng. Một số loại dự án phải tránh hoàn toàn và một
số khác phải phát triển nhanh chóng. Không có sự kết hợp ý tưởng. Các công ty trong các
ngành công nghiệp khác nhau có tiểu sử khác nhau
Cao Thấp
Lợi ích tiềm năng
Cao

Thận trọng kiểm tra Định hướng và phát triển


Thấp

Tránh Dự án thường xuyên

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 64
7.2.3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH DOANH CỦA DỰ ÁN HTTT
Chi phí và lợi ích của hệ thống thông tin
• Lợi ích hữu hình:
✓ Có thể được định lượng và được gán giá trị tiền tệ
✓ Thuyên chuyển (Cắt giảm) lao động và tiết kiệm không gian:
▪ Các hệ thống giao dịch và văn phòng
• Lợi ích vô hình:
✓ Không thể định lượng ngay lập tức và có thể dẫn đễn tăng định lượng trong dài hạn
▪ Ví dụ, dịch vụ KH hiệu quả hơn, tăng cường việc ra quyết định
✓ Có ảnh hưởng đến việc ra quyết định:
▪ ESS, DSS, hệ thống cộng tác công việc

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 65
7.2.3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH DOANH CỦA DỰ ÁN HTTT
Ngân sách vốn cho các Hệ thống thông tin
• Mô hình ngân sách vốn:
✓ Đo lường giá trị của việc đầu tư trong các dự án đầu tư vốn dài hạn
✓ Dựa vào các đo lường của công ty:
▪ Dòng tiền ra
• Chi cho phần cứng, phần mền, lao động
▪ Dòng tiền vào
• Tăng doanh thu
• Giảm chi phí
✓ Có rất nhiều mô hình ngân sách vốn được sử dụng cho các dự án CNTT:
▪ Phương pháp hoàn vốn, tỉ lệ lợi nhuận trên đầu tư, giá trị hiện tại ròng, tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
(IRR)

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 66
7.2.3. ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH DOANH CỦA DỰ ÁN HTTT
Mô hình định giá tùy chọn thực
• Mô hình định giá tùy chọn thực (ROM – Real options pricing models)
✓ Có thể sử dụng khi các dòng thu nhập trong tương lai của dự án CNTT không
chắc chắn và chi phí lên trên cao
✓ Sử dụng các khái niệm của các tùy chọn định giá mượn từ ngành công nghiệp tài
chính
✓ Cung cấp cho các nhà quản lý tính linh hoạt đến giai đoạn đầu tư HTTT hay thử
nghiệm các dòng chảy với các dự án thí điểm nhỏ hoặc bản mẫu để có thêm kiến
thức về rủi ro trước khi đầu tư toàn bộ
• Hạn chế của mô hình tài chính
✓ Không đưa vào tài khoản xã hội và kích thước tổ chức mà có thể ảnh hưởng đến
chi phí và lợi ích

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 67
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Kích thước của rủi ro dự án

• Mức độ rủi ro dự án bị ảnh hưởng bởi:


✓ Quy mô dự án
▪ Biểu thị qua chi phí, thời gian, số lượng tổ chức đơn vị bị ảnh hưởng.
▪ Tổ chức phức tạp cũng là một vấn đề.
✓ Cơ cấu dự án
▪ Cấu trúc, yêu cầu đã định cho rủi ro thấp.
✓ Kinh nghiệm về công nghệ

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 68
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Thay đổi cách quản lý và thực hiện
• Thay đổi cách quản lý
✓ Yêu cầu cho việc xây dựng hệ thống thành công
✓ Hệ thống thông tin mới có tác động mạnh mẽ đến hành vi và tổ chức
▪ Những thay đổi trong cách thông tin được sử dụng thường xuyên dẫn đến những sự phân
phối mới của quyền lực và sức mạnh.
▪ Thay đổi tổ chức nội bộ gây ra sự đối kháng và phe đối lập.
• Thực hiện
✓ Tất cả các hoạt động của tổ chức làm việc hướng tới việc áp dụng, quản lý, rà soát sự
thay đổi.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 69
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Tác nhân thay đổi

• Một vai trò của nhà phân tích hệ thống.


• Định nghĩa lại cấu hình, sự tương tác, hoạt động công việc và các mối quan hệ quyền
lực của các nhóm tổ chức.
• Chất xúc tác cho toàn bộ quá trình thay đổi.
• Trách nhiệm đảm bảo rằng tấc cả các bên liên quan chấp nhận những thay đổi được
tạo ra bởi hệ thống mới.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 70
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Vai trò của người dùng cuối
• Vai trò của người dùng cuối:
✓ Với mức độ cao của sự tham gia của người sử dụng:
✓ Hệ thống có khả năng phù hợp với yêu cầu
✓ Người dùng nhiều khả năng chấp nhận hệ thống
• Khoảng cách giao tiếp giữa người sử dụng và người thiết kế:
✓ Người dùng và các chuyên gia hệ thống thông tin
✓ Nền tảng, sở thích và sự ưu tiên khác nhau
✓ Sự trung thành, sự ưu tiên và ngôn ngữ học khác nhau
✓ Những mối quan tâm khác nhau liên quan đến một hệ thống mới

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 71
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Sự cam kết và hỗ trợ từ nhà quản lý

• Sự ủng hộ và cam kết của quản lý ở các cấp độ khác nhau:


✓ Tác động nhận thức tích cực của cả người dùng và nhân viên kỹ thuật
✓ Đảm bảo đủ kinh phí và nguồn lực
✓ Giúp thực thi sự thay đổi tổ chức theo yêu cầu.

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 72
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Kiểm soát các yếu tố rủi ro
• Bước đầu tiên trong quản lý rủi ro dự án liên quan đến việc xác định tính chất và mức
độ rủi ro của dự án
• Mỗi dự án sau đó có thể được quản lý bằng các công cụ và phương pháp quản lý rủi
ro hướng tới mức độ rủi ro.
• Quản lý chuyên môn phức tạp:
✓ Các công cụ tích hợp nội bộ
✓ Các nhà lãnh đạo dự án với kinh nghiệm chuyên môn và quản lý
✓ Thành viên giàu kinh nghiệm trong nhóm
✓ Các cuộc họp nhóm thường xuyên
✓ Bảo vệ các kinh nghiệm chuyên môn bên ngoài công ty nếu cần thiết

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 73
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Tăng cường sự tham gia của người dùng và khắc phục sự chống đối của người dùng

• Công cụ tích hợp bên ngoài


✓ Liên kết công việc của nhóm thực hiện cho người dùng ở tất cả các cấp
• Sự chống đối của người dùng đến sự thay đổi tổ chức
✓ Người dùng có thể tin rằng sự thay đổi là bất lợi cho lợi ích riêng
✓ Thực hiên phản đối: Chiến lược cố ý để ngăn chặn việc thực hiện một hệ thống hay sự
đổi mới cho một tổ chức
▪ Ví dụ: Tăng tỷ lệ lỗi, sự gián đoạn, doanh số, sự phá hoại

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 74
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Chiến lược để vượt qua sự chống đối của người dùng

• Sự tham gia của người dùng


• Giáo dục và đào tạo người dùng
• Các sắc lệnh và chính sách quản lý
• Khuyến khích hợp tác
• Cải thiện giao diện người dùng cuối
• Giải quyết các vấn đề tổ chức trước sự giới thiệu hệ thống mới

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 75
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Thiết kế cho tổ chức
• Cần phải giải quyết cách thức mà tổ chức thay đổi với hệ thống mới
✓ Những thay đổi về thủ tục
✓ Chức năng công việc
✓ Cơ cấu tổ chức
✓ Mối quan hệ điều hành
✓ Cấu trúc công việc
• Kỹ thuật chung: Sự tương tác giữa người và máy trong môi trường công việc
✓ Thiết kế công việc
✓ Các vấn đề sức khỏe
✓ Giao diện người dùng cuối

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 76
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Phân tích tác động tổ chức và thiết kế kỹ thuật xã hội
• Phân tích tác động tổ chức
✓ Hệ thống sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu, thái độ, việc ra quyết định, hoạt động của tổ
chức như thế nào
• Thiết kế kỹ thuât xã hội
✓ Sự diễn giải các vấn đề của con người và tổ chức
▪ Bộ riêng biệt các giải pháp thiết kế kỹ thuật và xã hội
▪ Thiết kế cuối cùng là giải pháp thích hợp nhất cho việc đáp ứng cả hai mục tiêu kỹ
thuật và xã hội

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 77
7.2.4. QUẢN TRỊ RỦI RO DỰ ÁN
Phần mềm quản lý dự án
• Có thể tự động hóa nhiều khía cạnh của quản lý dự án
• Khả năng cho:
✓ Xác định công việc, sắp đặc công việc
✓ Ấn định nguồn tài nguyên cho các công việc
✓ Theo dõi tiến độ
• Microsoft Project 2010
✓ Sử dụng rộng rãi hầu hết các phần mềm quản lý dự án
✓ Biểu đồ Pert, sơ đồ Gantt, phân tích đường tới hạn
• Phần mềm dịch vụ SaaS (Software as a Service), phần mềm mã nguồn mở
• Phần mềm quản lý danh mục đầu tư dự án

TS. Nguyễn Thị Uyên Nhi | Tin học quản lý _ Hệ thống thông tin quản lý 78

You might also like