You are on page 1of 7

LẬP VÀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ĐỀ 02

Phần I. Trắc nghiệm (L1 – 2,0 điểm): Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Về mặt hình thức, hiện nay chế độ kế toán Việt Nam không yêu cầu bắt buộc đối với:
A. Hệ thống chứng từ C. Hệ thống biểu mẫu báo cáo tài chính
B. Hệ thống tài khoản tổng hợp D. Hệ thống sổ kế toán tổng hợp
2. Theo sự ảnh hưởng của sai sót đến các Báo cáo tài chính thì không có loại sau:
A. Sai sót chỉ ảnh hưởng đến Bảng cân đối kế toán
B. Sai sót chỉ ảnh hưởng đến Báo cáo kết quả kinh doanh
C. Sai sót ảnh hưởng đến cả Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh
D. Sai sót chỉ ảnh hưởng đến Thuyết minh báo cáo tài chính
3. Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, không phải trình bày riêng luồng tiền từ hoạt động:
A. Hoạt động sản xuất C. Hoạt động đầu tư
B. Hoạt động kinh doanh D. Hoạt động tài chính
4. Chỉ tiêu phải trả người bán ngắn hạn mã số 311 trên Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào:
A. Số dư bên Có TK 331 có kỳ hạn thanh toán dưới 12 tháng
B. Số dư bên Nợ TK 331 có kỳ hạn thanh toán dưới 12 tháng
C. Số dư bên Có TK 331 có kỳ hạn thanh toán dưới 12 tháng hoặc dưới 01 chu kỳ kinh doanh
thông thường
D. Số dư bên Có TK 331 có kỳ hạn thanh toán dưới 01 chu kỳ kinh doanh thông thường
5. Chỉ tiêu doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ mã số 10 trên Báo cáo kết quả kinh
doanh được xác định bằng:
A. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi Các khoản giảm trừ doanh thu
B. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi Khoản giảm giá hàng bán
C. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi Khoản hàng bán bị trả lại
D. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi Khoản chiết khấu thương mại
6. Số dư của TK 2141 được trình bày trên bảng Cân đối kế toán ở chỉ tiêu:
A. Mã số 223- Giá trị hao mòn lũy kế, bằng số âm
B. Mã số 223- Giá trị hao mòn lũy kế, bằng số dương
C. Mã số 226- Giá trị hao mòn lũy kế, bằng số âm
D. Mã số 229- Giá trị hao mòn lũy kế, bằng số âm
7. Sai sót trọng yếu của năm trước phải được điều chỉnh bằng phương pháp:
A. Ghi âm C. Ghi cải chính
B. Ghi bổ sung D. Hồi tố
8. Thời hạn nộp BCTC năm đối với công ty TNHH một thành viên hiện nay là:
A. Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
B. Chậm nhất là 45 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
C. Chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
D. Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm
Phần II. Tự luận (L2– 8,0 điểm) Có tài liệu kỳ kế toán năm N tại một DN hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính giá hàng xuất kho
theo phương pháp nhập trước – xuất trước, tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường
thẳng, thuế suất thuế TNDN 20% (đơn vị tính: VNĐ) như sau:
I. Số dư đầu năm N của các tài khoản:
Số hiệu TK Tên tài khoản Số dư Nợ Số dư Có
111 Tiền mặt 97.000.000
112 Tiền gửi ngân hàng 892.651.442
152 Nguyên vật liệu 637.446.000
154 Chi phí SXKD dở dang (*) 4.134.756

211 Tài sản cố định 4.280.000.000


214 Hao mòn TSCĐ 625.000.000
331 Phải trả người bán (**) 10.000.000 94.035.198
411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000.000
421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 202.197.000
Tổng 5.921.232.198 5.921.232.198

Trong đó: (*): Giá trị công trình A đang dở dang dự kiến hoàn thành vào kỳ kế toán năm N+2
(**): Tất cả các khoản công nợ phải trả người bán đều có kỳ hạn dưới 03 tháng.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong năm N:
1. Mua một lô nguyên vật liệu trị giá chưa thuế giá trị gia tăng 10% là 150.000.000 chưa thanh toán
cho người bán B. Nguyên vật liệu về nhập kho đủ.
Nợ TK 152 150.000.000
Nợ TK 133 15.000.000
Có TK 331(B) 165.000.000
2. Nhập kho một lô thành phẩm X hoàn thành từ bộ phận sản xuất có tổng giá thành SX là
1.600.000.000.
Nợ TK 155(X) 1.600.000.000
Có TK 154 1.600.000.000
3. Xuất kho một lô thành phẩm X trị giá 800.000.000 tiêu thụ trực tiếp cho khách hàng N theo tổng giá
bán cả thuế GTGT 10% là 1.320.000.000. Khách hàng N đã nhận đủ hàng và chấp nhận thanh toán.
a. Nợ TK 632 800.000.000
Có TK 155 800.000.000
b. Nợ TK 131(N) 1.320.000.000
Có TK 511 1.320.000.000
Có TK 3331 132.000.000
4. Nhượng bán một tài sản cố định hữu hình có nguyên giá 1.980.000.000, đã khấu hao lũy kế đến thời
điểm nhượng bán là 560.000.000. Giá nhượng bán chưa thuế giá trị gia tăng 10% của tài sản là
1.500.000.000 đã thanh toán ngay bằng chuyển khoản.
a. Nợ TK 811 1.420.000.000
Nợ TK 214 560.000.000
Có TK 211 1.980.000.000
b. Nợ TK 112 1.650.000.000
Có TK 711 1.500.000.000
Có TK 3331 150.000.000
5. Khách hàng N thông báo lô thành phẩm X vừa mua trong kỳ có một số hàng trị giá 20.000.000
không đảm bảo chất lượng yêu cầu giảm giá 10%, DN đã đồng ý và trừ vào số công nợ phải thu.
Nợ TK 521(3) 2.000.000
Nợ TK 333 200.000
Có TK 131(N) 2.200.000
6. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khác phát sinh trong năm N gồm:
- Tiền lương nhân viên bán hàng: 120.000.000, quản lý doanh nghiệp 70.000.000
Nợ TK 641 120.000.000
Nợ TK 642 70.000.000
Có TK 334 190.000.000
- Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định hiện hành (35%).
Nợ TK 641 28.200.000 (x 23,5%)
Nợ TK 642 16.450.000 (x23,5%)
Nợ TK 334 21.850.000 (x11,5%)
Có TK 338 66.500.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ cho bán hàng 27.000.000, quản lý doanh nghiệp 48.000.000
Nợ TK 641 27.000.000
Nợ TK 642 48.000.000
Có TK 214 75.000.000
- Chi phí dịch vụ mua ngoài đã thanh toán bằng tiền mặt bao gồm cả thuế GTGT 10% là 26.400.000
(trong đó dùng cho bán hàng 40%, quản lý doanh nghiệp 60%).
Nợ TK 641 9.600.000
Nợ TK 642 14.400.000
Nợ TK 133 24.000.000
Có TK 111 26.400.000
7. Chuyển khoản thanh toán toàn bộ công nợ ở nghiệp vụ 1 cho khách hàng B sau khi trừ 1% chiết
khấu thanh toán được hưởng.
Nợ TK 331(B) 165.000.000
Có TK 515 1.650.000
Có TK 112 163.350.000
 Kết chuyển:
- Kết chuyển giảm trừ DT
Nợ TK 511 130.000.000
Có TK 521(3) 130.000.000
- Kết chuyển DT, TN khác
Nợ TK 511 1.190.000.000
Nợ TK 711 1.500.000.000
Nợ TK 515 1.650.000
Có TK 911 2.691.650.000
- Kết chuyển CP
Nợ TK 911 1.283.120.000
Có TK 632 800.000.000
Có TK 641 184.800.000
Có TK 642 445.750.000
Có TK 811 1.420.000.000
- LNTT = 1.408.530.000
- Tax TNDN = 281.706.000
- LNST = 1.126.824.000
+ Nợ TK 821 281.706.000
Có TK 3334 281.706.000
+ Nợ TK 911 281.706.000
Có TK 821 281.706.000
+ Nợ TK 911 1.126.824.000
Có TK 421 1.126.824.000
Yêu cầu:
1. (CĐR L2 – 2, 0 điểm) Xác định giá trị và trình bày các chỉ tiêu mã số 110, 111, 112, 221, 222, 223
trên Bảng cân đối kế toán (Số đầu năm và cuối năm) và chỉ tiêu mã số 22 trên Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ theo phương pháp trực tiếp (Số năm nay) cho kỳ kế toán năm N.
- Chỉ tiêu mã số 111 là số dư cuối tài khoản 111 và 112 = 70.600.000+2.379.301.442
= 2.449.901.442
- Chỉ tiêu mã số 222 là số dư cuối tk 211 = 2.300.000.000
- Chỉ tiêu mã số 223 là số dư cuối tk 214 = 140.000.000
Chỉ tiêu Mã số Số cuối tháng Số đầu tháng
A. TSNH 100 2.449.901.442 989.651.442
I. Tiền và các khoản tương 110 2.449.901.442 989.651.442
đương tiền 892.748.442
1. Tiền 111 2.449.901.442 989.651.442
2. Các khoản tương đương tiền 112 0 0
B. TSDH 200 2.160.000.000 3.655.000.000
II. TSCĐ 220 2.160.000.000 3.655.000.000
1. TSCĐ HH 221 2.160.000.000 3.655.000.000
- NG 222 2.300.000.000 4.280.000.000
- GTHM 223 (140.000.000) (625.000.000)

Chỉ tiêu 22 trên BCLCTT


Chỉ tiêu Mã số Kỳ này
I. LCT từ hoạt động đầu tư
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ 22 1.650.000.000
và các khoản tsdh khác

2. (CĐR L2 – 3, 0 điểm) Lập Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp năm N (cột năm nay)
Chỉ tiêu Mã Thuyết  
minh Kỳ này Kỳ
số trước
(1) (2) (3) (6) (7)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01  (Có 511- 1.190.000.000  
N511)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02   130.000.000  
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10   1.060.000.000  
(10= 01-02)
4. Giá vốn hàng bán 11   800.000.000  
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20   260.000.000  
(20=10 - 11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21   1.650.000  
7. Chi phí tài chính 22      
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23      
8. Chi phí bán hàng 25   184.800.000  
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26   445.750.000  
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 30   -368.900.000  
20 + (21 - 22) - (25 + 26)}
11. Thu nhập khác 31   80.000.000  
12. Chi phí khác 32      
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40   80.000.000  
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50   1.408.530.000  
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51   281.706.000  
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52      
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60   1.126.824.000  
(60=50 – 51 - 52)
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70      
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71      
3. (CĐR L2 – 3, 0 điểm) Giả sử, Năm N+1, kế toán mới của công ty phát hiện cuối kỳ kế toán năm N,
một khách hàng của công ty đang có số dư Nợ là 10.000.000 đã phá sản. Cho rằng giá trị khoản
công nợ nhỏ, kế toán năm N không trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho khoản công nợ này. Là
người chịu trách nhiệm lập BCTC năm N+1 và xét đoán đây là sai phạm trọng yếu, anh/chị hãy xác
định ảnh hưởng của sự kiện trên đến BCTC năm N và đề xuất phương pháp xử lý kế toán cho năm
N+1 phù hợp với quy định hiện hành. Biết rằng, BCTC năm N đã phát hành.
Phân tích ảnh hưởng sai sót:
Nợ 642/Có 2293: 10.000.000 (nháp)
Do kế toán không trích lập dự phòng phải thu khó đòi, sai sót này là trọng yếu, cần điều chỉnh hồi tố,
ảnh hưởng của sai sót này đến các chỉ tiêu trên BCTC như sau:
BCKQKD ảnh hưởng Giá trị
CPQLDN Sai thiếu 10.000.000
LNKTTT Sai thừa 10.000.000
Thuế TNDN Sai thừa 2.000.000
LNST TNDN Sai thừa 8.000.000
BCĐKT
Dự phòng phải thu khó đòi Sai thiếu 10.000.000
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Sai thừa 2.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Sai thừa 8.000.000

- Cần điều chỉnh lại số dư ngày 01/01/N+1 của các TK trên BCĐ KT như sau:
+ số dư TK 2293: điều chỉnh tăng 10.000.000
+ số dư TK 333: điều chỉnh giảm 2.000.000
+ số dư TK 421: điều chỉnh giảm 8.000.000
 Định khoản:
Nợ TK 333 2.000.000
Nợ TK 421 8.000.000
Có TK 2293 10.000.000
- Điều chỉnh các chỉ tiêu cuối năm trên BCTC năm N
BCKQKD Điều chỉnh Giá trị
CPQLDN Tăng 10.000.000
LNKTTT Giảm 10.000.000
Thuế TNDN Giảm 2.000.000
LNST TNDN Giảm 8.000.000
BCĐKT
Dự phòng phải thu khó đòi Tăng 10.000.000
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước Giảm 2.000.000
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Giảm 8.000.000

NHÁP:
 BCKQKD:
+ CP QLDN thiếu 10.000.000
+ LNKTTT thừa 10.000.000
+ tax TNDN thừa 2.000.000
+ LNSTCPP thừa 8.000.000
 BCĐKT:
+ PTKH thừa 10.000.000
- Bút toán định khoản:
Nợ TK 642 10.000.000
Có TK 229 10.000.000
- Điều chỉnh sai sót trên BCTC:
 BCKQKD:
+ CP QLDN tăng 10.000.000
+ LNKTTT giảm 10.000.000
+ tax TNDN giảm 2.000.000
+ LNSTCPP giảm 8.000.000
 BCĐKT:
+ dự phòng phải thu khó đòi giảm 10.000.000

You might also like