You are on page 1of 5

KỊCH BẢN MC

LỜI DẪN MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU


Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu phấn đấu của các quốc gia trên thế giới nhằm
hướng đến một xã hội tiến bộ, bình đẳng và phát triển bền vững.
Bình đẳng giới là nam giới và nữ giới cùng có vị thế bình đẳng và được tôn trọng như
nhau; cùng được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy khả năng và thực hiện các mong
muốn của mình.Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo
ra, bao gồm sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực, bình đẳng cho thù lao trong công
việc, bình đẳng trong việc hưởng thụ các thành quả, bình đẳng trong việc quyết định các
vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội. Đó là các vấn đề đang được quan tâm
trong xã hội hiện nay
CA HÁT
Sau đây để khuấy động bầu kk buổi học, chúng em xin được gửi đến cô và các bạn một
tiết mục hát được trình bày bởi bạn MT. Bài hát có tên “Price Tag”, kính mong cô và các
bạn cùng lắng nghe ạ
Qua ca khúc trên, tụi mình cũng muốn gửi gắm cho các bạn ý nghĩa thể hiện sự chỉ trích
khôn khéo của mình đối với chủ nghĩa thực dụng của rất nhiều người trong xã hội hiện
nay, khẳng định tiền không thể mua được hạnh phúc
Tiếp theo sau đây là những thống kê về tỷ lệ so sánh về bất BDG giữa thời kỳ chế độ PK
và xh hiện đại ngày nay

Trong thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam


-Chế độ phong kiến Việt Nam gắn liền với quan niệm “trọng nam khinh nữ” nên
từ đó khi đề cập đến các lĩnh vực về kinh tế, chính trị, giáo dục… thời kỳ đó người
ta liên tưởng, nghĩ ngay đến những thiệt thòi, bất công của người phụ nữ trong các
lĩnh vực đó.
-Xã hội Việt Nam thời phong kiến đã hạn chế, ràng buộc người phụ nữ về nhiều
mặt. Đã từng có một thời gian dài người phụ nữ không được phép đến trường và tất
nhiên không được tham gia thi cử.
-Chính những tư tưởng thời kỳ đó đã tạo ra một sự bất bình đẳng giới trong giáo dục
thời kì phong kiến, nó đã hạn chế tài năng cũng như quyền được học tập của người
phụ nữ, trói buộc họ và các lễ giáo phong kiến.
=>Đây đã trở thành một rào cản, ảnh hưởng tới lộ trình giải phóng người phụ nữ để tiến
tới bình đẳng giới trong xã hội ngày nay.
Trong xã hội hiện đại ngày nay
-Bất bình đẳng giới hiện nay trong Giáo dục và Đào tạo vẫn tồn tại nhiều vấn đề. Thực tế
rằng, nhiều Hiệu trưởng không muốn nhận giáo viên là nữ vì sợ liên quan đến chế độ
sinh nở, con đau ốm ảnh hưởng đến việc giảng dạy,hoặc khi cử đi giáo viên đi học
-Qua số liệu thông kê theo từng năm thì trẻ em gái ít cơ hội được đến trường so với trẻ
em nam. Theo thống kê, tỷ lệ phụ nữ biết chữ thấp hơn 29% so với nam giới. Số năm
đến trường trung bình ít hơn 45% so với nam giới.Tỉ lệ nhập học từ bậc tiểu học đến thpt
thông của nữ thấp hơn tương ứng là 9%, 28% và 49% so với nam
=> Qua thống kê ta có thể thấy giá trị học vấn của phụ nữ vẫn chưa được xã hội coi trọng
nhiều, vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục của nước ta.
-Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ biết chữ của nữ giới (từ 15 tuổi trở
lên) đều tăng từ năm 2002 đến nay. Tại cấp tiểu học và trung học cơ sở, học sinh nữ
chiếm tỷ lệ 47 –48%.Tỷ lệ sinh viên nữ so với sinh viên nam có sự gia tăng, từ năm 2013
– 2015, số lượng nữ sinh viên nhiều hơn số lượng nam sinh viên. Theo thống kê của Bộ
GDĐT, năm 2019, tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15 – 60 đạt 97,33% so với nam
giới là 97,98%. Năm 2015, tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 59%, tiến sỹ đạt 36%; năm 2019, tỷ lệ nữ
thạc sỹ đạt 54,25%, tiến sỹ đạt 30,8%.Đặc biệt, số lượng nhà khoa học nữ chiếm tỷ lệ
cao và tăng dần theo thời gian,từ 41% năm 2011 lên 44,8% năm 2015. Nhà khoa học nữ
làm chủ nhiệm các đề tàikhoa học công nghệ cấp quốc gia ngày càng tăng. Nhiều nhà
khoa học nữ đã được tôn vinh, được nhận các giải thưởng trong và ngoài nước.
=>Trong xã hội hiện đại giá trị con người, vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục đã được
coi trong hơn.Nhà nước đã có các luật pháp bảo vệ quyền con người đặc, bình đẳng vè
giới tính.Phụ huynh, xã hội ngày nay đã có cái nhìn khác về giá trị con người, đặc biệt là
giá trị phụ nữ.Phụ nữ trong thời kì hiện đại đã và đang được xã hội nhìn nhận một cách
công tâm hơn, đề cao hơn. Phụ nữ đã chứng minh được giá trị cốt lõi con người, giá trị
về mặt trí tuệ, lối sống, đức tin… ( Trong thời kì hiện đại vấn đề nam nữ đã ít coi trọng đi,
ai có năng lực, tư duy sẽ được trọng dụng,có khả năng thăng tiến cao trong công
việc,cuộc sống.)

TIỂU PHẨM
Và để hiểu rõ hơn nhiều khía cạnh của BDXH nói chung và BDG nói riêng thì xin mời cô
và các bạn cùng xem một vở kịch với tiểu phẩm mang tên GIA ĐÌNH BẤT ỔN
Và kh để các bạn chờ lâu nữa vở kịch sẽ được bắt đầu ngay bây giờ. Mong cô và các
bạn cũng theo dõi và thưởng thức

Với các vai diễn…. DIỄN VIÊN : HOÀNG VAI CHỒNG (C)

MAI TRANG VAI VỢ (V)

TRÂN VAI CON (E)

THU TRANG VAI BẠN TRÂN(B)

KHÁNH VAI THẦY GIÁO CHỦ NHIỆM (D)

Bối cảnh, phòng khách nhà

V: sao giờ này ông mới về, ông bảo qua nhà ông Hùng nhận lương phụ hồ , thế mà giờ mới về

C: bà thì biết cái gì , tôi có ngồi ở đâu thì…. Cũng là bàn chuyện quan trọng, chứ có suốt ngày như
mấy bà , buôn dưa lê đâu

V: ôi dồi ôi, quan với chả trọng (nhếch mép) , thế .. việc gì mà quan trọng , ông nói tôi xem

C:hôm nay sang đấy gặp cái ông Sơn, hôm trước ở khổ lắm, thế mà bây giờ nhà có tận hai chiếc
tay ga

V: gớm , không biết có bóc phét không , chứ ổng cũng phụ hộ như ông , đâu ra mà phất lên vậy
được

C:hừm, ổng được nhờ hai đứa con gái, có học hành gì đâu, học hết lớp tám , cho đi làm công ty
luôn, tháng cầm cả chục triệu về nhà

V : trời trời, ông chỉ lo cái lợi trước mắt, thời buổi này, đi học có kiến thức thì tương lai mới sáng
lạng được.

C: KHông được ,thời nào mà chả giống như thời nào, tiền lúc nào mà chả là tiên là phật,tui tính là
cho con Trân nó nghỉ học sớm đi làm công ty luôn đây, còn thằng Bờm thì tôi lo cho nó đi học
được

V: ấy ấy, ông không được nghĩ thế , Trân nó học giỏi, năm nào cũng được nhà trường khen
thưởng, ông cố ráng thêm mấy năm cho con nó ra trường đi ông, đời mình khổ rồi , đừng bắt con
phải khổ giống mình

C:thôi thôi, nó còn phải học cấp ba, rồi học đại học,tiền đâu mà nuôi nó giờ, bà nghe tôi, cứ cho nó
đi làm công ty đi, rồi đủ tuổi tôi gã nó cho thằng Khánh xóm bên ….tôi quyết rồi đó, tí lo mà nói
với nó đó

E: chào mẹ con mới học về ạ.

V: mẹ chào con, (tay vuốt nước mắt)

E: có chuyện gì vậy mẹ,

V:à thì…nhà mình nghèo, ba con nói cho con nghĩ học sớm, đi làm phụ, rồi đủ tuổi gã con cho
thằng Khánh xóm bên
E: à thì.. chuyện nghỉ học đi làm thì con đã suy nghĩ lâu rồi, thằng Bờm thì là con trai ,còn nhỏ tuổi,
ba mẹ cứ lo cho nó đi học tới nơi tới chốn đi, chuyện cưới anh Khánh xóm bên thì nhất quyết là
không nha mẹ, người thì rõ to cao đấy, nhưng mà vừa đen vừa hôi , vừa lôi thôi lếch thếch

V : ừm , nhưng mà để mẹ khuyên bảo ông ba con xem, cố cho con ăn học thành tài,… thôi rửa mặt
thay đồ rồi kêu thằng Bờm vào ăn cơm

trên đường đi học đến trường

B : ơ kìa Trân, sao mà mặt mày đỏ ừng vậy

E :ờ thì … chắc mình … không đi học với các bạn được nữa rồi, nhà mình nghèo, không đủ tiền cho
mình đi học ,mình định nghỉ học để đi làm việc giúp đỡ gia đình

B : sao vậy được, Trân học giỏi nhất lớp mình ,thế mà phải nghỉ học , hay là mình bảo cô về nói
chuyện với ba cậu nha

E : không đucợ đâu, ba mình khó lắm, mình nói vấn đề này với ba nhiều lần rồi, nhưng ba mình
không chịu, nhiều lần còn đòi đi đường quyền với mình nữa, thôi mình đi đây, (bỏ chạy )

B : Trân, Trân ơi…..

Buổi trưa hôm ấy

C: mấy hôm nay, tôi đi tìm việc công ty cho con Trân, mà không ai nhận, nên tôi quyết
là , cho nó đi phụ quán với ông tư đầu đường , xem sao

V : thế ông định cho nó nghỉ học thiệt à, như vậy là bóc lột trẻ em đấy,

C : bóc với chả lột , trẻ với chả em , nó lớp chín rồi đấy, với lại nó con tôi ,phụ giúp gia
đình kiếm tiền thì có gì là sai nào ???, tôi không biết , tôi nói thì lo mà nghe đi

D : dạ chào hai anh chị ạ, em là Thầy chủ nhiệm của em Trân, hôm nay em không thấy
em Trân đi học ạ, nên qua hỏi thăm xem ga đình có chuyện gì

V : Dạ gia đình nhà em kinh tế khó khăn, nên chồng em kêu Trân nghỉ học để đi làm
kiếm tiền ạ ,thầy cố khuyên bảo chồng em cái ạ

C : bà thì biết cái gì mà nói, tôi đã nói rồi, con Trân phải nghỉ học để kiếm tiền, còn xin
thưa thầy giáo, cô hôm nay chắc đến nhà tôi để khuyên bảo tôi chứ gì, nhưng đây là
chuyện nhà tôi, làm ơn đừng xem vào

D : nhưng, Trân còn nhỏ

C : không có nhưng nhị gì hết ,học hành cho lắm phí thời gian , ở nhà kiếm tiền còn
hơn chứ

D : anh nói thế là sai rồi, chỉ có học tập , mới là nền tảng để thành công, còn việc bác
bắt Trân đi làm là bóc lột trẻ em đấy ạ

Anh ơi, luật trẻ em năm 2016 quy định rất cụ thể ở quyền trẻ em như quyền được
sống , quyền được bảo vệ, quyền được phát triển,không nhugnwx vậy việc anh bắt
Trân nghỉ học đi làm là phạm pháp luật, bị phạt từ 5tr đồng đến 50 tr đồng, bị cải tạo
khung giam giữ đến 2 năm, còn bị phạt tù từ 2 đến 3 năm đấy anh ạ
C : thế thế nhưng mà… nó là con tôi , nó phụ tôi làm việc thì là việc tốt đấy chứ

D : mong anh suy nghĩ lại ạ, trong lớp Trân là học sinh giỏi , siêng năng, hoạt bát, anh
nên tiếp tục cho Khánh đi học để nuôi dưỡng ước mơ sau này thành bác sĩ, chỉ có học
tập mới nâng cao được tri thức anh ạ

C : hả , bác sĩ… sao con không bao giờ nói ba là con muốn làm bác sĩ

E : con ..con, tại con muốn trờ thành một bác sĩ thật giỏi để chữa bệnh cho ba, ba vât
vả ngày đêm đi làm, ăn uống không đủ bữa bệnh tật thì đầy người, con thương ba
lắm

C : ba … ba .. ba xin lỗi con , dạ thưa cô giáo ,tại vợ tôi ,đi tám chuyện ngoài chợ , nghe
mấy bà đó nói có con nghỉ học đi làm sớm, nên tôi…

V : có ông đi nghe mấy ông bạn nhậu của ông ấy

C : bà nói nhỏ thôi ..

E : ồ de, vậy là con được đi học lại rồi phải không ba

D : thưa anh , vì nhà mình khó khăn nên em kiến nghị nhà trường hỗ trợ cho Khánh
về chi phí học tập ạ

C :ôi ôi , thế thì hay quá, tôi cảm ơn cô, à nhân tiện mới nảy tôi đi nhậu có mua thêm tí
dồi chó , mời thầy ở lại ăn cơm với nhà tôi ạ

Qua vở kịch trên nói về quyền BDG trong gia đình giữa nam và nữ, quyền được học của
trẻ em cho thấy xh ngày nay đã tiến bộ có cái nhìn khác về vấn đề bình đẳng. Với tầm
qtrong của nhà nc khi đã có những luật pháp bảo vệ trẻ em và vấn đề về BDG
CÂU HỎI
1) Qua tiểu phẩm trên bạn nhận ra vde gì trong xh (bdg, trọng nam khinh nữ, quyền lợi trẻ
em)
2) Nếu là bn trong vai của người con gái thì bn sẽ giải quyết ntn?
Bình đẳng giới thực sự là một quan điểm cực kì tiến bộ, và con người chúng ta cũng cần
phát huy hơn nữa và có cách nhìn nhận đúng đắn về nó. Chúng ta cần phải hiểu được
chính vai trò của mỗi cá nhân nói chung, thế hệ trẻ nói riêng với việc xây dựng xã hội bình
đẳng giới, em xin cảm ơn cô và các bạn đã tham gia chương trình của chúng em

You might also like