You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

VIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

ĐỒ ÁN: KỸ THUẬT ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

Đề tài:
PHÂN TÍCH CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG CỦA MÁY BƠM NƯỚC DÂN DỤNG

Người hướng dẫn: TS. Lê Đình Công


Nhóm thực hiện: Nhóm 11
Các thành viên trong nhóm:
1. Nguyễn Bá Thuận MSSV: 215752020710040
2. Nguyễn Xuân Thông MSSV: 215752020710010
3. Phạm Văn Lành MSSV: 215752020710032
4. Nguyễn Bảo Việt MSSV: 215752020710017

NGHỆ AN, THÁNG 1 NĂM 2023

1
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY BƠM NƯỚC.......................4
1. Tổng quan chung................................................................................4
1.1. Máy bơm nước là gì?................................................................4
1.2. Lịch sử phát triển.......................................................................4
1.3. Phân loại.......................................................................................7
1.4. Ứng dụng......................................................................................8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT
ĐỘNG CỦA MÁY BƠM NƯỚC DÂN DỤNG................................10
2.1. Giới thiệu máy bơm nước dân dụng ......................................10
2.2. Cấu tạo của máy bơm nước dân dụng ...................................10
2.3. Phân tích các khối cơ bản trong máy bơm nước ................11
2.3.1. Rotor............................................................................................11
2.3.2. Stator............................................................................................12
2.3.3. Đầu bơm......................................................................................12
2.3.4. Hộp điện......................................................................................13
2.4. Máy bơm nước tự động ngắt khi được bơm đầy .................13
a) Giới thiệu sản phẩm......................................................................13
b) Cấu tạo của thiết bị.......................................................................14
c) Nguyên lý hoạt động của thiết bị ..............................................16
KẾT LUẬN...............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................18

2
LỜI NÓI ĐẦU

Có lẽ chúng ta đều biết nước là một phần vô cùng quan trọng


trong cuộc sống của chúng, không chỉ đối với sự sống của con
người mà còn ảnh hưởng đến sự sống của vạn vật trên trái đất.
Nước rất cần thiết cho sinh hoạt của con người, cho các lĩnh vực
khác nhau trong đời sống công nghiệp, phục vụ cho các hoạt động
dịch vụ, giải trí… Việc khai thác nguồn nước từ tự nhiên rất cần có
sự hỗ trợ của máy bơm nước, đây cũng là thiết bị không thể thiếu
trong mỗi giai đoạn phát triển của con người. Dù ở thời kỳ nào thì
sự hiện của máy bơm nước cũng vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nếu như trước kia chưa có hệ thống nước sạch thì con người
phải dùng nước giếng khoan, khi đó máy bơm nước còn dừng ở
những thiết kế thô sơ, do người nông dân nghĩ ra. Tuy nhiên, trải
qua nhiều năm, khi nền kinh tế phát triển, công nghệ khoa học kỹ
thuật đi lên thì các thiết bị máy bơm trở nên thông minh hơn, nhỏ
gọn hơn, sử dụng linh hoạt hơn rất nhiều.

Cho dù nền kinh tế có phát triển đến đâu thì máy bơm cũng
là một phần vô cùng quan trọng, không thể thay thế trong cuộc
sống của chúng ta.

Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm

STT Họ Và Tên MSSV Nhiệm vụ


1 Nguyễn Bá Thuận 215752020710040 Tham khảo tài liệu,
làm báo cáo, thiết kế
sản phẩm
2 Nguyễn Xuân Thông 215752020710010 Tham khảo tài liệu,
thiết kế sản phẩm
3 Phạm Văn Lành 215752020710032 Tham khảo tài liệu,
thiết kế sản phẩm
4 Nguyễn Bảo Việt 215752020710017 Tham khảo tài liệu,
thiết kế sản phẩm

3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY BƠM NƯỚC

1. Tổng quan chung

1.1. Máy bơm nước là gì?

Máy bơm nước là một loại máy thủy lực, nhận năng
lượng từ bên ngoài (cơ năng, điện năng, thủy năng,...) và
truyền năng lượng cho dòng chất lỏng, nhờ vậy đưa chất lỏng
lên một độ cao nhất định hoặc dịch chuyển chất lỏng theo hệ
thống đường ống.
Máy bơm nước được sử dụng trong các hộ gia đình, nhà
máy, xí nghiệp,... giúp vận chuyển nước từ nơi này đến nơi
khác, tăng áp lực cho đường ống nước, cung cấp nước cho lò
hơi, dự phòng cho hệ thống PCCC, bơm hóa chất,…

Hình 1.1. Máy bơm nước

1.2. Lịch sử phát triển

 Thời kỳ cổ đại
Những nghiên cứu lịch sử cho thấy từ 3000 năm trước
công nguyên, nền văn minh Lưỡng Hà (Iran ngày nay) con
người đã tìm ra cách thức lấy nước từ các sông suối.

4
Hình 1.2. Cách lấy nước của người Lưỡng Hà từ 3000 năm TCN

"Máy bơm nước" thời này được mô tả là một thiết bị


kiểu bập bênh bao gồm một thùng chứa ở một đầu và một đầu
là một vật nặng, nó giúp cho con người mang nước về dễ dàng
và ít mất sức đi rất nhiều.
Thời kỳ Ai cập cổ đại - 2000 năm trước công nguyên,
Shadoof được coi là máy bơm nước gia đình đầu tiên của loài
người. Mặc dù nó không mô phỏng chính xác những gì máy
bơm nước hiện đại hoạt động nhưng qua đó chúng ta thấy con
người luôn trăn trở tìm cách có được nước cho sinh hoạt.

Hình 1.3. Cách lấy nước từ thời kỳ Ai Cập cổ đại

Thế kỷ thứ III trước công nghiệp, các kỹ sư Hy Lạp đã


phát minh ra bánh xe nước, đây là tiến bộ lớn trong khoa học
kỹ thuật giúp mang nước về sinh hoạt cũng như tưới tiêu trong
nông nghiệp. Các kỹ thuật này còn được sử dụng cho đến ngày
nay.

5
Hình 1.4. Bánh xe nước của các kỹ sư Hy Lạp

Cũng trong thời kỳ này, nhà khoa học Archimedes (Ác-


si-mét), người nổi tiếng với giai thoại Ơ-rê-ka khi đang tắm đã
tìm ra lực đẩy Ác-si-mét, mọi vật trong chất lỏng đều chịu một
lực đẩy theo phương thẳng đứng bằng với lượng chất lỏng nó
chiếm chỗ. Ác-si-mét đã phát minh ra một cấu trúc đơn giản,
hiệu quả được sử dụng để sản xuất máy bơm trục vít ngày nay.

Hình 1.5. Máy bơm do nhà khoa học Ác-si-mét phát minh

 Thời kỳ hiện đại


Kỷ nguyên máy móc đã làm thay đổi tư tưởng thiết kế
của nhà phát minh và các kỹ sư, đến những thế kỷ 18, 19 các
loại máy bơm nước có cấu tạo phức tạp ra đời.
Theo ghi chép sử học, các máy bơm có mô phỏng như
bơm ly tâm được lấy ý tưởng từ một máy nâng bùn những năm
1475 của một kỹ sư thời kỳ Phục hưng người Ý Francesco di
Giorgio Martini. Mô hình máy bơm ly tâm đã không phát triển
cho đến tận cuối thế kỷ 17, khi Denis Papin chế tạo cánh quạt
có cánh dẫn thẳng. Các cánh cong đã được nhà phát minh
người Anh John Appold giới thiệu vào năm 1851. Bơm ly tâm
6
được ứng dụng từ khá lâu (nhiều thế kỷ) nhìn qua kết cấu có
thể cho rằng nó khá đơn giản, nhưng qua quá trình phát triển
cho đến nay vẫn tiếp tục còn những sáng chế liên quan đến sự
mở rộng tính năng hoặc tối ưu hóa bơm ly tâm, cũng như về lý
thuyết việc mô tả hoạt động thủy lực trong bơm ly tâm vẫn
chựa đạt đến sự sáng tỏ rốt ráo.

Hình 1.6. Cấu tạo của máy bơm ly tâm

Năm 1953, Nicolas Grollier de Serviere kỹ sư người


Pháp đã có ý tưởng và thiết kế máy bơm bánh răng, đến năm
1636, dựa trên bản thiết kế này, Pappenheim - kỹ sư người Đức
mới hoàn thiện một máy bơm bánh răng ngoài thực tế. Hiện
nay, máy bơm bánh răng được sử dụng rất nhiều trong động cơ
bôi trơn.

Hình 1.7. Cấu tạo máy bơm bánh răng

Chất lỏng bôi trơn dưới áp lực thấp đi vào ống dẫn, hai
bánh răng khít được vận hành làm cho chất lỏng đi vào các khe
bánh răng ra đi ra ống thoát ra với áp lực cao. Máy bơm bánh
răng thường rất nhỏ và nằm trong các máy móc công nghiệp sử
dụng để bơm các chất lỏng nhằm bôi trơn động cơ, máy móc.

7
1.3. Phân loại

 Bơm cánh quạt (gồm bơm: li tâm, hướng trục, cánh chéo ):
Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe
công tác ( BXCT ) sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất
lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm này thường có
lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là
cột nước ) và hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được
dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước khác .
 Bơm cánh quạt ( gồm bơm: li tâm, hướng trục, cánh chéo ):
Trong loại máy bơm này, các cánh quạt gắn trên bánh xe
công tác ( BXCT ) sẽ truyền trực tiếp năng lượng lên chất
lỏng để đẩy chất lỏng dịch chuyển. Loại bơm này thường có
lưu lượng lớn, cột áp thấp ( trong bơm nước gọi cụ thể là
cột nước ) và hiệu suất tương đối cao, do vậy thường được
dùng trong nông nghiệp và các ngành cấp nước khác.
 Bơm tia: Dùng một dòng tia chất lỏng hoặc dòng khí bên
ngoài có động năng lớn phun vào buồng công tác của bơm
nhờ vậy hút và đẩy chất lỏng. Loại bơm này bơm được lưu
lượng nhỏ, thường được dùng để hút nước giếng và dùng
trong thi công.
 Bơm rung: Cơ cấu công tác của bơm này là pít tông-van
giao động qua lại với tầng số cao gây nên tác động rung cơ
học lên dòng chất lỏng để hút đẩy chất lỏng. Loại bơm này
có lưu lượng nhỏ, thường được dùng bơm nước giếng và
giếng mỏ.
 Bơm khi khí ép: Loại bơm này nhờ tạo hỗn hợp khí và nước
có trọng lượng riêng nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước để
dâng nước cần bơm lên cao. Loại bơm này thường dùng để
hút nước bẩn hoặc nước giếng.
 Bơm nước va (bơm Taran): Lợi dụng hiện tượng nước va
thủy lực để đưa nước lên cao. Loại bơm này bơm được lưu
lượng nhỏ, thường được dùng cấp nưóc cho vùng nông thôn
miền núi.

1.4. Ứng dụng

 Máy bơm nước dùng trong gia đình để cung cấp nước sinh
hoạt hàng ngày, tăng áp và lưu lượng nước cho hệ thống
nước trong gia đình gọi là máy bơm nước dân dụng.

8
Hình 1.8. Máy bơm nước trong gia đình

 Máy bơm chữa cháy, bơm nước cứu hỏa cháy rừng, cháy nổ
khu dân cư ...được gọi là máy bơm PCCC.

Hình 1.9. Máy bơm nước dùng trong PCCC

 Máy bơm nước dùng trong nông nghiệp như để bơm tưới
tiêu hoa màu, bơm chống ngập úng hoa màu, bơm hệ thống
nước ruộng. Máy bơm nước giúp đưa nước từ độ sâu của
giếng, ao, hồ, sông suối lên mặt đất và cung cấp nước cho
các hệ thống cây trồng, chăn nuôi như một nguồn nước
nhân tạo, vì thế nó có ý nghĩa trong nông nghiệp. Người ta
gọi là máy bơm nông nghiệp.

Hình 1.10. Máy bơm nước dùng cho nông nghiệp

 Máy bơm nước dùng trong các ngành công nghiệp chế biến,
công nghiệp thực phẩm, công nghiệp khai thác ... Các loại
9
máy bơm đó được gọi là: Máy bơm công nghiệp, máy bơm
công suất lớn,...

Hình 1.11. Máy bơm nước dùng cho công nghiệp

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ


HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY BƠM NƯỚC DÂN DỤNG
2.1. Giới thiệu máy bơm nước dân dụng
Máy bơm nước dân dụng là loại máy bơm nước phổ biến
nhất được sử dụng chủ yếu trong các hộ gia đình để khai thác
nước sạch. Trên thực tế còn rất nhiều sản phẩm máy bơm dân
dụng với tên gọi khác nhau và chủng loại khác nhau, đáp ứng
cho mỗi nhu cầu sử dụng của người dùng.Tại thị trường Việt
Nam có rất nhiều loại máy bơm dân dụng của các hãng khác
nhau được các hộ gia đình ưa chuộng sử dụng.

10
Hình 2.1. Một số loại máy bơm nước dân dụng.

2.2. Cấu tạo của máy bơm nước dân dụng

Cấu tạo máy bơm nước dân dụng gồm:


1) Vỏ nhôm
2) Rotor
3) Stator quấn 100% dây đồng
4) Cánh gió
5) Chụp gió
6) Nắp sau
7) Hộp điện
8) Chân cao su
9) Cốt buồng bơm Inox
10) Chân đầu
11) Cánh nhựa PPO
12) Đầu bơm
13) Đầu vô
14) Ốc xả gió
15) Đầu ra
16) Phốt
17) Bạc đạn
18) Motor

11
Hình 2.2. Cấu tạo của máy bơm nước dân dụng

2.2. Phân tích cấu tạo các khối cơ bản của máy bơm nước dân dụng

2.3.1. Rotor
Rotor là phần chuyển động, phần động, phần quay của máy
có trong máy bơm nước dân dụng.
a) Cấu tạo của Rotor
Rotor gồm có lõi thép, dây quấn và trục máy.

Hình 2.3. Cấu tạo của Rotor

b) Nguyên lý hoạt động của Rotor


Dòng điện xoay chiều cung cấp cho cuộn dây stator tạo
năng lượng cho nó tạo ra từ thông quay. Từ thông tạo ra một từ
trường trong khe hở không khí giữa stator và rotor và tạo ra một
điện áp tạo ra dòng điện qua các thanh rotor. Mạch và dòng điện
trong dây dẫn rotor được kích hoạt. Tác động của từ thông quay
và dòng điện tạo ra một lực tạo ra mô-men xoắn để khởi động
động cơ.

12
2.3.2. Stato
Stato là phần đứng yên, không chuyển động trong máy bơm
nước dân dụng.
a) Cấu tạo của Stato
Stato được cấu tạo từ 2 bộ phận chính là lõi thép và dây quấn .

Hình 2.4. Cấu tạo của Stato

b) Nguyên lý hoạt động của Stato

Stato giữ vai trò là tạo ra từ trường và cơ chế hỗ trợ động


cơ. Các cuộn dây quấn stato được nhúng vào lõi thép stato và
khi dòng điện chảy qua lõi stato, nó sẽ tạo ra lực điện động cảm
ứng để chuyển đổi năng lượng điện.  Khi động cơ hoạt động,
nhiệt phát sinh do tổn thất nội bộ được truyền qua lõi sắt và
chiếu từ bề mặt của cơ sở ra không khí xung quanh.  Vì vậy,
người ta thường thiết kế động cơ như tấm tản nhiệt trên bề mặt
ngoài của đế để tăng diện tích tản nhiệt.
2.3.3. Đầu bơm
Đầu bơm gồm:
 Vỏ bơm: Thân bơm, bảo vệ bộ phận thủy lực của máy
bơm.
 Cánh bơm: Tạo và định hướng chuyển động của nước bên
trong máy bơm.
 Guồng bơm: Chuyển đổi năng lượng hoặc chuyển động do
cánh bơm tạo ra thành áp năng.
 Phớt cơ học: Ngăn nước vào trong động cơ.
 Các gioăng tròn: Làm kín giữa các chi tiết của máy bơm.

13
Hình 2.5. Đầu bơm

2.3.4. Hộp điện


Hộp điện dùng để truyền điện năng vào trong động cơ.
Trong hộp điện bao gồm nguồn vào, tụ điện, cuộn dây
khởi động, cuộn dậy làm việc.

Hình 2.6. Hộp điện của máy bơm nước

Hình 2.7. Tụ điện cho động cơ máy bơm nước

2.4. Máy bơm nước tự động ngắt khi được bơm đầy
2.4.1. Giới thiệu sản phẩm
Phao điện tử bồn nước là Phao điện chống tràn, phao
điện 12V điều khiển bơm nước, sử dụng kết hợp với Rơ le
phao điện an toàn SRF-111M, SRF-111X Plus,...để điều
khiển tự động bật/ tắt máy bơm nước cấp nước. Phao điện tử
với các tính năng ưu việt về độ an toàn và khả năng điều
khiển mức nước với khoảng cách linh hoạt (từ 1cm đến 80cm)
là giải pháp thay thế cho các loại phao điện bồn nước sử
dụng điện 220V truyền thống. Phao điện tử có thể sử dụng
14
cho bồn chứa nước dung tích lớn hoặc nhỏ với khoảng cách
mức nước rất ngắn như bình nước phụ của giàn năng lượng
mặt trời và các trường hợp khác...

Hình 2.8. Phao điện tử bồn nước

2.4.2. Cấu tạo của thiết bị


Cấu tạo phao điện tử gồm:
 Vỏ bảo vệ:
Vỏ bảo vệ cụm phao điện tử được làm bằng nhựa ABS
gồm phần thân có 3 nấc ren 21mm/27mm/34mm để gắn vào
bồn chứa nước Inox.Vỏ bảo vệ chứa khối xử lý tín hiệu phao,
có các cổng nối đến 2 phao cảm biến mức nước đầy - mức
nước cạn và cổng nối với Rơ le an toàn phao điện.
 Khối xử lý tín hiệu phao:
Khối xử lý tín hiệu phao có nhiệm vụ nhận tín hiệu tử 2
phao cảm biến mức nước đầy - mức nước cạn để đưa ra tín
hiệu báo về Rơ le an toàn để điều khiển máy bơm nước. Khối
xử lý tín hiệu phao này đã được GLELECTRIC bọc kín chống
ẩm phù hợp với điều kiện sử dụng ngoài trời và thời tiết của
Việt Nam.
 Phao cảm biến mức nước:
Phao cảm biến mức nước đầy H và phao cảm biến mức
nước cạn L sẽ đưa tín hiệu mức nước về khối xử lý tín hiệu để
điều khiển máy bơm. Khi lắp đặt trong bồn nước cần điều
chỉnh vị trí, khoảng cách giữa 2 phao này để có được mức
nước cần điều khiển.

15
Hình 2.9. Cấu tạo phao điện tử bồn nước

16
Hình 2.9. Sơ đồ nối dây khối xử lý tín hiệu phao

2.4.3. Nguyên lý hoạt động của thiết bị.


Nguyên lý hoạt động của chúng khá đơn giản. Nó sử
dụng chính mực nước trong bể để có thể đóng mở công tắc.
Nhờ phao điện, nguồn điện sẽ được chủ động vào máy bơm khi
mực nước thấp. Từ đó giúp máy bơm hoạt động cho đến khi bể
nước đầy sau đó ngắt nguồn để máy bơm ngừng hoạt động.
 Đặc điểm ưu việt của Phao điện tử 12V:
o Chỉ sử dụng điên áp một chiều 9VDC~24VDC.
o Phao điện tử không sử dụng tiếp điểm cơ khí kiểu công tắc
phao điện truyền thống nên không bị ôxy hóa tiếp điểm.
o Không có cơ cấu chuyển động bên ngoài nên không bị kẹt
phao trong các trường hợp vị trí lắp không được thuận lợi.
o Điều khiển mức nước chính xác.
o Khoảng cách điều khiển mức nước linh hoạt từ 1cm đến
80cm.
o Với điện áp một chiều từ Rơ le an toàn cung cấp đến Phao
điện tử đã loại trừ hoàn toàn những nguy cơ rò điện, chập
cháy so với giải pháp sử dụng phao điện 220V truyền
thống để đóng cắt trực tiếp máy bơm nước.

17
KẾT LUẬN

Ngày nay, máy bơm nước được sử dụng rộng rãi và là một
thiết bị điện không thể thiếu trong cuộc sống. Tìm hiểu về cấu tạo
của máy bơm nước dân dụng là một đề tài mang tính chất thực tế
và nó cũng giúp chúng em hiểu biết thêm về thiết bị điện, củng cố
một số kiến thức về điện, điện tử.
Qua việc tìm hiểu tài liệu để hoàn thành đồ án, chúng em
đã biết cấu tạo của một chiếc máy bơm dân dụng được lắp đặt như
thế nào, hiểu được cách máy bơm hoạt động như thế nào. Và cũng
tìm hiểu và làm sản phẩm máy bơm nước tự động ngắt khi nước
được bơm đầy. Đây là sản phẩm đồ án đầu tiên của chúng em từ khi
bước vào giảng đường đại học và sản phẩm hoạt động không tốt là
điều có thể hiểu được.
Sau đồ án này, chúng em có một số ý tưởng chế tạo một số
sản phẩm thiết bị điện mang tính giải pháp, giúp mọi người có thể
dễ dàng sử dụng các thiết bị điện hiện đại.
Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu tài liệu và hoàn thành
được đồ án này, không thể thiếu được sự hướng dẫn chỉ dạy của
của thầy cô bộ môn. Và đặc biệt là thầy Lê Đình Công là người
trực tiếp hướng dẫn chỉ dạy cho chúng em để có thể hoàn thành tốt
được đồ án như ngày hôm nay.

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]: Tài liệu kỹ thuật điện, điện tử.

[2]: Sách tài liệu về máy bơm nước dân dụng.

[3]: https://tanhoancau.com/cau-tao-nguyen-li-hoat-dong-cua-
may-bom-nuoc/

[4]: https://haithu.com.vn/lich-su-ra-doi-va-phat-trien-cua-
may-bom-nuoc

19

You might also like