You are on page 1of 15

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chuyên ngành: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Đề tài:
TÌM HIỂU QUỐC GIA ĐAN MẠCH TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.

Lớp: K5-QLNN
Thực hiện: Nhóm 5
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đinh Thị Trang
TP.HCM, ngày 24 tháng 5 năm 2023
MỤC LỤC
1. Khái niệm…………………………………………………………………………………..1
2. Tình hình Đan Mạch………………………………………………………………………..1
2.1 Khái quát về Đan Mạch…………………………………………………………….1
2.2 Tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực của Đan Mạch………………………….3
2.3 Lý do Đan Mạch là quốc gia không có tham nhũng (6 lý do)……………………..6
2.4 Các công tác phòng, chống tham nhũng chủ yếu của Nhà nước Đan Mạch……….6
3. Các biện pháp phòng chống tham nhũng của Đan Mạch mà Việt Nam có thể học hỏi……8
4. Một số ví dụ điển hình Việt Nam đã vận dụng tốt…………………………………………9
5. Các giải pháp thiết thực cho Việt Nam…………………………………………………….9
1. Các khái niệm:
-Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó
vì vụ lợi. (khoản 1 điều 3 Luật PCTN năm 2018)
-Đối tượng tham nhũng: là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính
chức vụ, quyền hạn này để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
-Vụ lợi: là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt
được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
2. Tình hình Đan Mạch:
2.1 Khái quát về Đan Mạch.
- Đan Mạch là quốc gia không có chỗ cho tham nhũng, người dân Đan Mạch được hưởng
nhiều phúc lợi từ một đất nước trong sạch. Họ cũng chính là những người được sống hạnh
phúc nhất toàn cầu. Trong 3 năm liền, Đan Mạch là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng Chỉ số
nhận thức tham nhũng – CPI với số điểm là 88 điểm (2020), 88 điểm (2021), 90 điểm
(2022). Đan Mạch thành công được như vậy là nhờ có hệ thống tư pháp độc lập với hệ thống
chính trị để làm phần việc của mình theo cách đúng đắn.
- Từ năm 1660, quốc vương trị vì lúc bấy giờ của vương quốc Đan Mạch đã ban hành sắc
lệnh nghiêm trị các quan chức phạm tội tham nhũng, nhận hay đưa hối lộ, gian lận, làm giả
chứng từ. Nhờ có sự kiên quyết của nhà vua đã làm giảm được tình trạng tham nhũng trong
quản lý và sau một thời gian áp dụng thì trở thành khuôn khổ cho cả vương quốc. Cái hay là
người dân Đan Mạch đã biết phát huy truyền thống này. Trẻ em từ khi biết nói đã được
người lớn dạy là không được chạm vào bất cứ thứ gì không phải của mình và tôn trọng pháp
luật. Và đối với công chúng cũng như báo chí Đan Mạch thì sự minh bạch không có ngoại lệ,
chính vì thế việc phòng và chống tham nhũng của vương quốc này luôn có hiệu quả cao và
được nhiều quốc gia khác học tập.
Ví dụ: Như nữ hoàng Margrethe đệ nhị, tuy được đại đa số thần dân tôn kính nhưng báo chí
vẫn “soi” rất kỹ các khoản chi tiêu của bà và các thành viên hoàng gia.

Quan điểm của Đan Mạch về tham nhũng:

Ở Đan Mạch, không tham nhũng là truyền thống lịch sử văn hóa của đất nước. Do đó, quan
điểm của chính phủ Đan Mạch là chú trọng công tác phòng ngừa tham nhũng, trên cơ sở kết
1
hợp chặt chẽ với kiên quyết trừng trị những cán bộ, công chức tham nhũng (ở Đan Mạch,
mức xử phạt tội tham nhũng cao nhất được quy định trong Bộ luật Hình sự ngang với mức
xử tội giết người); đề cao vai trò của các nghị sĩ, quan chức chính phủ, đảng phái chính trị
trong đấu tranh chống tham nhũng. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chủ trương ký kết tham gia
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, tích cực triển khai các chương trình hỗ
trợ và phối hợp với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng.

Chủ trương.

Đan Mạch không thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham
nhũng. Nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng được Chính phủ giao cho các cơ quan, tổ chức
như: Tổ chức Trách nhiệm xã hội toàn cầu (Global CSR); Ủy ban Truy tố tội phạm kinh tế
quốc gia; Hiệp hội Nhà báo Đan Mạch; Văn phòng Thanh tra Quốc hội; Kiểm toán Nhà
nước…

2
2.2 Tình hình tham nhũng trong các lĩnh vực của Đan Mạch

Tư pháp

- Đan Mạch có ngành Tư pháp độc lập với các ngành khác của Chính phủ và luôn được đánh
giá cao về tính công bằng. Các công ty có đủ sự tin cậy vào tính hiệu quả của khung pháp lý
để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh. Các khoản hối lộ hay khoản thanh toán bất
thường để đổi lấy những thuận lợi đều không phổ biến trong xã hội Đan Mạch. Việc thực
hiện một hợp đồng mất 485 ngày, nhanh hơn đáng kể so với các quốc gia có thu nhập cao
khác trong khối OECD. Đan Mạch đã ký Công ước New York năm 1958 và là thành viên
của Trung tâm Quốc tế về Giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID). Trong những năm gần đây,
không có tranh chấp lớn về đầu tư vào Đan Mạch được ghi nhận.

An ninh

- Cảnh sát Đan Mạch không bị ảnh hưởng bởi tham nhũng, họ nhận được mức độ tin cậy
rộng rãi từ các tổ chức và người dân. Độ tin cậy của các dịch vụ an ninh để bảo vệ các công
ty khỏi tội phạm được đánh giá rất cao. Chính phủ Đan Mạch có cơ chế hiệu quả để điều tra
và trừng phạt việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng của cảnh sát. Các cuộc thăm dò ý kiến
công khai cho thấy rằng dịch vụ an ninh được coi là dịch vụ ít có dấu hiệu tham nhũng nhất
của Đan Mạch.

Hải quan

Đan Mạch cũng ít có nguy cơ tham nhũng. Hệ thống hải quan vận hành hiệu quả, thời gian
làm thủ tục hải quan của Đan Mạch được xem là đạt yêu cầu. Thời gian và chi phí cần thiết
cho các thủ tục hải quan của quốc gia này cơ bản không đáng kể.

Các hoạt động quản lý và dịch vụ công

3
- Đan Mạch có hệ thống pháp lý minh bạch, đạt chuẩn quốc tế. Các thủ tục được sắp xếp hợp
lý, các luật và quy định mới ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh chỉ có hiệu lực hai lần một
năm vào ngày 1/1 hoặc ngày 1/7. Phần lớn chính quyền Đan Mạch được phân cấp và việc
giải thích luật có thể khác nhau giữa các thành phố và khu vực.

- Mặc dù, các thủ tục hành chính vẫn bị coi là vấn đề gây khó chịu đối với các tổ chức và cá
nhân, chính phủ quan liêu làm việc không hiệu quả có thể là trở ngại đối với hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp, tuy nhiên các khoản thanh toán bất thường và hối lộ hầu như
không xảy ra trong hệ thống công, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh và các dịch vụ liên quan
khác.

- Thời gian cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp tại Đan Mạch chỉ bằng một nửa thời
gian so với các quốc gia phát triển khác trong khối OECD. Các doanh nghiệp có thể khởi
động công ty trong vòng vài giờ thông qua hệ thống đăng ký rất dễ dàng. Thời gian cấp giấy
phép xây dựng tại Đan Mạch cũng ít hơn đáng kể so với các quốc gia có thu nhập cao khác
trong OECD.

- Nguy cơ tham nhũng trong quản lý đất đai của Đan Mạch cũng rất thấp. Các công ty hoạt
động tại Đan Mạch thể hiện sự tin tưởng cao đối với các quyền sở hữu đất đai và các luật
liên quan để bảo vệ quyền lợi của họ. Các công ty ít có khả năng gặp phải trường hợp quan
chức đòi hối lộ trong khi tương tác với các dịch vụ đất đai ở Đan Mạch. Các công ty và cá
nhân không thuộc EU, không hoạt động tại Đan Mạch trong vòng 5 năm trước đó chỉ có thể
mua bất động sản dưới sự cho phép của Bộ Tư pháp Đan Mạch. Việc đăng ký sở hữu đất đai
ở Đan Mạch mất ít hơn 1/5 thời gian trung bình cần thiết ở các quốc gia khác trong OECD.

Quản lý thuế

- Các công ty báo cáo rằng hối lộ và thanh toán bất thường cực kỳ hiếm khi thực hiện thanh
toán thuế hàng năm. Gần một nửa số công ty được khảo sát coi việc gian lận thuế là hành vi
tham nhũng phố biến nhất. Một loạt các vụ bê bối liên quan đến quản lý yếu kém trong các
cơ quan thuế của Đan Mạch đã được đưa ra ánh sáng trong những năm trước đây.

Ví dụ các vụ bê bối:

1. 11/2018 cảnh sát Đan Mạch cho biết có 16 người và 3 công ty đã bị buộc tội trốn thuế và
tiêu thụ nhiều hàng ăn cắp có tổng giá trị lên tới 500 triệu kroner Đan Mạch (tương
đương 76 triệu USD), cảnh sát nêu rõ một số đối tượng trong 16 bị cáo nói trên có họ
hàng với nhau và chúng đã chuyển tiền vào một chuỗi các công ty nhằm rửa tiền và trốn
thuế.

4
2. Ngân hàng lớn nhất Đan Mạch - Danske Bank cũng từng liên quan đến bê bối rửa tiền trị
giá hàng trăm tỷ euro khiến Cơ quan Giám sát ngân hàng châu Âu (EBA) phải vào cuộc.
Theo số liệu điều tra của một công ty luật đối với Danske Bank, giai đoạn 2007 - 2015,
hơn 1.500 tỷ kroner (tương đương 200 tỷ euro) đã được giao dịch thông qua chi nhánh
Danske Bank tại Estonia. Trong số các tài khoản bị điều tra, có khoảng 6.200 tài khoản
có dấu hiệu khả nghi và đều đã "lọt" vào tầm ngắm của giới chức. Chính ngân hàng này
cũng không thể chắc chắn lượng tiền phi pháp được giao dịch tại chi nhánh ở Estonia.
Vụ việc đã khiến Giám đốc điều hành của ngân hàng phải từ chức 

Cách giải quyết các vụ tham nhũng, rửa tiền trên

Hình phạt đối với tội hối lộ theo Bộ luật Hình sự Đan Mạch có thể bao gồm phạt tiền và phạt
tù lên đến 6 năm tù. Chính phủ Đan Mạch thi hành luật chống tham nhũng hiệu quả. Sau khi
bị OECD chỉ trích các khoản thanh toán tạo thuận lợi, Giám đốc cơ quan công tố của Đan
Mạch đã chỉ thị cho tất cả công tố viên coi các khoản này là cấu thành tội phạm hối lộ. Đạo

5
luật về các biện pháp ngăn ngừa rửa tiền và tài trợ khủng bố đòi hỏi các tổ chức tài chính
phải báo cáo các giao dịch đáng ngờ cho công tố viên liên quan đến tội phạm kinh tế và tội

2.3 Lý do Đan Mạch là quốc gia không có tham nhũng (6 lý do)

- Ở Đan Mạch hối lộ và các hành vi tham nhũng khác không là trở ngại đối với kinh doanh.
Bộ luật Hình sự Đan Mạch ngăn cấm hối lộ (cả chủ động và thụ động) và hầu hết các hình
thức vi phạm tham nhũng khác có trong các công ước chống tham nhũng quốc tế. Không có
sự phân biệt giữa hối lộ và các hình thức tặng quà vì mục đích lợi ích.

- Đan Mạch có ngành Tư pháp độc lập với các ngành khác của Chính phủ và luôn được đánh
giá cao về tính công bằng. Không có cơ hội cho hối lộ xuất hiện trong các lĩnh vực như kinh
doanh... Trong lĩnh vực giáo dục và y tế được miễn phí cho toàn dân, tỷ lệ tội phạm thấp,
mạng lưới an sinh xã hội đảm bảo, dân số có trình độ tương đồng và cuộc sống tương đối
sung túc.

- Dịch vụ an ninh ở Đan Mạch rất đáng tin cậy, coi sự an toàn của người dân là trên hết và
không có dấu hiệu tham nhũng. Chính phủ Đan Mạch có cơ chế hiệu quả để điều tra và trừng
phạt việc lạm dụng quyền lực và tham nhũng của cảnh sát.

- Bên cạnh đó, Đan Mạch có hệ thống pháp lý, quy định và kế toán minh bạch, phù hợp với
tiêu chuẩn quốc tế. Các thủ tục được sắp xếp hợp lý, các luật và quy định luôn được thay đổi
phù hợp với hoạt động kinh tế của đất nước. Các hoạt động lien quan đến dịch vụ công
không xuất hiện tình trạng rườm rà, bất hợp lý, luôn tạo điều kiện cho cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức thực hiện các thủ tục nhanh, gọn, lẹ nhất. Và trong hoạt động phòng, chống
tham nhũng của đất nước này coi tính công khai, minh bạch là điều quan trọng nhất.

- Đội ngũ quan chức ở Đan Mạch được đào tạo theo nguyên tắc liêm chính, ngay thẳng nói
không với tham nhũng. Hệ thống pháp luật chặt chẽ, có những hình phạt nặng cho hành vi
tham nhũng. Kể cả chất lượng quản lý dịch vụ công cũng dễ dàng vượt mặt các nước có thu
nhập cao khác trong OECD.

- Hiến pháp của Đan Mạch đảm bảo tư do ngôn luận. Các phương tiện truyền thông của Đan
Mạch đóng vai trò trung tâm trong việc phát hiện những vụ bê bối chính trị. Các trường hợp
nghi ngờ gian lận thường được các cơ quan truyền thông phát hiện và sau đó các cơ quan
công quyền có liên quan vào cuộc.

2.4 Các công tác phòng, chống tham nhũng chủ yếu của Nhà nước Đan Mạch: 5 công
tác
a. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phát huy vai trò của báo chí.
- Tổ chức Trách nhiệm xã hội toàn cầu của Đan Mạch (Global CSR) thực hiện nhiệm vụ
nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong phòng, chống tham nhũng. Các doanh
nghiệp phải bảo đảm quyền con người, bảo vệ môi trường và phòng ngừa tham nhũng, góp
phần phát triển kinh tế bền vững. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, thể hiện ở việc xây
dựng, thực hiện quy tắc ứng xử nhân viên của doanh nghiệp, tập huấn nâng cao nhận thức về
các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; cam kết không đưa hối lộ, nếu có thì sẽ bị áp dụng
các hình phạt từ đuổi việc đến đi tù. Các giám đốc của doanh nghiệp có nhân viên tham

6
nhũng thì giám đốc đó sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Tham gia vào việc nâng cao trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp có vai trò quan trọng của các công ty Luật.
- Bên cạnh đó, ở Đan Mạch, báo chí có vai trò rất quan trọng trong đấu tranh chống tham
nhũng. Báo chí Đan Mạch có quyền theo dõi, giám sát cả 3 nhánh quyền lực là lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Báo chí bảo vệ dân chủ, nhân quyền và môi trường sinh thái, phát
hiện các hành vi sai phạm, tham nhũng của các quan chức, tạo áp lực rất lớn đối với các
chính trị gia. Hiệp hội Nhà báo Đan Mạch động viên, khuyến khích các nhà báo đấu tranh
chống tham nhũng. Hàng năm có giải thưởng cho các nhà báo có thành tích chống tham
nhũng. Tại các cuộc trao giải thưởng này, có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ.
b. Đề cao vai trò của cơ quan Công tố tội phạm kinh tế (Prosecution for Economic
Crimes) trong điều tra, truy tố, xử lý tội phạm tham nhũng trên cả nước.
- Cơ quan Công tố tội phạm kinh tế được thành lập năm 1973, có nhiệm vụ xem xét, điều tra,
truy tố các vụ án về kinh tế, nhất là án kinh tế nghiêm trọng, liên quan tới doanh nghiệp mà
các địa phương thường gặp nhiều khó khăn khi phải xử lý như: các vụ án về chứng khoán,
lừa đảo đầu tư, thỏa thuận ngầm về giá giữa các công ty, vi phạm bản quyền, hối lộ… Trong
phối hợp công tác, Công tố tội phạm kinh tế giữ mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với Liên
đoàn lao động Đan Mạch, phối hợp với tổ chức này tiến hành các cuộc hội thảo, cảnh báo
các nguy cơ xảy ra tham nhũng, nhắc nhở trách nhiệm của doanh nhân và người lao động
loại trừ tham nhũng.
c. Tăng cường vai trò của Thanh tra Quốc hội và Kiểm toán nhà nước trong phòng
ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Thông qua chức năng giám sát, Thanh tra Quốc hội có vai trò, tác động rất lớn đến việc hạn
chế lạm dụng quyền lực, nâng cao trách nhiệm của công chức. Thanh tra Quốc hội là cơ
quan hoạt động độc lập, không chịu bất kỳ sự chi phối nào, có nhiệm vụ theo dõi, giám sát
hoạt động của cơ quan hành pháp, góp phần bảo đảm hoạt động của cơ quan hành pháp minh
bạch, có hiệu quả; hạn chế lạm dụng quyền của các cơ quan nhà nước; bảo vệ quyền lợi hợp
pháp của người dân. Nhiệm vụ của cơ quan này gắn chặt với công tác phòng, chống tham
nhũng, đồng thời thực hiện việc gắn kết đồng bộ giữa phòng ngừa và xử lý tham nhũng.
- Kiểm toán Đan Mạch là cơ quan trực thuộc Quốc hội, có 6 Tổng Kiểm toán quốc gia do
Quốc hội chỉ định, theo nhiệm kỳ Quốc hội. Hoạt động của kiểm toán nhà nước nhằm bảo
đảm nguyên tắc quản lý nhà nước tốt, minh bạch, tuân thủ pháp luật, việc chi tiêu ngân sách
phải đạt được các mục tiêu Quốc hội đặt ra. Mặt khác, hoạt động của Kiểm toán nhà nước
còn góp phần đánh giá việc sử dụng ngân sách nhà nước có đúng mục tiêu, đối tượng, định
mức chi tiêu hoạt động không trên cơ sở đó để phát hiện và loại trừ tham nhũng.
d. Cải cách tổ chức và thủ tục thuế.
- Ở Đan Mạch, mỗi công dân có một mã số thuế riêng, cơ quan thuế luôn kiểm tra mã số
thuế, đối chiếu thu nhập với mức nộp thuế và đời sống sinh hoạt hàng ngày và các khoản
mua sắm phát sinh. Mỗi năm, Tổng cục thuế đặt ra 7 - 10 tiêu chí để kiểm tra ngẫu nhiên về
thuế với 30.000 người, từ đó tính xác xuất lĩnh vực dễ sai phạm về thuế, khoanh vùng, kiểm
soát kỹ, nhất là nhóm người có sai phạm ở nước ngoài. Công dân khi mua một tài sản lớn
như xe ô tô, đất, nhà… đều được rà soát mức thu nhập. Chính việc kiểm soát thu nhập qua
thuế là một trong những biện pháp rất quan trọng để phòng ngừa và phát hiện tham nhũng.
e. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
- Công tác này do Bộ Ngoại giao đảm nhận và được thực hiện trên những nguyên tắc cơ bản
như: chống tham nhũng là một phần của việc quản trị theo nghĩa rộng; đánh giá về tham
nhũng và các công cụ hỗ trợ việc đánh giá; chống tham nhũng là công việc cụ thể và là công
7
việc liên ngành; cam kết và hỗ trợ quốc tế các thành viên tham gia Công ước Chống tham
nhũng của Liên hợp quốc…

3. Các biện pháp phòng chống tham nhũng của Đan Mạch mà Việt Nam có thể học
hỏi:

- Đan Mạch đã được ghi nhận là một trong những quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới
và đã áp dụng nhiều chủ trương hiệu quả để phòng chống tham nhũng. Việt Nam có thể học
hỏi một số điểm sau đây từ chủ trương phòng chống tham nhũng của Đan Mạch:

 Luật pháp và hệ thống pháp lý: Đan Mạch đã thiết lập một hệ thống pháp lý chặt chẽ
và hiệu quả để đối phó với tham nhũng. Luật pháp về phòng chống tham nhũng rõ
ràng, công bằng và có hiệu lực, đồng thời có quy định về trách nhiệm và trừng phạt
các hành vi tham nhũng.
 Tăng cường kiểm soát và giám sát: Đan Mạch đã thành lập các cơ quan độc lập để
giám sát và kiểm soát các hoạt động chính phủ. Các cơ quan này có quyền lực độc lập
và được trang bị đủ tài nguyên để thực hiện nhiệm vụ của mình. Hai cơ quan đó là:

+ Bộ Tư pháp Đan Mạch (Danish Ministry of Justice)

+ Cơ quan chống tham nhũng Đan Mạch (Danish Agency for Anti-Corruption)

 Đánh giá công bằng và độc lập: Đan Mạch đã đặt sự đánh giá công bằng và độc lập
lên hàng đầu trong việc xử lý các vụ án tham nhũng. Việt Nam có thể học cách tạo ra
một hệ thống tư pháp và cơ quan điều tra độc lập, không bị ảnh hưởng chính trị, để
đảm bảo rằng các vụ án tham nhũng được xử lý một cách công bằng và minh bạch.
 Đảm bảo tính minh bạch và tiếp cận thông tin: Đan Mạch thúc đẩy tính minh bạch
trong các hoạt động chính phủ và đảm bảo rằng thông tin về ngân sách và các quyết
định quan trọng khác được công khai và dễ tiếp cận.
 Tích cực trong việc tạo dựng một văn hóa chống tham nhũng: Đan Mạch đã tạo ra một
văn hóa chống tham nhũng thông qua việc tăng cường giáo dục và tạo ra ý thức công
cộng về tác hại của tham nhũng. Việt Nam có thể học cách đẩy mạnh giáo dục và tạo
ra ý thức công cộng về tham nhũng, từ cấp cơ sở đến cấp cao nhất, để xây dựng một
xã hội không tham nhũng.
 Xây dựng một nền công nghiệp công bằng và minh bạch: Đan Mạch đã thúc đẩy sự
phát triển của một nền kinh tế công bằng và minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp và đảm bảo rằng các quy trình kinh doanh và đấu thầu công cộng được
tiến hành một cách công bằng và minh bạch.
 Hợp tác quốc tế: Đan Mạch đã thúc đẩy hợp tác với các quốc gia khác trong việc
chống tham nhũng. Chính phủ Đan Mạch ký kết tham gia Công ước của Liên hợp
quốc về chống tham nhũng, tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ và phối hợp với
các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong phòng, chống tham nhũng. Việt Nam có thể
học cách tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các quốc gia khác, chia sẻ

8
kinh nghiệm, nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, và học hỏi từ những thành công
của các quốc gia khác trong việc chống tham nhũng.
 Khuyến khích sự cộng tác và báo cáo: Đan Mạch khuyến khích mọi người dân và tổ
chức báo cáo hành vi tham nhũng và sự vi phạm luật pháp. Họ đã tạo ra các cơ chế
bảo vệ và đảm bảo rằng người báo cáo không bị truy cứu hình sự hay bất kỳ hành
động trừng phạt nào khác.
 Xây dựng đạo đức và giá trị trong xã hội: Đan Mạch đã đặt sự tôn trọng đạo đức và
giá trị xã hội lên hàng đầu. Qua việc xây dựng một nền văn hóa công bằng, minh bạch
và chống tham nhũng, họ đã giúp tạo ra một xã hội không chỉ chống tham nhũng mà
còn tôn trọng đạo đức và truyền thống.
 Thực thi công bằng và nghiêm minh: Đan Mạch đã đảm bảo thực thi công bằng và
nghiêm minh các quy định pháp luật liên quan đến phòng chống tham nhũng. Các
trường hợp vi phạm tham nhũng được điều tra và truy tố một cách nghiêm minh,
không phân biệt đối tượng.
4. Một số ví dụ điển hình Việt Nam đã vận dụng tốt:

- Luật chống tham nhũng: Việt Nam đã ban hành Luật chống tham nhũng vào năm 2005 và
đã sửa đổi và bổ sung nhiều lần. Luật này đặt ra các quy định về trách nhiệm, trừng phạt và
biện pháp phòng chống tham nhũng.

- Thành lập cơ quan chống tham nhũng: Việt Nam đã thành lập Ủy ban Quốc gia phòng
chống tham nhũng và các cơ quan tương đương tại các cấp độ địa phương. Các cơ quan này
có trách nhiệm giám sát, điều tra và truy cứu trách nhiệm đối với các hành vi tham nhũng.

- Tăng cường xử lý các vụ án tham nhũng: Việt Nam đã tăng cường xử lý các vụ án tham
nhũng một cách nghiêm minh và công bằng. Nhiều quan chức cao cấp và cán bộ công chức
liên quan đến tham nhũng đã bị xử lý trước pháp luật.

- Tăng cường kiểm soát và giám sát: Việt Nam đã tăng cường kiểm soát và giám sát các hoạt
động công khai, cung cấp thông tin và quản lý tài sản công, nhằm ngăn chặn và phát hiện các
hành vi tham nhũng.

- Hợp tác quốc tế: Việt Nam đã tham gia và hợp tác với các tổ chức quốc tế, như Liên Hiệp
Quốc và OECD, trong việc phòng chống tham nhũng. Điều này bao gồm việc chia sẻ kinh
nghiệm, nhận được hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ cộng đồng quốc tế.

Ví dụ: Ngày 9/12/2020, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam và Tổ chức Hướng tới minh bạch đã
ký thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao vai trò của thanh niên trong phòng, chống tham nhũng
và thúc đẩy văn hoá liêm chính ở Việt Nam.

5. Từ những kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Đan Mạch và thực tiễn tại
Việt Nam, ngoài những giải pháp phòng, chống tham nhũng hiện nay Đảng, Nhà
nước ta đang chỉ đạo thực hiện, chúng ta cần gấp rút thực hiện 4 giải pháp cơ bản
sau:
a. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài; người Việt Nam phát
triển toàn diện chân, thiện, mỹ

9
- Bác Hồ từng khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muốn việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
 Đội ngũ cán bộ của Đảng là nhân tố quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Song vẫn còn tình trạng suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, bệnh lãng
phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vì vậy, xây
dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thật sự có đức, có tài là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
của cả hệ thống chính trị, cả trước mắt và lâu dài, phải được tiến hành thường xuyên, thận
trọng, khoa học và hiệu quả.
 Không chỉ là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, mà chúng ta phải phát hiện, lựa chọn,
đào tạo và sử dụng những người có đủ tiêu chuẩn đức và tài từ trong các nhà trường và xã
hội để xây dựng thành đội cán bộ có đức - tài, có tâm - tầm.
- Bác Hồ đã chỉ rõ, cốt lõi của đạo đức cách mạng là: “Cần, kiệm, liêm, chính”.
 Thiếu một trong bốn đức tính đó thì không thành người. Người có Đức là: Tuyệt đối
trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia - dân tộc và nhân dân; có tinh thần yêu
nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên
lợi ích cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng, không tham vọng quyền lực,
không tham nhũng, lãng phí, vụ lợi. Người có Tài là người: Có quan điểm khách quan,
toàn diện, tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy
bén chính trị; năng lực cụ thể hoá và tổng kết thực tiễn. Đức luôn là cái gốc, đức và tài
gắn kết với nhau để tạo thành nhân cách con người cách mạng.
b. Đẩy mạnh hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực
- Kiểm soát quyền lực là nhiệm vụ quan trọng của nhà nước pháp quyền. Vấn đề cơ bản
của kiểm soát quyền lực nhà nước là làm cho bộ máy Nhà nước vừa có khả năng kiểm
soát xã hội, vừa buộc Nhà nước phải tự kiểm soát chính mình. Đảng, Nhà nước đã có
nhiều văn bản pháp luật để kiểm soát quyền lực. Tuy nhiên, vẫn chưa bao quát hết mọi
lĩnh vực và vẫn còn kẽ hở trong văn bản pháp luật.
 Quản lý tài chính ngân sách, tài sản công, đất đai, xây dựng, hải quan, thuế, quản lý cán
bộ… Để mọi quyền lực đều được kiểm soát bằng cơ chế, như Tổng Bí thư thường nói:
“Phải nhốt quyền lực trong lồng cơ chế”. Cần tách hoàn toàn các bộ, ngành, sở, khỏi các
đơn vị kinh doanh.
 Các bộ, ngành là cơ quan quản lý nhà nước, có nhiệm vụ tham mưu cho Đảng, Nhà nước
về các chủ trương, chính sách, quy hoạch ngành và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương
đó. Các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo pháp luật: Các luật về đất đai, môi
trường, doanh nghiệp, ngân sách, tài chính kế toán, thuế, vệ sinh thực phẩm…
- Cùng với việc hoàn thiện cơ chế, cần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, xóa bỏ các
thủ tục rườm rà. Xóa bỏ tối đa cơ chế “xin - cho”. Đây là điều kiện nảy sinh tham nhũng.
Hạn chế tối đa việc chỉ định thầu trong các dự án đầu tư xây có nguồn vốn nhà nước.
Tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào mọi lĩnh vực điều hành Nhà nước, quản
trị doanh nghiệp, quản lý cán bộ.
- Thực hiện tối đa chính phủ điện tử, chính phủ số. Ứng dụng tối đa công nghệ số vào các
kỳ thi tuyển dụng, bổ nhiệm, chuyển ngạch cán bộ của các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ
chức chính trị - xã hội và các cuộc đấu thầu dự án thuộc ngân sách nhà nước, nhằm tránh
sự áp đặt chủ quan của con người vào kết quả thi tuyển. Đẩy mạnh sử dụng thẻ ngân

10
hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch xã hội, nhằm kiểm soát dòng
tiền lưu thông vừa hạn chế tham nhũng vừa chống rửa tiền
Ví dụ: Vừa qua Ngành Giao thông vận tải ứng dụng công nghệ trong thi bằng lái xe, khai
báo thuế, hải quan bằng tờ khai điện tử đã hạn chế nhiều tiêu cực, tham nhũng.
c. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của Nhà nước và xã hội
- Công khai, minh bạch là yếu tố quan trọng của một nền quản trị quốc gia hiệu quả và bảo
đảm dân chủ của Nhà nước pháp quyền. Là một trong bốn giải pháp quan trọng nhằm hạn
chế tiêu cực tham nhũng. Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều nghị quyết, chính sách nhằm
tăng cường tính công khai, minh bạch. Song, vẫn còn nhiều kẽ hở, mang nặng tính hình
thức.
- Về công tác cán bộ: Cần công khai số lượng, tiêu chuẩn cán bộ cần tuyển dụng, đề bạt, bổ
nhiệm, đi học, đi nước ngoài… điều này đã được quy định song vẫn chưa thực sự dân
chủ, còn mang nặng tính hình thức mà cần phải thay đổi, đặc biệt công khai việc kê khai
tài sản của cán bộ phải được cải tiến, hiệu quả hơn, chịu trách nhiêm về việc kê khai, cần
công khai rộng rãi hơn để cán bộ và nhân dân giám sát. Sau 5 năm phải được tổ chức
kiểm tra, khắc phục tình trạng kê khai chỉ có thủ trưởng cơ quan và cơ quan tổ chức cán
bộ biết rồi cất tủ.
- Mở rộng các hình thức, quy mô công khai: Nhiều hoạt động còn mang tính hình thức như
việc công khai trong quy hoạch sử dụng đất, nhiều người dân trong vùng quy hoạch cũng
không hề biết, hoặc ngược lại quy hoạch chưa được công khai đã bị lộ lọt, nhiều người
dân tranh thủ xây nhà tạm, trồng cây để được đền bù …

KẾT LUẬN
Tình trạng tham ô, lãng phí, tiêu cực và tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới trong đó có
cả Việt Nam diễn ra trong nhiều thập niên qua, điều này xảy trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội và ở tất cả các ngành, các cấp. Tham nhũng, lãng phí đã gây ảnh hưởng to lớn đến sự
phát triển kinh tế - xã hội và làm giảm niền tin của nhân dân với  Đảng và Nhà nước. Từ đó
yêu cầu đặt ra phải thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước liên quan đến công tác cán bộ, đặc biệt là Quyết định số 205-QĐ/TW của Bộ
Chính trị về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; Tiếp
tục hoàn thiện các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, hoàn thiện các chính sách trong
tuyển chọn, bổ nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ; thực hiện nghiêm quy định về công tác nêu
gương, tự phê bình và phê bình và các quy định của tổ chức Đảng, nêu cao tinh thần trách
nhiệm của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan đơn vị trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng;
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cách
mạng, lối sống trong sáng, lành mạnh cho cán bộ, đảng viên; Hoàn thiện các cơ chế và quy
định cụ thể nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, khuyến khích
những người dám nghĩ, dám làm, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực vì lợi ích
chung; Thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý đội ngũ cán bộ, đảng
viên. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Kết luận số 21-KL/TW
của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng,
chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201306/quan-diem-chu-truong-bien-phap-phong-
chong-tham-nhung-cua-dan-mach-291549/
2. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, HN 2004 tập 5, tr.240, 269.
3. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB CTQG, HN 2011, tr.19.
4. https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tong-hop/12530-tham-nhung-va-nhung-giai-
phap-phong-chong-tham-nhung-bai-3.html
5. https://cand.com.vn/Ho-so-interpol-cstc/Dan-Mach-Dai-an-tham-nhung-va-rua-tien-
76-trieu-USD-i501117/
6. https://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/202209/nguyen-nhan-khach-quan-dan-den-
tham-nhung-o-viet-nam-hien-nay-nhung-van-de-dat-ra-doi-voi-cong-tac-phong-
chong-tham-nhung-311528/

12
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ Ghi chú


1. Nguyễn Tiến Huy (NT) 202050005 -Phân công nhiệm vụ
-Tổng hợp
2. Võ Thuỳ Dương 202050032 -Tổng hợp
-Thuyết trình
3. Hoàng Chí Thịnh 192050096 -Tìm biện pháp
-Nhận định
4. Trần Hải Nghi 202050038 -Tìm biện pháp
-Nhận định
5. Lý Hoàng Gia Hân 202052693 -Thiết kế PP
- Kỹ thuật
6. Lê Hồng Mộng Nghi 202050034 -Thiết kế PP
-Thuyết trình
7. Phạm Nguyễn Phương 202050037 -Tìm tài liệu
Uyên -Nhận định vấn đề
8. Phạm Văn Hậu 202050023 -Tìm tài liệu
-Nhận định vấn đề
9. Nguyễn Công Hậu 202052718 -Tìm khái niệm
-Tìm ví dụ

13

You might also like