You are on page 1of 7

A.

PHẦN LÝ THUYẾT
1. Hãy nêu công thức (có hình vẽ minh họa kèm theo) và ý nghĩa các tham số của
công thức tính dòng chảy tự do và dòng chảy ngập ổn định qua lỗ nhỏ thành mỏng?
2. Hãy nêu khái niệm cơ bản đường ống, phân loại đường ống và công thức tính
toán thủy lực đường ống?
3. Hãy nêu khái niệm, công thức (có hình vẽ minh họa kèm theo) và ý nghĩa các
tham số của công thức tính toán thủy lực đường ống dài nối tiếp, ống dài đơn giản?
4. Hãy nêu khái niệm, các đặc trưng trận lũ (có hình vẽ minh họa kèo theo),
nguyên nhân hình thành và mô tả tóm tắt quá trình hình thành dòng chảy lũ?
5. Hãy nêu khái niệm, phân loại và các đặc trưng cơ bản của dòng chảy bùn cát?
6. Hãy nêu khái niệm và các thông số cơ bản của đập tràn (có hình vẽ minh họa
kèm theo)? Nêu công thức tính lưu lượng của đập tràn thành mỏng?
7. Hãy nêu phương pháp xác định dòng chảy lũ thiết kế theo phương pháp thu
phóng cùng tỷ số?

8. Hãy nêu tóm tắt các nội dung cơ bản về khảo sát thủy văn trong giai đoạn
nghiên cứu khả thi đối với công trình thoát nước nhỏ?
9. Hãy nêu tóm tắt các nội dung cơ bản về khảo sát thủy văn trong giai đoạn
nghiên cứu khả thi đối với tuyến đường?
10. Hãy nêu tóm tắt các nội dung cơ bản về khảo sát thủy văn trong giai đoạn thiết
kế kỹ thuật đối với công trình thoát nước nhỏ?
B. PHẦN BÀI TẬP
1. Bài tập về thủy lực:
BT1. Một bể chứa được chia làm ba ngăn bằng các thành chắn có lỗ. Thành chắn
thứ nhất có lỗ hình chữ nhật diện tích là 8 cm 2; thành chắn thứ hai lỗ hình vuông đặt kề
đáy có cạnh a = 3 cm; thành chắn ngoài cùng gắn một vòi hình trụ tròn có đường kính
d = 4 cm. Chênh lệch giữa mực nước trong ngăn thứ nhất và tâm lỗ ngoài là H = 3,5 m =
const. Biết các hệ số lưu lượng μ ở các ngăn tương ứng là: μ1 = 0,62(co hẹp toàn bộ); μ2 =
0,64 (co hẹp không toàn bộ); μ3 = 0,82 (hệ số lưu lượng của vòi).
Xác định:
1. Lưu lượng chảy qua các lỗ?2. Các cột nước H1, H2, H3?

H1
H2
H
ω1 H3
d

a 3
1 2
BT2. Một bể chứa được chia làm ba ngăn bằng các thành chắn có lỗ. Thành chắn
thứ nhất có lỗ hình chữ nhật diện tích là 7 cm 2; thành chắn thứ hai lỗ hình vuông đặt kề
đáy có cạnh a = 4 cm; thành chắn ngoài cùng có lỗ tròn có đường kính d = 4 cm. Chênh
lệch giữa mực nước trong ngăn thứ nhất và tâm lỗ ngoài là H = 3,2 m = const. Biết các hệ
số lưu lượng μ ở các ngăn tương ứng là: μ1 = μ3 = 0,62(co hẹp toàn bộ); μ2 = 0,64 (co hẹp
không toàn bộ). Xác định:
1. Lưu lượng chảy qua các lỗ?2. Các cột nước H1, H2, H3?

H1
H2
H
ω1 H3
d
a

BT3. Nước chảy vào bể chứa A với lưu lượng không đổi Q = 0,8l/s. Từ bể chứa A nước
chảy vào bể B qua lỗ tròn có đường kính d1 = 16mm. Từ bể chứa B nước chảy qua lỗ tròn
có đường kính d2 = 20mm ra ngoài không khí. Cho biết cột nước hai bể không đổi, lấy hệ
số lưu lượng của cả 2 lỗ đều là μ = 0,62.
a. Hãy xác định cột nước H2 và chênh lệch cột nước ∆H?
b. Với đường kính ống d2thay đổi bằng bao nhiêu để cho H2 = 0,54H1?

ΔH
H1
H2
d1 d2

BT4. Đường ống gồm ba ống nối song song dẫn lưu lượng Q = 80 l/s. Biết chiều
dài (l), đường kính (d) và modul lưu lượng (K) của từng ống như sau: d 1 = 120 mm; l1 =
500 m; K1 = 145 l/s; d2 = 120 mm;l2 = 350 m; K2 = 145 l/s; d3 = 200 mm; l3 = 800 m; K3 =
300 l/s.
Tính lưu lượng chảy trong từng ống và tổn thất cột nước giữa hai điểm A và B?
BT5. Trong thân đập bê tông cốt thép đặt ống tháo nước nằm ngang có chiều dài
L = 5 m. Chênh lệch giữa mực nước thượng lưu vàΔH trục ống là H 1 = 6,0m. Chênh lệch
H1
giữa mực nước thượng lưu và hạ lưu là H2 = 15 m.
Hãy xác định: H2
a. Đường kính d của ống nếu lưu lượng qua ống
d1 là Q = 12 m 3/s; hệ
d2số lưu lượng μ
= 0,82. Bỏ qua lưu tốc tiến tới.
b.Với đường kính ống đã chọn, nếu mực nước hạ lưu dâng lênthêm10 m thì lưu
lượng qua ống là bao nhiêu?

H’
H11
V0 H2
d

BT6. Tính lưu lượng qua đập tràn có chiều dày đỉnh đập là δ = 0,2 m; chiều rộng
đập bằng chiều rộng kênh dẫn thượng lưu b = B = 1,0 m; độ cao của đậpP = P 1 = 0,6 m;
cột nước H = 0,6 m; độ sâu hạ lưu h h = 0,9 m; tiêu chuẩn phân biệt chế độ chảy (Z/P) pg =
0,68; hệ số lưu lượng m0 = 0,456; hệ số ngập σn = 0,96.

H
hn

P1 P hh
BT7. Cho một đập tràn đỉnh rộng cửa chữ nhật không co hẹp bên có chiều rộng đập bằng
chiều rộng kênh b = B = 3 m, ngưỡng vuông cạnh cao P = P 1 = 0,8 m;cột nước trước đập
H = 3,0 m; chiều sâu hạ lưu h h = 1,3 m; hệ số lưu lượng m = 0,356; lưu tốc đi tới V 0 = 1,2
m/s; tiêu chuẩn phân biệt chế độ chảy (h n/H0)pg = 0,70 ÷ 0,85; hệ số sửa chữa động năng α
= 1,0. Nếu chế độ dòng chảy qua đập là chảy ngập thì chọn hệ số ngập σ n = 0,96. Tính
lưu lượng qua đập?

v0 H
δ hn
P1 P hh

BT8. Tính lưu lượng Q chảy dưới cửa cống phẳng hình chữ nhật có kích thước
chiều cao cửa cống a = 0,7m và chiều rộng cống b = 3m.Cho cột nước trước cống H = 3
m; lưu tốc đi tới cống v0 = 0,65 m/s; độ sâu hạ lưu kênh h h = 1,2 m; hệ số lưu tốc φ =
0,95; hệ số co hẹp thẳng đứng ε = 0,628; tiêu chuẩn phân biệt trạng thái chảy
'' h'c'
τ c = =0 , 685
H0 ; hệ số sửa chữa động năng α=1,0.
αv02/2g

H h’’c hh
a
hc

BT9. Cống dưới mặt đườngcómặt cắt tròn, đường kính d = 2,0 m, thân cống dài
L = 10 m, đáy nằm ngang (i = 0) đặt ở sát đáy kênh dẫn thượng hạ lưu. Đầu cống nhô ra
mái tường thượng lưu, tường cánh vuông góc.
Tính lưu lượng khi độ sâuthượng lưu H = 2 m, độ sâu hạ lưu hh = 1,7 m.Bỏ qua cột
nước lưu tốc đi tới. Nếu chảy ngập lấy hệ số lưu tốcn = 0,77; chảy không ngập lấy hệ số
lưu tốc φ = 0,943.

H
d hh

L
2. Bài tập về thủy văn
BT1. Cho các tham số thống kê: Q0 = 1150m3/s (lưu lượng bình quân đỉnh lũ lớn
nhấtcủa chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán Cv = 0,3; hệ số thiên lệch Cs = 1,2 và
quá trình lũ đại biểu của trạm thủy văn A đặt tại sông B như bảng sau:

T (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Qđh (m3/s) 560 780 800 920 1350 980 860 720 650
(Trong đó: Qđh là lưu lượng của trận lũ điển hình ứng với thời gian T).
Hãy tính và vẽ đường quá trình lũ thiết kế với tần suất p = 4%?

BT2. Cho các tham số thống kê: Q0 = 1100m3/s (lưu lượng bình quân đỉnh lũ lớn nhấtcủa
chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán C v = 0,3; hệ số thiên lệch Cs = 0,6 và quá
trình lũ đại biểu của trạm thủy văn A đặt tại sông B như bảng sau:

T (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Qđh (m3/s) 560 780 800 920 1350 980 860 720 650
(Trong đó: Qđh là lưu lượng của trận lũ điển hình ứng với thời gian T).
Hãy tính và vẽ đường quá trình lũ thiết kế với tần suất p = 6%?

BT3. Cho các tham số thống kê: Q0 = 700m3/s (lưu lượng bình quân đỉnh lũ lớn
nhấtcủa chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán Cv = 0,6; hệ số thiên lệch Cs = 1,2 và
quá trình lũ đại biểu của trạm thủy văn A đặt tại sông B như bảng sau:

T (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Qđh (m3/s) 560 780 800 920 1350 980 860 720 650
(Trong đó: Qđh là lưu lượng của trận lũ điển hình ứng với thời gian T).
Hãy tính và vẽ đường quá trình lũ thiết kế với tần suất p = 7%?

BT4. Cho các tham số thống kê: Q0 = 750 m3/s (lưu lượng bình quân đỉnh lũ lớn
nhấtcủa chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán Cv = 0,3; hệ số thiên lệch Cs = 0,9 và
quá trình lũ đại biểu của trạm thủy văn A đặt tại sông B như bảng sau:

T (h) 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Qđh (m /s)
3
560 780 800 920 1350 980 860 720 650
(Trong đó: Qđh là lưu lượng của trận lũ điển hình ứng với thời gian T).
Hãy tính và vẽ đường quá trình lũ thiết kế với tần suất p = 8%?
BT5. Cho các tham số thống kê: Q 0 = 580 m3/s (lưu lượng bình quân năm của
chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán C v = 0,4; hệ số thiên lệch Cs = 1,2 và quá
trình dòng chảy năm đại biểu tại bảng sau:
T
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(tháng)
Qđh
340 380 430 490 580 650 780 990 1100 790 650 480
(m3/s)
(Trong đó: Qđh là lưu lượng bình quân tháng).
Hãy tính và vẽ đườngphân phối dòng chảy năm thiết kế với tần suất p = 8%?

BT6. Cho các tham số thống kê: Q 0 = 520 m3/s (lưu lượng bình quân năm của
chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán C v = 0,3; hệ số thiên lệch Cs = 1,2 và quá
trình dòng chảy năm đại biểu tại bảng sau:

T
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(tháng)
Qđh
340 380 430 490 580 650 780 990 1100 790 650 480
(m3/s)
(Trong đó: Qđh là lưu lượng bình quân tháng).
Hãy tính và vẽ đườngphân phối dòng chảy năm thiết kế với tần suất p = 6%?

BT7. Cho các tham số thống kê: Q 0 = 500 m3/s (lưu lượng bình quân năm của
chuỗi năm quan trắc đủ dài); hệ số phân tán C v = 0,3; hệ số thiên lệch Cs = 0,9 và quá
trình dòng chảy năm đại biểu tại bảng sau:

T
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII
(tháng)
Qđh
340 380 430 490 580 650 780 990 1100 790 650 480
(m3/s)
(Trong đó: Qđh là lưu lượng bình quân tháng).
Hãy tính và vẽ đườngphân phối dòng chảy năm thiết kế với tần suất p = 7%?

BT8. Xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế ứng với tần suất 2% theo công thức
cường độ giới hạn (TCVN 9845:2013) trong điều kiện sau: diện tích lưu vực 80 km 2; đất
cấu tạo lưu vực là loại đất cấp III; lượng mưa lớn nhất ứng với tần suất thiết kế 2% là
120 mm; công trình tại vùng mưa IV;thời gian tập trung nước trên sườn dốc τsd =20 phút;
hệ số đặc trưng địa mạo lòng sông = 85; diện tích ao hồ đầm lầy ở thượng lưu lưu vực
chiếm 9%.

BT9. Xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế ứng với tần suất 1% theo công thức
cường độ giới hạn (TCVN 9845:2013) trong điều kiện sau: diện tích lưu vực 65 km 2 ; đất
cấu tạo lưu vực là loại đất cấp II; lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế 1% là
132 mm; công trình tại vùng mưa I; thời gian tập trung nước trên sườn dốc τsd =24 phút;
hệ số đặc trưng địa mạo lòng sông = 80; diện tích ao hồ đầm lầy ở thượng lưu lưu vực
chiếm 7%.

BT10. Xác định lưu lượng đỉnh lũ thiết kế ứng với tần suất 4% theo công thức
cường độ giới hạn (TCVN 9845:2013) trong điều kiện sau: diện tích lưu vực 75 km 2; đất
cấu tạo lưu vực là loại đất cấp I; lượng mưa ngày lớn nhất ứng với tần suất thiết kế 4% là
110 mm ; công trình tại vùng mưa II;thời gian tập trung nước trên sườn dốc τsd =28 phút;
hệ số đặc trưng địa mạo lòng sông = 90; diện tích ao hồ đầm lầy ở thượng lưu lưu vực
chiếm 5%.

You might also like