You are on page 1of 14

1

ĐỊA LÍ NGÀNH KINH TẾ


Bài 6: Sự phát triển kinh tế
Câu 1. Công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế nước ta bắt đầu từ năm
A. 1976. B. 1980. C. 1986. D. 1990.
Câu 2. Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?
A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế – xã hội.
C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.
Câu 3. Nước ta đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào năm
A. 1980. B. 1986. C. 1990. D. 1996.
Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng về thành tựu của nền kinh tế nước ta trong thời kì Đổi mới?
A. Kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
B. Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
C. Nước ta ngày càng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
D. Nhiều tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
Câu 5. Trong công cuộc Đổi mới kinh tế, nước ta khuyến khích phát triển
A. kinh tế tư nhân. B. kinh tế nhà nước.
C. kinh tế nhiều thành phần. D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta được thể hiện ở ba mặt chủ yếu là
A. ngành, vùng và tỉnh.
B. ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế.
C. ngành, vùng kinh tế và trung tâm công nghiệp.
D. công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.
Câu 6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta được thể hiện ở ba mặt chủ yếu là
A. ngành, vùng và tỉnh.
B. ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế.
C. ngành, vùng kinh tế và trung tâm công nghiệp.
D. công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

---------------------------------------------------------------

Bài 7, 8, 9, 10: Ngành nông nghiệp


Câu 1. Hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là
A. đất phù sa và đất feralit. B. đất phù sa và đất badan.
C. đất feralit và đất xám. D. đất phù sa và đất xám.
Câu 2. Nhân tố tự nhiên nào sau đây quy định nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B. Đất phù sa màu mỡ.
C. Nguồn nước dồi dào. D. Sinh vật nhiệt đới.
Câu 3. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là
A. đất, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản. B. đất, rừng, biển, khí hậu.
C. đất, khoáng sản, khí hậu, sinh vật. D. đất, khí hậu, nguồn nước, sinh vật.
Câu 4. Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong nông nghiệp bao gồm
A. hệ thống thuỷ lợi; dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và các cơ sở vật chất – kĩ thuật khác.
B. hệ thống thuỷ lợi, các cánh đồng trồng lúa, trồng cây công nghiệp và cơ sở chăn nuôi.
C. Hệ thống thuỷ lợi, đất đai và chuồng trại chăn nuôi.
D. Hệ thống thuỷ lợi, đê điều và các trạm trại giống cây trồng, vật nuôi.
Câu 5. Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta là
A. đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp. B. tạo ra giống cây trồng mới.
C. phát triển thuỷ lợi. D. mở rộng thị trường.
Câu 6. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá sản xuất và thâm canh nông nghiệp ở nước ta là
2
A. các điều kiện kinh tế – xã hội ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là sự mở rộng thị trường trong nước và thị
trường xuất khẩu.
B. điều kiện tự nhiên thuận lợi.
C. những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước.
D. nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất.
Câu 7. Từ năm 1990 đến nay, nhóm cây có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
nước ta là
A. cây lương thực. B. cây rau đậu. C. cây ăn quả. D. cây công nghiệp.
Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng lương thực nước ta tăng nhanh là
A. khai hoang, mở rộng diện tích.
B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất.
C. áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
D. nhu cầu trong nước về lương thực tăng.
Câu 9. Vùng trọng điểm lúa số một nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.
Câu 10. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Cửu Long. C. Tây Nguyên.
Câu 11. Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt đới ở nước ta là
A. cà phê. B. hồ tiêu. C. điều. D. chè.
Câu 12. Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ. D. Tây Nguyên.
Câu 13. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2005 2017
Tổng số 13.287,0 14902,0
Cây lương thực 8.383,4 8806,8
Cây công nghiệp 2.495,1 2831,6
Cây khác 2.408,5 3263,6
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê, 2018)
Dựa vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, trong giai đoạn 2005-2017 tỉ trọng diện tích cây công nghiệp của
nước ta tăng là
A. 0,13% B. 0,23% C. 0,33% D. 0,43%
Câu 14. Cho bảng số liệu một số tiêu chí về sản xuất lúa của nước ta qua các năm
Năm 1980 2000 2010 2014 2017
Diện tích (nghìn ha) 5600 7666 7489 7814 7705,2
Năng suất cả năm (tạ/ha) 20,7 42,4 53,4 57,6 55,5
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 32,5 40,0 45,0 42,7
Bình quân sản lượng lúa (kg/người) 217 419 460 495,8 456,3
Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam
Nhận xét nào sau đây là đúng về tốc độ tăng trưởng từ bảng số liệu trên?
A. Diện tích lúa tăng nhanh nhất, sản lượng lúa cả năm tăng chậm nhất.
B. Sản lượng lúa cả năm tăng nhanh nhất, diện tích lúa tăng chậm nhất.
3
C. Năng suất lúa cả năm tăng nhanh nhất, sản lượng lúa cả năm tăng chậm nhất.
D. Năng suất lúa cả năm tăng chậm, bình quân sản lượng lúa tăng nhanh.
Câu 15. Cho bảng số liệu:
Diện tích gieo trồng theo nhóm cây của nước ta qua các năm
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2000 2010 2014 2017
Tổng số 12.644,3 14.061,1 14.804,1 14902,0
Cây lương thực 8.399,1 8.615,9 8.992,3 8806,8
Cây công nghiệp 2.229,4 2.808,1 2.844,6 2831,6
Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 2.015,8 2.637,1 2.967,2 3263,6
Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam
Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng cây lương thực giảm; tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng nhanh nhất.
B. Tỉ trọng cây lương thực tăng chậm; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh nhất.
C. Tỉ trọng cây lương thực giảm; tỉ trọng thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng nhanh nhất.
D. Tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh nhất; tỉ trọng cây ăn quả, cây khác giảm.
Câu 16. Lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 17. Vùng chăn nuôi bò với số lượng nhiều nhất nước ta hiện nay là
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Hồng. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 18. Gỗ chỉ được khai thác ở khu vực nào sau đây?
A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất. D. Rừng sản xuất và rừng đặc dụng.
Câu 19. Cho bảng số liệu:
Sản lượng thuỷ sản của nước ta (Đơn vị: nghìn tấn)
Chia ra
Năm Tổng số
Khai thác Nuôi trồng
2005 3.467 1.988 1.479
2013 6.020 2.804 3.216
2019 8.270 3.778 4.492
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Qua đó chúng ta biết được tỉ trọng sản lượng khai thác thuỷ sản của nước ta
A. tăng. B. giảm. C. không ổn định. D. tăng mạnh.
Câu 20. Các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên ở nước ta thuộc loại
A. rừng sản xuất. B. rừng phòng hộ. C. rừng đặc dụng. D. rừng ngập mặn.
Câu 21. Cây trồng nào sau đây không phải cây công nghiệp lâu năm?
A. Dâu tằm. B. Chè. C. Điều. D. Cà phê.
Câu 22. Năm 2019, diện tích trồng lúa của nước ta là 7.469,5 nghìn ha, sản lượng lúa cả năm đạt 43.495,4 nghìn tấn,
vậy năng suất (tạ/ha) là cả năm là
A. 52,7 tạ/ha B. 57,2 tạ/ha C. 58,2 tạ/ha D. 58,6 tạ/ha
Câu 23 Dựa vào bảng số liệu sau :
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta thời kì 1990 – 2013
Năm 1999 2008 2013 2019
Diện tích (Nghìn ha) 7 653 7 400 7 902 7469,5
Sản lượng (Triệu tấn) 31,4 38,7 44,0 43,5
4
Để thể hiện diện tích và năng suất lúa ở nước ta trong giai đoạn 1990 - 2019 biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất..
A. Cột chồng B. Tròn C. Cột kép D. Kết hợp
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là
A. An Giang và Kiên Giang. B. An Giang và Long An.
C. Kiên Giang và Đồng Tháp. D. Kiên Giang và Long An
Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, vùng có tỉ lệ diện tích gieo trồng lúa so với diện tích trồng cây
lương thực lớn nhất (trên 90%-năm 2007) ở nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng . B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Bắc Trung Bộ.
Câu 26. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, tỉnh có số lượng đàn gia cầm lớn nhất của vùng đồng bằng sông
Hồng là
A. Nam Định. B. Hà Nội C. Hải Dương. D. Hải Phòng.
Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hãy cho biết trong giai đoạn 2000-2007 tỉ trọng giá trị sản xuất
ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng
A. 4,3%. B. 3,3%. C. 5,1%. D. 5,4%.
Câu 28. Nhận định nào dưới đây không đúng về vai trò của tài nguyên rừng
A. cung cấp gỗ, nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
B. giữ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.
C. là nơi cư trú của cá loài động vật, lưu giữ các nguồn gen quý của thực vật.
D. khai thác góp phần mở rộng diện tích cây công nghiệp.

Bài 11, 12: Ngành công nghiệp


Câu 1. Khoáng sản nhiên liệu: than, dầu khí là cơ sở chủ yếu để phát triển ngành
A. công nghiệp năng lượng, hoá chất. B. công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp vật liệu xây dựng. D. công nghiệp chế biến.
Câu 2. Loại tài nguyên nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta?
A. Nước và khí hậu. B. Sinh vật và khoáng sản.
C. Khoáng sản và thuỷ năng. D. Biển và đất đai.
Câu 3. Nhân tố chủ yếu làm cho cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là
A. dân cư và lao động.
B. cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp.
C. chính sách phát triển công nghiệp.
D. sức ép của thị trường.
Câu 4. Đối với công nghiệp nước ta, thị trường trong nước ngày càng có vai trò quan trọng do nước ta có
A. dân số đông, sức mua đang tăng.
B. nguồn lao động dồi dào, có trình độ.
C. cơ cấu dân số trẻ, gia tăng dân số còn nhanh.
D. nhiều dân tộc cùng chung sống gắn bó với nhau.
Câu 5. Công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở vùng than
A. Thái Nguyên. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Quảng Ninh. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 6. Công nghiệp dệt may được xếp vào nhóm ngành công nghiệp
A. chế biến lương thực, thực phẩm. B. chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
C. sản xuất vật liệu xây dựng. D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không đúng về ngành công nghiệp trọng điểm?
A. Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp.
B. Được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.
C. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực; thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
D. Hệ thống công nghiệp đa dạng gồm có các cơ sở Nhà nước, ngoài Nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước
ngoài.
5
Câu 8. Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nước ta trở thành ngành công nghiệp trọng điểm do có những thế
mạnh đặc biệt là
A. nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng.
B. nguồn nguyên liệu phong phú từ nông, lâm, thuỷ sản.
C. nguồn thuỷ năng lớn của sông ngòi.
D. tài nguyên đất và nguồn lợi sinh vật biển dồi dào.
Câu 9. Khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại cao nhất cả nước là
A. Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận. B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10. Tổ hợp nhiệt điện chạy bằng khí lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. Phả Lại. B. Phú Mỹ. C. Cà Mau. D. Uông Bí.
Câu 11. Than, dầu và khí thuộc nhóm khoáng sản
A. kim loại. B. nhiên liệu.
C. phi kim loại. D. vật liệu xây dựng.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp ở nước ta có quy mô (năm
2007) từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng là
A. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
B. Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Vinh.
C. Hải Phòng, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu.
D. Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Cần Thơ.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, các mỏ khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta (năm
2007) là
A. Lan Tây, Lan Đỏ, Rồng. B. Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải.
C. Tiền Hải, Lan Đỏ, Đại Hùng. D. Hồng Ngọc, Rồng, Tiền Hải
Câu 14. Trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là
A. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh B. Hà Nội, Đà Nẵng
C. Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh D. Hà Nội, Hải Phòng
Câu 15. Vùng nào sau đây có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta?
A. Tây Bắc B. Đông Bắc
C. Tây Nguyên D. Đông Nam Bộ
--------------------------------------------------
Bài 13, 14, 15, 16: Các ngành dịch vụ
Câu 1. Năm 2018, tổng giá trị sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế là 5.535,3 nghìn tỉ đồng, trong đó
dịch vụ là 2.278,9 nghìn tỉ đồng. Vậy tỉ trọng của ngành dịch vụ trong cơ cấu giá trị sản phẩm trong nước là
A. 41,15%. B. 41,17%. C. 42,17%. D. 42,20%.
Câu 2. Ngành dịch vụ phát triển mạnh ở những vùng
A. thưa dân. B. đông dân, kinh tế kém phát triển.
C. kinh tế phát triển mạnh. D. đông dân, kinh tế phát triển mạnh.
Câu 3. Vai trò của dịch vụ đối với sản xuất được thể hiện ở chỗ
A. cung cấp nguyên liệu, vật tư và tạo ra mối liên hệ giữa các ngành, các vùng trong nước và quốc tế.
B. hình thành các vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp và công nghiệp trọng điểm.
C. tạo nên các vùng nông nghiệp, các vùng chuyên canh.
D. giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 4. Các hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao thuộc
A. các dịch vụ tiêu dùng. B. các dịch vụ công cộng.
C. các dịch vụ sản xuất. D. dịch vụ tổng hợp.
Câu 5. Các trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta là
A. Hà Nội, Hải Phòng. B. Huế, Đà Nẵng.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. D. Vũng Tàu, Cần Thơ.
Câu 6. Hai di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam là
6
A. Vườn quốc gia Cúc Phương, đảo Cát Bà.
B. Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.
D. Bãi đá cổ Sa Pa, thành nhà Hồ.
Câu 7. Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của ngành dịch vụ?
A. Các ngành dịch vụ thu hút ngày càng nhiều lao động, tạo nhiều việc làm.
B. Góp phần quan trọng nâng cao đời sống nhân dân.
C. Đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế.
D. Lao động trong ngành dịch vụ còn chiếm tỉ trọng thấp.
Câu 8. Loại hình vận tải chuyên chở được nhiều hành khách và hàng hoá nhất nước ta là
A. đường sắt. B. đường bộ. C. đường biển. D. đường sông.
Câu 9. Tuyến giao thông vận tải biển nội địa quan trọng nhất nước ta là
A. Hải Phòng – Đà Nẵng. B. Đà Nẵng – Vũng Tàu.
C. Hải Phòng – TP. Hồ Chí Minh. D. Đà Nẵng – Quy Nhơn.
Câu 10. Ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu. B. Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn.
C. Quy Nhơn, Vũng Tàu, Cam Ranh. D. Sài Gòn, Vũng Tàu, Hải Phòng.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 23, hãy cho biết 2 cửa khẩu quốc tế nào sau đây nằm trên đường
biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc?
A. Lào Cai, Hữu Nghị. B. Lào Cai, Na Mèo.
C. Móng Cái, Tây Trang. D. Hữu Nghị, Na Mèo.
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, hãy cho biết tuyến đường ô tô nào sau đây dài nhất và quan trọng
nhất, nối liền hầu hết các vùng kinh tế ở nước ta?
A. Đường số 20 B. Đường số 1
C. Đường số 32 D. Đường Hồ Chí Minh
Câu 13. Vùng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 14. Hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết khu kinh tế ven biển nào thuộc Trung du miền núi
Bắc Bộ?
A. Vân Đồn. B. Đình Vũ – Cát Hải.
C. Nghi Sơn. D. Vũng Áng.
Câu 16. Hiện nay nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường
A. châu Á – Thái Bình Dương. B. châu Âu.
C. Đông Nam Á. D. châu Phi.
Câu 17. Ngành thương mại ở nước ta bao gồm
A. nhập khẩu và xuất khẩu. B. nội thương và ngoại thương.
C. bán buôn và bán lẻ. D. xuất khẩu và nội thương.
Câu 18. Nguyên nhân chính làm cho nội thương nước ta có những thay đổi rõ rệt là
A. những thành tựu to lớn của công cuộc Đổi mới.
B. thị trường trong nước và thế giới ổn định.
C. nước ta gia nhập ASEAN.
D. Mĩ xoá bỏ cấm vận đối với nước ta.
Câu 19. Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm. (Đơn vị: tỉ USD)
Năm 2005 2008 2009 2011 2013 2017
Xuất khẩu 32,4 62,7 57,1 96,9 132,0 213,2
Nhập khẩu 36,8 80,7 69,9 106,7 132,0 215,1
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018.
Để thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 2005 – 2017, cần vẽ biểu đồ
A. tròn. B. cột. C. đường. D. miền.
7
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, hãy cho biết trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của nước ta năm 2007,
mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. hàng công nghiệp nặng và khoáng sản.
B. hàng nông, lâm, thuỷ sản.
C. hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
D. nguyên, nhiên, vật liệu.
Câu 21. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên du lịch tự nhiên?
A. Công trình kiến trúc, di tích lịch sử.
B. Phong cảnh, bãi tắm đẹp, vườn quốc gia.
C. Lễ hội truyền thống, ẩm thực, vịnh Hạ Long.
D. Các làng nghề, văn hoá dân gian.
Câu 22. Trong các địa điểm du lịch sau đây ở nước ta, địa điểm nào được tạo nên bởi tài nguyên du lịch nhân văn?
A. Vịnh Hạ Long. B. Hồ Ba Bể.
C. Phố cổ Hội An. D. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.

------------------------------------------------------------------

SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ


Bài 17, 18, 19: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Câu 1. Tỉnh nào sau đây của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ không có biên giới với Trung Quốc?
A. Lào Cai. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Tuyên Quang.
Câu 2. Thế mạnh nổi bật của tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. khai thác khoáng sản. B. khai thác thuỷ điện.
C. trồng cây lương thực. D. chăn nuôi gia súc nhỏ.
Câu 3. Loại cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cà phê. B. cao su. C. hồi. D. chè.
Câu 4. Cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Lao Bảo. B. Móng Cái. C. Hữu Nghị. D. Lào Cai.
Câu 5. Vật nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. bò. B. lợn. C. trâu. D. Gà.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Có sự phân hoá thành hai tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc.
B. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.
C. Có dân số đông nhất so với các vùng khác.
D. Giáp Lào và Trung Quốc.
Câu 7. Những thế mạnh kinh tế quan trọng hàng đầu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và phát triển ngành thuỷ sản.
B. trồng cây lương thực, cây ăn quả và khai thác lâm sản.
C. giao thông vận tải biển và nuôi trồng thuỷ sản.
D. khai thác khoáng sản và phát triển thuỷ điện.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy thuộc tỉnh nào của
vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
A. Hà Giang. B. Cao Bằng. C. Lạng Sơn. D. Quảng Ninh.
Câu 9. Hai nhà máy thuỷ điện Sơn La và Hoà Bình đều nằm trên sông
A. Đà. B. Lô. C. Gâm. D. Chảy.
Câu 10. Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả
A. cây lương thực, cây ăn quả và cây thực phẩm.
B. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.
C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cây ôn đới.
8
D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm
công nghiệp nào?
A. Lào Cai, Điện Biên Phủ, Sơn La, Hoà Bình.
B. Móng Cái, Tuyên Quang, Bắc Giang, Bắc Kạn.
C. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Cẩm Phả.
D. Cẩm Phả, Cao Bằng, Hà Giang, Uông Bí.
---------------------------------------------

Bài 20, 21, 22: Vùng Đồng bằng sông Hồng


Câu 1. Tài nguyên quý giá nhất của Đồng bằng sông Hồng là
A. khoáng sản. B. đất phù sa. C. biển. D. rừng.
Câu 2. Năm 2019, diện tích của vùng Đồng bằng sông Hồng là 21.260,8 km2, số dân của vùng là 22.920,2 nghìn
người. Vậy mật độ dân số của vùng năm 2014 là
A. 1058 người/km2. B. 1068 người/km. C. 1078 người/km2. D.1088 người/km2.
Câu 3. Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống
A. sông Hồng và sông Thái Bình. B. sông Hồng và sông Cầu.
C. sông Hồng và sông Đà. D. sông Hồng và sông Lục Nam.
Câu 4. Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là
A. đất phù sa màu mỡ. B. có một mùa đông lạnh.
C. nguồn nước mặt phong phú. D. địa hình bằng phẳng.
Câu 5. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư, lao động của Đồng bằng sông Hồng?
A. Là vùng đông dân nhất nước ta. B. Có nguồn lao động dồi dào.
C. Phần lớn dân số sống ở thành thị. D. Người lao động có kinh nghiệm sản xuất.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây không đúng về ngành trồng trọt ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Sản lượng lúa cao nhất nước. B. Năng suất lúa cao nhất nước.
C. Trình độ thâm canh cao nhất nước. D. Phát triển một số cây ưa lạnh.
Câu 7. Địa danh du lịch nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Chùa Hương. B. Côn Sơn – Kiếp Bạc.
C. Tam Cốc – Bích Động. D. Hồ Núi Cốc.
Câu 8. Ngành công nghiệp nào sau đây không phải là ngành trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng?
A. Chế biến lương thực, thực phẩm. B. Khai khoáng và thuỷ điện.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 9. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng là
A. Hà Nội, Vĩnh Yên. B. Hà Nội, Hải Dương.
C. Hà Nội, Hải Phòng. D. Hà Nội, Nam Định.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau:
Tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực
theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng qua các năm (Đơn vị: %)
Năm 1995 2000 2005 2010 2014 2017
Dân số 100,0 105,6 111,1 116,2 121,2 123,7
Sản lượng lương thực 100,0 128,6 123,7 132,7 131,4 118,8
Bình quân lương thực theo đầu người 100,0 121,8 111,3 114,1 108,4 96,5
Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018.
Để thể hiện tốc độ tăng dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng
bằng sông Hồng, cần vẽ biểu đồ
A. cột. B. miền. C. tròn. D. đường.
Câu 11. Nhân tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi của Đồng bằng sông Hồng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?
A. Bình quân đất canh tác theo đầu người thấp.
9
B. Có nhiều thiên tai.
C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt.
D. Giàu tài nguyên khoáng sản.
Câu 12. Biện pháp giải quyết tốt nhất vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Hồng là
A. mở rộng giao lưu với các vùng lân cận.
B. đẩy mạnh thâm canh, thay đổi cơ cấu mùa vụ.
C. không ngừng mở rộng diện tích.
D. nhập lương thực từ bên ngoài.
Câu 13. Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh chăn nuôi
A. trâu, bò, dê, ngựa.
B. gà, vịt, ngan, ngỗng, cừu.
C. lợn, bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản.
D. bò thịt, đánh bắt thuỷ sản.
Câu 14. Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long. B. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.
C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương. D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên.
-------------------------------------------------------------
Bài 23, 24: Vùng Bắc Trung Bộ
Câu 1. Từ tây sang đông của các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ đều có
A. núi, gò đồi, đồng bằng và hải đảo. B. hải đảo, đồng bằng, gò đồi và núi.
C. núi, gò đồi, đồng bằng. D. núi, đồng bằng, hải đảo.
Câu 2. Dãy núi góp phần tạo ra sự phân hoá Đông – Tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là
A. Hoàng Liên Sơn. B. Trường Sơn Bắc.
C. Hoành Sơn. D. Bạch Mã.
Câu 3. Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hoá, Nghệ An. B. Đà Nẵng, Quảng Nam.
C. Hà Tĩnh, Quảng Bình. D. Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
Câu 4. Khu vực gò đồi phía tây của vùng Bắc Trung Bộ có thế mạnh về
A. chăn nuôi trâu bò, trồng cây lương thực và thực phẩm.
B. trồng cây công nghiệp lâu năm và hàng năm.
C. chăn nuôi trâu bò, trồng cây công nghiệp lâu năm.
D. trồng rừng và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 5. Việc trồng rừng ven biển ở vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa trong việc
A. bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật, bảo tồn các nguồn gen.
B. điều hoà nguồn nước, hạn chế lũ lụt.
C. chống sạt lở đất, ngăn ảnh hưởng của nước mặn vào sâu trong đất liền.
D. ngăn không cho cát bay, cát chảy lấn vào đồng ruộng, làng mạc.
Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, ta thấy GDP bình quân đầu người (năm 2007) của các tỉnh Bắc
Trung Bộ là
A. dưới 6 triệu đồng. B. từ 6 đến 9 triệu đồng.
C. từ 9 đến 12 triệu đồng. D. từ 12 đến 15 triệu đồng.
Câu 7. Hạn chế lớn trong phát triển công nghiệp của vùng Bắc Trung Bộ là
A. thiếu nguyên liệu. B. thiếu lao động.
C. xa thị trường. D. thiếu kĩ thuật và vốn.
Câu 8. Một trong những khó khăn lớn nhất về tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống của nhân dân vùng Bắc Trung Bộ là
A. cơ sở hạ tầng thấp kém. B. thiên tai thường xuyên xảy ra.
C. mật độ dân cư thấp. D. tài nguyên khoáng sản hạn chế.
Câu 9. Các trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ là
10
A. Thanh Hoá, Vinh, Huế. B. Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh
C. Vinh, Huế, Đông Hà. D. Thanh Hoá, Đông Hà, Huế.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng
Bắc Trung Bộ là
A. Cổ Định. B. Thạch Khê. C. Lệ Thuỷ. D. Thạch Hà.
Câu 11. Các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
C. Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
D. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế.
Câu 12. Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu ở Bắc Trung Bộ là
A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và công nghiệp cơ khí.
B. công nghiệp hoá chất và công nghiệp luyện kim.
C. công nghiệp điện lực và công nghiệp khai thác dầu khí.
D. công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng.
----------------------------------------------------------------
Bài 25, 26, 27: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 1. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có thế mạnh tự nhiên về đánh bắt thuỷ sản là do
A. có đường bờ biển dài với nhiều cửa sông, vũng vịnh, đầm phá.
B. có vùng biển rộng, nhiều loài tôm cá với các ngư trường lớn.
C. nhu cầu thuỷ sản lớn, công nghiệp chế biến phát triển mạnh.
D. vùng nước mặn, nước lợ thích hợp cho việc nuôi trồng.
Câu 2. Các cánh đồng muối nổi tiếng ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Diêm Điền, Tĩnh Gia. B. Sa Huỳnh, Cà Ná.
C. Cà Ná, Văn Lý. D. Thạch Khê, Phan Rang.
Câu 3. Trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Nha Trang. D. Quy Nhơn.
Câu 4. Các bãi biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là
A. Mỹ Khê, Nha Trang, Sa Huỳnh, Mũi Né.
B. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né.
C. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh.
D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang.
Câu 5. Di sản văn hoá Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh
A. Đà Nẵng. B. Quảng Ngãi. C. Quảng Nam. D. Khánh Hoà.
Câu 6. Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng thuỷ sản của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
năm 2010 và năm 2017 (Đơn vị: nghìn tấn)
Năm 2010 2017
Nuôi trồng 77,9 85,1
Khai thác 670,3 992,3
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2017, NXB Thống kê, 2018
Từ bảng số liệu trên nhận xét nào sau đây không đúng về ngành thuỷ sản của Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đều tăng.
B. Sản lượng khai thác thuỷ sản lớn hơn sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
C. Sản lượng khai thác thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng nuôi trồng thuỷ sản.
D. Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản tăng nhanh hơn sản lượng khai thác thuỷ sản.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về khó khăn để phát triển nông nghiệp của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
A. Quỹ đất nông nghiệp rất hạn chế.
11
B. Hạn hán kéo dài.
C. Thường xuyên bị bão lụt.
D. Người dân giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai.
Câu 8. Thương hiệu nước mắm nổi tiếng ở Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Nha Trang, Phan Thiết. B. Ninh Thuận, Bình Thuận.
C. Quảng Ngãi, Khánh Hoà. D. Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Câu 9. Tỉnh, thành phố nào sau đây không nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
A. Đà Nẵng. B. Quảng Nam. C. Quảng Ngãi. D. Khánh Hoà.
Câu 10. Huyện đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Khánh Hoà. B. Đà Nẵng. C. Bình Định. D. Quảng Nam.
---------------------------------------------------------------------
Bài 28, 29, 30: Vùng Tây Nguyên
Câu 1. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?
A. Kon Tum. B. Lâm Đồng. C. Đồng Nai. D. Đắk Lắk.
Câu 2. Sự khác biệt giữa Tây Nguyên với các vùng khác của nước ta về vị trí là
A. không giáp biển. B. giáp với Cam-pu-chia.
C. giáp với nhiều vùng. D. giáp với Lào.
Câu 3. Nhận xét nào sau đây không đúng về điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên?
A. Diện tích đất đỏ badan rộng lớn, màu mỡ.
B. Khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, mùa khô kéo dài.
C. Nhiệt độ có sự phân hoá theo độ cao.
D. Độ che phủ rừng đứng sau vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 4. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với phát triển nông nghiệp của vùng
Tây Nguyên là
A. thiếu nước về mùa khô. B. địa hình phân bậc khó canh tác.
C. khí hậu phân hoá theo độ cao. D. đất có tầng phong hoá sâu.
Câu 5. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là
A. than bùn. B. bô xít. C. đá quý. D. sắt.
Câu 6. Mật độ dân số của Tây Nguyên
A. cao nhất nước ta. B. đứng ngay sau Đồng bằng sông Hồng.
C. thấp nhất nước ta. D. vào loại trung bình của cả nước.
Câu 7. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm
của Tây Nguyên và cả nước năm 2013 (Đơn vị: nghìn ha)
Khu vực Tổng diện tích Cà phê Chè Cao su Cây khác
Cả nước 2.134,9 641,2 132,6 978,9 382,2
Tây Nguyên 969,0 573,4 22,9 259.0 113,7
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016.
Để thể hiện tốt nhất diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của
Tây Nguyên và cả nước năm 2013 thì nên vẽ biểu đồ
A. cột. B. tròn. C. miền. D. kết hợp.
Câu 8. Tỉnh có diện tích trồng cây cà phê lớn nhất vùng Tây Nguyên là
A. Gia Lai. B. Kon Tum. C. Đắk Lắk. D. Đắk Nông.
Câu 9. Địa điểm phát triển mạnh nhất về du lịch ở Tây Nguyên là
A. Buôn Ma Thuột. B. Bảo Lộc. C. Plây Ku. D. Đà Lạt.
Câu 10. Nhà máy Thuỷ điện Yaly của Tây Nguyên được xây dựng trên sông
A. Xrê Pốk. B. Xê Xan. C. Đồng Nai. D. Ba.

-----------------------------------------------------------
Bài 31, 32, 33, 34: Vùng Đông Nam Bộ
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và 5, hai tỉnh ở vùng Đông Nam Bộ giáp với Cam-pu-chia là
12
A. Tây Ninh, Bình Dương. B. Bình Dương, Bình Phước.
C. Tây Ninh, Bình Phước. D. Bình Phước, Đồng Nai.
Câu 2. Hai loại đất chiếm tỉ lệ lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là
A. feralit và phù sa. B. badan và phù sa. C. xám và phù sa. D. badan và xám.
Câu 3. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng Đông Nam Bộ là
A. bô xít. B. dầu mỏ, khí tự nhiên.
C. sét, cao lanh. D. nước khoáng.
Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về đặc điểm dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ?
A. Lực lượng lao động dồi dào. B. Người dân năng động, sáng tạo.
C. Mật độ thấp nhất nước ta. D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết Đông Nam Bộ không có cửa khẩu quốc tế nào sau
đây?
A. Bờ Y. B. Xa Mát. C. Mộc Bài. D. Hoa Lư.
Câu 6. Ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng Đông Nam Bộ là
A. nông, lâm, ngư nghiệp. B. công nghiệp – xây dựng.
C. dịch vụ. D. nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ.
Câu 7. Cây công nghiệp có diện tích và sản lượng lớn nhất cả nước ở vùng Đông Nam Bộ là
A. cà phê. B. điều. C. cao su. D. hồ tiêu.
Câu 8. Hạn chế lớn nhất để phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ là
A. diện tích đất canh tác không lớn.
B. mùa khô kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng.
C. cơ sở vật chất – kĩ thuật kém phát triển.
D. chậm chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Câu 9. Trung tâm du lịch lớn nhất cả nước là
A. Hà Nội. B. Hải Phòng. C. Đà Nẵng. D. TP. Hồ Chí Minh.
Câu 10. Ba trung tâm kinh tế lớn ở vùng Đông Nam Bộ là
A. TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Thủ Dầu Một.
B. Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
C. Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh.
D. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.

-----------------------------------------------------

Bài 35, 36, 37: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 1. Các tỉnh, thành phố nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?
A. An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang.
B. Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu.
C. Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước.
D. Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp.
Câu 2. Loại đất có diện tích lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. đất phèn. B. đất mặn. C. đất phù sa. D. đất khác.
Câu 3. Nhận định nào không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long?
A. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
B. Địa hình thấp bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm.
C. Đa dạng sinh học cả trên cạn và dưới nước.
D. Nguồn hải sản phong phú.
Câu 4. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết tên các khu kinh tế ven biển của vùng đồng bằng
sông Cửu Long?
13
A. Định An, Bạc Liêu. B. Định An, Năm Căn.
C. Năm Căn, Rạch Giá. D. Định An, Kiên Lương.
Câu 5. Năm 2020, sản lượng lúa cả năm của nước ta là 47,3 triệu tấn, trong đó
Đồng bằng sông Cửu Long là 23,9 triệu tấn. Vậy Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có sản lượng lúa chiếm
A. dưới 50% so với cả nước B. trên 50 % so với cả nước
C. chiếm 52% so với cả nước D. chiếm 53% so với cả nước
Câu 6. Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. sản xuất vật liệu xây dựng. B. chế biến lương thực, thực phẩm.
C. cơ khí. D. sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 7. Vùng sản xuất cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Tây Nguyên.
Câu 8. Trung tâm kinh tế lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Cần Thơ. B. Long Xuyên. C. Mỹ Tho. D. Cà Mau.
Câu 9. Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Sóc Trăng. B. Kiên Giang. C. An Giang. D. Long An.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ
đồng/trung tâm ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Sóc Trăng, Kiên Giang. B. Cần Thơ, Cà Mau.
C. Long Xuyên, Đồng Tháp. D. Tân An, Mỹ Tho.
Câu 11. Hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long là
A. vật liệu xây dựng. B. hàng tiêu dùng.
C. cơ khí nông nghiệp. D. lương thực, thực phẩm.
Câu 12. Nhận định nào sau đây không đúng với Đồng bằng Sông Cửu Long?
A. Năng suất lúa cao nhất B. Diện tích đồng bằng lớn nhất
C. Sản xuất lúa gạo nhiều nhất D. Xuất khẩu nông sản nhiều nhất.

---------------------------------------------------------------
Bài 38, 39, 40: Phát triển tổng hợp kinh tế
và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo
Câu 1. Đảo ven bờ có diện tích lớn nhất nước ta là
A. Cát Bà. B. Phú Quốc. C. Phú Quý. D. Cái Bầu.
Câu 2. Từ đất liền đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận thuộc chủ quyền trên biển của nước ta lần lượt là
A. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
B. nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
C. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và nội thuỷ.
D. nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Câu 3. Lãnh hải là
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. vùng biển rộng 200 hải lí.
C. vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.
D. vùng có độ sâu khoảng 200m.
Câu 4. Đường bờ biển của nước ta dài 3.260km, chạy từ
A. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Cà Mau. B. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Cà Mau.
C. tỉnh Lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang. D. tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.
Câu 5. Nhận xét nào sau đây không đúng về hướng phát triển ngành thuỷ sản của nước ta?
A. Ưu tiên phát triển khai thác thuỷ sản xa bờ.
B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo.
C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến.
D. Đẩy mạnh khai thác hải sản gần bờ.
Câu 6. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất ở vùng biển nước ta là
A. cát trắng. B. muối biển. C. dầu mỏ, khí đốt. D. oxit titan.
Câu 7. Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh, thành phố nào của nước ta?
14
A. Quảng Nam. B. Đà Nẵng. C. Khánh Hoà. D. Quảng Ngãi.
Câu 8. Việc khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo ở nước ta cần phải
A. khai thác triệt để nguồn lợi ven bờ.
B. khai thác hợp lí đi đôi với bảo vệ.
C. sử dụng phương tiện khai thác có tính huỷ diệt.
D. mở rộng hợp tác với nhiều nước.
Câu 9. Hoạt động du lịch biển hiện nay mới chỉ tập trung khai thác
A. hoạt động tắm biển. B. du lịch nghỉ dưỡng.
C. du lịch trải nghiệm. C. du lịch sinh thái.
Câu 10. Nước ta cần phải khai thác tổng hợp kinh tế biển vì
A. tiện cho việc đầu tư vốn và kĩ thuật.
B. do môi trường biển dễ bị chia cắt.
C. khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.
D. môi trường đảo diện tích nhỏ, rất nhảy cảm dưới tác động của con người.

-------------------------------------------------------------

You might also like