You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

----------------

BÀI TẬP LỚN MÔN LÃNH ĐẠO TRONG TỔ CHỨC

Trình bày về đặc điểm trong tính cách của Nhà lãnh đạo:

Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng

Họ và tên học viên : Đặng Tùng Lâm


Lớp : CH_QTKD_K31_QT4
GV Giảng dạy : TS Lương Thu Hà

Hà Nội, tháng 2 năm 2023


MỤC LỤC

1
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................................................................3
1. Khái niệm................................................................................................................................................3
2. Biểu hiện.................................................................................................................................................4
2.1. Trách nhiệm xã hội về môi trường....................................................................................................4
2.2. Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh......................................................................................6
2.3. Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động...........................................................................6
3. Ưu điểm và Hạn chế................................................................................................................................6
3.1. Ưu điểm............................................................................................................................................6
3.2. Hạn chế.............................................................................................................................................7
4. Bài học....................................................................................................................................................8
5. Tình huống minh hoạ...............................................................................................................................8
5.1. Giới thiệu về Coolmate và CEO Phạm Chí Nhu...............................................................................8
5.2. Trách nhiệm xã hội của Coolmate về môi trường.............................................................................9
5.2.1. Nói không với túi nilon..............................................................................................................9
5.2.2. Sử dụng chất liệu và công nghệ sản xuất thân thiện môi trường................................................9
5.3. Trách nhiệm xã hội của Coolmate về đạo đức kinh doanh..............................................................10
5.3.1. Với khách hàng........................................................................................................................10
5.3.2. Với cộng đồng và xã hội..........................................................................................................10
5.4. Trách nhiệm xã hội của Coolmate về nhân sự................................................................................11
KẾT LUẬN...............................................................................................................................................11

PHẦN NỘI DUNG

2
1. Khái niệm
  Lãnh đạo
Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc nhóm nhằm phấn đấu
một cách tự nguyện cho những mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định
  Nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng tới các cá nhân và nhóm trong một tổ chức; giúp họ thiết
lập và hướng dẫn họ hoàn thành các mục tiêu; qua đó giúp họ hoạt động hiệu quả
  Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng
Nhà lãnh đạo không chỉ là nhân tố quan trọng trong hầu hết các hoạt động và còn là trái tim,
quyết định sự sống cho cả một doanh nghiệp. Hiểu được trách nhiệm với xã hội và lợi ích cộng
đồng, nhà lãnh đạo có thể định hướng cả doanh nghiệp phát triển theo hướng tích cực, bền vững,
cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của cộng đồng.

Trách nhiệm với xã hội của doanh nghiệp là một trong những lĩnh vực thu hút sự chú ý của giới
học thuật và các cấp lãnh đạo. Với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ số và chiến lược phát
triển của các DN trong tương lai thì trách nhiệm xã hội của DN vẫn là một vấn đề cấp thiết, đòi
hỏi DN phải nghiêm túc chú trọng và đầu tư thỏa đáng để có thể đem lại những thành quả đáng
kể cho DN thông qua giá trị nhân văn cao cả từ việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN.

Theo Hội đồng kinh doanh thế giới vì sự phát triển bền vững (WBCSD): “Trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp chính là sự cam kết của doanh nghiệp để có thể hướng đến phát triển kinh doanh
bền vững, hướng về người lao động và gia đình của họ, cũng như toàn thể cộng đồng và xã hội
để nâng cao giá trị cuộc sống” . Đồng thời, “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là nghĩa vụ của
doanh nghiệp trong việc đưa ra các chính sách, quyết định và tuân theo những hành động vượt ra
ngoài các yêu cầu của pháp luật mong muốn về các giá trị và mục tiêu của xã hội” - theo
Hemingway & Maclagan, 2004.

Trách nhiệm xã hội thường bao gồm: Trách nhiệm xã hội về môi trường, trách nhiệm xã hội về
đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động và trách nhiệm xã hội về
sự tương trợ lẫn nhau.

2. Biểu hiện
Nói đến trách nhiệm với xã hội và cộng đồng, ta không chỉ nhìn nhận đó là một đặc điểm trong
tính cách của một nhà lãnh đạo mà đó còn là định hướng và chiến lược kinh doanh của một
doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp để tồn tại và phát triển sẽ luôn có những sự đánh đổi về lợi ích
kinh tế và những vấn đề về môi trường, quyền lợi cho người lao động, lợi ích của người tiêu
dùng,..Song, khi nhà lãnh đạo định hướng được con thuyền của mình hoạt động theo tôn chỉ tuân
thủ luật pháp, đồng thời lan toả những giá trị cho xã hội và cộng đồng thì đó là một điều rất đáng
trân trọng. 

2.1. Trách nhiệm xã hội về môi trường


Đây vốn được xem là một vấn đề muôn thuở với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất, từ những nhà máy, xí nghiệp ở các quy mô kinh doanh từ vừa và nhỏ đến các “ông lớn”
trong ngành công nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp có những tác động tích cực và tiêu cực
tới vấn đề môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi hay khó

3
khăn trong việc sản xuất. Đồng thời, chúng ta cũng phải khẳng định mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh đều ảnh hưởng đến môi trường. Nếu đòi hỏi hoạt động sản xuất kinh doanh hoàn toàn
không ảnh hưởng đến môi trường thì chắc chắn sẽ không có bất kỳ một hoạt động kinh tế nào
xảy ra. Vấn đề cần quan tâm ở đây là mức độ tác động như thế nào (nguy cơ gây hủy hoại, tàn
phá môi trường; khả năng hồi phục của môi trường; sự ảnh hưởng bất lợi so với hiệu quả đem
lại…).

Đây là một trách nhiệm mang tính dài lâu và cần nhiều sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp.
Ngày nay, càng nhiều hơn nữa những doanh nghiệp đã quan tâm nhiều hơn tới môi trường, chú
trọng phát triển theo hướng bền vững thay vì chỉ tập trung vào lợi nhuận mà bỏ qua những vấn
đề về sức khỏe người tiêu dùng hay ô nhiễm môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng mô
hình kinh tế tuần hoàn vào quy trình sản xuất, góp phần làm giảm những tác động tiêu cực lên
môi trường và hệ sinh thái khu vực. 

Việc tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không chỉ còn là nghĩa vụ “phải làm”
đối với các doanh nghiệp mà từng bước đã trở thành “động lực tìm kiếm lợi nhuận bền vững”
cho doanh nghiệp. Ví dụ điển hình là trong lĩnh vực như nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch
đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn, ý tưởng kinh doanh chuyển hướng đầu tư như TH Truemilk,
Vinamilk , VinGroup, Công ty Organic Đà Lạt…; nhiều doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống thu
gom và xử lý chất thải, tham gia vào hỗ trợ các Chương trình có mục đích bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực cung ứng và dịch vụ môi trường đã bắt đầu trở thành một
lĩnh vực có tính hấp dẫn cao, nhiều doanh nghiệp đã có nhiều loại hình được các tổ chức và cá
nhân tham gia đầu tư phát triển; lĩnh vực môi trường từ nhiều nguồn vốn, bước đầu hình thành hệ
thống dịch vụ môi trường ngoài công ích.

Một số khía cạnh dưới đây giúp chúng ta có thể nhìn nhận cụ thể về nhận thức của doanh nghiệp
bảo vệ môi trường trong bối cảnh thực hiện tăng trưởng xanh, kinh tế xanh cho phát triển bền
vững ở Việt Nam:

Một là, đầu tư cho mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu. Tỷ trọng khu vực công
nghiệp và xây dựng đứng thứ hai trong cơ cấu kinh tế Việt Nam hiện nay, trong đó ngành công
nghiệp chế biến đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, tỷ lệ áp dụng công nghệ hiện đại trong các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh còn khoảng cách khá xa so với các quốc gia khác trong khu vực,
do vậy, để sản xuất các mặt hàng cần tiêu thụ nhiều hơn nguyên liệu và năng lượng, thải ra nhiều
hơn chất thải đã không được xử lý hoặc xử lý không bảo đảm, gây ô nhiễm môi trường. 

Hai là, đầu tư cho xử lý chất thải, nước thải, khí thải. Nguồn thải từ các khu công nghiệp mặc dù
tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó công tác quản lý cũng như xử lý chất thải khu
công nghiệp còn nhiều hạn chế. Các hệ thống xử lý nước thải tập trung ở các khu công nghiệp
chỉ xử lý được khoảng 60% lượng nước thải phát sinh. Lượng nước thải còn lại, một phần do các
cơ sở đã được miễn trừ đầu nối và tự xử lý, một phần không qua xử lý mà xả trực tiếp ra môi
trường.

Ba là, đầu tư cho phục hồi và duy trì hệ sinh thái gắn với sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng môi trường đang nảy sinh nhiều hệ lụy phức
tạp, trong đó, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường đang có chiều hướng gia tăng. Việc thực

4
hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đặc biệt là bảo vệ môi trường, phục hồi và duy trì
hệ sinh thái gắn với sản xuất kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh,
thâm nhập thị trường quốc tế và bảo đảm phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hiện nay, phục
hồi và duy trì hệ sinh thái gắn với sản xuất kinh doanh được thực hiện trong nhiều lĩnh vực, đặc
biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bốn là, tạo ra nhiều công ăn việc làm nhờ bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh. Việc làm xanh
là những việc làm trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và quản lý đóng góp vào bảo vệ gìn
giữ chất lượng môi trường,... bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững cho cả thế hệ hiện
tại và tương lai, thực hiện công bằng và bình đẳng cho mọi người. Những ngành có nhiều tiềm
năng tạo ra việc làm xanh bao gồm: Cung cấp năng lượng (năng lượng mặt trời, năng lượng gió,
năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, thủy điện nhỏ), vận tải, công nghiệp cơ bản (thép, xi
măng, hóa chất, dệt nhuộm, giấy và bột giấy, khai thác khoáng sản...), xây dựng, nông nghiệp,
lâm nghiệp, bán lẻ, du lịch...

2.2. Trách nhiệm xã hội về đạo đức kinh doanh


Đó là trách nhiệm về nộp thuế của doanh nghiệp. Nguồn thuế mà các doanh nghiệp đóng cho
Nhà nước sẽ trở thành quỹ hỗ trợ cho các trường hợp khó khăn. Thế nên, đây là trách nhiệm xã
hội bắt buộc các doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo có một xã hội tốt đẹp. Trên thực tế, bất
chấp những khó khăn do đại dịch Covid gây ra, nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong
việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước và được Cơ quan thuế tôn vinh. Có thể kể đến: Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam; Công ty CP phát triển thành phố Xanh; Ngân hàng TMCP
Kỹ thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Công ty Honda Việt Nam;
Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Công ty
TNHH Đầu tư và phát triển đô thị Gia Lâm; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam; Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên…

Bên cạnh vấn đề thuế quan, đạo đức trong kinh doanh còn là chất lượng sản phẩm, uy tín thương
hiệu, sức khoẻ và sự hài lòng của người tiêu dùng được đặt lên trên hàng đầu.Thực tế cho thấy,
đạo đức kinh doanh của các doanh nhân có tác động tích cực đối với việc hình thành một môi
trường kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói
riêng, quốc gia nói chung. Trong thời gian đại dịch Covid-19 diễn ra, các doanh nghiệp hình
thành được văn hóa tốt, có đạo đức kinh doanh sẽ tạo nền tảng vững chắc để vượt qua khó khăn,
đồng thời gây dựng được thương hiệu. Sự giúp đỡ người nghèo, những người đang ở tuyến đầu
chống dịch của các tổ chức, doanh nghiệp, hy sinh vì lợi ích quốc gia của các doanh nghiệp đã để
lại ấn tượng tốt, từ đó trở thành cơ sở để xây dựng thương hiệu cho chính các doanh nghiệp.

Công ty TNHH Metran hỗ trợ máy thở phục vụ công tác chống dịch, Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam (Vinamilk) ủng hộ các sản phẩm sữa cho các bệnh viện, Công ty Vũ Trụ Xanh sáng chế ra
ATM gạo, Công ty ABC Bakery sản xuất bánh mì thanh long để giải cứu nông sản... chính là
những ví dụ cụ thể, gần gũi, minh chứng cho sức mạnh của văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ
dịch bệnh vừa qua.

2.3. Trách nhiệm xã hội về vấn đề nhân công lao động


Ở cương vị là những người đứng đầu một doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần đảm bảo nhân viên
của mình được làm việc và phát triển trong một môi trường an toàn, chất lượng. Đó còn là sự đối

5
đãi tử tế giữa đồng nghiệp với nhau, sự tôn trọng giữa nhân viên dành cho sếp hay sự công bằng
của sếp dành cho nhân viên. Bên cạnh đó còn là chế độ đãi ngộ như đóng bảo hiểm xã hội, trả
phụ cấp và trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật. 

3. Ưu điểm và Hạn chế


3.1. Ưu điểm
Về phía doanh nghiệp, đi kèm với những lợi ích về kinh tế, các doanh nghiệp cũng xây dựng
được một hình ảnh đẹp trong mắt cộng đồng, khách hàng, xây dựng được niềm tin từ phía người
tiêu dùng, thu hút thêm nhiều lao động và nhân sự tài năng cho doanh nghiệp của mình. Bên
cạnh đó, việc chủ động thực hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đồng giúp doanh nghiệp định vị
và khác biệt hóa thương hiệu - điều vốn được các doanh nghiệp luôn quan tâm và xem là mục
tiêu hàng đầu của doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội.
Thực hiện trách nhiệm với xã hội và cộng đồng còn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, thu
hút thêm nhiều nhà đầu tư dài hạn và tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn mới, củng cố quan hệ với
nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh.

Về phía những đối tượng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối với cộng đồng: Người tiêu dùng và cộng đồng được hưởng lợi khi doanh nghiệp cân bằng
phát triển sản xuất kinh doanh song vẫn chú trọng bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng
đồng, thực hiện những công tác xã hội, nhân đạo, thiện nguyện. Các quỹ đầu tư xanh được thực
hiện nhằm khắc phục những tổn hại về môi trường, bù đắp lợi ích cho cộng đồng bị ảnh hưởng
trước những vấn đề về ô nhiễm, biến đổi khí hậu hay tài nguyên dần cạn kiệt.
- Đối với khách hàng: Bằng việc chú trọng vấn đề sức khỏe người tiêu dùng, nghiên cứu và đưa
ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, doanh nghiệp có thể xây dựng được mối quan hệ
tốt với khách hàng, tạo dựng nơi họ niềm tin, thu hút khách hàng mới và giữ chân được những
khách hàng trung thành, qua đó từng bước phát triển và mở rộng thị phần. Ngày nay khi cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng lớn, việc xây dựng được thương hiệu trong tâm trí khách
hàng là điều tối quan trọng. Hành vi tiêu dùng của người Việt cũng ngày càng thay đổi, khi
khách hàng không chỉ quan tâm về giá như trước đây mà còn quan tâm tới sức khoẻ hay những
tác động của sản phẩm với môi trường. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải ngày càng chú
trọng hơn nữa trách nhiệm xã hội của mình.
- Đối với người lao động: Người lao động luôn mong muốn có được điều kiện lao động tốt với
chế độ lương thưởng hợp lý nên ngoài việc quan tâm tới vấn đề trả lương tương xứng, đúng hạn,
không phân biệt đối xử, họ còn quan tâm tới chế độ đãi ngộ, đào tạo tốt hay môi trường làm việc
có tốt hay không. Những điều kiện cơ bản này, tuy đơn giản nhưng không phải tất cả các doanh
nghiệp đều có ý thức thực hiện. Song đáp ứng được các yêu cầu này, doanh nghiệp có thể tạo ra
được một đội ngũ lao động trung thành, tận tụy, gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về doanh
nghiệp mà họ đang làm việc và cống hiến, quyết tâm vì lợi ích và sự phát triển chung của doanh
nghiệp.

3.2. Hạn chế


Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng tuy là một đặc tính tốt của nhà lãnh đạo cũng như đường
lối kinh doanh một doanh nghiệp, song cũng còn tồn đọng những hạn chế nhất định.
Xã hội luôn mong muốn doanh nghiệp tạo ra nhiều cơ hội việc làm với lương cao, song doanh
nghiệp lại muốn giảm bớt chi phí và nâng cao năng suất lao động. Người tiêu dùng luôn mong

6
muốn mua hàng với chi phí rẻ trong khi các doanh nghiệp lại cố gắng tối đa lợi nhuận bán hàng.
Xã hội mong muốn giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong khi các doanh nghiệp lại muốn giảm tối
đa chi phí phát sinh khi tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của
họ. Những xung đột trong lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người lao động, người tiêu
dùng và toàn thể xã hội đòi hỏi nhà lãnh đạo phải tìm ra được sự cân bằng giữa các nhóm lợi ích,
điều vốn rất khó để thực hiện trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 

Bên cạnh đó, dù không thường xuyên xảy ra với các tổ chức, doanh nghiệp nhưng vẫn có nhiều
doanh nghiệp lợi dụng việc thực hiện trách nhiệm với xã hội để tư lợi cá nhân, biến tướng các
hoạt động thiện nguyện để trục lợi, truyền thông không sạch quảng cáo cho hình ảnh doanh
nghiệp. Việc đó không chỉ gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần của tổ chức, cá nhân tự nguyện góp
tiền của, mà còn làm mất lòng tin của mọi người vào những giá trị nhân văn tốt đẹp của hoạt
động thiện nguyện. Trên thực tế, ngoài những cơ quan có đầy đủ tư cách pháp nhân vi phạm,
nhiều tổ chức, cá nhân cũng lợi dụng hoạt động từ thiện để lừa đảo. 

Nếu tìm trên mạng xã hội, internet chúng ta không quá khó để thấy những thông tin phản ánh về
thực trạng này như: Núp bóng từ thiện chiếm đoạt tài sản; núp bóng từ thiện lừa dân nghèo, bóc
mẽ đường dây lừa đảo núp bóng từ thiện, giả danh từ thiện bán hàng đa cấp. Trong đó, nhiều
thông tin phản ánh về hình thức từ thiện như "tặng quà là thực phẩm cho người nghèo", nhưng
thực chất là hàng hóa kém chất lượng, quá hạn sử dụng; tặng tiền hoặc sản phẩm nhưng thực
chất để mời truyền thông “đánh bóng” thương hiệu, tư lợi cá nhân. Hiện tượng từ thiện một nơi,
lấy dấu nhiều nơi để về cơ quan báo cáo cũng khá phổ biến, hoặc tình trạng “một tiền gà ba tiền
thóc” - nghĩa là đi tặng tiền, quà, sản phẩm cho người nghèo số lượng ít hơn nhiều so với chi phí
một chuyến đi...

4. Bài học
Để tổng kết lại, cá nhân em thấy có một số bài học sau đây đối với nhà lãnh đạo cũng như doanh
nghiệp về trách nhiệm với xã hội và lợi ích cộng đồng:
Thứ nhất, phát triển bền vững là yêu cầu cốt lõi cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ hai, phát triển kinh tế phải song hành cùng việc mang lại giá trị cho xã hội, bảo vệ môi
trường
Thứ ba, việc xây dựng niềm tin nơi khách hàng, định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu
dùng, đối tác là hết sức quan trọng và có thể đạt được thông qua thực hiện trách nhiệm xã hội.
Thứ tư, nhà lãnh đạo luôn đề cao yếu tố con người và phát triển con người bởi con người luôn là
căn nguyên cho sự phát triển của xã hội.

5. Tình huống minh hoạ


5.1. Giới thiệu về Coolmate và CEO Phạm Chí Nhu
Coolmate được thành lập từ năm 2019, đây là một giải pháp mua sắm theo tủ đồ tùy chọn cho
nam giới, với mức giá hợp lý. Chỉ sau một thời gian ngắn Coolmate đã tăng 6 lần nhờ vào việc
bán các sản phẩm cơ bản như áo thun, đồ lót và bít tất dành cho nam giới thông qua nền tảng
thương mại điện tử. Thành lập vào tháng 3 năm 2019, sau hơn 1 năm hoạt động, Coolmate đã có
hơn 30 ngàn khách hàng, doanh số đạt hơn 15 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 15-20%/1 tháng và
đặc biệt đó là 90% khách hàng hài lòng với việc mua sắm tại Coolmate.me. Thực tế, tính đến
Tháng 7/2020, gần 1 triệu lượt truy cập website Coolmate.me, hơn 30,000 khách hàng đã trải

7
nghiệm sản phẩm Coolmate, 90% khách hàng hài lòng với việc mua sắm tại Coolmate. Startup
Coolmate kỳ vọng đạt doanh số 65 triệu USD vào năm 2025 và từng bước tiến đến IPO. 

Mang trên mình sứ mệnh giúp đấng mày râu dễ dàng mua sắm nhanh chóng, Coolmate ứng dụng
mô hình tiện lợi thời 4.0 giúp chàng có thể mua sắm cả tủ đồ với giá tốt nhất, tiện lợi nhưng vẫn
phải đảm bảo tiết kiệm và phong cách. Coolmate luôn tin tưởng rằng, chính sự đơn giản, tiện lợi
và giá cả phải chăng chính là con đường giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt nhất.

Thay vì đánh bóng tên tuổi, Coolmate luôn bắt đầu tập trung vào sản phẩm. Mọi khâu sản xuất,
lựa chọn vải, cắt may, hoàn thiện,... đều được chú trọng kỹ lưỡng từ những người thợ tại nhà
máy sản xuất địa phương. Chính những bài tay khéo léo của người thợ lành nghề đã mang đến
những sản phẩm được gắn nhãn “Tự hào sản xuất tại Việt Nam”. Triết lý “Các đối tác sản xuất là
một phần của Coolmate” luôn là tôn chỉ hàng đầu để Coolmate tạo dựng một thương hiệu vững
chắc. Không chỉ vậy, Coolmate cũng tập trung xây dựng hệ thống mạng lưới khách hàng trung
thành bằng chính những dịch vụ chuyên nghiệp, tận tâm nhất. Lựa chọn trang phục của thương
hiệu này, khách hàng nam giới hoàn toàn có thể yên tâm và hài lòng ngay từ những lần đầu tiên.

Về CEO Phạm Chí Nhu, CEO Coolmate Phạm Chí Nhu sinh ra và lớn lên tại quê hương quan họ
Bắc Ninh. Sinh năm 1991, anh là cựu sinh viên K46 ngành Tài chính - Ngân hàng của trường
Đại học Ngoại thương. Anh bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang vào năm 2019 với
local brand Coolmate. Lèo lái con tàu lớn, Phạm Chí Nhu hiểu những giá trị mà bản thân anh
cũng như Coolmate mong muốn mang tới cho khách hàng. Anh định hướng Coolmate trở thành
một ví dụ điển hình về “Doanh nghiệp trách nhiệm” bằng cách vừa làm kinh doanh bài bản, tối
ưu lợi nhuận và đồng thời mang lại những giá trị thiết thực và lâu dài cho khách hàng, cho nhân
viên, cho đối tác, cho cộng đồng, xã hội và cho cổ đông.

5.2. Trách nhiệm xã hội của Coolmate về môi trường


Thời trang nhanh “fast fashion” chắc hẳn không còn là một khái niệm mới mẻ, hay còn được gọi
là thời trang ăn liền dùng để chỉ việc quần áo được sản xuất một cách nhanh chóng dựa trên
những ý tưởng và xu hướng thời trang mới nhất và sớm tới tay người tiêu dùng. Song đằng sau
sự hào nhoáng đó lại là những mối nguy hại, tổn thất nặng nề mà môi trường phải đối mặt. Hiểu
được điều đó, Coolmate đang cố gắng chuyển mình theo hướng thời trang bền vững ở hiện tại và
tương lai, thân thiện với môi trường.

5.2.1. Nói không với túi nilon


Ngay từ khi ra mắt, Coolmate đã là một thương hiệu tiên phong trong việc sử dụng hộp bìa
carton để đóng gói hàng hoá thay vì sử dụng túi nilon. Điều này không chỉ mang lại một box đồ
Coolmate đẹp, lịch sự và sang trọng, đó còn là một giải pháp để giảm bớt lượng rác thải khó
phân huỷ ra môi trường. Ngoài hộp bìa carton hoặc túi vải Coolmate,khách hàng có thể thấy một
sản phẩm nữa là chiếc túi có tên Smart Bag. Bề ngoài có thể là một túi nilon thông thường,
nhưng thực chất đây lại là một chiếc túi Eco-friendly. Thành phần chính của túi này là “tinh bột
mì”, kết hợp cùng nhựa phân huỷ sinh học. Chiếc túi này không chỉ có độ bền và dai hơn túi
nilon thông thường, mà chúng còn có thể tái sử dụng nhiều lần. Đồng thời, chúng có thể tự phân
huỷ ra đất rất nhanh chóng, chứ không phải chờ đến 1000 năm như nilon. Điều đặc biệt thú vị là
người dùng cũng có thể trồng cây ngay tại khu vực Smart Bag phân huỷ.

8
5.2.2. Sử dụng chất liệu và công nghệ sản xuất thân thiện môi trường
Sau ngành sản xuất giấy thì ngành dệt may đứng thứ 2 về mức độ gây ra ô nhiễm môi trường trên
thế giới, bởi nó cần tiêu thụ một lượng lớn chất hoá học, năng lượng và nước trong quá trình sản
xuất, đồng thời sau quá trình này cũng sẽ thải ra nhiều chất thải độc hại ở cả dạng khí, lỏng, rắn.

Không chạy theo lợi nhuận mà “bỏ quên” môi trường, CEO Phạm Chí Nhu cùng đội ngũ
Coolmate luôn nỗ lực không ngừng tìm kiếm các chất liệu và công nghệ sản xuất thân thiện với
môi trường để nghiên cứu áp dụng vào quy trình sản xuất của mình, nhằm giảm thiểu tối đa tác
động tới môi trường. Minh chứng cho điều này là sự ra đời của những sản phẩm may mặc bền
vững như: Sơ mi/ polo Café, sơ mi/ quần lót Bamboo hay dòng sản phẩm nhuộm công nghệ
CleanDye… Chất liệu vải Café được sản xuất từ bã Cafe và các loại chai nhựa PET phế thải.
Đây đều là hai loại chất khó phân huỷ và cũng là hai trong nhiều loại chất mà con người thải ra
nhiều nhất ra môi trường. Việc sử dụng hai loại chất này để sản xuất vải may mặc thực sự là một
giải pháp khá tối ưu và Coolmate đã phần nào áp dụng chúng thành công trong quy trình của
mình. Trong khi đó Coolmate ứng dụng công nghệ Clean Dye - quy trình nhuộm vải KHÔNG
SỬ DỤNG NƯỚC và hoá chất đầu tiên trên thế giới với nhà máy tại Việt Nam, đem đến những
sản phẩm “thời trang sạch và bền vững". Clean Dye sử dụng công nghệ Dye Ox - phát minh bởi
công ty Hà Lan DyeCoo, mang tính đột phá, nhuộm vải không cần nước bằng cách sử dụng khí
CO2 hóa lỏng ở áp suất cao làm phân tán thuốc nhuộm và đưa chúng vào sâu trong sợi vải. Quá
trình nhuộm tiết kiệm năng lượng và không tạo nguồn nước thải đầu ra.

5.3. Trách nhiệm xã hội của Coolmate về đạo đức kinh doanh
5.3.1. Với khách hàng
Theo CEO Phạm Chí Nhu: “Việc bán một gói hàng là bán một trải nghiệm mua sắm”. Coolmate
mong muốn trở thành một doanh nghiệp điển hình về việc hướng tới giá trị khách hàng một cách
sâu sắc ở Việt Nam. Với mong muốn góp một phần nhỏ thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp
trong việc mang tới những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng, đặc biệt trong lĩnh vực Thương
Mại Điện Tử.

Coolmate là thương hiệu đầu tiên và hiện tại vẫn là duy nhất có chính sách đổi trả miễn phí lên
tới 60 ngày với bất cứ lý do gì. Họ đã xây dựng được việc đổi hàng và lấy hàng trả về tận nhà
khách hàng, thậm chí thường xuyên gửi sản phẩm mới cho khách hàng trước khi cần thu hồi sản
phẩm cũ về. 

Coolmate kỳ vọng mang lại sản phẩm chất lượng hơn nhờ mô hình quản lý chuỗi cung ứng từ
gốc (với ngành may mặc đó là từ sợi), Coolmate cũng có các đối tác ở quy mô toàn cầu, và chất
lượng về nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cao trong ngành may mặc, có thể so sánh với các thương
hiệu lớn và lâu đời. Ngoài ra mô hình bán hàng trực tiếp (Ecommerce D2C) cho phép Coolmate
được đầu tư nhiều hơn cho phần sản xuất thay vì phải liên tục cắt giảm giá vốn như các mô hình
truyền thống. Thực tế khách hàng sẽ thấy được chất lượng các sản phẩm Coolmate đã cải thiện
đáng kể trong năm gần đây và chắc chắn trong tương lai nữa. Coolmate kỳ vọng mang lại giá cả
tốt hơn cho khách hàng nhờ vào mô hình bán hàng trực tiếp thông qua nền tảng thương mại điện
tử. Thay vì việc phải bán giá sản phẩm gấp 4-6 lần giá vốn như truyền thống thì Coolmate
thường là 1,8-2,5 lần mà vẫn đảm bảo lợi nhuận nhất định. 

9
Có thể thấy, mong muốn mang lại những giá trị thực, bền vững cho khách hàng bằng sự chỉn chu
trong việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm cũng như dịch vụ chăm sóc khách
hàng đã làm nên sự thành công vang dội của Coolmate như hiện nay. Theo một khảo sát gần đây
nhất của Coolmate tự thực hiện thì có tới 51% khách hàng  quyết định mua sắm ở Coolmate vì
ấn tượng với dịch vụ khách hàng. 94% khách hàng sẵn sàng giới thiệu Coolmate với những
người khác.
5.3.2. Với cộng đồng và xã hội
Với nhận thức sâu sắc về trách nhiệm xã hội của mình, Coolmate đang ngày càng xây dựng nên
nhiều dự án nhằm mang đến những điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng, đặc biệt là với những hoàn
cảnh khó khăn trong xã hội. Với tôn chỉ “Một doanh nghiệp không cần phải lớn, mới có thể làm
điều ý nghĩa”, Coolmate đã mở ra dự án Care & Share với mục tiêu góp phần hỗ trợ cho các trẻ
em khó khăn ở Việt Nam ngay từ khi mới thành lập công ty được 1 năm. 

Đây được coi là dự án đầu tiên và cũng là dự án chính của Coolmate. Care & Share nghĩa là quan
tâm và chia sẻ đến những trẻ em kém may mắn, giúp các em có cơ hội được đến trường và được
hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn. Với 10% doanh thu được trích ra từ các sản phẩm Care & Share,
Coolmate sẽ đóng góp hàng tháng vào quỹ Cặp lá yêu thương và Làng trẻ em SOS, với mong
muốn rằng đây sẽ là một cầu nối để viết tiếp những giấc mơ còn dang dở, để được thấy những nụ
cười vô tư của các em trong một cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong tương lai, Care & Share sẽ còn
mở rộng hơn nữa. Đây sẽ không chỉ là chương trình dành cho trẻ em, mà là một chương trình
hướng đến mọi mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống, giúp họ có cuộc sống no đủ hơn, bớt nhọc
nhằn hơn và có thể mơ về một tương lai tốt đẹp.

Năm 2020 là một năm đầy biến động với không chỉ Việt Nam mà cả thế giới. Dịch bệnh khiến
mọi hoạt động trở nên trì trệ và số lượng những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn ngày càng
nhiều. Ra đời trong thời điểm đó, “Stay strong Việt Nam” là một chiến dịch được Coolmate xây
dựng góp phần giúp đất nước đẩy lùi dịch bệnh nhanh hơn. Theo đó, mỗi chiếc áo được
Coolmate bán ra, 50.000 VNĐ sẽ được trích vào quỹ phòng chống Covid của Uỷ Ban Mặt Trận
Tổ Quốc Việt Nam, với mong muốn giúp đỡ những người khó khăn và đưa cuộc sống sớm trở lại
bình thường.

Bên cạnh đó, dự án “Hướng về miền Trung” năm 2020 với mục tiêu bán 600 áo trong vòng 3
ngày và 100% doanh thu sẽ chuyển cho dự án “Nhà chống lũ” của Quỹ Sống để gửi tới tận tay
người dân miền Trung cũng đã thực sự thành công tốt đẹp. 90 triệu đồng từ những khách hàng
của Coolmate và 10 triệu đồng từ nhân viên công ty đã được chuyển tới Quỹ Sống với hy vọng
rằng số tiền nhỏ bé đó sẽ thực sự mang lại những điều tốt đẹp hơn cho những “chiếc lá miền
Trung chưa lành”.

5.4. Trách nhiệm xã hội của Coolmate về nhân sự


Từ một công ty chỉ với 3 thành viên ngày đầu thành lập, Coolmate đã và đang xây dựng được
một tổ chức cởi mở, một môi trường năng động với một văn hóa riêng với gần 100 thành viên.
Và ở đó các bạn trẻ được phát huy hết khả năng của mình, tự do sáng tạo và nhận được những
phần lương, thưởng xứng đáng. Ngoài tiền lương, các bạn nhân viên của Coolmate còn nhận
được các ESOP (cổ phần thưởng) hàng năm nếu có đóng góp tốt.

10
KẾT LUẬN

Trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hiện nay không chỉ dừng lại ở trách nhiệm pháp lý bắt buộc
đối với nhà lãnh đạo, doanh nghiệp mà ngày càng mang tính tự nguyện, đóng góp. Thực thi trách
nhiệm với xã hội và cộng đồng ngày càng là xu hướng hội nhập, thể hiện vai trò của nhà lãnh
đạo với doanh nghiệp và của doanh nghiệp tới nền kinh tế chung trong quá trình phát triển đất
nước.

Tài liệu tham khảo


1.’’Trách nhiệm xã hội là gì? Lợi ích nào khi doanh nghiệp tham gia”- Vinacontrol CE
2.’’Thực trạng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam’’ – Công ty TNHH Chứng
nhận KNA
3.Website coolmate.me
4. ‘’Trách nhiệm lãnh đạo và những tác động đối với đạo đức kinh doanh, ý thức doanh nghiệp”
- PGS., TS. Nguyễn Phong Nguyên, Từ Thanh Hoài - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

11

You might also like